Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tài liệu Bệnh răng miệng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 112 trang )






Bệnh răng miệng
LỜI NÓI ĐẦU

Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến tại nước ta và trên thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến
sức khoẻ con người và sự phát triển chung về văn hoá – kinh tế - xã hội. Bảo vệ sức khoẻ và
dự phòng bệnh răng miệng là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế.
Nhằm trang bị cho sinh viên y khoa về kiến thức, kỹ năng cơ bản và thái độ cần thiết
để đáp ứng được nhu cầu y tế địa phương và quốc gia trong giai đoạn hiện nay, Khoa Răng
Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã sử dụng giáo trình Răng Hàm Mặt làm tài
liệu giảng dạy đào tạo bác sỹ đa khoa hệ sáu năm và hệ bốn năm, đồng thời làm tài liệu tham
khảo cho một số đối tượng khác.
Giáo trình nầy đã được tập thể giảng viên của khoa đã biên soạn, chỉnh sửa và bỗ
sung. Nội dung giáo trình thống nhất với cuốn “Sách Xanh” của Bộ Y Tế xuất bản 2006, xác
định các kiến thức, thái độ và kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp bác sỹ y khoa.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Đại học Huế, Ban Giám Hiệu, Phòng
Đào Tạo Đại Học và toàn thể cán bộ giảng dạy Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại Học Y
Dược Huế, đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành giáo trình nầy.
Chúng tôi xin hoan nghênh tiếp thụ mọi ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và các
bạn sinh viên để giáo trình nầy ngày càng hoàn thiện hơn.


Trưởng Ban Biên tập
Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt
TS.BSCKII NGUYỄN TOẠI






















BAN BIÊN TẬP

1. TS.BSCKII Nguyễn Toại Giảng viên chính (GVC)
2. ThS.BSCKI Lê Hồng Liên GVC
3. ThS.BSCKI Nguyễn Thúc Quỳnh Hoa GVC
4. ThS.BSCKI Trần Thanh Phước GVC
5. ThS.BSCKI Vũ Thị Bắc Hải GVC







CHỦ BIÊN: TS.BSCKII NGUYỄN TOẠI Giảng viên chính
NHỮNG NGƯỜI BIÊN SOẠN:
ThS.BSCKI LÊ HỒNG LIÊN Giảng viên chính
ThS.BSCKI NGUYỄN THÚC QUỲNH HOA Giảng viên chính
ThS.BSCKI TRẦN THANH PHƯỚC Giảng viên chính
ThS.BSCKI VŨ THỊ BẮC HẢI Giảng viên chính









1

Chương I
RĂNG VÀ BỘ RĂNG

Mục tiêu học tập
1. Phân biệt và gọi chính xác tên từng răng theo danh pháp quốc tế.
2. Mô tả các phần và cấu trúc của răng.
3. Phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn.
1. CÁC B

RĂNG
1.1. Bộ răng sữa

Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong:
- Tiêu hoá: nhai nghiền thức ăn.
- Giữ khoảng cho răng vĩnh viễn.
- Phát âm và thẩm mỹ.
- Đồng thời, kích thích sự phát triển của xương hàm nhất là sự phát triển chiều cao cung răng
qua hoạt động nhai.
Bộ răng sữa gồm 20 chiếc.
Ở mỗi phần tư hàm, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một răng nanh và
hai răng hàm / cối (răng cối thứ nhất và răng cối thứ hai)

















Tên răng Ký kiệu
Răng cửa giữa là răng sữa số 1
Răng cửa bên 2
Răng nanh 3

Răng hàm thứ nhất (cối 1) 4
Răng hàm thứ hai (cối 2) 5


1: Răng cửa giữa và răng cửa bên trên
2: Răng cửa giữa và răng cửa bên dưới
3: Răng nanh trên
4: Răng nanh dưới
5: Răng hàm (cối) thứ nhất, thứ 2 trên
6: Răng hàm (cối) thứ nhất, thứ 2 dưới.




3


4

2


1

5


6

Hình 1.1: Răng sữa




2

1.2. Bộ răng vĩnh viễn
Gồm 32 chiếc, ở mỗi phần tư hàm, có hai răng cửa (răng cửa giữa và răng cửa bên), một
răng nanh, các răng này thay thế cho các răng sữa cùng tên tương ứng; hai răng hàm nhỏ (răng
hàm nhỏ thứ nhất và răng hàm nhỏ thứ hai, thay thế cho các răng hàm sữa) và ba răng hàm lớn
(răng hàm lớn thứ nhất, răng hàm lớn thứ hai và răng hàm lớn thứ ba; các răng này không thay
thế cho răng sữa nào cả, đặc biệt răng hàm lớn thứ nhất còn gọi là răng-sáu-tuổi mọc lên rất
sớm, cùng tồn tại với các răng sữa nên rất dễ nhầm với răng sữa và không chăm sóc đúng mức).



























Tên răng Ký hiệu
Răng cửa giữa là răng vĩnh viễn số 1
Răng cửa bên 2
Răng nanh 3
Răng hàm nhỏ thứ nhất (cối nhỏ 1) 4
Răng hàm nhỏ thứ hai (cối nhỏ 2) 5
Răng hàm lớn thứ nhất (cối lớn 1: răng-sáu-tuổi) 6
Răng hàm lớn thứ hai (cối lớn 2: răng-mười-hai-tuổi) 7
Răng hàm lớn thứ ba (cối lớn 3: răng khôn) 8



Hình 1.2: Răng vĩnh viễn
1: Răng cửa giữa và răng cửa bên trên
2: Răng cửa giữa và răng cửa bên dưới
3: Răng nanh trên
4: Răng nanh dưới
5: Răng hàm (cối) nhỏ thứ nhất, thứ hai trên
6: Răng hàm (cối) nhỏ thứ nhất, thứ hai dưới
7: Răng hàm (cối) lớn thứ nhất, thứ hai và răng khôn trên
8: Răng hàm(cối) lớn thứ nhất, thứ hai và răng khôn


dưới



1


3


5

7

2

6

4

8



3

1.3. Bộ răng hỗn hợp
Gồm răng sữa và răng vĩnh viễn cùng tồn tại trên cung hàm trong khoảng từ 6-12 tuổi.
2. CÁCH GỌI TÊN RĂNG THEO LIÊN ĐOÀN NHA KHOA QU


C TẾ (FDI)
10/1970
Để gọi đầy đủ và gọn tên các răng theo vị trí phải trái, trên dưới, người ta dùng hai chữ
số ký hiệu là xy:
2.1. Chữ số đầu (x) chỉ vùng
Răng hai hàm đựơc chia thành 4 vùng:
2.1.1. Đối với răng vĩnh viễn
- Vùng 1: cho tất cả các răng hàm trên bên phải.
- Vùng 2: cho tất cả các răng hàm trên bên trái.
- Vùng 3: cho tất cả các răng hàm dưới bên trái.
- Vùng 4: cho tất cả các răng hàm dưới bên phải.
2.1.2. Đối với răng sữa
- Vùng 5: cho tất cả các răng hàm trên bên phải.
- Vùng 6: cho tất cả các răng hàm trên bên trái.
- Vùng 7: cho tất cả các răng hàm dưới bên trái.
- Vùng 8: cho tất cả các răng hàm dưới bên phải.
2.2. Chữ số sau (y) chỉ loại răng

1 2 5 6
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5
4 3 8 7


Sơ đồ 1.1: Bốn vùng của răng vĩnh viễn Sơ đồ 1.2: Bốn vùng của răng sữa.

Ví dụ: Gọi tên răng hàm lớn thứ hai hàm trên bên phải vĩnh viễn là răng 17.
Gọi tên răng hàm thứ nhất hàm dứơi bên trái sữa là răng 74.
3. CÁC PHẦN CỦA RĂNG
Răng có hai phần: Thân răng và chân răng, được phân cách bởi cổ răng giải phẫu (đường

men-ximăng).
3.1. Thân răng là phần trông thấy được ở trên cổ răng giải phẫu, thân răng có 5 mặt:
3.1.1. Mặt nhai (của răng hàm), rìa cắn (của nhóm răng cửa trước): qua đó, có sự tiếp xúc các
răng hàm đối diện để cắn xé, nhai, nghiền thức ăn. Ở mặt nhai có các núm (múi) răng, được
phân cách nhau bởi các rãnh.
3.1.2. Mặt ngoài: còn gọi là mặt má (hành lang) đối với răng hàm (cối), mặt môi (tiền đình) đối
với răng trước cửa.
3.1.3. Mặt trong: còn gọi là mặt vòm miệng đối với các răng hàm trên, mặt lưỡi đối với các răng
hàm dưới.
3.1.4. Hai mặt bên: mặt gần là mặt bên của răng nằm gần đường giữa, mặt xa là mặt bên của
răng nằm xa đường giữa.



4

3.2. Chân răng
Là phần được cắm vào xương ổ răng của xương hàm, được che phủ trên cùng bởi lợi
bám ở cổ răng, tận cùng bằng chóp chân răng. Số lượng chân tùy loại răng và vị trí của nó.
3.2.1. Đối với răng vĩnh viễn
- Một chân: các răng cửa, răng nanh, các răng hàm (cối) nhỏ hàm dưới, răng hàm (cối) nhỏ thứ
hai hàm trên.
- Hai chân: răng hàm (cối) nhỏ 1 hàm trên (gồm một chân ngoài và một chân trong), răng hàm
(cối) lớn 1 và răng hàm (cối) lớn 2 hàm dưới (gồm một chân xa và một chân gần).
- Ba chân: răng hàm (cối) lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên (gồm hai chân ngoài và một chân
trong).
- Số chân bất thường: răng khôn và các trường hợp ngoại lệ ở các răng khác có số lượng chân
thay đổi.
3.2.2. Đối với răng sữa
- Một chân: các răng cửa, răng nanh.

- Hai chân: các răng hàm (cối) dưới (gồm một chân xa và một chân gần).
- Ba chân: các răng hàm (cối) trên (gồm hai chân ngoài và một chân trong).
4. CẤU TRÚC RĂNG
Răng được cấu tạo bởi ba thành phần: men, ngà và tủy răng.
4.1. Men răng
Men răng là thành phần cứng nhất cơ thể, gồm 96% vô cơ, chủ yếu là Hydroxy apatit,
3% nước, 1% hữu cơ. Men bao phủ thân răng, hầu như không có cảm giác.
4.2. Ngà răng
Ngà răng ít cứng hơn men răng, gồm 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước, ngà liên tục từ
thân đến chân răng, tận cùng ở chóp răng (apex), trong lòng chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà có
cảm giác vì chứa các ống thần kinh Tomes. Phủ mặt ngoài ngà chân răng là ximăng chân răng,
được hình thành cùng với sự hình thành chân răng, là chỗ bám của dây chằng nha chu.
4.3. Tủy răng
Tuỷ răng là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tủy, là đơn vị sống chủ yếu của răng. Trong
tủy có mạch máu, thần kinh, bạch mạch


Hình 1.3: Cấu trúc răng
Men

Ngà
Buồng tuỷ


Ống tuỷ

Chóp (Apex)




5

5. PHÂN BIỆT RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN
5.1. Thân răng
- Thân răng sữa thấp hơn răng vĩnh viễn, kích thước gần-xa lớn hơn chiều cao.
- Mặt nhai thu hẹp nhiều
- Cổ răng thắt lại nhiều và thu hẹp hơn.
- Lớp men và ngà mỏng hơn
- Màu răng sáng hơn, thành phần vô cơ ít hơn.
- Răng cửa và răng nanh sữa nhỏ và không thanh như răng vĩnh viễn: chiều gần-xa nhỏ hơn
nhưng chiều ngoài-trong phồng hơn.
- Răng hàm (cối) sữa lớn hơn răng hàm (cối) nhỏ vĩnh viễn, cần phân biệt kỹ với răng hàm (cối)
lớn thứ nhất vĩnh viễn.
5.2. Tuỷ răng
- Tủy răng sữa lớn hơn nếu so theo tỉ lệ kích thước thân răng.
- Sừng tủy nằm gần đường nối men-ngà hơn.
- Có nhiều ống tủy phụ.
Vì vậy, khi điều trị sâu răng sữa, cần lưu ý không làm tổn thương tủy; khi viêm tủy thì
phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử.
5.3. Chân răng
- Chân răng cửa và răng nanh sữa dài và mảnh hơn nếu so theo tỉ lệ với kích thước thân răng.
- Chân răng hàm sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và càng về phía chóp thì càng tách xa hơn.
Vì vậy, chân răng sữa dễ bị gãy khi nhổ răng.

Hình 1.4: Sự khác biệt về hình thể giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
A: chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn
B: chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn.
C : tỉ lệ buồng tuỷ răng sữa lớn hơn và sừng tuỷ nằm gần đường nối men ngà hơn.
D: gờ cổ răng sữa nhô cao.
E: trụ men răng sữa nghiêng về mặt nhai

F: cổ răng sữa thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn
G: chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng).
H: chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng gần về phía chóp thì càng tách xa hơn.




6

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1. Ở tuổi 12, có bao nhiêu răng vĩnh viễn ?
A. 20 D. 28
B. 24 E. 32
C. 26
Câu 2. Ký hiệu của răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên trái là :
A. 54 D. 85
B. 65 E. 55
C. 74
Câu 3. Chữ số ký hiệu vị trí của răng hàm trên vĩnh viễn bên phải là:
A. 1 D. 4
B. 2 E. 5
C. 3
Câu 4. 74 là ký hiệu của răng:
A. răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm trên bên phải
B. răng hàm (cối) sữa thứ hai hàm trên bên phải
C. răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên trái
D. răng hàm (cối) sữa thứ hai hàm dưới bên trái
E. răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm dưới bên phải
Câu 5. Răng hàm (cối) sữa thứ nhất hàm trên có:
A. Hai chân: 1 trong, 1 ngoài D. Ba chân: 2 trong,1 ngoài

B. Hai chân: 1 xa, 1 gần E. Ba chân: 2 xa, 1 gần.
C. Ba chân: 1 trong, 2 ngoài
Câu 6. Răng hàm (cối) lớn thứ nhất vĩnh viễn hàm dưới có:
A. Hai chân: 1 trong, 1 ngoài D. Ba chân: 2 trong, 1 ngoài
B. Ba chân: 1 trong, 2 ngoài E. Ba chân: 2 xa, 1 gần.
C. Hai chân: 1 xa, 1 gần
Câu 7. Thành phần cấu tạo của ngà răng:
A. 96% vô cơ, 4% hữu cơ và nước. D. 30% vô cơ, 70% hữu cơ và nước
B. 70% vô cơ, 30% hữu cơ và nước E. 4% vô cơ, 96% hữu cơ và nước.
C. 50% vô cơ, 50% hữu cơ và nước.
Câu 8. Răng hàm (cối) sữa có đặc điểm:
A. Nhỏ hơn răng vĩnh viễn thay nó D. Tủy nhỏ hơn răng vĩnh viễn
B. Sừng tủy nằm xa đường nối men-ngà E. Ít ống tủy phụ
C. Các chân răng tách xa nhau ở phía chóp
Câu 9. Viêm tủy răng sữa có phản ứng rất nhanh và dễ bị hoại tử hơn răng vĩnh viễn vì:
A. Thân răng thấp hơn răng vĩnh viễn D. Tủy lớn hơn
B. Ít ống tủy phụ E. Răng sữa ít thành phần vô cơ hơn
C. Sừng tủy nằm xa đường nối men-ngà
Câu 10. Răng sữa nào có kích thước lớn hơn răng vĩnh viễn thay thế nó:
A. Răng cối D. Răng cửa bên
B. Răng nanh E. Răng cửa giữa
C. Các răng cửa trên

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Hoàng Tử Hùng (2002), Giải Phẫu Răng, NXB Y Học TP.HCM.
2. Nguyễn Toại (2003), Giáo Trình Nha Khoa Hình Thái, Khoa RHM Trường ĐH Y Huế


7


Chương 2
SỰ MỌC RĂNG VÀ DỰ PHÒNG LỆCH LẠC RĂNG

Mục tiêu
1. Trình bày được sự hình thành và phát triển răng, phân biệt được sự khác biệt về cấu tạo
mô học và hình thái giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
2. Nêu được tuổi mọc và thay răng sữa, tuổi mọc răng vĩnh viễn, chẩn đoán được các biến
chứng mọc răng và sự lệch lạc răng
3. Giải thích và tư vấn được cho người bệnh và gia đình cách dự phòng lệch lạc răng.

1. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN RĂNG
Giai đoạn phôi của hệ răng sữa bắt đầu vào tuần lễ thứ 6 đến thứ 8 trong bào thai và kéo
dài đến khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Giai đoạn phôi của răng vĩnh viễn bặt đầu từ tháng thứ
3 đến tháng thứ 5 và kéo dài đến tháng thứ 9 sau khi sinh, riêng mầm răng khôn đến 4 tuổi.
Không có một cơ quan nào khác trong cơ thể người lại cần một thời gian dài như thế để đạt được
hình thể sau cùng như hệ răng.
1.1. Về phương diện hình thể
Răng trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:
1.1.1. Lá răng
Thể hiện bởi giai đoạn khởi đầu.
1.1.2. Giai đoạn mầm
Là sự dày lên của lá răng, thể hiện sự tăng sinh và biệt hóa về phương diện hình thể.
1.1.3. Giai đoạn hình nón
Thể hiện bởi sự tăng sinh, biệt hóa về phương diện mô học và hình thể. Giai đoạn này
mầm răng được tổ chức gồm:
- Lớp thượng bì men bên trong và lớp thượng bì men bên ngoài
- Lớp tế bào hình sao (trung tâm của cơ quan tạo men)
- Nhú răng có nguồn gốc từ trung mô (cơ quan tạo ngà và tủy)
- Bao mầm răng có nguồn gốc từ trung mô
1.1.4. Giai đoạn hình chuông

Thể hiện bằng sự đi sâu vào bên trong lớp trung mô của tế bào thượng bì men. Ở giai
đoạn này xuất hiện lớp tế bào trung gian của cơ quan tạo men và những mầm răng vĩnh viễn
cũng xuất hiện từ lá răng tiên phát hay còn gọi lá răng của răng sữa (răng cửa, răng nanh, răng
tiền cối vĩnh viễn).
1.1.5. Giai đoạn hình chuông tiến triển
Phát họa đường nối men ngà và bờ tận của cơ quan tạo men tạo ra bao thượng bì chân
răng Hertwig.
1.1.6. Giai đoạn bao thượng bì chân răng
Lớp ngà chân răng đầu tiên lắng đọng và bao thượng bì chân răng bị mất sự liên tục.
Những tế bào thượng bì còn sót gọi là tế bào thượng bì Malassez.
1.2. Về phương diện mô sinh học
Từ khi hình thành cho đến khi mất đi, răng trải qua các giai đoạn phát triển sau đây:



8

1.2.1. Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn này xảy ra trong một thời gian ngắn:
- Lá răng hình thành vào tuần lễ thứ 6 trong bào thai
- Hình thành lá răng tiên phát cho hệ răng sữa
- Lá răng tiên phát hình thành 10 điểm ở mỗi hàm tương tương ứng với vị trí các mầm răng sữa
sau này.
Mầm răng bao gồm: Cơ quan tạo men (nguồn gốc thượng bì niêm mạc miệng); Nhú
răng (trung mô); Bao mầm răng (trung mô). Các xáo trộn trong giai đoạn này có thể đưa đến sự
thiếu răng hoặc thừa răng (vd: mésiodent).
1.2.2. Giai đoạn tăng sinh
Có sự tham gia đáng kể số lượng tế bào và kết quả của giai đoạn này là hình thành cơ
quan tạo men. Các xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường về kích thước, tỷ lệ, số
lượng và răng sinh đôi.

1.2.3. Giai đoạn biệt hóa tế bào về phương diện mô học
Cuối giai đoạn hình chuông, lớp thượng bì men bên trong của cơ quan tạo men ở phần
mặt nhai, lớp tế bào này trưởng thành, hình thành tạo men bào. Các tế bào của nhú răng phân
hóa tạo thành tạo ngà bào. Ranh giới giữa tạo men bào và tạo ngà bào phát họa nên đường nối
men ngà.
Sự xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến các bất thường của men và ngà: ví dụ: không
hình thành men hoặc hình thành men ít, hoặc men có thể tách dần ra khỏi đường nối men ngà
(sinh men bất toàn. Hoặc tạo ra sự sinh ngà bất toàn. Ở lâm sàng khó phân biệt giữa sinh men
bất toàn và sinh ngà bất thường mà chủ yếu dựa vào tia X: Trong sinh men bất toàn, buồng tủy
và ống tủy chân răng có hình dạng bình thường, trong sinh ngà bất toàn, buồng tủy và ống tủy
chân răng bít kín, chân răng ngắn và đầu chóp chân răng không nhọn.
1.2.4. Giai đoạn biệt hóa hình thể
Là sự sắp xếp các tế bào để tạo nên hình dáng và kích thước của thân và chân răng. Giai
đoạn biệt hóa về phương diện mô học và hình thể xảy ra cùng lúc. Bao tế bào thượng bì Hertwig
hình thành bắt đầu từ chỗ lớp thượng bì men bên ngoài và bên trong gặp nhau và là kết quả của
hoạt động phân chia tế bào ở vùng cổ răng , bao này lấn sâu vào lớp trung mô bên dưới là một
màng gồm 2 lớp tế bào hình ống để xác định hình dáng chân răng. Trong trường hợp răng mộüt
chân, bao này vẫn giữ dạng hình ống, trong trường hợp răng nhiều chân, bao này bị phân chia
thành 2 hoặc nhiều ống, tùy thuộc số chân được tạo nên.
Xáo trộn trong giai đoạn này đưa đến bất thường về hình dáng và kích thước (thí dụ, răng
cửa bên có hình hạt gạo).
1.2.5. Giai đoạn lắng đọng chất căn bản
Sau khi biệt hóa, tạo ngà bào bắt đầu tiết ra chất tiền ngà. Sự phát triển của chất tiền ngà
ảnh hưởng đến các tế bào trưởng thành của lớp thượng bì men bên trong, kích thích các tế bào
phát triển tạo thành tạo men bào vào tạo men bào bắt đầu lắng đọng chất căn bản. Sự lắng đọng
chất men và ngà răng bắt đầu xảy ra ở các độ tuổi khác nhau, nhưng nhìn chung xảy ra theo một
trình tự tương đối khá rõ ràng và theo từng nhóm:
- Nhóm 1: trước khi sinh, các răng sữa, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 trong bào thai.
- Nhóm 2: Khi sinh ra đến 5 tháng tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ nhất và các răng phía trước.
- Nhóm 3: từ 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ 2 và 2 răng cối nhỏ.

- Nhóm 4: từ 7 đến 10 tuổi, gồm răng cối vĩnh viễn thứ 3.
Mọi khiếm khuyết ở giai đoạn này được xếp loại vào sự khiếm khuyết về số lượng của
men và ngà như thiểu sản men, ngà và men gốc răng.


9

2. SỰ KHÁC NHAU VỀ HÌNH THỂ RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN
2.1. Thân răng
- Thân răng sữa thấp hơn thân răng vĩnh viễn.
- Mặt nhai răng sữa thu hẹp nhiều hơn răng vĩnh viễn.
- Cổ răng sữa thắt lại nhiều và thu hẹp hơn răng vĩnh viễn.
- Lớp men và ngà ở răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn.
2.2. Tủy răng
- Nếu so sánh theo tỷ lệ với kích thước thân răng thì tủy răng sữa lớn hơn.
- Sừng tủy răng sữa nằm gần đường nối men ngà hơn răng vĩnh viễn.
- Về phương diện mô học, có rất ít sự khác biệt giữa mô tủy răng sữa và răng vĩnh viễn.
2.3. Chân răng
- Chân các răng trước sữa dài và mãnh hơn khi so theo tỷ lệ với kích thước thân răng.
- Chân răng cối sữa tách nhau ra ở gần cổ răng và càng xa nhau khi đi về phía chóp chân răng,
tạo chỗ cho mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
2.4. Màu sắc
Răng sữa có màu trắng đục trong khi răng vĩnh viễn có màu trắng ngà.
3. SỰ MỌC RĂNG
- Sự mọc răng góp phần quan trọng trong việc hình thành khuôn mặt, giúp hoàn thiện sự phát âm
và chức năng nhai
- Các mầm răng được hình thành từ trong xương hàm, lần lượt di chuyển và một phần thóat ra
khỏi cung hàm, đó chính là phần thân răng nhìn thấy trong xoang miệng.
- Sự mọc răng bắt đầu từ khi thân răng được hình thành và tiếp diễn trong suốt đời của răng.
- Răng mọc lên được, một phần do chân răng cấu tạo dài ra, một phần do sự tăng trưởng của

xương hàm. khi chân răng đã cấu tạo hoàn tất, răng vẫn tiếp tục mọc lên được, nhờ vào sự bồi
đắp liên tục chất cement ở chóp chân răng.
- Mỗi răng có lịch thời gian mọc và vị trí nhất định trên cung hàm, nhờ vậy các răng ở hàm trên
và dưới sắp xếp thứ tự và ăn khớp với nhau.
- Chân răng được cấu tạo dần dần và hoàn tất sau 3 năm kể từ thời điểm răng mọc (hiện tượng
đóng chóp).
Tuổi đóng chóp = tuổi mọc răng + 3
Ví dụ: Răng số 6 mọc lúc 6 tuổi nên tuổi đóng chóp răng 6 là: 6 + 3 = 9 tuổi.
- Có hai thời kỳ mọc răng:
+ Thời kỳ mọc răng sữa
+ Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn
3.1. Thời kỳ mọc răng sữa
3.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của răng sữa
- Răng sữa là bộ răng tồn tại ở giai đoạn quan trọng nhất của sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ
em. Răng sữa được hình thành từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của bào thai, được lắng đọng chất
men và ngà (sự khoáng hóa) từ tháng 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh .
- Răng sữa mọc vào trong xoang miệng khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Đến 2 hoặc 3 tuổi, trẻ
em có đủ bộ răng sữa gồm 20 răng (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới).
- Ngoài chức năng ăn nhai, phát âm, răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của
xương hàm và giữ đúng vị trí cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.


10

- Chân răng sữa tiêu dần khi đi đến tuổi thay, răng vĩnh viễn thay thế mọc dần lên thế vào vị trí
răng sữa.
- Trẻ em từ 6-11 tuổi hiện diện cả răng sữa và răng vĩnh viển trên cung hàm, gọi là răng hỗn hợp
(denture mixte).
3.1.2. Tuổi mọc và thay răng sữa: răng hàm dưới thường mọc và thay sớm hơn răng hàm trên
Bảng 2.1: Tuổi mọc và thay răng sữa

Tên Răng Tuổi Mọc Tuổi Thay
Hàm dưới
- Răng cửa giữa
- Răng cửa bên
- Răng hàm (cối) sữa 1
- Răng nanh
- Răng hàm (cối) sữa 2
Hàm trên
- Răng cửa giữa
- Răng cửa bên
- Răng hàm (cối) sữa 1
- Răng nanh
- Răng hàm (cối) sữa 2

6 tháng
7 tháng
12 tháng
16 tháng
24 tháng

7 tháng
9 tháng
14 tháng
18 tháng
24 tháng

6 - 7 tuổi
7 - 8 tuổi
9 – 10 tuổi
10 – 11 tuổi

11 tuổi

7 tuổi
8 tuổi
11 - 12 tuổi
11 - 12 tuổi
12 tuổi
3.2. Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn
3.2.1. Tuổi mọc răng vĩnh viễn
Bảng 2.2: Tuổi mọc răng vĩnh viễn

Tên Răng Hàm dưới Hàm trên
- Răng cửa giữa
- Răng cửa bên
- Răng hàm (cối) nhỏ 1
- Răng nanh
- Răng hàm (cối) nhỏ 2
- Răng hàm (cối) lớn 1
- Răng hàm (cối) lớn 2
- Răng hàm (cối) lớn 3
(Răng khôn)
6-7 tuổi
7-8 tuổi
9-10 tuổi
10-11 tuổi
11-12 tuổi
6-7 tuổi
11-13 tuổi
17-21 tuổi
7 tuổi

8 tuổi
9-10 tuổi
11 tuổi
12 tuổi
6-7 tuổi
12-13 tuổi
17-21 tuổi
3.2.2. Đặc điểm của răng vĩnh viễn
- Mầm răng vĩnh viễn, một số được hình thành trong thời kỳ bào thai, từ tháng thứ 3 đến tháng
thứ 5, số còn lại hình thành sau khi sinh đến tháng thứ 9. Riêng mầm răng khôn lúc 4 tuổi
- Răng vĩnh viễn được lắng đọng chất men, ngà (sự khóang hóa) bắt đầu từ lúc sinh ra đến 6 - 7
tuổi. Riêng mầm răng khôn lúc 10 tuổi
- Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc để thay thế dần răng sữa khi trẻ được 6 tuổi.
- Khi trẻ 12 - 13 tuổi, tất cả răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn
- Lúc 17 - 21 tuổi có đủ bộ răng vĩnh viễn gồm 32 răng.



11

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự mọc răng
- Chiều cao và cân nặng
Trẻ cao và mập, răng mọc sớm hơn trẻ thấp và gầy.
- Giới tính
Nữ mọc sớm hơn nam.
- Kích thước xương hàm
Hàm rộng, răng mọc sớm và thưa, hàm hẹp,răng mọc chậm và chen chúc
- Răng sữa
Răng sữa rụng sớm hoặc chậm sẽ làm chậm mọc răng vĩnh viễn.
- Dinh dưỡng

Dinh dưỡng kém sẽ làm răng mọc chậm (bệnh còi xương)
- Viêm nhiễm xương hàm
Xương hàm bị viêm nhiễm trong thời kỳ mọc răng sẽ làm răng mọc sớm
- Yếu tố di truyền
3.4. Biến chứng mọc răng
- Khi mọc răng ở trẻ em thường có những biểu hiện sau: sốt, ho, đi chảy, chảy nước bọt, quấy
khóc, ngứa ở lợi răng.
Xử trí: dùng hạ sốt, an thần, vệ sinh răng miệng tốt.
- Đối với răng khôn (răng hàm / cối lớn 3) khi mọc thường gây nhiều biến chứng, thường biểu
hiện bằng tình trạng viêm quanh thân răng.
Xử trí: kháng sinh, giảm đau, chuyển chuyên khoa.
4. HÌNH THÁI LÂM SÀNG LỆCH LẠC RĂNG, ĐIỀU TRỊ, DỰ PHÒNG
4.1. Sự chen chúc răng cửa
Dấu hiệu chen chúc đầu tiên ở hệ răng hỗn hợp thường trùng với sự mọc răng vĩnh viễn.
Thiếu chiều dài cung răng có thể biểu hiện bằng nhiều cách từ xoay răng cửa và lệch lạc nhẹ đến
chen chúc răng cửa trầm trọng. Điều quan trọng là phân tích khoảng trống và xác định mức độ
thiếu khoảng.
4.1.1. Chen chúc nhẹ
- Sự chen chúc nhẹ được coi là bình thường ở bệnh nhân không có mất chiều dài cung răng.
Không cần điều trị, chỉ theo dõi.
- Nếu răng cửa bên mọc ngiêng về phía lưỡi, có thể điều trị đơn giản bằng cách mài mặt gần
răng nanh sữa bằng đĩa giấy nhám với tay khoan thẳng hoặc bằng mũi khoan siêu tốc với mũi
khoan chóp nhọn.
4.1.2. Chen chúc trung bình
Chiều dài cung răng thiếu ở mức dưới 5mm. Trường hợp này thường do mất khoảng sau
nhổ răng hoặc mất sớm răng sữa, cần được chuyển các nhà điều trị chuyên môn với những khí
cụ cố định hoặc tháo lắp để di chuyển răng, lấy lại khoảng trống đã mất.
4.1.3. Chen chúc trầm trọng
Mất chiều dài cung răng trên 5mm được coi là trầm trọng, cần được điều trị đặc biệt
bằng cách nới rộng cung răng hoặc nhổ chọn lọc một số răng v

ĩnh viễn.





12

4.2. Sai lệch răng theo chiều trước sau
4.2.1. Cắn chéo răng trước
Là tình trạng các răng cửa trên nằm phía trong (sau) các răng cửa dưới khi ngậm hàm, ở
những bệnh nhân này môi trên bị lép (móm), nguyên nhân có thể do răng hoặc xương. Nếu
nguyên nhân do xương thì cần có ý kiến của chuyên viên, nếu do răng và những trường hợp đơn
giản (cắn chéo một vài răng) có thể can thiệp được bằng những khí cụ tháo lắp đơn giản như mặt
phẳng nghiêng hoặc hàm nhựa với lò xo ngón tay
4.2.2. Răng cửa đưa ra trước
Là tình trạng các răng cửa trên hoặc các răng cửa dưới đưa ra phía trước mà người ta có
thể gọi nôm na là "hô". Nguyên nhân có thể do răng hoặc xương, nếu do xương cần tham khảo
chuyên viên, nếu do răng có thể điều trị bằng cách đẩy răng nghiêng về phía sau bằng những khí
cụ tháo lắp có cung môi và những cung bù trừ hình chữ U.
4.3. Sai lệch răng theo chiều đứng
Sai lệch răng theo chiều đứng thường biểu hiện ở giai đoạn răng hỗn hợp là cắn hở và cắn
sâu.
4.3.1. Cắn hở
Thường gặp nhất là do thói quen mút ngón tay làm cản trở sự mọc răng đầy đủ của các
răng trước. Việc điều trị cơ bản là điều trị thói quen mút ngón tay ở giai đoạn răng sữa bằng
cách làm các khí cụ ngăn cản thói quen mút ngón tay như tấm chặn ở khẩu cái, tấm cản này
ngoài công dụng điều trị tật mút tay còn ngăn không cho lưỡi chèn vào giữa cung răng trên và
dưới, hoặc nhẫn rào cản ngón tay…
4.3.2. Cắn sâu

Là tình trạng các răng trước mọc quá mức hoặc răng sau mọc không đầy đủ. Bình thường
ở tư thế nghỉ, bờ cắn răng cửa trên cách đường môi trên khoảng 2mm, nếu khoảng cách này trên
2mm cần quan tâm đến sự mọc qúa mức của răng trước hàm trên. Việc điều trị là phức tạp cần
có sự can thiệp của các chuyên gia chỉnh hình.

CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Sự mọc răng được bắt đầu khi:
A. Trẻ 6 tháng
B. Trẻ 6 tuổi
C. Khi răng đã cấu tạo hoàn tất xong
D. Khi thân răng được hình thành xong
E. Khi chân răng được cấu tạo gần xong
Câu 2: Tuổi đóng chóp chân răng bằng tuổi mọc răng cộng với:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
E. 6
Câu 3: Yếu tố chính giúp răng tiếp tục mọc lên sau khi chân răng đã cấu tạo hoàn tất:
A. Sự tăng trưởng của xương hàm
B. Sự phát triển của thân răng
C. Sự bồi đắp liên tục chất cément ở chóp chân răng
D. Chân răng tiếp tục cấu tạo dài ra
E. Răng điều chỉnh theo chiều gần-xa



13

Câu 4: Vai trò quan trọng khác của răng sữa ngoài chức năng ăn nhai, phát âm:

A. Cấu tạo mầm răng vĩnh viễn
B. Bảo vệ mầm răng vĩnh viễn
C. Giữ vị trí cho mầm răng vĩnh viễn
D. Giúp sự khoáng hoá mầm răng vĩnh viễn
E. Cản trở sự mọc lên của răng vĩnh viễn
Câu 5: Mầm răng sữa được hình thành lúc:
A. Tuần thứ 3- 5 thai kỳ
B. Tháng thứ 3-5 thai kỳ
C. Tuần thứ 7-10 thai ký
D. Tháng thứ 7-10 thai kỳ
E. Sau khi sinh
Câu 6: Mầm răng sữa được khoáng hoá lúc:
A. Tháng thứ 7-10 thai kỳ
B. Tuần thứ 7-10 thai kỳ
C. Tháng thư 4-6 thai kỳ
D. Tuần thứ 4-6 Thai kỳ
E. Sau khi sinh
Câu 7: Răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới thường được thay thế bằng răng cối nhỏ vĩnh
viễn lúc:
A. 7-8 tuổi
B. 8 tuổi
C. 9-10 tuổi
D. 13 tuổi
E. 14 tuổi
Câu 8: Mầm răng khôn được hình thành vào lúc:
A. Tháng thứ 3- 5 thai kỳ
B. Tháng thứ 9 sau sinh
C. Lúc 4 tuổi
D. Lúc 10 tuổi
E. Lúc 18 tuổi

Câu 9: Răng hàm (cối) lớn thứ nhất mọc vào lúc:
A. 4-5 tuổi
B. 6-7 tuổi
C. 8-9 tuổi
D. 10-11 tuổi
E. 11-12 tuổi
Câu 10: Khi răng hàm sữa thứ hai phần hàm dưới trái đến tuổi thay, răng vĩnh viễn mọc
lên thay thế nó là:
A. Răng 34
B. Răng 44
C. Răng 35
D. Răng 45
E. Răng hàm vĩnh viễn thứ hai

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
1. Hoàng Tử Hùng (2001), Mô Phôi Răng Miệng, NXB Y Học TP.HCM.
2. Trần Thanh Phước (2003), Giáo Trình Chỉnh Hình Răng Miệng, Bộ môn RHM Trường ĐH Y
Huế


14

Chương 3

BỆNH SÂU RĂNG

Mục tiêu học tập
1. Trình bày được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh và yếu tố nguy cơ.
2. Giải thích được cơ chế gây bệnh.
3. Chẩn đoán được các thể bệnh và liệt kê các biến chứng của bệnh sâu răng.

4. Nêu được nguyên tắc điều trị và các biện pháp dự phòng.

1. ĐỊNH NGHĨA
Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng (men, ngà và cement), đặc trưng bởi sự khử
khoáng làm tiêu dần các chất vô cơ, hữu cơ ở men răng, ngà răng tạo thành lỗ sâu và không hoàn
nguyên được.
Có nhiều định nghĩa về bệnh sâu răng, dựa trên những nghiên cứu và nhận xét khác nhau
về nguyên nhân cũng như tiến trình của bệnh, bệnh sâu răng có thể được định nghĩa như sau:
- Bệnh sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính trên mặt răng, đưa
đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch chung quanh và theo thời gian, hậu quả là sự mất
khoáng của mô răng (Fejerkov và Thylstrup).
- Là bệnh nhiễm trùng của mô răng biểu hiện đặc trưng bởi các giai đoạn mất và tái khoáng xen
kẻ nhau (Silverston).
2. DỊCH TỄ HỌC SÂU RĂNG
Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, bệnh mắc rất
sớm và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùng địa lý khác nhau, mọi tầng lớp xã
hội, trình độ văn hóa.
Sâu răng là một bệnh mang tính chất xã hội và có xu hướng tăng cùng với sự phát triển
của nền kinh tế.
Năm 1969, ngân hàng dữ kiện sức khoẻ răng miệng thế giới của Tổ chức sức khoẻ thế
giới (WHO / OMS) được thành lập, cho thấy ảnh hưởng của bệnh sâu răng trên thế giới có hai
khuynh hướng trái ngược nhau. Tại các nước phát triển, sâu răng giảm rõ rệt từ mức cao xuống
trung bình hay thấp, trong khi đó ở các nước đang phát triển sâu răng có khuynh hướng tăng từ
thấp đến trung bình hay cao.
2.1. Tỉ lệ bệnh và chỉ số SMT
Để đo lường mức độ bệnh sâu răng, người ta dùng tỉ lệ % và chỉ số SMT, trong đó S là
răng sâu, M là răng mất do sâu và T là răng trám, SMT là chỉ số chỉ áp dụng cho răng vĩnh viễn
và không hoàn nguyên có nghĩa là chỉ số này ở một người chỉ có tăng chứ không có giảm. SMT
ở từng người có thể ghi từ 0 đến 32, đối với nghiên cứu dịch tễ học, SMT của cộng đồng là tổng
số SMT của từng cá thể chia cho số cá thể của cộng đồng. Đối với răng sữa, khi áp dụng chỉ số

này sẽ được ký hiệu bằng chữ thường smt, trong đó s là răng sâu, m là răng nhổ và t là răng
trám.
Trên thế giới, để so sánh quốc tế và giám sát xu hướng của bệnh sâu răng, người ta tính chỉ
số SMT ở lứa tuổi 12 (số răng sâu mất trám trung bình ở một người) theo các mức độ:
- Rất thấp : 0,0 - 1,1 Thí dụ: Trung Quốc
- Thấp : 1,2 - 2,6 Cam pu chia, Mỹ, Nhật, Úc


15

- Trung bình : 2,7 - 4,4 Bỉ, Canada, Thuỵ Điển
- Cao : 4,6 - 6,6 Thái Lan, Na Uy
- Rất cao : > 6,6 Chi Lê
Ở Việt nam theo điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng của toàn quốc năm 1990, tỉ lệ bệnh
sâu răng ở các lứa tuổi và các vùng địa lý như sau:
Bảng 3.1: Tỷ lệ bệnh sâu răng theo tuổi và vùng địa lý
Lứa
tuổi
Tỉ lệ chung
(1)
Hà Nội
(1)
Huế (2) TP HCM
(1)
Cao Bằng (1) Đà Lạt
Lâm Đồng
(3)
12 57% 36% 41,2% 83,9% 60% 82,25%
15 60% 44% 43,7% 96% 62%
35-44 72% 76% 64,2% 92% 68%

Sau 10 năm, qua điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2000 (Số liệu của Trần văn
Trường - Tạp chí Y Học Việt Nam số 10 / 2001), tỉ lệ sâu răng trên toàn quốc ở các lứa tuổi như sau:
- Răng sữa: 6 tuổi 83,7% , chỉ số smt 6,15.
- Răng vĩnh viễn:
+ 12 tuổi 56,6%, SMT 1,87
+ 15 tuổi 67,6% , SMT 2,16
Nhìn chung trên thế giới, những nước đang phát triển tỉ lệ sâu răng còn cao, những nước
đã phát triển thì tỉ lệ sâu răng giảm rõ rệt nhờ các chương trình chăm sóc sức khoẻ răng miệng
cộng đồng, sự cải thiện về các dịch vụ nha khoa phòng ngừa.
2.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh sâu răng
- Tỉ lệ sâu răng gia tăng theo tuổi ở cả hệ răng sữa lẫn răng vĩnh viễn.
Sự phân bố sâu răng cũng khác nhau giữa các răng và các mặt răng, sâu răng giảm dần
từ răng cối lớn dưới, đến răng cối lớn trên, răng cối nhỏ, răng cửa trên, răng cửa dưới. Từ mặt
nhai đến mặt tiếp cận, mặt ngoài, mặt trong.
- Sâu răng chịu ảnh hưởng của môi trường gia đình và trường học.
- Trình độ văn hoá càng cao thì tình trạng sức khoẻ răng miệng được nâng cao, đặc biệt là kiến
thức của người mẹ.
- Nền kinh tế - xã hội càng phát triển tỉ lệ bệnh càng gia tăng.
Ngoài ra, phí tổn chữa răng rất lớn, thí dụ ở Mỹ 9 tỉ USD / năm, ở Pháp 8 triệu Franc /
năm, ở Việt Nam chưa tính được (Võ Thế Quang - Phòng bệnh sâu răng bằng Fluor - Nhà xuất
bản Y học), đồng thời mất rất nhiều giờ công lao động.
Mặt khác, bệnh còn dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe chung, thẩm mỹ
và dễ tái phát sau khi điều trị.
3. NGUYÊN NHÂN
Sâu răng gần như là một bệnh mắc phải do điều kiện môi trường, vì vậy các yếu tố tại chỗ
là nguyên nhân cơ bản và chủ yếu của bệnh sâu răng còn nguyên nhân tổng quát chỉ là những
yếu tố nguy cơ.
3.1. Nguyên nhân tại chỗ
Cần tối thiểu 4 yếu tố chính đồng thời tương tác với nhau để tạo nên sang thương sâu. Đó
là: răng nhạy cảm, vi khuẩn (mảng bám), chất đường và thời gian (Keyes, 1969).




16

3.1.1. Tính nhạy cảm của răng
Điều hiển nhiên là phải có sự hiện diện của răng trong môi trường miệng, sau đó một số
yếu tố làm tăng tính nhạy cảm của răng đối với sự khởi phát sâu răng ở mỗi cá thể như:
- Vị trí của răng trên cung hàm
+ Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng.
+ Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa.
- Đặc điểm hình thái học
+ Mặt nhai bị sâu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm.
+ Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở vùng cổ mỏng, giắt thức ăn.
+ Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng.
- Thành phần cấu tạo của răng
Răng bị khiếm khuyết trong cấu tạo như thiểu sản men, ngà rất dễ bị sâu.
- Mòn răng
Răng bị mòn phần men cũng dễ bị sâu hơn (mòn răng có thể do chải răng sai phương
pháp, móc răng giả, nghiến răng, ăn nhai lâu ngày ).
- Tuổi răng
Răng mới mọc kém cứng, dễ bị tác dụng của acid, với thời gian men răng được tái khoáng
hoá làm chúng đề kháng hơn với acid.
3.1.2. Vi khuẩn
Đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu răng, tuy không có loại vi khuẩn
đặc biệt gây sâu răng, nhưng không phải tất cả vi khuẩn trong miệng đều gây ra sâu răng. Vi
khuẩn bao gồm lượng mảng bám, các chất biến dưỡng và độc tố của nó.
Tùy theo vai trò gây sâu răng, các vi khuẩn được chia làm hai nhóm:
- Vi khuẩn tạo acid
Các loại vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm

pH liên tục có thể đưa đến sự khử khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng,
quá trình sâu răng bắt đầu xảy ra, nhóm này gồm:
+ Lactobacillus acidophillus: hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH thấp rất
nhanh trong môi trường.
+ Streptococcus mutans: đây là tác nhân chủ yếu gây ra sự thành lập mảng bám, dính trên bề
mặt răng và nếu có sự hiện diện cùng lúc hai yếu tố chất đường, thời gian thì sẽ có đủ điều kiện
thuận lợi để khởi phát sang thương sâu; sau đó L. acidophillus làm sang thương tiến triển xuống
bên dưới bề mặt.
+ Actinomyces: cũng có thể gây sâu răng.
- Vi khuẩn giải protein
Làm tiêu hủy chất căn bản hữu cơ sau khi mất vôi.
3.1.3. Thực phẩm
Là những thức ăn cần thiết mà cơ thể hấp thu vào để sống và hoạt động. Tuy nhiên, thực
phẩm cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, vì đó cũng là chất dinh dưỡng của vi
khuẩn. Tùy theo loại thực phẩm, tính chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu
răng hoặc không.
- Carbohydrat
Các chất bột, đường là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều nhất. Trong đó đường là loại
thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose, đây là


17

chất ưa thích của vi khuẩn gây sâu răng, nó chuyển hoá thành acid và chính sự sinh acid này làm
mất khoáng men. Điều quan trọng là khả năng gây sâu răng không phải do số lượng đường, mà
do số lần sử dụng và thời gian đường bám dính trên răng. Đường trong trái cây, rau (xilitol,
sorbitol) ít gây sâu răng hơn đường trong bánh kẹo. Tinh bột không phải là nguyên nhân đáng
kể, vì trong nước bọt có enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm.
- Protid
Các loại Protid nguyên thủy ít gây sâu răng, ngược lại những loại protid được chế biến làm

tăng sâu răng do tính chất bám dính của nó.
- Lipid .
Các chất béo không gây sâu răng.
Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực phẩm mềm dẻo,
dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn.
Chế độ ăn đầy đủ, đúng bữa, không ăn vặt sẽ giảm được sâu răng.
3.1.4. Thời gian
Vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi trường miệng, tự nó sẽ không gây sâu răng
được mà cần phải có chất đường giúp cho sự chuyển hoá của vi khuẩn, tuy nhiên sâu răng không
phụ thuộc vào số lượng, số lần sử dụng đường mà phụ thuộc vào thời gian đường và mảng bám
vi khuẩn tồn tại trên bề mặt răng, thời gian tồn tại càng lâu thì vi khuẩn chuyển hoá đường thành
acid càng nhiều và acid tấn công gần như thường xuyên trên bề mặt răng làm mất khoáng men.
Tuy nhiên, quá trình mất khoáng có thể phục hồi hoặc giảm mức độ nhờ các thành phần
khác nhau trong nước bọt, tốc độ tiết.
3.1.5. Nước bọt
Là môi trường hoạt động của các vi khuẩn trong miệng, nước bọt tiết càng nhiều càng
giảm sâu răng (trung bình một ngày nước bọt tiết ra 1.500cc, khi ngủ lượng nước bọt tiết ra giảm
đồng thời việc chải rửa vi khuẩn và chất carbohydrat ở mức tối thiểu, vì vậy sâu răng tăng trong
giờ nghỉ).
Ngoài ra tính chất nước bọt lỏng hay quánh cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng, nước bọt
càng quánh thì sâu răng càng cao.
Nước bọt giữ vai trò:
- Trung hòa acid: trên bề mặt men răng luôn luôn xảy ra hai hiện tượng trái ngược nhau: sự tạo
acid bởi vi khuẩn và sự trung hòa acid bởi nước bọt.
- Sát khuẩn: ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật nhờ các chất lysozyme, lactoperosidase,
lactofferrin chứa trong nước bọt.
- Chải rửa: làm sạch răng thường xuyên, với sự phối hợp cử động của môi, má và lưỡi v.v , làm
chậm quá trình hình thành mảng bám.
- Tái khoáng hóa: nhờ thành phần calci, phosphate trong nước bọt có thể tích tụ ở men trong giai
đoạn sớm của sang thương sâu răng, khả năng này sẽ tăng lên nếu có sự hiện diện của fluor.

3.2. Nguyên nhân tổng quát
Đây là những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sâu răng
3.2.1. Nòi giống (chủng tộc, dân tộc)
Theo quan niệm ngày xưa cho rằng có một vài chủng tộc có sức đề kháng tốt với sâu
răng, nhưng ngày nay quan niệm đó không còn giá trị mà sâu răng tuỳ thuộc nhiều vào môi
trường sống và vùng địa lý hơn là chủng tộc. Một số người thuộc chủng tộc ít sâu răng trở nên
nhạy cảm với sâu răng khi di trú đến nơi có nền kinh tế phát triển, thói quen dinh dưỡng và nền
văn hoá khác nơi họ sống trước đó. Thí dụ dân sống ở Bắc cực ít bị sâu răng hơn dân sống ở ôn


18

đới, nhiệt đới (châu Âu, châu Á) vì để chống lạnh họ thường dùng thức ăn loại lipid hơn, nhưng
khi di trú đến châu Âu, tình trạng sâu răng của họ cũng thay đổi theo nơi đó.
3.2.2. Di truyền
Hiện nay vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, người ta nhận thấy trẻ em ít bị
sâu răng thường cha mẹ có răng tốt hoặc ngược lại và người ta cho rằng sâu răng có ảnh hưởng
rất rõ với môi trường gia đình, do thói quen của trẻ được hình thành rất sớm và ảnh hưởng chủ
yếu từ gia đình. Đặc biệt trong vấn đề giáo dục, dinh dưỡng và chăm sóc con của người mẹ.
3.2.3. Phái tính
Thông thường nam ít sâu răng hơn nữ, có thể do nữ ăn vặt nhiều hơn, mặt khác nữ còn
chức năng thai nghén, cho con bú, rối loạn nội tiết và nữ mọc răng sớm hơn nam.
3.2.4. Tuổi
Người ta nhận thấy bệnh sâu răng không phát triển đều đặn trong suốt đời, thường lứa tuổi
từ 4-8 bị sâu nhiều, ở giai đoạn này những răng sữa bị phá hủy rất nhanh và nhiều. Từ 11 - 19
tuối, các răng vĩnh viễn bắt đầu bị sâu nhiều.
3.2.5. Nghề nghiệp
Tuy chưa được chứng minh rõ ràng chỉ nhận thấy công nhân làm việc ở các nhà máy
đường, xí nghiệp bánh kẹo dễ bị sâu răng.
3.2.6. Yếu tố nội tiết

Khi tuyến yên, tuyến cận giáp hoạt động kém sẽ ảnh hưởng đến sự thành lập men, ngà gây
nên tình trạng răng bị thiểu sản men, men ngà bất toàn hoặc rối loạn nội tiết ở tuổi dậy thì, thai
nghén
3.2.7. Bệnh toàn thân
Những bệnh thời gian kéo dài như sởi, thương hàn dẫn đến vệ sinh răng miệng kém đưa
đến sâu răng, hoặc ở bệnh nhân bị chứng khô miệng (xerostomia), xạ trị tuyến nước bọt, tiểu
đường , tỉ lệ sâu răng tăng.
3.2.8. Kinh tế - văn hoá - xã hội
Ảnh hưởng gián tiếp qua đời sống, sinh hoạt và nhận thức của con người, văn hoá càng
cao thì nhận thức của con người được nâng cao về mọi mặt. Kinh tế phát triển mọi nhu cầu cũng
gia tăng, đặc biệt là gia tăng mức tiêu thụ đường sẽ ảnh hưởng đến tỉ lệ bệnh sâu răng. Xã hội
càng phát triển, các dịch vụ chăm sóc y tế, các chương trình phòng bệnh được quan tâm nhiều
hơn
4. SINH BỆNH HỌC
Có rất nhiều thuyết để giải thích cơ chế gây bệnh, trong đó thuyết sinh acid (thuyết hóa
học vi khuẩn) của Miller (1882) được nhiều người chấp nhận nhất.
Theo Miller, vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH trong môi trường
miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 - 3 phút, sự giảm pH liên tục đưa đến sự khử khoáng của
răng, quá trình sâu răng bắt đầu.
Từ thuyết của Miller, Keyes (1962) đã tóm tắt lại thành một sơ đồ gồm ba vòng tròn biểu
thị cho vi khuẩn, răng (men răng), thức ăn (bột, đường), sau đó được bổ sung thêm yếu tố thời
gian. Phải có đủ 4 yếu tố tác động hổ tương, mới có sâu răng.
Đến 1975, người ta nhận thấy sâu răng không phải chỉ có đường và vi khuẩn S. mutans,
mà còn chịu nhiều yếu tố khác chi phối, nên White thay vòng tròn chất bột đường bằng từ chất
nền (substrate), bao hàm vai trò bảo vệ răng và trung hòa acid của nước bọt, vệ sinh răng miệng,
kem đánh răng có fluor. Đặc biệt là độ pH của nước bọt và dòng chảy nước bọt quanh răng.





19




răng vi khuẩn

*

bột, thời gian
đường


Sâu răng

Sơ đồ 3.1: Keyes Sơ đồ 3.2: White
5. GIẢI PHẪU BỆNH
5.1. Đại thể
Lỗ sâu thông thường có hình cầu, phần men bị phá hủy ít hơn phần ngà (chất khoáng ở
men > ngà), bờ lỗ sâu lởm chởm, đáy và thành lỗ sâu có ngà mềm. Lỗ sâu có thể to hoặc nhỏ,
nông hoặc sâu.














2. Vi thể
5.2. Vi thể
5.2.1. Sâu men
Khi men răng bị phá hủy, dưới kính hiển vi điện tử thấy các trụ men bị cắt thành từng
mảnh nhỏ, sau đó đến những trụ men bị tách rộng rồi đến men răng bình thường.
5.2.2. Sâu ngà
Khi phá hủy qua phần ngà, dưới kính hiển vi thấy lỗ sâu có bốn vùng:
- Vùng hoại tử
Ở vùng này các trụ men bị hư hại, có các mảnh vụn ngà răng, vi khuẩn trong miệng, lớp
này thường bị che phủ bởi một lớp thức ăn.


VK
R
B,Đ


Đại thể

Lớp hoại tử

Lớp nhiễm trùng

Lớp bị ảnh hưởng

Lớp xơ hóa



Vi thể (sâu ngà)
Hình 3.1: Giải phẫu bệnh sâu răng


20

- Vùng nhiễm trùng
Ống ngà bị xâm lấn bởi vi khuẩn, trong lòng ống ngà và chung quanh ống ngà đều có hiện
tượng mất chất khoáng. Mô bị phá hủy không có khả năng hồi phục.
- Vùng bị ảnh hưởng
Giữa lớp này, lòng ống ngà bị xâm nhập bởi một số vi khuẩn, trong lòng ống và chung
quanh ống ngà hơi bị mất chất khoáng.
- Vùng xơ hóa
Lòng ống ngà bị bít lại bởi những phân tử chất khoáng, đây là bức tường ngăn cản sự xâm
nhập của vi khuẩn và chỉ có ở răng còn sống.

6. HÌNH THỂ LÂM SÀNG VÀ TRIỆU CHỨNG
6.1. Sâu men
Đây là hình thể đầu tiên của bệnh sâu răng, khác với các mô khác, men răng không có tế
bào mạch máu, thần kinh, nên triệu chứng chủ quan chưa có. Triệu chứng khách quan:
- Tổn thương thường thấy ở hố và rãnh mặt nhai, hoặc chung quanh rìa miếng trám cũ.
- Men răng đổi màu trắng đục hoặc vàng nâu.
- Dùng thám trâm khám thấy men răng lởm chởm không còn trơn láng và mắc kẹt.
6.2. Sâu ngà
Là giai đoạn tiếp theo của sâu men không điều trị hoặc sâu ngay từ đầu nếu lộ ngà (thiếu
men vùng cổ răng, mòn ngót cement vùng chân răng). Ngà răng là mô có thần kinh và phần kéo
dài của nguyên bào tạo ngà trong các ống ngà, nên dù mới chớm cũng có cảm giác đau với
những kích thích vật lý, hóa học, cơ học.

6.2.1. Triệu chứng chức năng
- Đau do kích thích (nóng, lạnh, chua, ngọt, thức ăn lọt vào, mài xoang ).
- Đau chấm dứt ngay sau khi hết kích thích và tụ lại ở răng nguyên nhân không lan tỏa.
6.2.2. Triệu chứng thực thể
- Men, ngà răng chung quanh lỗ sâu đổi màu trắng đục, vàng hoặc hơi nâu.
- Khám bằng thám trâm: bờ lỗ sâu lởm chởm, thành và đáy lỗ sâu có lớp ngà mềm, nạo quanh lỗ
sâu bệnh nhân có cảm giác đau.
- Gõ răng không đau.
6.3. Sâu cổ răng: sâu xi măng (cement)
Thường gặp ở người già do nướu bị co lại, nhất là ở 1/3 cổ, vùng ranh giới men-xi măng.
Vì lớp xi măng mỏng nên sâu xi măng dễ biến thành sâu ngà.
7. CHẨN ĐOÁN
7.1. Chẩn đoán xác định
Dựa vào triệu chứng lâm sàng: đau do kích thích, men răng đổi màu, đáy lỗ sâu có lớp ngà
mềm
7.2. Chẩn đoán phân biệt
Trên răng có thể có các tổn thương không do sâu cần phân biệt với tổn thương sâu như:
7.2.1. Thiểu sản men
- Có khi răng mới mọc.
- Thường đối xứng hoặc trên các răng mọc cùng thời kỳ.
- Đáy cứng, không có lớp ngà mềm.



21

7.2.2. Mòn ngót cổ răng (lõm hình chêm)
- Ở vùng cổ răng, mặt ngoài các răng 3, 4, 5 (do chải răng sai phương pháp), hoặc ở mặt trong và
mặt ngoài của những răng mang móc hàm giả tháo lắp.
- Đáy cứng và trơn láng.

7.2.3. Sún răng ở trẻ em
Chỉ có ở hệ răng sữa và thường xảy ra ở trẻ trước tuổi đến trường, gặp trên các răng cửa,
răng nanh hàm trên. Tổn thương lan theo chiều rộng, đáy cứng, không đau dù mất đến nửa thân
răng.
8. ĐIỀU TRỊ
8.1. Sâu men
Trước đây, thường phá sạch các rãnh mặt nhai để trám dự phòng. Ngày nay, nhờ những
hiểu biết mới, men răng có khả năng tái khoáng hóa, nên sâu men không cần điều trị chỉ cần giữ
gìn vệ sinh răng miệng và tăng cường sử dụng Fluor. Tuy nhiên, đối với trẻ có nguy cơ sâu răng
cao như vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên ăn chất đường (bánh kẹo, sữa, nước ngọt…) thì
cần phải trám dự phòng bằng composite, glass ionomer cement (GIC).
8.2. Sâu ngà
Nguyên tắc trong điều trị sâu ngà là làm sạch lỗ sâu bằng cách nạo sạch ngà mềm, sát
khuẩn và trám kín với vật liệu thích hợp (Eugenate, Amalgame, Composite, Glass Ionomer
Cement), nhằm làm mất cảm giác đau cho bệnh nhân. Ngày nay với vật liệu hiện đại có thể trám
răng mà không cần máy khoan răng, được gọi là kỹ thuật trám răng không sang chấn (A.R.T:
Atraumatic Restorative Treatment), đây là một phương pháp trám răng với dụng cụ bằng tay và
G.I.C, kỹ thuật rất thích hợp với trẻ em cũng như những nơi không có máy móc, bác sĩ chuyên
khoa, điện
9. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Từ sâu ngà không điều trị, bệnh sâu răng sẽ tiến triển đến tủy gây viêm tủy cấp, sau đó tủy
sẽ bị hoại tử dần đưa đến viêm tủy mãn rồi đến tủy chết, thối. Những chất hoại tử của tủy có thể
thoát qua lỗ chóp chân răng gây nên những bệnh lý vùng quanh chóp, viêm tổ chức liên kết,
viêm xương hàm , hoặc tụ lại ở chân răng tạo nên u hạt, nang chân răng Ngoài ra, vi khuẩn có
thể gây những biến chứng ở xa như viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc (Osler)
Thông thường, biến chứng của sâu răng không nguy hiểm, nhưng diễn tiến của bệnh sẽ
trải qua nhiều đợt đau làm mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, học tập và công việc.
10. DỰ PHÒNG
Sâu răng là một bệnh phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh lại cao không chỉ ở số lượng người mà cả
số răng sâu trung bình ở một người. Trong khi đó trang bị và người chưa có đủ mà phí tổn điều

trị rất lớn, nên việc phòng bệnh cần được quan tâm. Tuy nhiên việc giữ gìn sức khỏe răng miệng
đòi hỏi phải có sự hợp tác lâu dài và không ngừng giữa nha sĩ và bệnh nhân. Ngày nay việc dự
phòng sâu răng không phải là khó, dựa vào nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, chúng ta đã biết
rằng để sâu răng xảy ra cần bốn yếu tố cơ bản phải hiện hữu đồng thời:
- Một lượng đủ lớn vi khuẩn sinh sâu răng.
- Một răng dễ bị sâu (men răng xấu, hố rãnh ).
- Đường, bột.
- Thời gian tồn tại của đường, mảng bám trên răng.
Sâu răng không xảy ra, hoặc được phòng ngừa hoặc đươûc ngăn chặn khi một trong bốn
yếu tố trên không còn. Do vậy, bác sỹ nên hướng dẫn bệnh nhân các phương pháp hữu hiệu sau
đây:
- Giảm số lượng vi khuẩn (tác nhân) bằng các biện pháp vệ sinh răng miệng.

×