Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.27 KB, 6 trang )

Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán (TTCK) tăng trưởng “phi mã” trong thời gian gần
đây, liệu có hay không các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận kế toán để thu hút nhà đầu tư
(NĐT) và làm tăng giá trị thị trường của công ty? Bài viết xin đi sâu phân tích khả năng nhà
quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận và đề xuất vận dụng một cơ chế chặt chẽ
hơn về trình bày và công bố báo cáo tài chính (BCTC) để thông tin tài chính phản ánh trung
thực, khách quan hoạt động kinh tế.


Sự bùng nổ của TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây hối thúc các nhà quản lý can
thiệp để giảm nhiệt cho thị trường bằng một số biện pháp hành chính. Các nhà chuyên môn
đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về sự tăng giá “phi mã” của các cổ phiếu, như Việt Nam gia
nhập WTO, Mỹ trao PNTR cho Việt Nam, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện, NĐT
nước ngoài “mua mạnh”, hiệu quả và tăng trưởng cao của các công ty,… Bên cạnh đó, đầu tư
theo hướng “phong trào” cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chứng
khoán (CK) sốt ảo đến ‘cả các bà nội trợ cũng mua cổ phiếu’. Hiện tượng này cho thấy NĐT cá
nhân (và ngay cả một số NĐT thể chế) trên TTCK chưa lĩnh hội đủ các kiến thức cơ bản về đầu
tư CK để có thể đánh giá các danh mục đầu tư. Việc các NĐT cá nhân đổ xô đi học các lớp CK
cấp tốc minh chứng cho hiện tượng này.

Một trong những nhân tố quan trọng góp phần “lôi kéo” các NĐT là hiệu quả kinh doanh
và triển vọng tăng trưởng của các công ty niêm yết. Các NĐT có xu hướng đầu tư vào những
công ty làm ăn có hiệu quả và có triển vọng tăng trưởng cao. Lợi nhuận (hay cổ tức) là một
trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định giá trị thị trường của cổ phiếu. Và TTCK Việt
Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vào thời điểm 19/01/2007, nhiều tờ báo đã nêu hiện
tượng có một số cá nhân cung cấp thông tin “nội gián” giúp cho một vài NĐT trục lợi trên TTCK.
Vì lợi nhuận là một nhân tố quyết định đến giá cổ phiếu nên các NĐT luôn băn khoăn câu hỏi
liệu lợi nhuận có được báo cáo trung thực hay không? Trong bối cảnh của thị trường trong thời
gian qua, liệu các công ty có “bắn tín hiệu” thuận lợi (báo cáo lợi nhuận cao hơn thực tế) cho
NĐT để làm tăng giá trị thị trường của công ty. Một khi lợi nhuận được báo cáo không trung
thực, NĐT sẽ bị đánh lừa và sẽ kéo theo những hệ lụy khó lường (như trường hợp của công ty


năng lượng Enron ở Mỹ năm 2002). Vấn đề này không được các chuyên gia đưa ra trong giải
thích biến động gần đây của TTCK Việt Nam.


Khả năng thực hiện một báo cáo lợi nhuận “linh hoạt”
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng được trình bày trong BCTC (báo cáo kết quả
kinh doanh). Một cách chung nhất, lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ chi
phí. Cũng như các chỉ tiêu khác, việc trình bày (tính toán) lợi nhuận phải tuân theo chuẩn mực
và chế độ kế toán hiện hành. Tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép
nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích
cho công ty (chẳng hạn nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường) và cho chính họ (tiền thưởng
tính trên hiệu quả kinh doanh), nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp lý. Hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý thường được biết đến (trong thực tế ở các TTCK phát triển
cao) bằng những cụm từ “thổi phồng lợi nhuận”, “xào nấu số liệu”, “nghệ thuật tính toán kết
quả”; trong khoa học, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận. Việc làm “méo mó” số
liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Dưới đây là
tổng hợp các phương án có thể được vận dụng để tính toán lợi nhuận “hành vi”.

Lựa chọn phương pháp kế toán: Lựa chọn phương pháp kế toán có ảnh hưởng
đến thời điểm ghi nhận doanh thu và chi phí (và kết quả là ảnh hưởng đến thời điểm ghi nhận
lợi nhuận). Lựa chọn một (hoặc một số) phương pháp kế toán cho phép ghi nhận doanh thu
sớm hơn và chuyển dịch ghi nhận chi phí về sau sẽ làm tăng lợi nhuận báo cáo trong kỳ và
ngược lại. Trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tồn tại một số phương pháp có thể được vận
dụng để ghi nhận doanh thu, chi phí:

Ghi nhận doanh thu: doanh nghiệp có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn
thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây
dựng. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu lớn hơn hoặc nhỏ
hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng ;


Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho (bình quân, nhập trước-xuất trước,
nhập sau-xuất trước, đích danh) ảnh hưởng đế ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ, và từ đó,
ảnh hưởng đến lợi nhuận báo cáo trong kỳ;

Lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ. Mỗi một phương pháp khấu hao
(đường thẳng, tỷ lệ sử dụng, số dư giảm dần có điều chỉnh) cho chi phí khấu hao khác nhau.
Cần lưu ý rằng, phạm vi của lựa chọn này khá hạn chế.

Vận dụng các phương pháp kế toán: chế độ kế toán cũng cho phép doanh nghiệp
được phép vận dụng các phương pháp kế toán thông qua việc lựa chọn thời điểm ghi nhận chi
phí. Việc chuyển dịch về sau (hoặc ghi nhận sớm hơn) một số loại chi phí sẽ làm giảm (hoặc
tăng) chi phí của niên độ hiện hành. Các loại chi phí có thể chuyển dịch thời điểm ghi nhận bao
gồm: chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, giá trị công cụ, dụng cụ phân bổ nhiều kỳ, chi phí sửa chữa
lớn TSCĐ, chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp. Những loại chi phí này có thể được ghi nhận vào niên độ phát sinh hoặc phân
bổ cho một số kỳ (dựa vào nguyên tắc phù hợp).

Lựa chọn thời điểm vận dụng các phương pháp kế toán và các ước tính các
khoản chi phí, doanh thu: Nhà quản trị doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm và cách thức
ghi nhận các sự kiện có liên quan đến chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ. Chẳng hạn, thời điểm và mức
dự phòng cần lập của hàng tồn kho, của CK và nợ phải thu khó đòi; thời điểm các khoản dự
phòng này được hoàn nhập hay xóa sổ và mức hoàn nhập. Doanh nghiệp cũng có thể ước tính
(trích trước) một số chi phí như chi phí bảo hành sản phẩm, chi phí bảo hành công trình xây
lắp, ước tính tỷ lệ hoàn thành hợp đồng xây lắp và cung cấp dịch vụ để ghi nhận doanh thu và
chi phí, ước tính tỷ lệ lãi suất ngầm ẩn của hợp đồng thuê tài sản để vốn hóa tiền thuê trong
một hợp đồng thuê tài chính. Ước tính thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ cũng có thể được
thực hiện để điều chỉnh chi phí khấu hao (mặc dù phạm vi không lớn).

Lựa chọn thời điểm đầu tư hay thanh lý TSCĐ: Lựa chọn thời điểm mua hay
thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán. Nhà quản trị doanh

nghiệp có thể quyết định khi nào và mức bao nhiêu các chi phí quảng cáo, chi phí sửa chữa,
nâng cấp cải tạo TSCĐ được chi ra. Nhà quản trị cũng có thể quyết định thời điểm thanh lý,
nhượng bán TSCĐ để đẩy nhanh hoặc làm chậm lại việc ghi nhận lợi nhuận hay thua lỗ hoạt
động khác. Đẩy nhanh hay làm chậm lại việc gửi hàng cho khách hàng vào thời điểm gần cuối
niên độ cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận báo cáo trong kỳ.

Các phương án trên có thể được vận dụng tổng hợp để điều chỉnh lợi nhuận mục tiêu
của một hoặc một vài kỳ kế toán. Điều hiển nhiên là mức biến động lợi nhuận phụ thuộc vào
giới hạn cho phép (hay mức linh hoạt) của các phương pháp kế toán. Mặt khác, hướng điều
chỉnh (tăng, giảm) lợi nhuận không thể không có giới hạn vì việc điều chỉnh tăng doanh thu và
giảm chi phí trong một (hoặc một số kỳ) kỳ này sẽ làm giảm doanh thu và tăng chi phí trong một
vài kỳ kế tiếp sau đó (số trung bình của toàn bộ số lợi nhuận điều chỉnh qua các năm phải bằng
0 trong một khoảng thời gian hữu hạn, thường là vài ba năm).

Ví dụ sau sẽ mô phỏng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị thông qua việc
vận dụng các phương pháp kế toán: Giả sử, công ty A hoạt động trong lĩnh vực xây lắp có
doanh thu thuần trong năm N là 100 tỷ đồng (doanh thu được ghi nhận theo phương pháp 100
% hoàn thành). Chi phí được tập hợp như sau :

- Giá vốn hàng bán (được tính theo phương pháp nhập sau - xuất trước): 56
tỷ đồng ;

- Chi phí bán hàng: 13 tỷ đồng, trong đó chi phí bảo hành sản phẩm 5 tỷ
đồng (bằng 5% doanh thu);

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: 22 tỷ đồng;
- Hoạt động tài chính và hoạt động khác không có
Lợi nhuận trước thuế là: 100 – (56+13+22) = 9 tỷ đồng
Vì chuẩn bị niêm yết trên TTCK, ban giám đốc công ty muốn “tăng” lợi nhuận lên để thu
hút vốn trên TTCK và quyết định khai thác tối đa các công cụ tài chính, kế toán để có được lợi

nhuận báo cáo trong năm là cao nhất. Kế toán trưởng của công ty thử tính toán lợi nhuận theo
các phương án khác nhau trong điều kiện cho phép và bảo đảm tính pháp lý của phương án
được lựa chọn. Giả sử phương án dưới đây cho lợi nhuận cao nhất :

- Ước tính một phần doanh thu theo tỷ lệ phần trăm hoàn thành. Giải pháp
này làm tăng doanh thu thêm 2 tỷ đồng;

- Giá vốn hàng bán giảm so với phương án cũ 160 triệu đồng khi chuyển từ
phương pháp nhập sau - xuất trước sang phương pháp nhập sau trước - xuất trước (?)
(giả sử việc thay đổi này là hợp lý);

- Tỷ lệ chi phí bảo hành sản phẩm được ước tính lại theo mức 3,5 % trên
doanh thu (102 tỷ * 3,5% = 3,57 tỷ đồng).


So sánh lợi nhuận của hai phương án
Khoản
mục

Phương
án cũ

Phương
án mới

1.
Doanh thu

100 102
2. Giá

vốn hàng bán

56 56 –
0,16

3. Chi
phí bán hàng

13 13 - 5 +
(5-3,57)

4. Chi
phí quản lý
doanh nghiệp

22 22
5. Lợi
nhuận trước
thuế

9 12,27

Như vậy, sau khi vận dụng các phương pháp kế toán có thể có, lợi nhuận được điều
chỉnh tăng lên 3,27 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, 3,27 tỷ đồng này là lợi nhuận kế toán, không phải
là lợi nhuận kinh tế. Hay nói cách khác, lợi nhuận được “thổi phồng” thêm 3,27 tỷ đồng và có
thể gây nhầm lẫn cho NĐT nếu họ không am hiểu đủ bản chất của thông tin kế toán và nếu
doanh nghiệp không giải thích đầy đủ cách thức tính toán lợi nhuận.

Để hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý, nhiều chuyên gia gợi ý sử
dụng chỉ tiêu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi các

phương pháp kế toán, và đây là một trong các lý do biện hộ cho yêu cầu doanh nghiệp phải
trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay “giá trị gia tăng kinh tế”. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận
vẫn được sử dụng phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Sự cần thiết phải tăng cường kiểm tra tính trung thực của chỉ tiêu lợi
nhuận


Một khi chỉ tiêu lợi nhuận kế toán được báo cáo không phản ánh thực tế, khách quan
(như yêu cầu của thông tin kế toán), NĐT có thể bị đánh lừa và hậu quả có thể khó lường. Sự
kiện một số công ty hàng đầu của Mỹ phải phá sản (như trường hợp của công ty năng lượng
Enron năm 2002) do “xào nấu” số liệu kế toán đã đòi hỏi Ủy ban Chứng khoán của Mỹ thực
hiện một số biện pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng của thông tin tài chính của
các công ty niêm yết cung cấp cho NĐT trên TTCK (luật Sarbannes-Oxley). Sự tăng tốc “phi
mã” gần đây của TTCK Việt Nam đặt ra vấn đề phải xem xét lại một cách nghiêm túc chất
lượng của thông tin tài chính của các công ty niêm yết. Mặc dù chế độ kế toán đòi hỏi các
doanh nghiệp phải cung cấp bản giải trình (thuyết minh) số liệu BCTC, trong thực tế, bản thuyết
minh của các doanh nghiệp quá vắn tắt, không cung cấp đủ thông tin cho phép NĐT đánh giá
đầy đủ tính trung thực của BCTC. Mặt khác, kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết chủ yếu
tập trung vào kiểm toán tuân thủ, xem nhẹ hoặc bỏ qua kiểm toán tính trung thực của BCTC.
Từ thực tế này, thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần có một quy chế chặt chẽ hơn về
mặt trình bày BCTC của các công ty niêm yết (nguyên tắc ghi nhận và đo lường kế toán vẫn
tuân theo chuẩn mực và chế độ kế toán) theo hướng sau:

Một là, bắt buộc các công ty phải chi tiết hóa bản thuyết minh BCTC quy định trong
chế độ kế toán. Chi tiết được thực hiện theo hướng nhấn mạnh đến giải trình việc vận dụng các
phương pháp kế toán. Công ty niêm yết phải cung cấp bản giải trình chi tiết này. Phải có một
chế tài đủ mạnh nếu một công ty không tuân thủ;


Hai là, yêu cầu kiểm toán tính trung thực của BCTC. Kiểm toán tính trung thực cần
tập trung vào các ước tính kế toán. Báo cáo kiểm toán phải chỉ rõ biến động lợi nhuận do thay
đổi các phương pháp kế toán.

Ba là, đảm bảo tính độc lập của các thành viên của ban kiểm toán các công ty niêm
yết. Trong bối cảnh, mọi người đều tham gia TTCK, kiểm toán viên của các công ty kiểm toán
độc lập đầu tư vào CK không phải là một trường hợp ngoại lệ mà ngược lại có thể khá phổ biến
vì họ hiểu khá rõ đặc điểm và tình trạng tài chính của các công ty. Một khi kiểm toán viên mua
cổ phiếu của một công ty mà họ tham gia kiểm toán, báo cáo kết quả kiểm toán BCTC của
công ty do kiểm toán viên đó kiểm toán sẽ có xu hướng không làm tổn hại đến lợi ích của họ
(với tư cách là một NĐT) và từ đó, tính trung thực của báo cáo kiểm toán bị ảnh hưởng (kiểm
toán tuân thủ luôn đảm bảo). Vì vậy, cần phải loại trừ các thành viên ban kiểm toán là NĐT vào
công ty được chính họ kiểm toán hoặc giới hạn tỷ lệ phần trăm cổ phần tối đa mà họ nắm giữ
trong công ty được kiểm toán để báo cáo kiểm toán không chịu sự chi phối bởi khoản đầu tư
của chính họ. Công việc này không dể dàng trong thực tế vì rất khó kiểm soát được thông tin
của NĐT. Làm được điều này đòi hỏi có sự phối hợp của các cơ quan có liên quan.

Chế độ kế toán cho phép doanh nghiệp thực hiện một số lựa chọn các phương pháp
kế toán để hạch toán và báo cáo lợi nhuận. Mỗi một phương án lựa chọn khác nhau sẽ có
những ảnh hưởng khác nhau đến mức lợi nhuận báo cáo trong kỳ. Tuy nhiên, việc vận dụng
các phương pháp kế toán cũng có thể bị tác động bởi lợi ích chủ ý của chính doanh nghiệp
nhằm làm tăng lên giá trị thị trường của công ty và có thể đẩy giá thị trường của cổ phiếu lên
một giá trị ảo. Nếu không có các biện pháp đảm bảo tính trung thực của thông tin tài chính thì
hậu quả thật khó lường.


×