Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tieu luan đánh giá được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các trường phái kinh tế trị trị cổ điển và trường phái kinh tế chính trị tân cổ điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.01 KB, 21 trang )

MỞ ĐẦU

Sự phát triển của xã hội loài người là một q trình vận động và phát
triển khơng ngừng của các hình thái kinh tế - xã hội. Ở mỗi giai đoạn phát
triển đều có những hiện tượng kinh tế - xã hội địi hỏi con người phải có
những hiểu biết và các giải quyết. Ban đầu chỉ là những giải thích dưới hình
thức các tư tưởng kinh tế lẻ tẻ, rời rạc. Dần đã trở thành những quan niệm,
quan điểm kinh tế có tính hệ thống của các giai cấp khác nhau.
Theo đà phát triển của kinh tế thị trường, đến nay đã có nhiều học
thuyết kinh tế xuất hiện làm cơ sở lý luận cho các nhà chiến lược kinh tế của
Nhà nước và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là tư tưởng kinh tế
của Xenophon, Platon...thời cổ đại; tư tưởng kinh tế của Thomas dAquin...
thời trung cổ. Sau đó phát triển đến các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa trọng
thương, chủ nghĩa trọng nông, kinh tế học tư sản cổ điển Anh từ thế kỷ XV
đến thế kỷ XIX...và cho đến nay là những học thuyết kinh tế hiện đại.
Việc nghiên cứu lich sử các học thuyết kinh tế, ngoài việc tiếp cận các
quan điểm kinh tế, bảo vệ lợi ích của các giai cấp nhất định mà còn giúp cho
các thế hệ sau nhận thức và cải tạo hiện thực kinh tế - xã hội dựa trên những
bài học của lịch sử. Ngồi ra cịn cung cấp một cách có hệ thống các quan
điểm, lý luận kinh tế làm cơ sở cho các khoa học kinh tế khác...
Qua học tập, nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế, nội dung các
trường phái kinh tế chính trị cổ điển và trường phái kinh tế chính trị tân cổ
điển, từ đó bản thân đã rút ra được những kết quả, một số hạn chế giữa cổ
điển và tân cổ điển đặc biệt là đánh giá được những điểm giống nhau và
khác nhau giữa các trường phái kinh tế trị trị cổ điển và trường phái kinh
tế chính trị tân cổ điển:


2

I. TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN



Kinh tế chính trị cổ điển là học thuyết kinh tế của giai cấp tư sản trong
thời kỳ hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu về
nguồn gốc của sự giàu có và cách thức làm tăng của cải trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa.
Lần đầu tiên trong lich sử các nhà kinh tế của trường phái cổ điển
chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu
các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu hay
nghiên cứu những vấn đề của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong
giai đoạn tự do cạnh tranh. Điểm xuất phát trong nội dung nghiên cứu của họ
là phạm trù lao động. Nhờ đó, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển đã biến
kinh tế chính trị thành một mơn khoa học thực sự.
Lần đầu tiên các nhà kinh tế của trường phát cổ điển xây dựng hệ thống
phạm trù, quy luật của nền kinh tế thị trường, như: giá trị, giá cả, cung cầu,
lưu thông cạnh tranh, tiền công, lợi nhuận... Trong đó phạm trù giá trị được
xem là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để phát sinh các phạm trù
kinh tế khác, và phạm trù giá trị trao đổi là trung tâm của nghiên cứu kinh tế.
Lần đầu tiên trường phái kinh tế chính trị cổ điển áp dụng phương pháp
trừu tượng hoá trong nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế để tìm ra
các mối quan hệ nhân quả, vạch ra bản chất và các quy luật vận độngcủa quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đề xuất áp dụng các phương pháp: lơgic, trừu
tượng hố, ngun nhân, kết quả, suy diễn, quy nạp trong nghiên cứu kinh tế.


3

Đây là những phương pháp nghiên cứu khoa học và tiến bộ, Bằng hệ thống
phạm trù, quy luật kinh tế đã được xây dựng, kinh tế chính trị cổ điển đã đặt
nền móng cho khoa học kinh tế sau này.
Các nhà kinh tế của trường phái cổ điển ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế.

Tư tưởng cơ bản họ là tự do sản xuất, tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, tôn
trọng quy luật kinh tế và chống lại sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.
Kinh tế chính trị học cổ điển với những thành tựu quan trọng của nó đã
tạo lập hệ thống cơ sở lý luận về nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong
giai đoạn đầu với quan điểm cơ bản coi trọng tự do kinh tế. Petty được coi là
"là đẻ" của trường phái này, người khởi đầu một phương pháp mới là duy vật
và kinh tế lượng. Smith đã phát triển phương pháp duy vật trong nghiên cứu
kinh tế và đưa vào phương pháp trừu tượng hoá, suy diễn logic. Chủ đề bàn
luận của kinh tế chính trị cổ điển là những vấn đề cơ bản của kinh tế thị
trường như phân cơng lao động, giá trị hàng hố, giá cả, phân phối, tư bản,
bản chất và nguyên nhân tăng trưởng kinh tế trên một nền kinh tế thị trường
tự điều tiết. ông đã kế thừa xuất sắc những thành tựu tư tưởng kinh tế của
những người đi trước và liên kết phát triển thành hệ thống lý luận về kinh tế
thị trường, đặt cơ sở vững chắc cho kinh tế chính trị cổ điển. Tuy nhiên, học
thuyết của ôngcòn trộn lẫnh các yếu tố khoa học và tầm thường.
Phát triển tính khoa học trong học thuyết của Smith, Ricardo đã có cơng
đưa lý luận giá trị đạt đỉnh cao và đã làm rõ thêm những phạm trù cơ bản của
kinh tế thị trường bao gồm tiền tệ, giá cả, tư bản, phân phối thu nhập, tái sản
xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế trong kinh tế chính trị cổ điển.
Vào đầu thế kỷ XIX, sau một thời kỳ rực rỡ tri thức bác học của kinh tế
chính trị cổ điển Anh, đời sống kinh tế xã hội đã xuất hiện những vấn đề mới
gây sự tranh cãi trong quan điểm giữa các nhà kinh tế . Trong cuộc tranh cãi
này, một xu hướng mới trong kinh tế chính trị cổ điển nảy sinh, đó là kinh tế
chính trị tầm thường, biểu hiện giai đoạn suy thoái của kinh tế chính trị cổ


4

điển. Các nhà kinh tế học của kinh tế chính trị tầm thường gạt những mâu
thuẫn trong nền kinh tế kinh tế tư bản chủ nghĩa ra bên ngoài, xuyên tạc

nguyên nhân của chúng và hướng nghiên cứu kinh tế vào chống lại phong
trào công nhânvà chủ nghĩa xã hội không tưởng, nhằm bảo vệ chế độ tư bản
chủ nghĩa. Họ gạt những mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa ra bên ngoài và xuyên tạc nguyên nhân của nền kinh tế đó. Nếu
Malthus đưa ra lý thuyết về nhân khẩu để gán cho nguyên nhân thất nghiệp là
từ sự gia tăng dân số, đổ lỗi cho tự nhiên. Họ đã ủng hộ định nghĩa tầm
thường về giá trị của Smith để đưa lợi nhuận ra khỏi kết quả của lao động,
phủ định bóc lột. Say lại tìm nguồn gốc của giá trị hàng hóa từ ích lợi, coi lợi
nhuận và địa tô là thu nhập chính đáng của người chủ có cơng đóng góp về tư
bản và đất đai, để phủ nhận mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản và tuyên truyền
cho sự hoà hợp giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
II. TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ TÂN CỔ ĐIỂN

Kinh tế học tân cổ điển là trường phái lý thuyết kinh tế hình thành và
phát triển vào giai đoạn lịch sử chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh
sang độc quyền với những biểu hiện mới và đòi hỏi khung khổ lý thuyết mới
để định hướng cho sự phát triển guồng máy kinh tế mới thích ứng với điều
kiện lịch sử thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Về nguồn gốc, lý thuyết và phương pháp luận, các nhà kinh tế tân cổ
điển kế thừa có chọn lọc và phát triển các tư tưởng kinh tế của giai đoạn cổ
điển. Trọng tâm trong đó nhấn mạnh vai trị tự điều tiết của cơ chế thị trường
và tự do kinh tế, ủng hộ tư do cạnh tranh. Về mặt phương pháp luận, các nhà
kinh tế tân cổ điển sử dụng cách tiếp cận tâm lý chủ quan trong phân tích các
hành vi của các tác nhân trong nền kinh tế. Thơng qua phân tích các hiện
tượng tâm lý chủ quan để rút ra những nguyên tắc và nguyên lý có tính ứng
dụng để phục vụ việc điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng hoặc phân tích
hành vi ứng xử của doanh nghiệp.


5


Về mặt ứng dụng và giá trị thực tiễn, kinh tế học tân cổ điển có cơng
trong việc phát triển ngành khoa học kinh tế mới là kinh tế vi mơ, phân tích
điều kiện tơi ưu tạo cơ sở cho phát triển khoa học quản trị kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường, phân tích tác động của các nhân tố tâm lý, lợi ích nhu
cầu, cung cầu, tập trung nghiên cứu và phát triển lý thuyết giá cả, đặt nền
móng cho nghiên cứu cơ chế kinh tế, đưa phương pháp tốn học và phân tích
đồ thị vào nghiên cứu kinh tế.
Các đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển:
Trường phái kinh tế chính trị tân cổ điển là trường phái lý thuyết kinh tế
hình thành trên cơ sở kế thừa chọn lọc và kết hợp các lý thuyết của kinh tế
chính trị tư sản cổ điển với lý thuyết về các đại lượng giới hạn với giả định cơ
bản rằng chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa xã hội vĩnh cửu, nhưng cần phải được
hoàn thiện, từ đó lảng tránh các vấn đề giai cấp, đặc biệt là mâu thuẫn giữa
giai cấp các nhà tư bản và công nhân làm thuê.
Các nhà lý thuyết kinh tế tân cổ điển áp dụng phương pháp nghiên cứu
các đại lượng giới hạn vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế nhằm làm rõ sự biến
đổi có tính phụ thuộc của từng yếu tố kinh tế nhất định khi yếu tố khác có liên
quan khác biến đổi; đưa các yếu tố chủ quan tâm lý vào nghiên cứu kinh tế,
thậm chí cịn nhấn mạnh và tuyện đối hố vai trị của chúng. Vì vậy tân cổ
điển cịn được gọi là trường phái kinh tế chủ quan. Xuất phát từ giả thuyết
con người kinh tế ln có mục tiêu tối đa hố lợi ích của riêng mình, từ đó
chuyển hướng nghiên cứu của khoa học kinh tế từ lĩnh vực sản xuất của cải
vật chất sang lĩnh vực tối ưu hoá hành vi của con người kinh tế. Từ nghiên
cứu hành vi của chủ thể kinh tế biệt lập ở tầm vi mô, các nhà kinh tế tân cổ
điển rút ra những tính quy luật hoạt động chung của nền kinh tế.
Các nhà kinh tế tân cổ điển không quan tâm tới các quy luật vận động
của nền kinh tế như các nhà kinh tế chính trị cổ điển mà chuyển sang nghiên
cứu vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm để đáp ứng các nhu



6

cầu xã hội trong những điều kiện nhất định. Thay thế phương pháp nghiên
cứu định tính giữa nguyên nhân và hệ quả bằng phương pháp phân tích định
lượng, áp dụng các phương pháp tốn học. Khơng thừa nhận vai trị quyết
định của lĩnh vực sản xuất như các nhà cổ điển mà tập trung vào nghiên cứu
tiêu dùng.
Trường phái tân cổ điển coi kinh tế thị trường là hệ thống cân bằng hoặc
tự vận động tới trạng thái cân bằng. Sự cân bằng của thị trường gắn liền với
hành vi tối ưu hoá của các chủ thể kinh tế . Trạng thái mất cân bằng được coi
là trạng thái của nền kinh tế mà trong đó lợi ích của các chủ thể chưa được
đáp ứng nên họ buộc phải điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tối ưu hố,
từ đó dẫn tới trạng thái cân bằng. Biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế
thuần tuý: kinh tế học bỏ qua những nghiên cứu về bản chất kinh tế xã hội của
quan hệ kinh tế.
Các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển kế thừa, bổ sung, hồn
thiện ngun lý hợp lý hố của con người kinh tế, đồng thời nhìn nhận nền
kinh tế như là cơ chế của một bộ máy gồm nhiều bộ phận cấu thành khác
nhau, khơng đánh giá đầy đủ về vai trị của tiền tệ, không chú ý tới tác động
của khối lượng tiền trong lưu thơng tới các q trình kinh tế hiện thực. Mặc
dù chứng kiến những giai đoạn suy thoái kinh tế trong các nước tư bản song
các nhà kinh tế tân cổ điển lại phủ nhận khả năng khủng hoảng của kinh tế thị
trường, tin tưởng vào sức mạnh của cơ chế thị trường, chống lại sự can thiệp
của nhà nước vào kinh tế. Đây là những tư tưởng tự do kinh tế điển hình của
kinh tế chính trị tư sản cổ điển được tiếp tục kế thừa bởi các nhà kinh tế
trường phái tân cổ điển.

* Đặc điểm nổi bật của hai trường phái:
Về đối tượng nghiên cứu:

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển
chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, nghiên cứu


7

các vấn đề kinh tế của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn đầu hay
nghiên cứu những vấn đề của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong
giai đoạn tự do cạnh tranh. Điểm xuất phát trong nội dung nghiên cứu của họ
là phạm trù lao động. Nhờ đó, các nhà kinh tế của trường phái cổ điển đã biến
kinh tế chính trị thành một khoa học thật sự.
Trường phái kinh tế Tân cổ điển xuất phát từ giả thuyết con người kinh tế
ln có mục tiêu tối đa hóa lợi ích của riêng mình, từ đó chuyển hướng nghiên
cứu của khoa học kinh tế từ lĩnh vực sản xuất của cải vật chất sang lĩnh vực
lưu thông, trao đổi, đặc biệt tiêu dùng, từ đó tối ưu hóa hành vi của con người.
Nếu như các nhà kinh tế học cổ điển lần đầu tiên xây dựng các hệ
thống phạm trù, quy luật của nền kinh tế thị trường: giá trị, giá cả cung, cầu,
lưu thông cạnh tranh, tiền công, lợi nhuận, thuế, địa tô…trong đó, phạm trù
giá trị được xem là mấu chốt của phân tích kinh tế, là gốc rễ để phát sinh các
phạm trù kinh tế khác, và phạm trù giá trị là trung tâm của nghiên cứu kinh tế
thì đối với kinh tế học Tân cổ điển không quan tâ tới các quy luật vận động
của nền kinh tế chính trị cổ điển mà chuyển sang nghiên cứu vấn đề sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm để đáp ứng nhu cầu xã hội trong điều
kiện nhất định. Từ nghiên cứu hành vi các chủ thể kinh tế biệt lập ở tầm vi
mô, các nhà kinh tế Tân cổ điển rút ra những tính quy luật hoạt động chung
của nền kinh tế mang tính vĩ mơ nhưng biến kinh tế chính trị thành khoa học
kinh tế thuần túy: kinh tế học, bỏ qua những nghiên cứu về bản chất kinh tế
xã hội của quan hệ kinh tế.
Về phương pháp nghiên cứu:
Trường phái kinh tế học cổ điển lần đầu tiên áp dụng phương pháp

trừu tượng hóa khoa học nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế tìm ra
nguyên nhân, kết quả, vạch ra bản chất của các quy luật vận động của quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngồi ra cịn một số phương pháp: logic, suy diễn,
quy nạp… đây là những phương pháp nghiên cứu khoa học tiến bộ. Bằng hệ


8

thống phạm trù, quy luật kinh tế đã được xây dựng, kinh tế chính trị cổ điển
đặt nền móng cho khoa học kinh tế sau này.
Các lý thuyết kinh tế Tân cổ điển áp dụng phương pháp nghiên cứu các
đại lượng giới hạn vào nghiên cứu các vấn kinh tế nhằm làm rõ sự biến đổi có
tính phụ thuộc của từng yếu tố kinh tế nhất định khi yếu tố khác có liên quan
khác biến đổi, đưa ra các yếu tố chủ quan tâm lý vào nghiên cứu kinh tế, nhấn
mạnh và tuyệt đối hóa vai trị của chúng. Ngồi ra cịn tích cực áp dụng các
cơng cụ tốn học như đồ thị, cơng thức, mơ hình…
Về tư tưởng nghiên cứu:
Hai trường phái kinh tế này đều thể hiện một tư tưởng trong nghiên
cứu là ủng hộ tư tưởng kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, phủ nhận khả năng
khủng hoảng của kinh tế thị trường, tin tưởng vào sức mạnh của cơ chế thị
trường, chống lại sự can thiệp nhà nước về kinh tế. Đây là những tư tưởng tự
do kinh tế điển hình của kinh tế chính trị tư sản cổ điển được tiếp tục kế thừa
bởi các nhà kinh tế trường phái Tân cổ điển.
Về mặt ứng dụng thực tiễn và hạn chế:
Kinh tế chính trị học cổ điển với những thành tựu quan trọng là đã tạo
ra hệ thống lý luận cơ sở về nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trong giai
đoạn đầu với quan điểm cơ bản coi trọng tự do cạnh tranh, khởi đầu một
phương pháp mới là phương pháp duy vật, phát triển thành phương pháp trừu
tượng hóa và phát triển thành kinh tế lượng. Nhiều có những luận điểm đạt
đỉnh cao, có sức sống lâu bền trong các quan điểm, chính sách kinh tế như lý

luận giá trị, phân phối thu nhập, tiền tệ, những phát kiến về lợ thế so sánh
trong thương mại quốc tế… Tuy nhiên học thuyết còn nhiều hạn chế, còn trộn
lẫn các yếu tố khoa học và tầm thường. Những quan điểm lý luận chưa thật
nhất quán, một mặt là khoa học muốn đi sâu vào bản chất các hiện tượng, quá
trình kinh tế, mặt khác lại tầm thường chỉ dùng ở việc liệt kê. Mơ tả hời hợt
bên ngồi. Học thuyết cịn mang tính chất siêu hình, phi lịch sử.


9

Về mặt ứng dụng và giá trị thực tiễn, kinh tế học cổ điển có cơng trong
việc phát triển ngành khoa học kinh tế mới là kinh tế vi mô, phân tích điều
kiện tối ưu tạo cơ sở cho sự phát triển khoa học quản trị kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, phân tích tác động các nhân tố tâm lý, lợi ích nhu cầu, cung
cầu, tập trung nghiên cứu và phát triển lý thuyết giá cả, đặt nền móng cho
nghiên cứu cơ chế kinh tế, đưa phương pháp tốn học và phân tích đồ thị vào
nghiên cứu kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế học Tân cổ điển còn tồn tại rất nhiều
hạn chế. Đó là bỏ qua nghiên cứu bản chất kinh tế xã hội của các quan hệ
kinh tế, phủ nhận tích chất giai cấp trong quan hệ kinh tế của chủ nghĩa tư
bản, tuyệt đối hóa vai của các nhân tố chủ quan tâm lý, tuyệt đối hóa vai trị
của thị trường, phủ nhận vai trị của nhà nước…
Về lý luận phân phối thu nhập:
Xuất phát từ sự so sánh những khác biệt từ bối cảnh lịch sử ra đời, đối
tượng, phương pháp, tư tưởng nghiên cứu, những thành tựu đạt được và
những hạn chế… để có thể đánh giá đầy đủ, sâu sắc hơn về sự khác nhau giữa
các nội dung của hai học thuyết kinh tế chính trị Cổ điển và Tân cổ điển. Về
lý luận phân phối thu nhập, trường phái Tân cổ điển đã kế thừa chọn lọc của
trường phái Tư sản cổ điển, tuy nhiên về cơ bản lý luận thu nhập của hai
trường phái có rất nhiều điểm khác nhau.
Trường phái kinh tế học cổ điển tập trung đi tìm nguồn gốc của các hình

thức thu nhập, đưa ra các định nghĩa các phạm trù: tiền công, lợi nhuận, địa tô.
W.Petty chưa đưa ra định nghĩa về phạm trù tiền công mà nêu lên mức
tiền công - không thể vượt quá những tư liệu sinh hoạt cần thiết. Đến A.smith
ông đã khẳng định được nguồn gốc của tiền công là thu nhập của công nhân
làm thuê, là một phần giá trị mà lao động của công nhân tạo ra. Cơ sở để xác
định mức tiền công là số lượng giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi công
nhân và gia đình họ. Đây là những quan điểm đúng đắn. Ricardo lại cho rằng
lao động là hàng hóa, tiền công là giá cả của lao động, đây cũng là điểm hạn
chế trong tư tưởng về tiền công của ông (lao động khơng phải là hàng hóa,


10

sức lao động mới là hàng hóa), tuy nhiên ơng cũng đánh giá mức tiền công
cao hay thấp phải căn cứ vào số lượng tư liệu sinh hoạt tối thiểu. Từ đó xuất
hiện hai xu hướng, W.Petty, Ricardo phản đối việc tăng tiền lương cao, đưa ra
"quy luật sắt về tiền lương", A.Dam Smith khuyến khích tăng tiền lương. Cả
Smith và Ricardo đều nghiên cứu kỹ những yếu tố tác động đến tiền công
trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh như lượng cầu về lao động, giá
cả tiền công, thu nhập quốc dân. Như vậy về vấn đề tiền công kinh tế học cổ
điển đã đưa ra rất nhiều luận điểm về nguồn gốc của tiền công, đây chính là
sự khởi đầu của việc nghiên cứu hình thành những hệ thống quan điểm kinh
tế đúng đắn, tuy nhiên vẫn mang tính chất sơ khai, chưa thống nhất, các quan
điểm còn mang sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan.
Còn đối với trường phái kinh tế Tân cổ điển việc nghiên cứu về tiền
công không xuất phát từ việc đi tìm nguồn gốc, lí giải về khái niệm phạm trù,
đây cũng không phải là nội dung quan trọng nhất, tỉ mỉ nhất trong học thuyết
của trường phái này, không phải đại biểu nào cũng đề cập đến lý luận về thu
nhập nói chung và tiền cơng nói riêng. Những quan điểm về lý luận thu nhập
được chọn lọc kế thừa từ học thuyết kinh tế Cổ điển trên cơ sở đó hình thành,

phát triển ví dụ như về vấn đề tiền công Alfred Marshall cho rằng tiền cơng
của người lao động là những phí tổn cần thiết để ni dưỡng, giúp đỡ người
lao động và duy trì năng lực của họ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học trong giai
đoạn này chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
tiền công là gì. Trường phái kinh tế Tân cổ điển với lý thuyết về đại lượng
giới hạn: năng suất giới hạn, ích lợi giới hạn…từ đó tác động đến tiền cơng
như việc làm, năng suất lao động, tái sản xuất mở rộng…Như vậy kinh tế học
Tân cổ điển đã nghiên cứu gắn với kinh tế vĩ mô, và các quy luật của kinh tế
thị trường trong nền kinh tế, quan trọng nhất là cung - cầu.
Ngồi hình thức tiền cơng của cơng nhân, cịn rất nhiều hình thức thu
nhập đó là: lợi nhuận, lợi tức, địa tơ… đây chính là những hình thức thu nhập
của tư bản, địa chủ. Trong thời kỳ đầu của học thuyết kinh tế cổ điển, W.Petty


11

không đưa ra phạm trù lợi nhuận của tư bản công nghiệp, chỉ đưa ra quan
điểm địa tô và lợi tức, ở rất nhiều khía cạnh ơng đã đồng nhất lợi nhuận và địa
tô, địa tô và lợi tức đều có nguồn gốc từ ruộng đất. Đến Smith vấn đề lợi
nhuận đã được phát hiện và được coi là thành tựu cao nhất của kinh tế chính
trị cổ điển đã nêu được bản chất của lợi nhuận "là phần khấu trừ thứ hai từ sản
phẩm của người lao động". Còn lợi tức là một phần của lợi nhuận. Smith cũng
có rất nhiều những luận điểm đúng đắn và khoa học về địa tô, sau này làm
tiền đề cho các học thuyết khác. Ông cũng đã chỉ ra được mối quan hệ giữa ba
giai cấp địa chủ, tư bản kinh doanh ruộng đất, công nhân nông nghiệp. Và ông
đã đưa ra cách tiếp cận địa tô chênh lệch. Đến Ricardo ông chủ yếu đưa ra các
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, tuy nhiên lý luận lợi nhuận của ơng cịn
nhiều giải thích khơng chính xác, phiến diện. Cịn về vấn đề địa tơ ơng có
nhiều đóng góp khơng phải từ việc tìm hiểu nguồn gốc mà đã giải thích được
địa tô chênh lệch I, nhưng không thừa nhận địa tô tuyệt đối, và địa tô chênh

lệch II. Như vậy về vấn đề lợi nhuận, lợi tức, địa tô các nhà kinh tế cổ điển
vẫn tập trung đi tìm và giải thích nguồn gốc định nghĩa các phạm trù. Đó
được coi là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển các khai niệm sau này, tuy nhiên
việc nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại ở những khía cạnh đơn lẻ, chưa thành hệ thống
mang tính chất khoa học, cách đánh giá cịn thiếu hụt, chưa rõ ràng, cụ thể.
Trường phái kinh tế Tân cổ điển không đi sâu vào việc nghiên cứu, tìm
hiểu nguồn gốc của lợi nhuận, lợi tức, địa tơ mà tập trung hơn hết vào việc
tìm ra các lý do, các tác nhân ảnh hưởng đến nó. Như Bohm Bawerk đưa ra
các lý do ảnh hưởng đến lợi tức: Lý do tâm lý. Lý do kinh tế, lý do kỹ thuật.
Đối với các nhà kinh tế ở các trường phái khác gắn những hình thức thu nhập
này trong mối quan hệ với nền kinh tế vĩ mô, những tác động lớn trong sản xuất
- tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, và quy luật cung - cầu của thị trường, các loại thị
trường như Leon Walras đưa ra: thị trường sản phẩm, thị trường tư bản, thị
trường lao động. Và những quan điểm đó đều gắn với yếu tố tâm lý chủ quan.
Trường phái kinh tế tân cổ điển còn được gọi là trường phái kinh tế chủ quan vì


12

đưa các yếu tố tâm lý chủ quan vào nghiên cứu các vấn đề kinh tế, và từ đó rút
ra những quy luật, lĩnh vực tối ưu hóa hành vi của con người kinh tế.
Như vậy có thể thấy rằng, lý luận về phân phối thu nhập của trường
phái kinh tế cổ điển và tân cổ điển có rất nhiều điểm khác biệt. Trường phái Tân
cổ điển thì kế thừa chọn lọc học thuyết đi trước, tuy nhiên có những điểm chung
cơ bản nhất: các ông đều đưa ra các hình thức thu nhập với đối tượng là:
Tiền cơng là của công nhân lao động làm thuê;
Lợi nhuận, lợi tức là của nhà tư bản sở hữu tư bản và tư liệu sản xuất
thu về;
Địa tô thuộc về địa chủ cho thuê ruộng đất.
Với tư tưởng bảo vệ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, các ông đều

lấp liếm và phủ nhận quan hệ bóc lột giữa địa chủ với công nhân. Bảo vệ
quyền lợi của giai cấp tư sản, coi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là vĩnh
viễn. Khơng khuyến khích tăng lương cho người lao động, phủ nhận các
phong trào đấu tranh đòi tăng lương như: Adam Smith cho rằng tiền lương chỉ
có thể tăng trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Ricardo cho rằng lương thấp
là điều tự nhiên, lương cao là thảm họa hay Clark cho rằng công nhân phải
chấp nhận tiền lương thấp để có việc làm, muốn tiền lương cao thị có thể
chính mình bị sa thải. (lý luận năng suất biên giảm dần). Cùng đề cao vai trò
tự do của thị trường vì vậy những yếu tố tác động đến thu nhập cũng đều do
yếu tố tự phát của các quy luật thị trường điều tiết.
III. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TRƯỜNG
PHÁI CỔ ĐIỂN ANH VỚI TÂN CỔ ĐIỂN

Bảng 1: So sánh chung.
Trường phái cổ điển Anh

Trường phái Tân cổ điển

- Ra đời và phát triển ở Châu Âu, - Ra đời và phát triển ở Tây Âu, Mỹ, vào
từ giữa TK 18-19.

cuối TK 19- đầu TK 20.

- Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực - Đối tượng nghiên cứu là lĩnh vực trao


13

sản xuất.


đổi, lưu thơng lợi ích, tiêu dùng.

- Sử dụng phương pháp phân tích vĩ - Sử dụng phương pháp phân tích vi mơ,
mơ, cho rằng quy luật kinh tế kết hợp phạm trù kinh tế với phạm trù
khách quan chi phối hoạt động toán học.
kinh tế.
- Cho rằng cung quyết định cầu, - Cho rằng cầu quyết định cung, tiêu dùng
cung tạo ra cầu, sản xuất quyết quyết định sản xuất.
định tiêu dùng.
- Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, - Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, chủ
chủ trương chống lại sự can trương chống lại sự can thiệp của nhà
thiệp của nhà nước vào hoạt nước vào hoạt động kinh tế.
động kinh tế.
- Lao động là yếu tố duy nhất tạo - Giá trị không bắt nguồn, không phụ thuộc
ra giá trị, là nguồn gốc của giá vào lao động mà phụ thuộc hoàn toàn vào
trị, của của cải, của giàu có.

tâm lý chủ quan của con người.

- Giá trị hàng hóa do lượng lao - Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác giữa
động hao phí tương đối cần thiết tính quan trọng , cấp thiết của nhu cầu và số
để sản xuất ra hàng hóa đó quyết lượng vật phẩm hiện có quyết định.
định.
- Lao động là cái duy nhất, chính - Giá trị trao đổi được hình thành do sự
xác để đo lường giá trị trao đổi đánh giá chủ quan của người mua, người
của hàng hóa.

bán về cơng dụng của hàng hóa.

- Chưa giải thích được tại sao vật - Giải thích được tại sao vật càng khan

càng khan hiếm thì giá trị trao hiếm thì giá trị trao đổi càng cao.(dựa
đổi càng cao.

trên quy luật ích lợi giới hạn giảm dần).

- Giá thị trường chịu sự điều tiết - Giá thị trường là kết quả sự va chạm
của giá cả tự nhiên.

giữa giá cung với giá cầu, va chạm giữa


14

cung với cầu.
- Giá cả hàng hóa trong lưu thơng - Giá cả tỉ lệ thuận với khối lượng tiền
quyết định số lượng tiền cần đưa vào trong lưu thông.
thiết trong lưu thông.
- Ricardo cho rằng tiền lương là - Clark cho rằng người công nhân được
giá cả thị trường của lao động tiền lương là sản phẩm biên tế của lao
phụ thuộc vào giá cả tự nhiên động.(giải thích dựa trên lý luận năng
(giá các tư liệu sinh hoạt…).

suất giới hạn)

- Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng - Phủ nhận cuộc đấu tranh đòi tăng lương,
lương của người công nhân:

giảm thất nghiệp của người công nhân.

+ Adam Smith cho rằng tiền lương Clark cho rằng công nhân phải chấp

chỉ có thể tăng trong nền kinh tế nhận tiền lương thấp để có việc làm,
tăng trưởng nhanh.
+ Ricardo cho rằng lương thấp là
điều tự nhiên, lương cao là thảm

muốn tiền lương cao thị có thể chính
mình bị sa thải. (lý luận năng suất biên
giảm dần).

họa.
- Lợi nhuận là kết quả của việc trả - Bohm Bawerk cho rằng lợi nhuận là
công thấp hơn giá trị.

khoảng chênh lệch do sự đánh giá chủ

- Phủ nhận sự bóc lột khi cho rằng quan khác nhau của con người về 2 loại
lợi nhuận là kết quả của toàn bộ của cải : của cải hiện tại (TLTD) được
tư bản đầu tư ban đầu.
- Khơng giải thích được lợi nhuận

đánh giá cao, của cải tương lai (TLSX)
được đánh giá thấp.

trên cơ sở nguyên tắc trao đổi - Xã hội tư bản là công bằng, nhà tư bản
có lợi nhuận phù hợp với năng suất giới
ngang giá.
hạn của tư bản, khẳng định lợi nhuận là
khơng bóc lột. (ngun tắc hành vi hợp
lý)



15

- Đã giải thích được.
- Địa chủ có địa tơ là kết quả của - Địa chủ có địa tơ phù hợp với năng suất
độ màu mỡ tương đối của đất biên tế của đất đai.
đai.
- Phát triển lý thuyết Bàn tay vơ - Tâm lí chủ quan (cá biệt các nhân) Phát
hình, tơn trọng các quy luật triển lý thuyết ích lợi giới hạn và thuyết
khách quan tự phát, chi phối giá trị giới hạn, quan tâm đến nhu cầu
hoạt động con người.

tâm lý chủ quan của con người.

Bảng 2: So sánh đặc điểm phương pháp luận:

Cổ điển Anh

Tân cổ điển

- Đối tượng nghiên cứu là lĩnh- Chuyển sự chú ý phân tích sang lĩnh vưc
vực sản xuất.

lưu thơng, trao đổi, nhu câu…

- Họ nghiên cứu các vấn đề kinh- Họ muốn gạt bỏ các yếu tố chính trị, giai
tế của tư bản chủ nghĩa.

cấp để xây dựng môn kinh tế học thuần
túy.


- Tiếp cận và tìm hiểu các quy luật- Tâm lí chủ quan (cá nhân cá biệt) trong
kinh tế khách quan. (VD: Giá trị phân tích kinh tế.
hàng hóa là khách quan.Giá trị(Giá trị của hàng hóa là do sự tương tác
hàng hóa do lượng lao động hao giữa tính quan trọng, cấp thiết của nhu
phí tương đối cần thiết để sản cầu và số lượng vật phẩm hiện có quyết
xuất ra hàng hóa đó quyết định) định).
- Phương pháp nghiên cứu thể- Phương pháp vi mô trong phân tích kinh
hiên tính 2 mặt: mặt khoa học – tế.
trừu tượng hóa và mặt tầm thường- Tích cực áp dụng các cơng cụ tốn học
– mơ tả liệt kê hời hợt. (lấy ví dụ


16

lí luận giá trị lao động của như đồ thị, cơng thức, mơ hình.
A.Smith, 2 định nghĩa giá trị)

(Ví dụ: Trường phái giới hạn Áo, cung cầu
Marshall)

- Ủng hộ tư tưởng tự do kinh tế, Giống nhau
chống lại sự can thiệp của nhà L.Walras
nước vào kinh tế. “Bàn tay vơ
Marshall.
hình” A.Smith

* Đặc điểm chung và khác so với trường phái kinh tế chính trị tư sản
cổ điển Anh.
- Đặc điểm chung: các trường phái này đều ủng hộ tự do canh tranh

chống lại sự can thiệp của nhà nước vào thị trường.
+ Cổ điển: Dùng cho phương pháp nghiên cứu dựa vào khách, đi sâu
vào nghiên cứu lĩnh vực sản xuất.
+ Tân cổ điển: Dùng tâm lý chủ quan của nhân dân, Chuyển sự chú ý
sang lĩnh vực trao đổi, lưu thông và nhu cầu, chủ yếu là mặt lượng…
Nghiên cứu về vấn đề thuần túy phủ nhận thuật ngữ kinh tế chính trị
của Montchotieu mà chỉ là kinh tế học.
Đánh giá chung
+ Kinh tế chính trị tư sản cổ điển là một trường phái khoa học có nhiều
đóng góp to lớn cho lịch sử tư tưởng kinh tế chung của loài người. Trong
những thành tự nổi bật của trường phái này, phải kể tới đó là phương pháp
nghiên cứu khoa học, dựa vào phương pháp nghiên cứu những đại biểu của
trường phái cổ điển đã phát hiện và đi sâu nghiên cứu, vạch rõ nhiều vấn đề
có tính quy luật nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.


17

+ Lý luận kinh tế cổ điển được phân tích trên cơ sở một hệ thống các
phạm trù và khái niệm kinh và còn nguyên giá trị cho tới ngày nay.
+ Những đóng góp lớn nhất về trường phái tư sản cổ điển bao gồm lý
luận giá trị lao động, lý luận về tiền công, lợi nhuận, địa tô.
+ Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển là người đầu tiên đặt cơ sở khoa
học cho sự phân tích các phạm trù và quy luật kinh tế của phương thức sản
xuất chủ nghĩa tư bản.
+ Những địa biểu nổi tiếng nhất của trường phái tư sản cổ điển có thể
được coi là người đã thực hiện những bước cách mạng quan trọng nhất trong
việc phân tích nền kinh tế thị trường nói chung và cơ chế thị trường nói riêng
trong chủ nghĩa tư bản. Điều đó có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển kinh
tế học hiện đại ở tất cả các nước đang thực hiện nền kinh tế thị trường.

Tuy nhiên trường phái kinh tế học tư sản cổ điển vẫn có những hạn chế
nhất định:
+ Kinh tế học tư sản cổ điển mang tính chất hai mặt trong phương pháp
nghiên cứu khoa học, khách quan để phân tích bản chất của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, lại vừa bị sự ràng buộc bởi tính chất phị lịch sử trong
việc đánh giá phương thức sản xuất này.
+ Kinh tế học tư sản cổ điển cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triển tự do của
kinh tế thị trường và tuyệt đối hố vai trị tự điều tiết của thị trường, những
người cổ điển cũng chưa có thái độ khách quan và thực tế đối với vai trị của
nhà nước - điều mà chính thực tế phát triển của chủ nghĩa tư bản không thể
phủ nhận được.
+ Trong khi cống hiến cho kinh tế học nhiều quan điểm xuất sắc, các
nhà kinh tế học tư sảncổ điển cũng để lại nhiều quan điểm tầm thường mà
những người kế tục họ đã biến thành một trào lưu tầm thường hoá và làm
giảm giá trị của học thuyết kinh tế học tư sản cổ điển nói chung.


18

IV. VẬN DỤNG NHỮNG KẾT QUẢ TỪ TRƯỜNG PHÁI KINH TẾ
CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN VÀ TÂN CỔ ĐIỂN VÀO VIỆT NAM

Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng và kim chỉ nam cho
mọi hành động, đối với vấn đề về phân phối thu nhập ở Việt Nam là một vấn
đề quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Lý luận về thu nhập trong
học thuyết kinh tế của Mác cũng được kế thừa có chọn lọc và phát huy những
lý luận của học thuyết kinh tế cổ điển. Và những quan điểm đúng đắn về lý
luận thu nhập của các học thuyết kinh tế cho đến ngày nay vẫn còn nguyên
giá trị đã được vận dụng vào Việt Nam một cách sáng tạo, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh, sự nghiệp phát triển đất nước của Việt Nam.

Việt Nam hiện nay, với sự nghiệp 30 năm đổi mới (1986 - 2016) đã đạt
được rất nhiều thành tựu về phát triển đất nước. Năng suất lao động ngày
càng nâng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng và ổn định 2015: GDP 5,4%.
GDP/người: 2109USD/người, Việt Nam từ một nước có thu nhập nghèo trở
thành nước có thu nhập trung bình thấp chính vì thế thu nhập của mọi tầng
lớp nhân dân được nâng lên. Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn đầu đặt
những viên gạch nền móng cho thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Và đặc
điểm trong giai đoạn này là sự đan xen giữa cái cũ và cái mới, còn tồn tại
những mảnh ghép, những thành phần của cả xã hội cũ và mới. Đảng ta đã có
những nhận thức đầy đủ về việc Bỏ qua giai đoạn Tư bản chủ nghĩa tiến thẳng
lên chủ nghĩa xã hội, và nhận thức đầy đủ về những thành tựu mà chủ nghĩa
tư bản đem lại, ví dụ như nền kinh tế thị trường, trước đây chỉ được coi là
thành tựu của chủ nghĩa tư bản, ngày nay được coi là văn minh của toàn nhân
loại, từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã chức minh điều đó là hồn tồn đúng
đắn. Tuy nhiên, trong chính thời kỳ quá độ, Việt Nam phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi kinh tế ngày càng tăng trưởng thì
phân phối thu nhập là nội dung vô cùng quan trọng cần được quan tâm và
nhiều vấn đề tháo gỡ.


19

Với những nghiên cứu trong bài viết như ở trên, khi đi tìm hiểu những
nội dung lý luận về phân phối thu nhập của hai trường phái kinh tế Tư sản cổ
điển và Tân cổ điển thì việc cần nắm rõ nguồn gốc đúng đắn của các hình
thức thu nhập (cách tiếp cận vi mô) như: tiền công, lợi nhuận, địa tô, lợi tức
đối với ngay cả nền kinh tế đương đại nói chung và Việt Nam nói riêng là vơ
cùng quan trọng. Từ đó rút ra bản chất, và giải thích bản chất của phân phối
các yếu tố tác động đến q trình phân phối thu nhập, phân tích các vấn đề
nảy sinh từ kết quả của phân phối thu nhập như bất bình đẳng kinh tế, nghèo

đói, sự can thiệp của Nhà nước
Các lý thuyết phân phối thu nhập của các nhà kinh tế chính trị tư sản
cổ điển như Adam Smith, David Ricardo hay của trường phái tân cổ điển sau
này coi người nắm giữ các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, vốn) là chủ thể
phân phối và cũng là đối tượng tiếp nhận phân phối. Tuy nhiên đối với Việt
Nam hiện nay, đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - thời kỳ đan
xen rất nhiều cái cũ và cái mới, bao gồm nhiều thành phần, mảnh ghép của cả
xã hội cũ và mới, Đảng ta cũng đã chỉ ra trong giai đoạn đổi mới này Bốn
nguy cơ lớn: Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế; hai là, đi chệch hướng xã hội
chủ nghĩa; ba là, quan liêu, tham nhũng; bốn là, diễn biến hịa bình phức tạp.
Như vậy liệu khi phát triển kinh tế ngày càng tăng có dẫn đến nguy cơ đi
chệch hướng xã hội chủ nghĩa? Có rất nhiều vấn đề lớn, trong đó bao gồm
một vấn đề về thay đổi quan hệ sản xuất thể hiện ở quan hệ phân phối trong
thời kỳ quá độ làm tiền đề cho Chủ nghĩa xã hội sau này, của cải thuộc về
tầng lớp nhân dân lao động, con người "làm theo năng lực, hưởng theo lao
động", Đây chính là cách phân phối tiến bộ, công bằng. Nhưng trong chính
giai đoạn hiện nay, kinh tế ngày càng tăng trưởng cao, sự bất bình đẳng trong
thu nhập ở nước ta hiện nay ngày càng cao, đây cũng chính là mặt trái của nền
kinh tế thị trường đem lại. Vì vậy, vai trị Nhà nước vơ cùng quan trọng, ln
ln phải đề ra những chiến lược tăng trưởng kinh tế bền vững, đảm bảo thu
nhập ngày càng tăng nhưng luôn làm tốt ở các kênh phân phối lại, quan tâm


20

phát triển kinh tế giải quyết tốt các vấn đề xã hội, các cơng tác xóa đói giảm
nghèo, giảm tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, khuyến khích tất cả
các thành phần, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế.
V. KẾT LUẬN


Việc học tập, nghiên cứu Lịch sử học thuyết là vơ cùng quan trọng,
trong đó việc đi sâu tìm hiểu, so sánh các học thuyết để thấy được những đặc
điểm giống và khác nhau, sự kế thừa, phát triển những lý luận trong từng
trường phái kinh tế có vai trị quan trọng, giúp phát triển nhận thức của học
viên cũng như hình thành những tư duy nghiên cứu các vấn đề sâu sắc hơn, từ
đó rút ra những thành tựu và hạn chế của từng học thuyết kinh tế, cũng như có
thể vận dụng vào nhìn nhận, đánh giá các vấn đề thực tiễn.
Trong khuôn khổ, bài tiểu luận đề cập đến nội dung " So sánh trường
phái kinh tế Tư sản cổ điển và Tân cổ điển về phân phối thu nhập", có thể
thấy rằng, đây là một trong những nội dung quan trọng trong học thuyết kinh
tế của hai trưởng phái trên, với sự đóng góp có giá trị rất lớn hình thành nên
những học thuyết mang tính khoa học sau này, đó là những xu hướng tư tưởng
kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển các học thuyết
kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái này vẫn cịn lưu giữ ý
nghĩa, và có giá trị vận dụng cho đến tận ngày nay như Lý luận về phân phối
thu nhập.
Từ việc nghiên cứu đó, có thể rút ra những thành tựu cũng như những
điểm hạn chế của từng trường phái kinh tế, để nhìn nhận, liên hệ vấn đề phân
phối thu nhập ở Việt Nam hiện nay.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adam Smith (1997), Của cải của các dân tộc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Mai Ngọc Cường (2005), Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nxb Lý luận chính trị,
3.
4.
5.
6.


Hà Nội.
C.Mác và Ăngghen (1993), Tồn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
C.Mác và Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 24, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện kinh tế chính trị học (2014), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế

nâng cao, Hà Nội.
7. Một số trang web: tapchicongsan.org.vn; npa.org.vn, …



×