Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận: đánh giá thực trạng và đề ra những biện pháp cho sản xuất nguyên liệu chè công ty chè Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.91 KB, 29 trang )

Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Mục lục
I. MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
1.1.1. Những vấn đề chung
1.1.2. Một số nét của công ty chè Yên Bái
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
1.3.2.2. Phạm vi không gian
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.2. Vị trí, vai trò của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.3. Một số đặc điểm của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nguyên liệu chè
2.1.4.1. Yếu tố tự nhiên
2.1.4.2. Yếu tố kinh tế- xã hội
2.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật
1
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
2.2. Cơ sở thực tiễn của sản xuất nguyên liệu chè
2.2.1. Tình hình sản xuất trên chè thế giới
2.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm của công ty
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng sản xuất nguyên liệu chè tại công ty chè Yên Bái
4.1.1. Tình hình sản xuất của hộ nông dân công ty chè Yên Bái
4.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty chè Yên Bái
4.2. Phương hướng và biện pháp về sản xuất nguyên liệu chè cho công ty chè
Yên Bái
4.2.1. Phương hướng
4.2.2. Biện pháp
V. KẾT LUẬN
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
I. MỞ ĐẦU
1.1– Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1.1– Những vấn đề chung
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Thời
gian cho thu hái búp khoảng 30- 50 năm, thậm chí trên 50 năm. Cây chè được
phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc cách đây 4000 năm. Ban đầu chúng được sử
dụng làm dược liệu, sau đó được dùng làm đồ uống ở nhiều nước trên thế
giới.
Chè là sản phẩm đồ uống rất có giá trị mà từ lâu con người đã biết chế
biến và sử dụng. Các loại chè như chè đen, chè xanh, chè đỏ, chè vàng, chè ô
long, chè sen… Chè có giá trị là dược liệu tốt giúp thanh nhiệt, giải khát… tốt
cho sức khỏe. Do đó, chè là sản phẩm có giá trị kinh tế cao được nhiều người
ưa thích.

Cây chè có thể phân bố rộng ở nhiều nơi nhưng tập chung chủ yếu ở
vùng trung du và miền núi. Đây cũng chính là vùng dân cư thưa thớt, cơ sở hạ
tầng kém phát triển, giao thông, thông tin, trình độ dân trí thấp, đời sống còn
nhiều khó khăn. Nhưng chè là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh kế cao
nên việc phát triển cây chè sẽ góp phần giải quyết hàng loạt những vấn đề khó
khăn đó cho đời sống đồng bào miền núi, trung du, dân tộc thiểu số, mang lại
thu nhập ổn định cho người dân.
Cây chè phát triển chủ yếu ở những địa bàn cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ
thuật khó khăn. Chính vì thế sản xuất chè gặp nhiều khó khăn, sản lượng,
năng xuất thấp. Việc này gây ảnh hưởng đến kinh tế– xã hội của một quốc
gia.
Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp mới chỉ đươc sử dụng khoảng
50%, diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu ở vùng trung du và miền núi, vùng
khó khăn. Việc phát triển sản xuất chè sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, giải quyết
khó khăn cho nông dân.
Việt Nam là một nước có đời sống văn hóa, tinh thần gắn liền với văn
hóa chè. Đã từ lâu người dân Việt Nam đã sử dụng chè làm đồ uống, dược
3
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
liệu tốt cho sức khỏe. Sản xuất chè phục vụ xuất khẩu và trong nước cũng
đóng góp phần lớn vào GDP của cả nước.
1.1.2– Một số nét về công ty chè Yên Bái
Công ty chè Yên Bái là một trong những công ty sản xuất chè của tỉnh
Yên Bái, một tỉnh sản xuất chè cho sản lượng lớn ở nước ta. Đây cũng là một
công ty thuộc tổng công ty chè Việt Nam.
Công ty đang nằm trên một vùng có diện tích và sản lượng chè lớn
nhất nhì cả nước, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu…tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển sản xuất nguyên liệu chè. Hiện nay, trình độ quản lý, trình độ
chuyên môn, khoa học công nghệ… cho sản xuất chè nguyên liệu đang dần
được cải tiến và phát triển góp phần làm cho sản xuất chè kinh doanh ngày

càng cho năng suất và sản lượng cao.
Nhưng ngành sản xuất chè nói chung, công ty chè Yên Bái nói riêng,
hiện nay, đang gặp phải những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ chè, phục
vụ cho xuất khẩu và trong nước. Vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp sản
xuất chè ở Yên Bái gặp phải là “cuộc chiến nguyên liệu chè” đang diễn ra gay
gắt. Tình trạng rất nhiều các cơ sở sản xuất, thu mua nguyên liệu chè mọc lên
như nấm, các cơ sở này tranh giành nguyên liệu với nhau và với các nhà máy,
công ty.
Những năm gần đây, công ty chè Yên Bái cũng đã có nhiều đổi mới, cơ
sở hạ tầng, khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn…đã được nâng cao
nhưng công ty vẫn đang trong tình trạng người lao động bị mất việc, thu nhập
thấp, sản lượng và chất lượng sản phẩm không tăng, thậm chí giảm đáng kể…
Điều này ảnh hưởng lớn tới công ty và ngành sản xuất chè ở Việt Nam.
1.2– Mục tiêu
1.2.1– Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra những biện pháp cho sản xuất
nguyên liệu chè công ty chè Yên Bái. Từ đó góp phần giải quyết những khó
khăn cho công ty, tăng thu nhập cho ngừoi lao động.
1.2.2– Mục tiêu cụ thể
4
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sản xuất nguyên liệu chè cho công ty
chè Yên Bái.
– Đánh giá thực trạng sản xuất nguyên liệu chè cho công ty chè Yên
Bái.
– Đề xuất một số phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng sản xuất nguyên liệu chè cho công ty chè Yên Bái.
1.3– Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1– Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sản xuất chè nguyên liệu tại các hộ gia đình được

công ty chè Yên Bái chuyển giao diện tích đất trồng chè.
Nghiên cứu về tình hình hoạt động sản xuất, chế biến, quản lý của các
doanh nghiệp, nhà máy thuộc công ty chè Yên Bái.
1.3.2– Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1– Phạm vi nội dung
Tình hình sản xuất và những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nguyên
liệu chè cho công ty.
1.3.2.2– Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu về công ty chè Yên Bái thuộc tỉnh Yên Bái.
1.3.2.3– Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu về sản xuất nguyên liệu chè từ năm 1995 đến nay.
II. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
2.1– Cơ sở lý luận của sản xuất nguyên liệu chè
2.1.1– Một số khái niệm
Cây chè là cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới, họ Chè. Lá và
ngọn, hạt được dùng làm đồ uống. Cây cổ thụ cao 15- 20m, nhưng chè thường
được tỉa thành cây nhỡ. Lá mọc cách, có răng cưa. Hoa đều, lưỡng tính, màu
trắng, mọc 1- 3 hoa ở kẽ lá. Quả nang có ba ngăn, mỗi ngăn có một hạt không
phôi nhũ.
5
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Cây chè là là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao, là sản
phẩm xuất khẩu sản lượng lớn. Cây chè có thể cho thu hái búp từ 30- 50 năm,
có thể cho thu hoạch liên tục 10 tháng trong năm.
Sản xuất là hoạt động kết hợp đầu vào các yếu tố như lao động, tư bản,
đất đai… để sản xuất ra hàng hoa và dịch vụ.
Sản xuất nguyên liệu là hoạt động kết hợp đầu vào các yếu tố như lao
động, tư bản, đất đai, kỹ thuật để sản xuất ra nguyên liệu phục vụ cho ngành
chế biến, công nghiệp khác.
2.1.2. Vị trí, vai trò của sản xuất nguyên liệu chè

Sản phẩm chè dùng làm đồ uống, nó được nhiều nơi trên thế giới ưa
chuộng. Chè còn chứa nhiều chất có tác dụng là dược liệu tốt cho sức khỏe.
Nhiều nơi chè còn gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần. Ở Việt Nam chè là
văn hóa người Việt. Chính vì vậy, sản xuất chè sẽ phục vụ cho nhu cầu đó của
người dân.
Sản xuất nguyên liệu chè có vai trò rất quan trọng trong ngành nông
nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Nguyên liệu chè được chế biến ra các sản
phẩm chè khác nhau phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở Việt Nam,
chè tập trung chủ yếu ở vùng trung du miền núi, tây nguyên, dân tộc thiểu số;
vì vậy phát triển chè có ý nghĩa lớn trong phát triển kinh tế xã hội các vùng
khó khăn và của cả nước. Nước ta diện tích và sản lượng chè khá lớn, chè là
mặt hàng xuất khẩu đóng góp nhiều vào GDP của quốc gia. Nâng coa sản
lượng, chất lượng chè sẽ tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân,
giảm chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng,
giao thông, thông tin liên lạc…
2.1.3. Một số đặc điểm của sản xuất chè
Cây chè là một nông sản vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sinh trưởng
và phát triển tốt trong điều kiện:
Nhiệt độ: 15
0
C- 25
0
C
Lượng mưa trung bình: 1500- 2000mm
Độ ẩm tương đối của không khí: 80%- 85%
6
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Đất có pH
HCl
từ 4,5- 6; tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn, giàu

chất dinh dưỡng, tỷ lệ và nồng độ NPK hợp lý, nhất là đạm. kết cấu đất tơi
xốp, giữ nước cũng như thoát nước.
Chè có thể phân bố ở nhiều nơi, nhưng thích nghi với từng vùng nhất
định, thường là trung du và miền núi. Vì thế, phát triển ngành chè sẽ nâng cao
và giải quyết được nhiều kinh tế xã hội cho nhân dân vùng chè.
Địa hình của các vùng trồng chè thường là đồi núi cao, dốc; nơi đây
dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin… đều khó khăn. Điều
này dẫn đến sự phân bố sản xuất chè thường xa nơi cung ứng vật tư, nơi chế
biến sản phẩm làm cho chi phí sản xuất tăng lên.
Chè là cây công nghiệp dài ngày, cho thu hoạch sản phẩm là chè búp
tươi, có thể thu hoạch suốt 10 tháng trong năm. Chu kỳ kinh tế của sản xuất
chè kéo dài và trải qua hai thời kỳ:kiến thiết cơ bản và kinh doanh. Vì vậy,
vốn đầu tư cho sản xuất nguyên liệu chè thường tập trung lớn ngay từ giai
đoạn trồng mới và kiến thiết cơ bản, cần phải có vốn lớn ngay từ đầu mới có
thể sản xuất được.
Chè là cây trồng dễ tính, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế khác nhau mà
sản xuất chè cần đầu tư thâm canh khác nhau. Mỗi mức đầu tư cho sản xuất
khác nhau sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khác nhau.
Sản xuất chè cần đầu tư nhiều lao động trong thời kỳ thu hoạch vì sản
phẩm chè có tính thời vụ cao, nên cần áp dụng các biện pháp làm giảm tính
căng thẳng thời vụ và cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Lao
động trong sản xuất là lao động tương đối ổn định, mang tính chuyên môn
hóa cao, do vậy có điều kiện để tăng năng suất lao động, đặc biệt là trong
khâu thu hái.
Chè búp tươi thu hái yêu cầu phải được chế biến ngay (dưới 10h sau
khi thu hoạch), chất lượng của yếu tố nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến chất
lượng của sản phẩm chế biến. Do vậy, các công ty chè có vùng nguyên liệu
thường đi đôi với các cơ sở chế biến.
2.1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nguyên liệu chè
7

Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
2.1.4.1. Yếu tố tự nhiên
Cây chè khà dễ tính , nhưng điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến năng suất và chất lượng sản phẩm chè. Điều kiện thuận lợi phàt triển
cây chè là: nhiệt độ bình quân 15
0
C- 25
0
C, lượng mưa bình quân 1500-
2000mm, tầng đất dày trên 1m, nhiều mùn và giàu chất dinh dưỡng, đất tơi
xốp dốc thoải, giữ nước và thoát nước tốt . Ở điều kiện này cây chè sẽ phàt
triển tốt cho năng suất cao.
Thiên tai như hạn hán, mưa lũ, xói mòn cũng gây ảnh hưởng đến sản
xuất chè. Cây chè thường được trồng trên những vùng đồi cao, dốc, không có
cây cao che phủ nên khi hạn hán thì đất cằn cỗi, khi mưa lũ thì mất đi một
lượng chất dinh dưỡng trên bề mặt đất.Vùng trồng chè có ít điều kiện tưới tiêu
cho cây trồng, nhất là cây mới. Nhưng cây chè là một cây công nghiệp lâu
năm, cổ thụ nên không ảnh hưởng lớn như những cây công nghiệp ngắn ngày
và cây lương thực.
2.1.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Vùng sản xuất chè thường là những nơi dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng,
trình độ dân trí, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân khó khăn. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất chè.
Con người là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong sản xuất chè.
Người lao động là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, đặc boệt trong
khâu thu hái chè búp tươi.
2.1.4.3. Yếu tố khoa học kỹ thuật
Hiện nay, sản xuất chè đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật,
mở rông tính chuyên môn hóa nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người lao động và người dân

vùng chè. Nhưng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do điều kiện địa hình, vốn, cơ sở vật chất và trình độ.
8
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Cây chè là cây nông sản tập trung nhiều ở Châu Á, Châu Phi và Châu
Mỹ La Tinh. Hiện nay, chè được sản xuất ở 39 nước thuộc 5 châu lục với
tổng diện tích đạt 2,32 triệu ha năm 1995, tăng lên 2,404 triệu ha năm 2004,
tổng sản lượng chế biến chè khô tưong ứng đạt 2,615 triệu tấn và trên 3,21
triệu tấn. Trên thị trường chè thế giới, nhiều năm qua, cung vượt cầu khoảng
10.000 tấn mỗi năm, chủ yếu là các loại chè kém chất lượng, không an toàn.
Hình 1:Tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu chè ở các nước sản xuất chính,
giai đoạn 1996- 2000
Source: FAOStat 2004.
Chè đã được trồng ở 58 nước trên khắp châu lục, từ 33
0
vĩ Bắc 49
0

Nam , trong đó vùng thích hợp nhất là 16 vĩ Nam-20vĩ Bắc (theo Đỗ Ngọc
Quý- Nguyễn Khánh Phong).
Diện tích chè trên thế giới năm 1934 là 89,97 vạn ha, năm 1990 là
250,31 vạn ha. Châu Á có 20 nước trồng chè, chiếm 80,7% diện tích thế giới.
9
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
Các nước có diện tích chè lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Indonesia,
Bangladesh, Việt Nam. Châu Phi có 21 nước chiếm 13,8% diện tích chè thế
giới như các nước Kênia, Malavi, Tangzania, Burundi, Uganda, Mozambich.
Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương có 17 nước chiếm 6,5% diện tích như

Liên Xô, Achentina.
Về sản lượng sản xuất : Năm 1934 sản lượng chè khô trên toàn thế giới
là 38,12 vạn tấn , năm 1990 là 251,51 vạn tấn, tăng 3,8% /năm.
Theo FAO, sản lượng chè toàn thế giơi năm 1990 là 1,88 triệu tấn và
dự kiến 2,638 triệu tấn vào năm 2000, tăng bình quân 2,8-3,2%/năm, chủ yếu
là chè đen, gồm các nước đang phát triển chiếm 95%, Châu Phi 16%, Châu Á
65%.
Tổng sản lượng chè thế giới năm 2001 đạt gần 3 triệu tấn, với diện tích
trồng chè khoảng 2,55 triệu ha. Hiện nay có 39 nước trồng và chế biến chè
nằm ở khắp các châu lục. Những nước có sản lượng chè lớn trên thế giới (xếp
theo thứ tự) là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya. Việt Nam hiện đứng
hàng thứ 8 về diện tích, thứ 5 về xuất khẩu trong số các nước sản xuất chè.
Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ chè nhiều nhất thế giới,
nhưng lại sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai không thích hợp với việc
trồng chè.
2.2.2– Tình hình sản xuất ở Việt Nam
Việt Nam bắt đầu sản xuất chè hơn 3000 năm trước đây. Sau khi chiếm
đóng Đông Dương, thực dân Pháp đã đưa cây chè vào từ cuối thế kỷ 19. Đến
năm 1938, diện tích trồng chè là 13.405 ha, sản lượng đạt 6.100 tấn chè khô.
Đến năm 1946, sản lượng chè chỉ đạt 300 tấn. Sau năm 1954, sản xuất chè
phát triển mạnh. Năm 1958, diện tích trồng chè là 30.000 ha và Việt Nam có
hai nhà máy chế biến chè ở Hà Nội và Phú Thọ với tổng công suất chế biến là
1.100 tấn mỗi năm. Năm 1977, diện tích chè mở rộng lên 44.330 ha, sản
lượng đạt gần 18.000 tấn chè khô. Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và
chè được coi là mặt hàng chiến lược, sản xuất chè ngày càng phát triển. Đến
nay, cả nước có khoảng hơn 615 doanh nghiệp, kinh doanh chế biến chè với
qui mô lớn, vừa và nhỏ. Hàng nghìn hộ tham gia sản xuất chế biến chè qui mô
10
Tiểu luận kinh tế công nghiệp Đinh Thị Phương Dung – KE&QTKD
gia đình đã làm ra 90-100 nghìn tấn chè khô và xuất khẩu được trên 74 nghìn

tấn. Trong đó, hơn 70% sản lượng là sản phẩm chè đen. Diện tích trồng chè
đạt khoảng 108.000 ha. Tuy nhiên, sản phẩm chè xuất khẩu Việt Nam còn có
nhiều điểm yếu như chất lượng chưa cao, còn có nhiều khuyết tật và chưa có
uy tín trên thị trường thế giới. Giá bán chè đen của Việt Nam bình quân chỉ
đạt 1,0 - 1,2 USD/ kg, trong khi giá bán bình quân của các nước khác từ 1,4 -
1,8 USD/ kg. Nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá là việc làm
cấp bách của Ngành chè Việt Nam.
Sản lượng chè Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong thập niên 90,
mặc dù phần lớn là do việc mở rộng diện tích trồng chè hơn là tăng trưởng về
năng suất. Trong giai đoạn 1990-2003, sản lượng chè đã tăng bình quân
7%/năm, trong khi diện tích và năng suất chỉ tăng lần lượt 3,5%/năm và
3,1%/năm. Sản lượng giảm mạnh trong năm 2003 khi thị trường sụp đổ vì
cuộc chiến ở Irắc. Tuy nhiên, dự kiến sản lượng sẽ đạt mức cao trở lại vào
năm 2004. [ Hình 2 ]
Việt nam sản xuất 3 loại chè chế biến là chè đen orthodox (60%), chè
đen CTC (7%) và chè xanh (33%).
Hiện nay, Việt Nam là một nước xuất khẩu chè đứng thứ 8 trong tổng
số 34 quốc gia xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản lượng, thứ 5 về diện tích chè.
11

×