Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tieu luan thế giới quan duy vật biện chứng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.45 KB, 17 trang )

1

MỞ ĐẦU

Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt nam đã chỉ rõ: " Trong bất
kỳ điều kiện và tình huống nào, phải…kiên định và vận dụng sáng tạo, phát
triển chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh" 1. Với luận điểm đó,
Đảng ta tiếp tục đặt tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng hệ tư tưởng của
Đảng. Sự khẳng định đó thể hiện bước phát triển hết sức quan trọng trong
nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta đồng thời nhấn mạnh vai trị to lớn
của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội… mà nền tảng là tư tưởng triết học Hồ Chí Minh. Bỡi lẽ,
nói đến triết học là nói đến thế giới quan và phương pháp luận chung nhất mà
trên nền tảng ấy thì những tư tưởng khác được hình thành và phát triển. Hơn
nữa, triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan và chính thế giới quan duy
vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật Hồ Chí Minh là cơ sở lý
luận của tồn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh có những tư tưởng triết học phong phú, sâu sắc và độc
đáo, được thể hiện trong nhiều bài viết và bài nói của Người. Trong những bài
viết và bài nói của Hồ Chí Minh, những quan điểm của triết học Mác-Lênin
luôn luôn được thể hiện như một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò cốt lỏi trong tư
tưởng triết học của Người. Trong đó, thế giới quan duy vật biện chứng được
Người vận dụng một cách mẫu mực trong nhận thức và hoạt động cách mạngthế giới quan duy vật biện chứng Hồ Chí Minh.

1

Đảng cộng sản việt nam:Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia- sự thật,

2011, Hà nội, tr180.



2

1. Nguồn gốc hình thành tư tưởng triết học Hồ Chí Minh
Mỗi một học thuyết, một tư tưởng ra đời đều có nguồn gốc của nó. Tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh cũng vậy. Nó được nảy sinh từ những tiền đề lý
luận, cơ sở thực tiễn và chịu sự chi phối của những nhân tố trong nhân cách
của Người. Có thể tìm thấy nguồn gốc tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh ở
những điểm sau:
- Những giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc nói chung, những
triết lý, triết học của dân tộc nói riêng.
Dân tộc ta có những tư tưởng triết học sâu sắc và độc đáo, được hình
thành từ rất sớm, được bổ sung và tích lũy qua nhiều thế hệ. Hồ Chí Minh
nhận thức và đã biết hội tụ trong mình được những giá trị triết học của dân
tộc, phát triển và nâng chúng lên ở một trình độ mới với hình thức mới.
Chẳng hạn, tư tưởng nhân văn, biện chứng sâu sắc của Việt nam với những
triết lý như: " thương người như thể thương thân", " lá lành đùm lá rách", "
một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao", " nước chảy đá
mòn", " gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", con người có thể " đội đá vá trời",
" dời núi, lấp sông, lấn biển", " lao động là tiêu chuẩn đạo đức", " một dân tộc
độc lập và một quốc gia có chủ quyền"… ln ln được Hồ Chí Minh nhận
thức, trân trọng, phát triển và vận dụng trong quá trình cách mạng và dưới
những hình thức mới: " lao động là vẻ vang", nhân dân Việt nam có truyền
thống yêu nước nồng nàn", " đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành cơng,
thành cơng, đại thành cơng", " khơng có gì q hơn độc lập tư do"… Có thể
khẳng định, những tư tưởng triết học truyền thống của dân tộc Việt nam là cội
nguồn, là yếu tố nội sinh được tích tụ một cách " tự nhiên" trong tư tưởng triết
học của Hồ Chí Minh.
- Những tinh hoa của tư tưởng triết học phương Đơng.
Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng tư tưởng triết học của Nho giáo

trên cơ sở có phê phán, chắc lọc, loại bỏ những yếu tố duy tâm thiên mệnh.


3

Chẳng hạn, khi kế thừa và vận dụng tư tưởng " chính danh" là " trung với
vua", " hiếu với cha mẹ" của Nho giáo, Hồ Chí Minh đã phát triển tư tưởng
này. Người cho rằng, khơng chỉ có hiếu với cha mẹ, mà còn trung với nước,
hiếu với dân. Tư tưởng đạo đức của Nho giáo cũng được Hồ Chí Minh vận
dụng một cách nhuần nhuyễn. Những tiêu chuẩn đạo đức của Nho giáo như:
lễ, nghĩa, dũng, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính… được Hồ Chí Minh vận dụng
để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ. Vấn đề khác ở chỗ: những tiêu
chuẩn về đạo đức của Nho giáo là do " thiên phú" còn ở Người là do rèn
luyện mà có: " Đạo đức cách mạng khơng phải ở trên trời sa xuống. Nó do
đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố" 2. Hồ Chí
Minh cịn kế thừa và vận dụng có chọn lọc nhiều tư tưởng triết học khác của
Nho giáo như: tư tưởng "lấy dân làm gốc"; tư tưởng "tu thân, tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ"; tư tưởng "giáo dục làm gương"; tư tưởng "đào tạo con người
là sự nghiệp trăm năm"…
Triết học Phật giáo cũng góp phần vào sự hình thành những tư tưởng
triết học nhân văn sâu sắc của Hồ Chí Minh. Nếu Phật giáo đánh giá vai trò to
lớn của con người trong vũ trụ " nhân thị tối thắng" thì Hồ Chí Minh đã đánh
giá sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Người kế thừa tư tưởng bình
đẳng bác ái của Phật tổ " mọi người đều có dịng máu đỏ", " con người ta khi
mới sinh ra khơng có ai mang sẵn dấu nô lệ trên trán". Trong bài " sẽ cơm,
nhường áo", Hồ Chí Minh viết: "Tơi chắc rằng đồng bào ai cũng sẵn lòng cứu
khổ cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên"(Sđd,1995,
t.4,tr.31). Khi tun bố trước quốc dân, Người nói: " Khơng được báo thù báo
oán. Đối với những kẻ đi lầm đường lạc lối, đồng bào ta cần phải dùng chính
sách khoan hồng. Lấy lời khôn lẽ phải mà bày cho họ" 3. Đó là sự kết hợp tư

tưởng khoan dung độ lượng của dân tộc Việt nam với tư tưởng vị tha " lấy
đức báo oán" của Phật học. Tư tưởng " vô thường", " vô ngã" của Phật giáo
cũng được Hồ Chí Minh vận dụng để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên
2
3

Sđd, 1996, t.9, tr.293
Sđd, 1995, t.4, tr420


4

nhằm phê phán tư tưởng tham quyền cố vị " sống lâu lên lão làng" của những
người mất phẩm chất.
Tư tưởng triết học Mặc tử và Lão giáo cũng được Hồ Chí Minh kế
thừa và vận dụng vào để giáo dục đạo đức đối với cán bộ. Tư tưởng triết học
đặc sắc của Mặc tử là " Kiêm Ái"- yêu thương tất cả mọi người. Hồ Chí Minh
đã loại bỏ tính duy tâm, tính phi giai cấp để tiếp thu tinh thần "làm đầy tớ"
cho nhân dân của Mặc tử. Người nói: "mỗi đảng viên và cán bộ… phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" và bản
thân Người đã luôn luôn suy nghĩ và hành động theo tinh thần đó. Hồ Chí
Minh cũng kế thừa và vận dụng một số tư tưởng triết học của Lão giáo, nhất
là tư tưởng hòa đồng với tự nhiên, không màng danh lợi và một số yếu tố biện
chứng của Lão tử- đại biểu xuất sắc của Đạo giáo- tất nhiên là với nhãn quan
khoa học và cach mạng. Người nói: " Riêng phần tơi thì làm một cái nhà nho
nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với
các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, khơng dính líu gì với vịng danh lợi" 4.
- Những tư tưởng triết học phương Tây, nhất là triết học khai sáng
Pháp thế kỷ XVIII, đặc biệt là chủ nghĩa Mác- Lênin nói chung và tiếp thu tư
tưởng biện chứng của Mác, Ăngghen, Lênin nói riêng.

Trong q trình ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã học hỏi,
nghiên cứu, suy ngẫm được những thành tựu mới của tri thức nhân loại, nhất
là nghiên cứu tư tưởng của của các nhà triết học Khai sáng Pháp như:
Rútxô,Vônte, Môngteskiơ, Điđơrô… Đặc biệt sức hấp dẫn nhất lúc bấy giờ là
khẩu hiệu "tự do, bình đẳng, bác ái" và Người đã nhận thức được bản chất của
triết học Khai sáng Pháp, cả mặt tiến bộ cũng như mặt hạn chế của nó.Và như
vậy, triết học Khai sáng Pháp chưa đủ sức giúp Hồ Chí Minh giải đáp được
các vấn đề mấu chốt đang đặt ra lúc bấy giờ. Đến khi Hồ Chí Minh đọc bản
sơ thảo những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V. I.Lênin,
Người đã tìm thấy ánh sáng và đường lối cách mạng đúng đắn giải phóng dân
4

Sđd, 1995, t.4, tr.161.


5

tộc Việt nam. Từ đó, Người hồn tồn tin theo Lênin và Quốc tế III. Người đã
nghiên cứu các tác phẩm của Mác và Lênin. Trong đó, tác phẩm Tư bản của
Các Mác là cuốn sách gối đầu giường của Người. Từ đây, Hồ Chí Minh đã
nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa, bảo vệ và vận dụng thành công những nguyên
lý của triết học Mác- Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt nam. Chính phương
pháp biện chứng duy vật của triết học Mác- Lênin đã được Hồ Chí Minh vận
dụng một cách tài tình, nhuần nhuyễn trong lý luận và nghệ thuật lãnh đạo
cách mạng. Đặc biệt, từ thực tiễn cách mạng Việt nam và thế giới, Người còn
phát triển nhiều tư tưởng mới góp phần phát triển triết học Mác- Lênin.
- Cơ sở thực tiễn của tư tưởng triêt học là toàn bộ cuộc đời hoạt động
cách mạng của Người, cái nôi của quê hương, sự thông minh hơn người, tinh
thần yêu tổ quốc, yêu quê hương.
Có thể khẳng định, thực tiễn hoạt động cách mạng trong nước và

ngoài nước của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng. Chẳng hạn, từ
1911- 1920, Người đã đến Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Italia, Mỹ… đến các
nước thuộc địa như: Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Xênêpan…Đây là thời kỳ
Người vừa lao động để sống, vừa nghiên cứu lý luận, vừa tích cực tham gia
vào thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp cơng nhân các nước chính
quốc, tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa, chống chủ
nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân. Ở Anh, Người tham gia những cuộc
diễn thuyết ngồi trời của nhiều nhà chính trị, triết học, tham gia hội những
người lao động hải ngoại; ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân
Angiêri…ở Mỹ, Người đến thăm và dự mít tinh với người da đen ở phố
Háclam. Ở Pháp, Người liên hệ với các nhân sĩ Việt nam yêu nước, tích cực
hoạt động chính trị. Người viết báo, phân phát truyền đơn tố cáo tội ác của
thực dân Pháp ở Đông Dương. Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng, Người rút
ra kết luận: những tuyên bố về tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái…của bọn đế
quốc chỉ là những lời dối trá, lừa bịp các dân tộc bị áp bức; muốn được độc
lập và tự do, các dân tộc bị áp bức phải tự mình giải phóng mình.Và đến khi


6

Người bắt gặp được Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin,
Hồ Chí Minh đã tìm ra được con đường cách mạng giải phóng cho các nước
thuộc địa…trong đó có cách mạng Việt nam.
Cùng với thực tiễn hoạt động cách mạng, ở Hồ Chí Minh có những
phẩm chất thông minh, tư duy sáng tạo, độc lập, có một trí tuệ un bác và
tầm nhìn xa, trơng rộng, nhạy bén với cái mới. Những phẩm chất ấy được Hồ
Chí Minh phát huy trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng đã góp phần hình
thành nên tư tưởng triết học Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, trong tất cả các bài viết và bài nói của Người,
tồn bộ hệ thống tư tưởng của triết học Mác- Lênin luôn luôn được thể hiện

như một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò nòng cốt trong tư tưởng triết học của
Người. Trong đó, thế giới quan duy vật triệt để, phép biện chứng duy vật khoa
học và cách mạng được Người vận dụng thành công đến mức như một mẫu
mực điển hình. Chính tư tưởng triết học, đặc biệt là thế giới quan duy vật biện
chứng của Hồ Chí Minh là kim chỉ nam chỉ đạo hệ thống những luận điểm
cách mạng nổi tiếng của Người. Nó quyết định tính đúng đắn của đường lối
chiến lược, sách lược của cách mạng Việt nam do Hồ Chí Minh và Đảng ta đã
vạch ra, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
Việt nam.
2. Thế giới quan duy vật biện chứng Hồ Chí Minh
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, quan niệm của con
người về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới nhằm giải đáp
những vấn đề về mục đích, ý nghĩa cuộc sống của con người.
Thế giới quan triết học là thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý
luận thông qua hệ thống các khái niệm, các phạm trù, các quy luật. Nó khơng
chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và về bản thân
con người, mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận.
Như vậy, triết học ra đời với tư cách là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới


7

quan, là hạt nhân lý luận của thế giới quan, đã làm cho thế giới quan phát
triển lên một trình độ tự giác dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và
tri thức khoa học.
Trong triết học mácxit, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống
nhất chặc chẽ với nhau: chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng,
còn phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất đó đã làm
cho triết học mácxit trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học
trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. V.I.Lênin đã từng cho rằng, nếu

khơng có một thế giới quan duy vật khoa học thì khơng khỏi rơi vào sự dao
động nhiều khi là tệ hại nhất, không thể nào đương đầu nổi với chủ nghĩa duy
tâm.
Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên nền tảng thế giới quan duy vật biện
chứng. Hồ Chí Minh rất ít khi sử dụng các khái niệm như thế giới quan, chủ
nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, vật chất, ý thức… nhưng thơng qua những
tác phẩm, bài viết, bài nói…đã tốt lên thế giới quan duy vật biện chứng trong
tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh. Điều này được thể hiện ở những vấn đề
cơ bản sau:
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ
thực tế khách quan.
Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh xem xét,
đánh giá đúng tình hình khi đề ra đường lối, chủ trương, chính sách trong
từng giai đoạn lịch sử của cách mạng. Do nắm vững thế giới quan duy vật
mácxít nên Chủ tịch Hồ Chí Minh ln vững vàng, khơng mắc sai lầm ảo
tưởng, chủ quan duy ý chí cũng như giáo điều, xét lại. Trong các bài viết, bài
nói cũng như trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn cách mạng, thế giới quan
duy vật biện chứng được Người vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên trong nhận thức và hoạt động
thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, từ điều kiện khách


8

quan, phải tính đến những điều kiện khách quan cụ thể, khơng nên đem ý
muốn chủ quan của mình thay cho điều kiện thực tế, áp đặt cho sự vật, lý luận
phải gắn với thực tế, học phải đi đôi với hành, nói phải đi đơi với làm. Tuy
nhiên, trong tác phẩm " sữa đổi lề lối làm việc", Hồ Chí Minh cũng chỉ ra
rằng, trên thực tế " từ trước đến nay, chúng ta làm trái ngược lại. Chúng ta
nghĩ ra một làng, một đội kiểu mẫu trong tư tưởng, mà khơng bắt đầu từ một

làng, một đội có sẵn, cho nên kế hoạch không ăn khớp với những hồn cảnh
thiết thực (khách quan). Đó cũng là bệnh chủ quan của chúng ta. Cho nên,
khẩu hiệu tuy đúng, nhưng thực hành khơng có kết quả mỹ mãn" 5. Để khắc
phục cách nghĩ và cách làm duy tâm đó, cần phải nổ lực nhận thức tình hình
thực tế, nghiên cứu kinh nghiệm, học tập lý luận để " dần dần hiểu được quy
luật phát triển của cách mạng Việt nam" 6, từ đó định ra được đường lối,
phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng phù hợp với tình hình của đất
nước. Khi kế thừa quan điểm của V.I.Lênin về khả năng tiến thẳng lên chủ
nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển, Hồ Chí Minh cũng đã nói đến khả
năng "tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa". Song, với những hiểu biết sâu sắc về thực tiễn cách mạng
Việt nam, Hồ Chí Minh đã điều chỉnh lại sự "tiến thẳng" đó với tư cách là "
một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài". Rằng, Việt nam
là một nước nông nghiệp lạc hậu, " công cuộc đổi mới xã hội cũ thành xã hội
mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc" và " không thể làm mau được mà
phải làm dần dần" dựa trên những điều kiện khách quan cho phép. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh u cầu cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ tình hình thì mới
đưa ra chính sách đúng: " khi đặt ra khẩu hiệu và chỉ thị luôn luôn phải dựa
vào điều kiện thiết thực, kinh nghiệm cách mạng ở các nước, ở trong nước, ở
kinh nghiệm địa phương và phải luôn luôn do nơi quần chúng mà kiểm sốt
khẩu hiệu và chỉ thị đúng hay khơng" 7. Và theo Người: " Việc gì cũng phải
điều tra rõ ràng, cẩn thận đến nơi đến chốn. Phải hiểu rằng: Đảng có hiểu rõ
5

Hồ Chí Minh:tồn tập, Nxb chính trị quốc gia, 1995, tập.5, tr 241- 242.
Xem: sđd, t.7, tr494.
7
Tập 5 tr 249.
6



9

tình hình thì đặt chính sách mới đúng. Mà muốn Đảng hiểu rõ thì đảng viên
và cán bộ phải điều tra và báo cáo rõ ràng tình hình từng xã, từng huyện, từng
tỉnh, từng khu. Nếu khơng biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là
"nồi vng úp vung trịn", khơng ăn khớp gì hết"8. Và với cách làm như vậy,
theo Người thì trong hoạt động thực tiễn khơng tránh khỏi thất bại.
Trong q trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng
sự thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh khách quan và trên cơ sở đó đề ra chủ
trương cho phù hợp với tình hình. Người đã khẳng định: " Tình hình mới đã
đặt ra những nhiệm vụ mới, phương châm mới, sách lược mới… Hiện nay,
tình hình đã đổi mới, nhiệm vụ của ta do đó cũng có thay đổi, chính sách và
khẩu hiệu cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, Cho đến bây giờ
ta tập trung lực lượng để tiêu diệt lực lượng đế quốc xâm lược Pháp. Bây giờ
Pháp thì đang nói chuyện với ta, đế quốc Mỹ thì đang biến thành kẻ thù chính
và trực tiếp, mũi nhọn của ta phải chĩa vào đế quốc Mỹ. Từ nay đến khi thực
hiện hịa bình, ta vẫn tiếp tục đánh Pháp. Nhưng mũi nhọn của ta cũng như
mũi nhọn của thế giới đều chĩa vào Mỹ" 9. Và Người đã nêu ra khẩu hiệu "
thóc khơng thiếu một cân, quân không thiếu một người"để tiếp tục phát triển
lực lượng vật chất nhằm đưa cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc mau
chóng đến thắng lợi.
- Thế giới quan duy vật biện chứng Hồ Chí Minh khơng đối lập một
cách máy móc, siêu hình, cực đoan mà có sự phê phán, kế thừa những giá trị
tích cực đối với tôn giáo.
Nét đặt sắc trong thế giới quan Hồ Chí Minh là thái độ của Người đối
với tơn giáo. Là người cộng sản theo chủ nghĩa duy vật và vơ thần, Hồ Chí
Minh cơng khai khẳng định quan điểm triết học của mình: "Chủ nghĩa duy
linh và chủ nghĩa duy vật là ngược nhau, rõ ràng là thế" 10 . Tuy nhiên, Hồ Chí
Minh khơng phải là nhà duy vật vơ thần siêu hình, máy móc, nên Người có

8

Tập 5 tr, 266- 267.
Tập 7, tr,315.
10
Trần Tam Tỉnh: Thập giá và lưởi gươm, Nxb.Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tr.73.
9


10

thái độ rất biện chứng. Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc thế giới quan duy vật
biện chứng và đứng vững trên lập trường này để nhận thức về vấn đề tơn giáo.
Đặc biệt, Hồ Chí Minh đứng vững trên lập trường thế giới quan duy vật biện
chứng để tiếp cận những giá trị tích cực, những hạt nhân hợp lý của các tơn
giáo để khai thác nó phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Người viết: " Học
thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưởng đạo đức cá nhân. Tơn giáo
Giê su có ưu điểm của nó là lịng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm
của nó là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tơn Dật Tiên có ưu
điểm của nó là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giê su, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung
đó sao? Họ đều mưu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn
sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định sống
chung với nhau hồn mỹ như những người bạn thân thiết. Tơi cố gắng làm
người học trò nhỏ của các vị ấy" 11. Hoặc có người hỏi: Người cơng giáo có
được vào đảng khơng? Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời: Tơn giáo là duy tâm,
cộng sản là duy vật, nhưng trong điều kiện hiện nay, người công giáo vẫn vào
đảng được miễn là trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Có thể khẳng định Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp hài hòa
những điều tốt đẹp nhất của con người "trần thế" với những giá trị tích cực

của các tôn giáo. Đúng như một nhà báo phương Tây đã viết: " Hình ảnh của
Hồ Chí Minh đã hồn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng
bác ái của Chúa, triết học của Mác, thiên tài cách mạng của V.I.Lênin và tình
cảm của một người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự
nhiên" 12.
- Hồ Chí Minh nhận thức đúng vai trò của nhân tố chủ quan, của ý
thức con người trong mối quan hệ với điều kiên khách quan.
11
12

Dẫn theo:Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, 1993, t,2, tr.134

Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh- một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà
nội, 1995, t.1, tr. 27


11

Đặc điểm nổi bật trong trong thế giới quan duy vật biện chứng Hồ Chí
Minh là Người rất chú trọng việc phát huy vai trò của nhân tố chủ quan, vai
trò của ý thức, vai trò của con người trong nhận thức và cải tạo, biến đổi điều
kiện khách quan. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là con người hành động, khơng thụ
động ỷ lại, khơng bó gối thúc thủ trước hồn cảnh. Người đã vận dụng một
cách tài tình các phạm trù thời và thế trong tư tưởng truyền thống phương
Đông, những phạm trù phản ánh quan hệ giữa chủ thể nhận thức và hành
động với thế giới khách quan. Hồ Chí Minh yêu cầu phải chủ động tạo ra tình
thế và chớp lấy thời cơ. Khi nói về cách mạng Đông Dương, Người nhận
định: " Người Đông Dương tiến bộ một cách rất màu nhiệm … đằng sau sự
phục tùng tiêu cực, người Đơng Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào
thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm. Khi thời cơ đến, bộ phận ưu tú có

nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến" 13.Một ví dụ điển hình cho
điều đó là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết phát động tổng khởi nghĩa
tháng tám1945, kiên quyết giành và thiết lập chính quyền cách mạng trước
khi quân Đồng minh tiến vào Việt nam sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Từ thế giới quan duy vật biện chứng của Người đã toát lên tinh thần
niềm tin lạc quan có cơ sở, khơng phải tuyệt đối hóa yếu tố tinh thần mà nhận
thức đúng đắn vai trò của nhân tố tinh thần. Hồ Chí Minh yêu cầu phải biết
nhận thức và vận dụng quy luật khách quan, hoàn cảnh khách quan một cách
chủ động, sáng tạo với ý chí khơng ngừng tiến cơng để cải tạo hiện thực theo
nhu cầu tiến bộ của xã hội. Đặc biệt, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên cần
phải phát huy vai trị của ý chí, tinh thần và phải thể hiện trong công tác, trong
hoạt động thực tiễn: " Cần phải phát huy truyền thống cách mạng anh dũng và
vẻ vang, nâng cao chí khí phấn đấu, giữ vững kỷ luật, đoàn kết trên dưới",
"Gặp cái dễ mà khơng quyết tâm phát triển thì nó có thể biến thành cái khó,
gặp cái khó mà quyết tâm khắc phục thì cũng thành cái dễ. Ở đời khơng có cái
gì khó mà cũng khơng có cái gì dễ…làm cách mạng và kháng chiến là việc
13

Sđd, t.1, 1995, tr. 28


12

khó, nhưng quyết tâm thì cũng thành cơng. Quyết tâm khơng phải ở hội
trường, ở lời nói, mà phải quyết tâm trong công tác, trong hành động… Quyết
tâm phản đối những hành động tiêu cực, lung lay, ích kỷ và báo cáo láo. Phải
quyết tâm chiến đấu, quyết tâm chịu khổ chịu khó, quyết tâm khắc phục mọi
khó khăn, quyết tâm chấp hành chính sách của trung ương Đảng và chính
phủ. Nghĩa là trong thái độ, trong tư tưởng, trong hành động, trong chiến đấu,
bất kỳ một việc lớn hay nhỏ đều phải có quyết tâm làm cho bằng được"14 .

Hồ Chí Minh nhận thức rõ rằng, trong những hồn cảnh khó khăn gian
khổ, điều kiện vật chất thiếu thốn, càng cần phải phát huy cao độ nhiệt tình
cách mạng, tinh thần tự lực tự cường " chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng
vật chất, chúng ta vì nước vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị, thì
vật chất càng khổ tinh thần càng sướng" 15.Hồ Chí Minh ln ln chú ý khơi
dậy lịng u nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù giặc của
nhân dân để đưa cách mạng tiến lên. Đối với người thì:
" Khơng có việc gì khó
Chỉ sợ lịng khơng bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên" 16.
Điều đó có nghĩa là muốn cải tạo xã hội, khắc phục khó khăn, người
cán bộ, đảng viên trước hết phải cải tạo mình. Con người phải vươn lên trên
hồn cảnh, tự tu dưởng cá nhân, rèn luyện bồi dưởng phẩm chất và năng lực
cách mạng. Cán bộ, đảng viên phải tự giáo dục và rèn luyện trong công tác
hằng ngày. Tuy nhiên, sức mạnh để chiến thắng khó khăn, xây dựng chế độ xã
hội mới là sức mạnh của quần chúng nhân dân, bởi vì "dễ mười lần khơng dân
cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong" 17. Nhưng đây là sức mạnh của
14

Sđd, t.6, tr.559
Sđd, 1995, t.5, tr. 148
16
Sđd, 1995, t.6, tr.95
17
Sđd, 1996, t.12, tr.212
15


13


quần chúng được tổ chức. Vì vậy, để phát huy vai trị của nhân tố chủ quan
phải biết đồn kết quần chúng, tổ chức tập hợp quần chúng, phải biết tìm ra
các hình thức đa dạng, linh hoạt, rộng rãi để thu hút mọi tầng lớp xã hội, huy
động mọi lực lượng tối đa cho cách mạng. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: " Dân
chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà
những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi khơng ra" 18.
Để phát huy vai trị của quần chúng nhân dân, tập hợp quần chúng
nhân dân làm cách mạng, Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ phải chống bệnh quan
liêu. Bởi vì, bệnh quan liêu là do " xa cách dân chúng, không liên hệ chặc chẽ
với dân chúng"

19

nên sẽ sinh ra chủ quan. Quan liêu sẽ dẫn đến bệnh mệnh

lệnh: " Cái gì cũng dùng mệnh lệnh. Ép dân chúng làm. Đóng cửa lại mà đặt
kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ quân chúng, bắt dân chúng
theo"20. Những việc làm đó, theo Người đều thất bại.
- Hồ Chí Minh địi hỏi phải khắc phục chủ nghĩa khách quan và chống
bệnh chủ quan duy ý chí.
Thế giới quan duy vật biện chứng của Hồ Chí Minh là hoàn toàn xa lạ,
đối lập với chủ nghĩa duy vật tầm thường. Nghĩa là, thế giới quan duy vật
biện chứng Hồ Chí Minh đối lập với chủ nghĩa khách quan. Bởi vì, chủ nghĩa
khách quan đề cao, tuyệt đối hóa yếu tố khách quan trong nhận thức và hành
động mà xem nhẹ vai trị tích cực, sáng tạo của nhân tố chủ quan, của ý thức,
tư tưởng của con người.
Đối với Hồ Chí Minh, trong nhận thức và hành động phải nắm vững
nguyên tắc khách quan. Nguyên tắc khách quan đòi hỏi chúng ta trong nhận
thức và hoạt động khơng được chủ quan, duy ý chí, khơng được lấy ý muốn

chủ quan, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược hay sách lược cách
mạng.
18

Sđd, 1995, t.5, tr.295
Sđd, 1995, t.5, tr.296
20
Sđd, 1995, t. 5, tr.293
19


14

Khi yêu cầu phải phát huy vai trò của nhân tố chủ quan, của ý thức,
tinh thần, Người yêu cầu phải chống bệnh chủ quan duy ý chí và Người coi nó
như một kẻ địch trong bản thân. Theo Hồ Chí Minh, những " bệnh duy tâm,
máy móc, mạo hiểm, chủ quan duy ý chí đều do tách rời điều kiện khách quan
với chủ quan, tách rời lý luận với thực hành mà ra" 21 . Do vậy, Người yêu cầu
cán bộ, đảng viên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn không
được theo ý muốn chủ quan cá nhân: " Nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư
tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, thì khác nào
" khoét chân cho vừa giầy. Chân là quần chúng. Giầy là cách tổ chức và làm
việc của ta. Ai cũng đóng giầy theo chân. Khơng ai đóng chân theo giầy" 22.
Người kiên quyết chống lại bệnh chủ quan, chống thái độ tiêu cực, thụ động,
vin vào điều kiện khách quan mà ngồi chờ, ỷ lài khơng dám hành động. Thái
độ đầu hàng, chịu bó tay trước hoàn cảnh… suy cho cùng là do coi thường, hạ
thấp vai trò và tác dụng của ý thức, tư tưởng, của tính năng động sáng tạo của
con người trong thực tiễn: " Phải kiên quyết chống bệnh chủ quan, bệnh hẹp
hòi, bệnh ba hoa. Ta phải kiên quyết chống những bệnh đó vì nhận thấy ta
thường mắc phải và các bệnh này rất có hại cho cơng tác, rất hại cho Đảng" 23.

Và " phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo
sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói
sng"24. Người khẳng định rằng: " nguyên nhân chủ quan là: kém lý luận,
hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông"25. Ở đây, Hồ Chí Minh đã vạch ra mối
liên hệ giữa sự yếu kém lý luận với bệnh chủ quan: " Vì kém lý luận, cho nên
gặp mọi chuyện không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho
khéo. Khơng biết nhận rõ điều kiện hồn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế
nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại. Đó là chứng kém lý luận trong bệnh
chủ quan"26. Vì vậy, theo Người: " Chúng ta phải nâng cao sự tu dưởng về chủ
21

Xem: t.6, tr. 225
T.5, tr. 248
23
t.5, tr.272
24
Sđd, t.10, tr.312
25
Sđd, 1995, t. 5, tr.233
26
Sđd, 1995, t.5, tr.234
22


15

nghĩa Mác- Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa
Mác- Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách
đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần
dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt nam, định ra được

những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ
nghĩa thích hợp với tình hình nước ta".
Có thể khẳng định, thế giới quan duy vật biện chứng Hồ Chí Minh là
thế giới quan của triết học Mác- Lênin trong sự thâu thái những tư tưởng triết
học truyền thống của dân tộc và những tinh hoa tư tưởng triết học của nhân
loại, đặt biệt là tư tưởng triết học Mác- Lênin, vì bản chất của thế giới quan
duy vật biện chứng Mác- Lênin cho nên thế giới quan duy vật biện chứng của
Hồ Chí Minh có đầy đủ những đặc trưng của thế giới quan duy vật biện chứng
Mác- Lênin, đó là sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật và phương
pháp biện chứng; có sự thống nhất giữa tính khoa học và tính cách mạng; có
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng cũng có những nét đặc sắc
riêng, khơng thể hiện thuần túy thông qua những phạm trù, nguyên lý triết học
thuần túy, mà thể hiện qua tất cả các mặt của nhân cách, phong cách, tư tưởng
của người, cách nói, cách diễn đạt, thơng qua những quan điểm về kinh tế,
chính trị, quân sự, văn hóa….


16

KẾT LUẬN
Với đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước ta
chuyển sang một giai đoạn mới phát triển về chất. Trong 25 năm đổi mới thực
hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, nhân dân ta đã đạt được
những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. " những thành tựu đó chứng tỏ
đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt
nam"27. Tuy nhiên, Đại hội XI Đảng ta cũng chỉ rõ: " Kinh tế phát triển chưa
bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiêp hóa, hiện đại hóa chậm; chế độ
phân phối cịn nhiều bất hợp lý… Những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực
giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội chậm được khắc phục;

tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí… suy thối đạo đức, lối sống… chưa được
ngăn chặn, đẩy lùi. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết
cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển"28 .
Bởi vậy, chúng ta phải: " tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới… phát huy dân
chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền
vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân" 29 và " Đảng phải
nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, khơng ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính
trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do
thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất
phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan" 31 nhằm thực hiện thắng lợi sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp, thực hiện mục tiêu: độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
27

Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia, H. 2006,
tr. 68
28
Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia- sự thật,
H. 2011, tr.178-179
29
Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia- sự thật,
H. 2011, tr.188
31
, Đảng cộng sản Việt nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb chính trị quốc gia- sự thật,
H. 2011, tr66



17

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Văn Phòng: Học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị
quốc gia, 2001.
2. Nguyễn Đức Đạt: Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc
gia, H, 2005.
3. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên): Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb lao động,
H, 2000.
4. Nguyễn Thế Thắng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phong cách lãnh đạo, Lý
luận Chính trị, 9- 2011.
5. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh- một con người, một dân tộc, một thời đại,
một sự nghiệp, Nxb. Sự thật, H, t.1,1995.
6. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, t.2, 1995.
7. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, t.5, 1995.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, t.6, 1995.
9. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, t.7, 1995.
10.Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H, t.8, 1995.
11.Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, H,1986.
12.Đảng cộng Sản Việt nam: Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X,
Nxb.Chính trị quốc gia, H,2006.
13.Đảng cộng Sản Việt nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb.Chính trị quốc gia- Sự thật, H,2011.
14.Bộ giáo dục và đào tạo: Giáo trình triết học, Nxb.Chính trị- hành chính, H,
2008.




×