Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG DỨA Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC (TỈNH TIỀN GIANG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.93 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GỊN
TẠP CHÍ KHOA HỌC
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Số 74 (08/2020)

SAIGON UNIVERSITY
SCIENTIFIC JOURNAL
OF SAIGON UNIVERSITY
No. 74 (08/2020)

Email: ; Website: />
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG DỨA
Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC (TỈNH TIỀN GIANG)
Current status and solutions for the development of the pineapple industry in Tân
Phước district (Tiền Giang province)
Lê Nguyễn Thị Thùy Trang
Học viên cao học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
TÓM TẮT
Đa dạng các sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp là nhằm khai thác hiệu quả các thế mạnh, đặc thù của
các địa phương để tạo sinh kế, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân. Tân Phước là một huyện
nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, nơi từng được mệnh danh là “rốn phèn, rốn lũ” vì đất đai, nguồn
nước đều bị nhiễm phèn, hàng năm lại bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Từ khi ngành trồng dứa xuất hiện và
phát triển đã làm thay đổi diện mạo vùng đất này, giúp đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, hiện trạng sản xuất dứa của huyện vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng của mình. Bài viết
này sẽ đề xuất giải pháp phát triển hợp lí hơn cho ngành trồng dứa của huyện trong thời gian tới trên cơ
sở đánh giá hiện trạng phát triển trong giai đoạn 2008-2018.
Từ khóa: cây dứa, huyện Tân Phước, nơng nghiệp
ABSTRACT
Diversity of products in agricultural production aims to effectively exploit the advantages and
characteristics of localities in order to create livelihoods, increase income and improve people's lives.
Tân Phước is a district located in Đồng Tháp Mười region, which used to be called “the navel of alum,


the navel of flood”, and in which ground and water sources are contaminated by alum and affected by
flood every year. Since pineapple instrudy appeared and developed, it has changed the land in many
respects, helping people to improve their lives. However, the pineapple production has not fully
developed its potentials. This article will propose a more reasonable solution for the pineapple industry
of the district in the coming time based on the assessment of the current development status in the
period 2008-2018.
Keywords: pineapple tree, Tân Phước district, agriculture

1. Đặt vấn đề
Đa dạng các sản phẩm trong sản xuất
nông nghiệp là một trong những hướng đi
của nơng nghiệp nhiệt đới, trong đó có Việt
Nam, nhằm khai thác hiệu quả các thế
mạnh của các địa phương để tạo sinh kế,
tăng thu nhập cho người dân. Vì vậy phát

triển các loại cây/con đặc thù, phù hợp với
điều kiện sinh thái khơng những có ý nghĩa
kinh tế mà cịn góp phần duy trì, bảo vệ đa
dạng sinh học của từng địa phương. Vì ý
nghĩa của nó nên đã có khá nhiều nghiên
cứu về một số loại cây/con đặc thù ở một
số địa phương trong cả nước. Có thể kể đến

Email:

107


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY


No. 73 (01/2021)

“Giải pháp nâng cao giá trị trái cây Việt
Nam và liên kết bốn nhà trong tiêu thụ trái
cây ở Tiền Giang” (2010) của Cao Văn
Hóa; “Tình hình sản xuất và chế biến cói ở
huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa)” 2015
của Phan Thị Xuyến; “Phát triển ngành
dừa tỉnh Bến Tre: Thực trạng và định
hướng phát triển” của Nguyễn Thị Thanh
Trúc (2016), v.v.
Từ khi cây dứa xuất hiện và mở rộng
diện tích đã làm thay đổi diện mạo vùng
đất này, giúp đời sống người dân ngày càng
được cải thiện (nhiều hộ vươn lên làm giàu
nhanh chóng), đồng thời tạo điều kiện cho
người dân gắn bó lâu dài với vùng đất
nhiễm phèn nặng này. Những năm gần đây,
hiệu quả từ việc trồng dứa đã góp phần
đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội
của huyện. Tuy nhiên, hiện trạng sản xuất
dứa của huyện vẫn chưa phát huy hết được
tiềm năng đất đai và ưu thế trên vùng đất
nhiễm phèn này. Các khâu chất lượng
giống, kỹ thuật trồng còn chưa đúng quy
cách, chu kỳ canh tác dài, các loại phân
bón và phương pháp bón chưa đạt u
cầu… nên năng suất và chất lượng cịn
thấp. Vì vậy, nghiên cứu hiện trạng phát

triển từ đó tìm những giải pháp hợp lí
nhằm phát triển sản xuất và hình thành
vùng trồng dứa chuyên canh hàng hóa cho
năng suất và chất lượng cao là việc làm cần
thiết hiện nay. Bài báo này sẽ đánh giá hiện
trạng phát triển trên cơ sở đó đề xuất giải
pháp phát triển hợp lí hơn cho ngành trồng
dứa tại huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
trong thời gian tới.
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Dữ liệu
Dữ liệu sử dụng chủ yếu cho nghiên
cứu này là các dữ liệu thứ cấp từ việc thu
thập số liệu thống kê được cơng bố chính
thức bởi các cơ quan ban ngành, các báo
cáo tổng kết, các ấn phẩm từ các ban ngành
của tỉnh, huyện liên quan đến nội dung

nghiên cứu từ năm 2008 đến 2018. Các số
liệu và thông tin thu thập đã được kiểm
chứng qua quá trình thực địa của tác giả
(quan sát thực tế ở địa phương, ghi nhận
các hoạt động sản xuất, thu thập các thông
tin về hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kĩ thuật cũng như trao đổi với một số
nông dân về các vấn đề liên quan đến hiện
trạng sản xuất của huyện). Dữ liệu thu thập
được kiểm chứng sẽ được xử lí lại cho phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thấy được bức tranh về sự phát
triển của ngành trồng dứa tại huyện và các
xã trong huyện, nghiên cứu này đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu truyền thống
của Địa lí học: phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, bản đồ… kết hợp với
phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông
qua hỏi trực tiếp các nhà quản lí, người dân
địa phương để kiểm chứng các nhận định
rút ra từ phân tích, so sánh, đánh giá.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Vị trí, vai trị cây dứa đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Trong cơ cấu trồng cây ăn quả của Tân
Phước, cây dứa chiếm tỷ lệ áp đảo, chiếm
88,9% diện tích gieo trồng cây ăn quả năm
2018, tiếp theo đó là cây thanh long chiếm
4,9%, mít chiếm tỷ lệ 2%, v.v. Ngồi ra cịn
có xồi (0,4%), bưởi (0,2%) và cây khác
chiếm tỷ lệ 2,4% (năm 2018).
Diện tích dứa khơng ngừng được mở
rộng, kỹ thuật canh tác dứa được cải tiến,
công nghệ chế biến dứa ngày càng được
nâng cao, nhiều sản phẩm của ngành dứa
đã bước ra thế giới giúp cải thiện kinh tế xã hội và trên con đường hội nhập. Cây
dứa thể hiện rõ được vai trò là cây trồng
chủ lực của huyện, tầm quan trọng ngày
càng tăng cao trong việc góp phần nâng
cao giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất
trồng trọt, giai đoạn 2008-2018 tăng 88,9

triệu đồng, tăng 25,1%/năm (Niên giám
108


LÊ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

thống kê huyện Tân Phước, 2018).
Hiệu quả trồng dứa những năm gần
đây cho thấy những nền tảng vững chắc và
mở ra nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế
- xã hội của Tân Phước. Cây dứa góp phần
to lớn vào phát triển ngành trồng cây ăn
quả và kinh tế của huyện Tân Phước, là cây
trồng xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm
giàu của người dân trong huyện. Năm
1995, số hộ nghèo của huyện Tân Phước là
45% thì hiện tại, con số này chỉ còn
khoảng trên 6% (2018), một sự chuyển
biến có đóng góp lớn từ cây dứa.
Ngành dứa tạo cơ hội việc làm cho lao
động thuộc nhiều độ tuổi, trình độ giới
tính, điều kiện sức khỏe giải quyết được
một số cơng lao động nhàn rỗi tại địa
phương, góp phần làm giảm những tệ nạn
xã hội.
Ngoài ra, đặc thù của huyện Tân Phước
nằm trong vùng đất nhiễm phèn nặng, tầng
sinh phèn cạn nên các loại cây trồng trên

khơng thể thích nghi và tăng trưởng tốt trên
vùng đất này. Trong bối cảnh khí hậu hiện
nay, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng
và các hiện tượng cực đoan của thời tiết đe
dọa vùng Đồng bằng sơng Cửu

Long nói chung và địa bàn huyện Tân
Phước nói riêng, dứa là loại cây trồng có
khả năng chống chịu tốt, sinh trưởng mạnh
trên đất nhiễm phèn, trở thành đối tượng
cây trồng quan trọng và thích hợp nhất
trong hệ thống canh tác góp phần phát triển
nơng nghiệp theo hướng hàng hóa của địa
phương.
3.2. Hiện trạng phát triển ngành
trồng dứa huyện Tân Phước
3.2.1. Tình hình sản
xuất a. Về diện tích
- Diện tích gieo trồng: Năm 1995, sau
khi thành lập huyện Tân Phước, diện tích
trồng cây dứa chỉ có 6.570 ha nhưng do
khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên
vùng đất phèn, người dân đã tiếp tục khai
hoang, phục hóa để phát triển thêm. Sau
hơn 10 năm, diện tích trồng dứa tăng gần
gấp đơi, trên 11.000 ha (năm 2008). Sau
năm 2008, diện tích gieo trồng có xu
hướng tăng nhẹ và chưa ổn định. Năm
2017 đạt diện tích cao nhất (16.576 ha tăng
5.376 ha sau 10 năm, tính ra trung bình

mỗi năm tăng trên 500 ha) và năm 2018 chỉ
còn 14.900 ha (giảm 1.586 ha so với năm
2017 - Biểu đồ 1).

Biểu đồ 1. Diện tích gieo trồng và diện tích thu hoạch dứa
của huyện Tân Phước, giai đoạn 20082018

ha
20000

10000
5000

16576
14989 15382
14990
13750
13500 13040 13421
13475

15450

15000
11200
10163

11600
11210

11575

11190

13059

13926

10973

12952

14448

12839

0

Năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Diện tích gieo trồng
Diện tích thu hoạch
Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê huyện Tân Phước các năm từ 2008-2018

109


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

- Về diện tích thu hoạch: cũng như

diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch
giai đoạn 2008-2018 tăng nhẹ và không ổn
định. Từ 10.163ha năm 2008 tăng lên
13.475 nghìn ha năm 2018, tăng 3.312ha.
Tuy nhiên, nếu so với diện tích trồng
và thu hoạch của tỉnh thì diện tích trồng và
thu hoạch của huyện Tân Phước đều chiếm
tỷ lệ rất cao, đạt 99,6% so với tỉnh Tiền
Giang (2018). Điều này cho thấy, diện tích
dứa của tỉnh Tiền Giang tập trung chủ yếu
ở địa bàn huyện Tân Phước.
Dứa trồng nhiều nhất ở các xã Hưng
Thạnh, Mỹ Phước, Thạnh Tân, Tân Hịa
Đơng, Thạnh Mỹ. Trồng ít nhất là các xã
Tân Hòa Thành, Phú Mỹ, Tân Lập I và thị
trấn Phước Mỹ.
Nhìn chung, dứa là cây trồng chủ lực
của huyện, giúp thúc đẩy kinh tế huyện đi
lên. Tuy nhiên, việc trồng dứa trong những
năm qua vẫn gặp một số khó khăn: địa hình
trũng, mùa lũ thay đổi thất thường, chưa

được đầu tư đúng mức, khơng có kế hoạch
rõ ràng, việc trồng dứa diễn ra một cách tự
phát theo hộ gia đình nên diện tích trồng
dứa tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện tự nhiên hàng năm dẫn đến việc
diện tích dứa hàng năm khơng ổn định.
b. Về sản lượng
Theo thống kê hàng năm của Cục

thống kê tỉnh Tiền Giang, sản lượng dứa
của huyện Tân Phước có xu hướng tăng và
ln dẫn đầu tồn tỉnh. Năm 2018 đạt
256.133 tấn, tăng 93.524 tấn so với năm
2008. Tính ra sản lượng tăng nhanh hơn tốc
độ tăng diện tích thu hoạch: sản lượng tăng
bình quân 5,75%/năm so với 3,27% của
diện tích thu hoạch. Năng suất tăng nhờ áp
dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật và biện
pháp thâm canh, đầu tư ngày càng hiệu quả
và hệ thống đê bao khép kín đã từng bước
được xây dựng để bảo vệ vùng dứa nguyên
liệu của huyện (Biểu đồ 2).

Biểu đồ 2. Sản lượng dứa của huyện Tân Phước, giai đoạn 2008-2018

Tấn
300000

242193

250000

254375

256511

245148 25

231102

206284

181389

200000

192045

162609

150000
100000
50000
0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Phước các năm từ 2008 - 2018

2008 2009

2010

2011
110

2012

2013

Sản lượng


2014 2015

2016

20


LÊ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

Sản lượng dứa huyện Tân Phước có sự
khác nhau giữa các xã, thị trấn do diện tích
khác nhau và chính sách phát triển của mỗi
nơi cũng như cơng tác chăm sóc, khả năng
đầu tư nguồn vốn khác nhau. Đến năm
2018, xã Mỹ Phước và Hưng Thạnh là 2 xã
có sản lượng dứa tập trung nhiều nhất,
chiếm 34,6% tổng sản lượng dứa của tồn
huyện; các xã ít nhất là thị trấn Mỹ Phước
(chiếm 0,2%), xã Phú Mỹ (chiếm 0,7%).
Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018,
sản lượng dứa của tất cả các xã đều có xu
hướng tăng và có nhiều biến động. Tăng
nhanh nhất là các xã Tân Hịa Đơng giai
đoạn 2014 - 2018 tăng từ 29.750 tấn tăng
lên 35.483 tấn, tăng 5.733 tấn; xã Thạnh
Mỹ từ 32.770 tấn tăng lên 34.283 tấn, tăng
1.513 tấn. Hai xã có sản lượng giảm nhiều
nhất trong giai đoạn 2014 - 2018 là xã

Hưng Thạnh giảm từ 45.380 tấn xuống
41.892 tấn, giảm 3.488 tấn, xã Tân Thạnh
Hòa giảm từ 3.535 tấn xuống còn 2.006
tấn. Các xã có nhiều biến động là Tân Lập
I từ 7.973 tấn năm 2014 tăng thêm 5.958
tấn và tăng thêm 6.541 tấn năm 2018; Tân
Hòa Tây sản lượng các năm tương ứng là
3.657, 3.143 và 3.966 tấn; xã Thạnh Hòa là
4.250, 3.367 và 4.359 tấn.
b. Về năng suất
Nhờ đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất và cải tạo, trồng
mới thay thế, trẻ hóa diện tích dứa đã bị già
cỗi, hiệu quả kinh tế kém, kết hợp với áp
dụng các biện pháp chăm sóc, phịng trừ
sâu bệnh mà năng suất dứa đạt ở mức cao
và không ngừng tăng lên. Cụ thể năm
2008, năng suất dứa của huyện chỉ đạt 16
tấn/ha, sau 10 năm (tức năm 2018), năng
suất dứa của huyện đã đạt 19 tấn/ha, tăng 3
tấn/ha.
Các xã có năng suất cao nhất là: xã

Tân Hịa Thành có năng suất cao nhất đạt
21,1 tấn/ha, tiếp theo là xã Mỹ Phước đạt
20,9 tấn/ha (cao hơn trung bình của
huyện); 2 xã có năng suất thấp nhất là xã
Phú Mỹ (14,5 tấn/ha) và xã Tân Lập I (16,5
tấn/ha). Dù năng suất dứa của huyện tăng
nhưng vẫn còn chậm so với tiềm năng của

vùng vì cịn một số yếu tố kìm hãm: do
kinh nghiệm truyền nhau khiến mức độ tin
tưởng của các hộ nông dân trồng dứa với
những kỹ thuật trồng dứa hiện đại không
cao, ngại tham gia vào các hợp tác xã
thường canh tác độc lập ít chịu sự hướng
dẫn từ các trung tâm khuyến nông, phần
lớn các hộ đều trồng dứa với mật độ tương
đối thưa 25.000 - 35.000 cây/ha (trong khi
thế giới trồng với mật độ 50.000 - 60.000
cây/ha và đạt năng suất cao), trồng thủ
công không đảm bảo hàng lối gây khó khăn
trong việc chăm sóc, kiểm sốt dịch bệnh,
bón phân; giá cả thị trường biến động ảnh
hưởng đến mức đầu tư chăm sóc cho vườn
dứa, ảnh hưởng tâm lí người dân dẫn đến
chuyển đổi cây trồng theo nhu cầu và giá
cả thị trường.
Giai đoạn 2008 - 2018, huyện Tân
Phước là huyện dẫn đầu tỉnh Tiền Giang về
năng suất dứa. Năm 2018, năng suất dứa
của huyện bằng với năng suất trung bình
của tỉnh là 19 tấn/ha, cao hơn của cả nước
(khoảng 17 tấn/ha). Nếu so với các huyện
khác trong tỉnh thì năng suất dứa của huyện
Tân Phước ln cao hơn các huyện khác,
ví dụ như thị xã Cai Lậy (8,5 tấn/ha), Cái
Bè (18,1 tấn/ha), Cai Lậy (9,5 tấn/ha).v.v.
Nguyên nhân do có sự nổi trội hơn về điều
kiện tự nhiên, cây dứa là cây trồng chủ lực

phù hợp với đặc thù thổ nhưỡng vùng
Đồng Tháp Mười và ngày càng được sự
quan tâm đầu tư của cấp tỉnh và huyện để
phát huy tốt nhất thế mạnh của huyện. Năm
111


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

2018, huyện Tân Phước có diện tích thu
hoạch chiếm 99,6% diện tích thu hoạch của
tỉnh Tiền Giang và chiếm 99,7% sản lượng
dứa toàn tỉnh.
3.2.2. Tình hình tiêu
thụ a. Thu mua
Thu mua dứa là khâu thứ hai trong
chuỗi 4 khâu của sản xuất: trồng thu mua
chế biến



Qua khảo sát thực tế, khoảng 13,3%
sản lượng dứa của nông hộ được bán cho
các vựa dứa. Các vựa này tập trung ở một
số xã của huyện Tân Phước (xã Hưng
Thạnh, Mỹ Phước, Tân Lập II). Chủ vựa
mua dứa tại ruộng của nơng hộ hoặc nơng
hộ cũng có thể mang dứa đến vựa. Các vựa

dứa được xây dựng gần sông hay các con
đường lớn để thuận tiện cho các phương
tiện vận tải lớn (xe tải, ghe). Sau đó, dứa
được vựa phân phối cho hộ kinh doanh có
phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn,
đến mua dứa tại vựa. Hộ kinh doanh tiếp
tục phân phối cho người bán lẻ.
Khi tiến hành thu mua, dựa vào các yếu
tố hình thức, kích cỡ... dứa được thương lái,
chủ vựa dứa chia thành nhiều loại khác nhau.
Dứa loại 1 được vận chuyển đến các chợ đầu
mối ở Thành phố Hồ Chí Minh, các sản
phẩm dứa loại 2 và loại 3 được thương lái
chuyển đến các nhà máy chế biến để tiêu thụ.
Các doanh nghiệp thu mua dứa nguyên liệu
và tiến hành chế biến các loại sản phẩm dứa
đơng lạnh, dứa đóng lon, dứa cơ đặc để xuất
khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước.

tiêu thụ. Hiện nay, việc thu

mua phổ biến là do cá nhân, nhóm người
tiến hành thu mua có quy mơ nhỏ, năng
lực, trình độ thấp, ít vốn hoạt động, thiếu
tính chun nghiệp, ít hợp tác chia sẻ thị
trường mua và bán, gian lận thương mại
nên chất lượng và hiệu quả kinh tế của
người trồng dứa chưa cao. Hoạt động thu
mua dứa phổ biến theo 2 kênh tiêu thụ
chính:

Kênh thứ nhất (Nơng hộ
lái, vựa dứa địa phương




Thương

Hộ kinh

doanh, doanh nghiệp
Bán lẻ, xuất
khẩu). Phần lớn nông hộ bán dứa cho thương
lái, vựa dứa (năm 2018 khoảng 211.000 tấn,
chiếm 82,4 % tổng sản lượng dứa thu hoạch).
Thương lái vận chuyển dứa đến các chợ
đầu mối tại Thành phố Hồ Chí Minh (chợ
Hóc Mơn, chợ Bình Điền.v.v.). Tại đây, dứa
được thương lái phân phối cho hộ kinh doanh
đến từ các quận, huyện trong Thành phố Hồ
Chí Minh hoặc đến từ các tỉnh miền Đơng
Nam Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng
Nai…), tiếp tục phân phối sản phẩm đến các
đối tượng bán lẻ tại các chợ vệ tinh xung
quanh. Ngồi ra, thương lái cịn bán dứa trực
tiếp cho người bán lẻ (chủ yếu là bán lẻ tại
Thành phố Hồ Chí Minh). Lượng dứa thương
lái bán trực tiếp cho người bán lẻ khoảng
24.000 tấn, chiếm 11,3% tổng sản lượng thu
mua. Người bán lẻ sẽ phân phối dứa đến tay

người tiêu dùng (tại chợ, các điểm bán ven
đường, xe đẩy).

Kênh thứ hai (Nơng hộ
nghiệp





Doanh

Xuất khẩu). Nơng hộ ngồi việc

bán dứa cho vựa, thương lái còn bán trực tiếp
cho doanh nghiệp chế biến. Sản lượng dứa
mà nông hộ bán cho doanh nghiệp chế biến
chiếm khoảng 17,6% tổng sản lượng thu
hoạch, phần lớn đều là dứa được trồng trong
nông trường theo tiêu chuẩn VietGap. Sau
khi thu mua, doanh nghiệp sẽ chế biến các
sản phẩm dứa (đóng hộp, đơng lạnh, cơ đặc)
xuất khẩu sang các thị trường như EU, Hàn
Quốc, Nhật Bản, v.v.
Như vậy có thể thấy hiện nay kênh thứ
nhất có vai trò quan trọng và tiêu thụ khối
lượng lớn sản lượng dứa tươi ở thị trường
nội địa. Trong khi kênh 2 tạo ra các sản

112



LÊ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

phẩm dứa chế biến và xuất khẩu. Với hoạt
động thu mua như hiện nay đã làm tăng giá
thành và mất nhiều thời gian, làm giảm
chất lượng dứa nguyên liệu.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
thu mua dứa cịn có các hạn chế kể trên là
do mối liên kết giữa sản xuất, thu mua và
chế biến chưa thật vững chắc, chưa hình
thành trên quan điểm chia sẻ quyền lợi một
cách hợp lý; đặc biệt là thiếu vai trò điều
hành quản lý theo cơ chế thị trường của các
cơ quan chức năng. Trên thực tế, việc thu
mua còn để cho quy luật thị trường tự điều
tiết là chính, vai trị của UBND tỉnh Tiền
Giang và UBND huyện Tân Phước chưa
phát huy tác dụng. Tỉnh, huyện chưa có
hiệp hội hay tổ chức nào chuyên về phát
triển cây dứa nên hạn chế trong q trình
phát triển.
Nhìn chung, thị trường chính của
ngành dứa Tân Phước chủ yếu vẫn là thị
trường dứa tươi nội địa trong bối cảnh
thường xuyên bị cạnh tranh bởi các vùng
dứa lân cận (Kiên Giang, Hậu Giang), và

dứa nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan
sang nên gặp khá nhiều khó khăn. Dứa Tân
Phước muốn có chỗ đứng ổn định trên thị
trường cần tăng cường cơ giới hóa trong
sản xuất, giảm chi phí lao động, hạn chế
các giai đoạn trung gian trong quá trình thu
mua dứa nhằm giảm sự chênh lệch giá cả
từ nhà trồng dứa đến nhà tiêu thụ. Như vậy,
dứa Tân Phước mới có khả năng cạnh tranh
trên thị trường đảm bảo hiệu quả kinh tế
của các nhà kinh doanh, từ đó ổn định đầu
ra cho nhà trồng dứa.
b. Thu hoạch và chế biến
Thu hoạch: thu hoạch diễn ra quanh
năm tùy thuộc vào việc xử lý ra hoa, kích
trái của các nông hộ. Tuy nhiên thời vụ thu
hoạch dứa của huyện Tân Phước tập trung

nhiều vào tháng 2-3, tháng 7-8, tháng 9-10;
ngoài ra, vào tháng 4-5 là thời điểm ra trái
tự nhiên của cây dứa của huyện Tân Phước
và các khu vực khác trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Số lần thu hoạch từ 3-4
lần/năm (đối với nơng hộ bình thường), 5-6
lần/năm (nông hộ trồng theo tiêu chuẩn
VietGap); tùy thuộc vào việc xử lý ra hoa
của các nông hộ thời gian giữa các vụ xen
kẽ cách nhau khoảng 2-3 tháng. Theo
Phịng Nơng nghiệp huyện Tân Phước, tỷ
lệ thu hoạch 3-4 lần/năm chiếm hơn 70%,

số cịn lại do các nơng hộ thực hiện trồng
theo kỹ thuật mới và các hội viên trong hợp
tác xã nên số lần thu hoạch nhiều hơn 5-6
lần/năm.
Chế biến: việc chế biến hiện nay ở
huyện diễn ra 2 quy mô khác nhau: chế
biến nhỏ tại các hộ sản xuất và chế biến
công nghiệp tại các cơ sở của các doanh
nghiệp.
Chế biến tại hộ sản xuất
Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân
Phước dứa được chế biến tại hộ gia đình,
dứa sau khi thu hoạch phần dứa khơng đạt
chuẩn được các hộ thu mua để chế biến
thành các sản phẩm chủ yếu dưới dạng
mứt, kẹo, nước màu. Theo tổng hợp từ báo
cáo của các xã, thị trấn năm 2018 trên địa
bàn huyện có 63 hộ chế biến, trong đó: xã
Tân Hịa Tây có 30 hộ (03 ấp Tân Hưng
Đơng; 27 hộ ấp Tân Hưng Phú); xã Mỹ
Phước: 21 hộ; (04 hộ cư ngụ ấp Mỹ Đức,
02 Mỹ Trường, 15 hộ Mỹ Thành); thị trấn
Mỹ Phước: 11 hộ; (01 hộ cư ngụ Khu III,
02 hộ Khu II, 08 Khu IV); xã Phước Lập:
01 hộ; (01 hộ cư ngụ ấp Mỹ Lợi, xã Phước
Lập).
Năng suất trung bình mỗi hộ chế biến
được 20-30 kg sản phẩm/ngày (các dịp lễ,
Tết khoảng 100-150 kg sản phẩm/ngày).
113



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

Công nghệ chế biến của hộ sản xuất chủ
yếu là thủ công hoặc bán tự động có sự can
thiệp của máy móc ở mức trung bình-thấp,
quy mơ nhỏ. Q trình chế biến chủ yếu
dựa vào lao động chân tay là chính nên
chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa số hộ
chưa được cấp giấy xác nhận kiến thức an
tồn thực phẩm và chưa có cam kết về bảo
vệ môi trường. Những hộ kinh doanh kẹo
dứa đều có nhu cầu hỗ trợ nguồn vốn đề
đầu tư máy móc và mua nguồn nguyên
liệu. Những phế thải từ trái dứa sau khi chế
biến được bán cho những hộ chăn ni bị.
Chế biến tại các cơ sở, doanh nghiệp
Chế biến dứa tại các cơ sở, doanh
nghiệp ở huyện mới được hình thành từ
năm 2014 nên cịn nhiều khó khăn và chưa
phát triển được. Nhằm thúc đẩy phát triển
cây dứa theo hướng hàng hóa, đa dạng các
sản phẩm chế biến từ dứa, từ năm 2013
huyện đã tiến hành kêu gọi đầu tư, xây
dựng nhà máy chế biến dứa và đến nay
huyện Tân Phước vẫn chưa thu hút được
các dự án trong lĩnh vực này, do nhiều

nguyên nhân khác nhau.
Trên địa bàn huyện, thậm chí là tỉnh
các cơ sở, doanh nghiệp chế biến chun
sâu dứa cịn rất ít. Các cơ sở hoạt động
cầm chừng, số lượng không nhiều, công
suất nhỏ, chưa có thương hiệu, chủ yếu
phục vụ nhu cầu nội tỉnh và trong địa bàn
huyện Tân Phước: Hợp tác xã Quyết
Thắng là hợp tác xã đầu tiên và hoạt động
tương đối ổn định trên địa bàn huyện, 2
hợp tác xã cịn lại mới được thành lập năm
2018 nên đóng góp vào hoạt động chế biến
dứa chưa đáng kể. Cơ sở của công ty chế
biến rau quả hoạt động ổn định và có chế
biến các sản phẩm từ dứa là Cơng ty cổ
phần rau quả Tiền Giang (VEGETIGI) đặt
tại huyện Châu Thành. Sản phẩm chủ yếu

là nước dứa đông lạnh, dứa đóng hộp, dứa
cơ đặc… cung cấp cho thị trường trong
nước và xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga... (chủ yếu
xuất khẩu đi bằng con đường tiểu ngạch).
Các cơ sở, doanh nghiệp chế biến chủ yếu
chỉ sơ chế và vận chuyển bằng xe lạnh ra
bán ở các tỉnh thành phía Bắc, Thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc vùng Đông
Nam Bộ.
Hoạt động chế biến sản phẩm dứa của
huyện Tân Phước nói riêng và tồn tỉnh

Tiền Giang bao gồm các công việc phân
loại, tạo thành nguyên liệu, tiến hành chế
biến. Khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ cở
hạ tầng và nguồn vốn còn rất hạn chế.
3.2.3. Đánh giá chung
a. Những kết quả đạt được
Về sản xuất dứa, các hộ nơng dân tích
cực đầu tư cải tạo đất, đào vét mương phục
vụ tưới tiêu vào mùa khô, chủ động loại bỏ
các vùng dứa thiếu năng suất, thay đổi giống
mới cho sản lượng, năng suất cao hơn.
Về chế biến dứa người dân đã dần
nâng cao công nghệ chế biến thay đổi từng
bước từ thủ công sang máy móc và tiếp tục
nghiên cứu thêm nhiều sản phẩm mới đáp
ứng nhu cầu thị trường (dứa sấy, rượu vang
dứa, v.v.).
Thị trường dứa tươi ngày càng được
mở rộng trong nước đáp ứng nhu cầu tất cả
các địa bàn trong tỉnh và các tỉnh thành
trong cả nước, đặc biệt là một số thành phố
lớn. Nhu cầu về các sản phẩm từ dứa ngày
càng cao cũng là điều kiện thúc đấy sản
xuất dứa phát triển. Thông tin thị trường
được phổ biến rộng rãi trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
b. Những tồn tại hạn
chế Hoạt động canh tác
Về giống, phần lớn nông hộ tự nhân
114



LÊ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GỊN

giống hoặc trao đổi hàng xóm để phục vụ
cho sản xuất, chưa có trại giống thuần
chủng tại địa phương.
Về kỹ thuật canh tác, đa phần nông hộ
dựa theo kinh nghiệm đã được tích lũy để
sản xuất dứa, về việc gieo trồng, bón phân,
chăm sóc và thu hoạch nên hiệu quả sản
xuất dứa của nông hộ không được tăng
cao. Nông hộ có đi tập huấn nhưng ít chịu
tiếp thu kiến thức mới về kỹ thuật trồng và
chăm sóc do cán bộ cung cấp gây khó khăn
cho việc phát huy tối đa năng suất của cây
dứa.
Thiếu liên kết số lượng các hộ tham
gia hợp tác xã chưa nhiều, hoạt động của
các liên kết chỉ mang tính hình thức, phát
huy hiệu quả không cao. Hoạt động của
hợp tác xã không mang lại hiệu quả sản
xuất và tiêu thụ cho nông hộ. Hợp tác xã
không giúp nông hộ bao tiêu được sản
phẩm, đầu ra của nơng hộ cịn gặp nhiều
khó khăn.
Thiếu lao động, nguồn lực lao động
thuê trong sản xuất dứa khan hiếm, chi phí

thuê lao động tại địa phương ngày càng
tăng.
Về hoạt động chế biến, thiếu các tiến
bộ khoa học kĩ thuật, hiện nay việc áp dụng
cơng nghệ vào các quy trình sản xuất từng
cơng đoạn, từng sản phẩm dứa rất ít và chủ
yếu là áp dụng phương pháp thủ cơng, máy
móc thơ sơ. Thiếu vốn, khơng có sự đầu tư
chun nghiệp dẫn đến việc khó khăn trong
phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.
Các sản phẩm tạo ra còn đơn điệu, chưa có
nhiều mẫu mã, thị trường chỉ cung cấp cho
địa phương là chủ yếu.
Về hoạt động tiêu thụ, thiếu thông tin
dự báo thị trường, qua điều tra cho thấy
người trồng dứa biết các thông tin về thị
trường và giá cả dứa thông qua các thương

lái thu mua nông sản (chiếm 41,9%) hoặc
các hộ trồng dứa khác (chiếm 46,5%). Bên
cạnh đó, người dân cịn cập nhật tin tức từ
đài truyền thanh để làm cơ sở quyết định
giá bán. Tuy nhiên, giá bán trên các bản tin
thị trường thường là giá bán lẻ, chênh lệch
rất nhiều so với giá mua thực tế của chủ
vựa hay thương lái. Hộ trồng dứa luôn ở
thế bị động về vấn đề giá cả do đặc tính
dứa sau khi thu hoạch phải bán ngay khơng
bảo quản được lâu. Phải trải qua nhiều
khâu trung gian làm giảm hiệu quả kinh tế

và khả năng cạnh tranh của ngành dứa.
Khả năng tìm kiếm, thâm nhập thị
trường kém: phần lớn các sản phẩm dứa
của Tân Phước chưa có thương hiệu, công
tác quảng bá chưa hiệu quả, một số cơ sở
sản xuất chưa qua kiểm định chất lượng an
toàn vệ sinh thực phẩm gây nhiều khó khăn
cho việc mở rộng thị trường trong nước và
xâm nhập thị trường quốc tế. Chưa chú
trọng khai thác thị trường nội địa cũng là
một trong những tồn tại lớn của thị trường
dứa tươi của huyện Tân Phước.
Nguyên nhân của những hạn chế
- Công tác quy hoạch thiếu có sự hỗ
trợ nhiều của nhà nước và các nhà khoa
học;
- Tâm lí nơng hộ chưa mạnh dạn đầu
tư khoa học kỹ thuật, hình thức canh tác
mới;
- Số lượng cơ sở sản xuất chưa lớn,
kinh tế hộ còn giữ vai trò chủ chốt trong
hoạt động sản xuất và chế biến dứa trên địa
bàn huyện;
- Năng lực của các công ty, doanh
nghiệp chưa tốt;
- Cơ cấu sản xuất ngành dứa còn nhiều
vấn đề bất cập và chưa hợp lý;
- Quy mô sử dụng các nguồn lực để
phát triển ngành dứa còn yếu kém;
115



SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 73 (01/2021)

- Cơ sở sản xuất chưa có liên kết kinh
tế tiến bộ phù hợp;
- Công tác thu hoạch, chế biến, bảo
quản và tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự
được quan tâm;
- Năng lực kêu gọi đầu tư, xây dựng
các công ty, doanh nghiệp chuyên về chế
biến dứa chưa tốt;
- Công tác chỉ đạo, quản lí và điều
hành cịn nhiều bất cập.
3.3. Giải pháp phát triển ngành trồng
và chế biến dứa huyện Tân Phước
Muốn phát triển ngành trồng dứa tại
huyện Tân Phước hiện nay trở thành một
ngành sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế
cao, trước hiện trạng và những khó khăn,
thách thức hiện nay cần thực hiện đồng bộ
một số giải pháp sau:
Về tổ chức và quản lí quy hoạch sản
xuất, cần tổ chức thực hiện tốt mơ hình liên
kết 4 nhà (Nhà nước – Nhà khoa học –
Doanh nghiệp – Nhà nông) nhằm ổn định
thị trường đầu ra cho hộ trồng dứa là vấn
đề cấp thiết nhất. Mơ hình được thực hiện

thành công sẽ là một trong những giải pháp
phát triển chuỗi giá trị sản phẩm dứa, mang
lại lợi ích cho nơng hộ trồng dứa.
Về vốn, cần có chính sách để huy động
được nguồn vốn cả từ hai nguồn: hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước thơng qua các chương
trình vay vốn hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm
nghèo hay của các tổ chức phi chính phủ
kết hợp và nguồn vốn huy động từ các cá
nhân có vốn nhàn rỗi.
Về khoa học, cơng nghệ và khuyến
nông, cần nâng cao khả năng tiếp cận tiến
bộ kỹ thuật, thay đổi tư duy sản xuất, ứng
dụng các mơ hình sản xuất tiên tiến. Xây
dựng chiến lược dài hạn về phát triển khoa
học công nghệ và thực hiện chương trình,
đề tài, đề án, dự án phát triển khoa học

vào sản xuất nông nghiệp... nhằm nâng cao
hàm lượng công nghệ, tỉ lệ đổi mới công
nghệ kĩ thuật trong ngành sản xuất dứa.
Tăng cường công tác khuyến nông, chú ý
biện pháp giảm giá thành trong sản xuất,
nâng cao đào tạo đội ngũ cán bộ chun
mơn.
Thay thế diện tích trồng năng suất thấp
và một số loại cây trồng không phù hợp với
điều kiện khí hậu hiện tại bằng diện tích
dứa có năng suất cao hơn. Kết hợp với Sở
Nơng nghiệp, Viện nghiên cứu cây trồng

tỉnh Tiền Giang nghiên cứu các loại giống
mới năng suất cao, dễ quản lý sâu bệnh,
thích hợp với điều kiện khí hậu trong tương
lai của vùng. Vận động nơng dân tích cực
thay đổi cơng nghệ trồng trọt dưới sự
hướng dẫn của cán bộ địa phương, thực
hiện tốt khuyến nông trên diện rộng, đồng
bộ nhằm tăng năng suất, sản lượng dứa trái
phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu ngày
càng tăng. Tăng cường liên kết với các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long để phát triển
vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo về tính
bền vững trong phát triển nguồn nguyên
liệu quy mô lớn.
Về tiêu thụ, cần nâng cao khả năng tiếp
cận thơng tin thị trường, tiếp cận các
chương trình hỗ trợ phát triển ngành dứa.
Xây dựng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu;
hướng dẫn tổ chức đăng ký, bảo hộ thương
hiệu dứa Tân Lập, tổ chức các lớp tập huấn
nhằm nâng cao nhận thức của các cơ sở chế
biến về bảo vệ quy trình cơng nghệ nhằm
tạo mơi trường lành mạnh. Tăng cường bồi
dưỡng nghiệp vụ xúc tiến thương mại, xuất
khẩu, nghiên cứu thị trường và tiếp thị sản
phẩm cho các cơ sở chế biến dứa. Các cơ
sở chế biến dứa phải tích cực thiết kế, vận
hành các website bằng nhiều ngôn ngữ
nhằm dễ dàng tiếp
116



LÊ NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

cận với khách hàng quốc tế. Tổ chức các lễ
hội dứa Tân Lập, tham gia các lễ hội trái
cây của tỉnh và của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long tổ chức.
Đẩy mạnh việc nâng cấp, cải tạo và
xây dựng mạng lưới các chợ nông thôn,
đặc biệt là các chợ đầu mối, các bến cảng,
bến ghe, thuyền… tạo thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế hàng hóa và cung cấp
dịch vụ được thơng suốt, nhanh chóng, tiện
lợi đến các vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng
xa, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Liên
kết tiêu thụ sản phẩm tại các chợ đầu mối,
hệ thống siêu thị ở Thành phố Hồ Chí
Minh để xúc tiến thương mại, giảm tối đa
các khâu trung gian. Tăng cường cải tiến
mẫu mã sản, quảng bá nhãn hiệu hàng hóa,
nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lí đã được

chứng nhận và tiếp tục thực hiện xác lập
các nhãn hiệu hàng hóa chưa đạt. Đẩy
mạnh cơng tác tìm kiếm các thị trường
mới, khôi phục lại thị trường Liên Xô (cũ)
và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường

khó tính.
Về xây dựng kết cấu hạ tầng, cần có
biện pháp thích ứng lũ, triều cường triệt để
bằng đê bao và các cơng trình dưới đê
(cống đập, trạm bơm) tiêu úng do mưa vào
mùa lũ, tiếp tục đầu tư đồng bộ, hoàn thiện
các hệ thống cơng trình thủy lợi ở các dự
án đê ngăn mặn, trữ ngọt, chủ động tưới
tiêu, đáp ứng u cầu ứng phó dài hạn với
biến đổi khí hậu. Kêu gọi đầu tư xây dựng
nhà sơ chế, đóng gói, xử lí sau thu hoạch,
tồn trữ sản phẩm, nhà máy chế biến sản
phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang. (2008 – 2018). Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang.
Tiền Giang.
Chi cục Thống kê. (2018-2018). Niên giám thống kê huyện Tân Phước. Tiền Giang.
Nguyễn Minh Tuệ và Lê Thông (đồng chủ biên). (2015). Giáo trình địa lí nơng lâm thủy
sản Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.
Nguyễn Văn Cường. (2014). Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
trồng dứa các nông hộ tại Thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang. Luận văn thạc sĩ.
Chuyên ngành nông nghiệp. Trường Đại học Lâm Nghiệp. Đồng Nai
Ủy ban nhân dân huyện Tân Phước. (2017). Chuyên đề Nâng cao chất lượng và hiệu quả
cây khóm trên Đồng Tháp Mười, hướng đến xuất khẩu. Huyện Tân Phước (Tiền
Giang).
Ngày nhận bài: 16/3/2020

Biên tập xong: 15/01/2021


117

Duyệt đăng: 20/01/2021



×