Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu BỆNH ĐIẾC Ở TRẺ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152 KB, 2 trang )

BỆNH ĐIẾC Ở TRẺ
Nguồn: www.khamchuabenh.com
Cha mẹ nên nghĩ đến bệnh điếc khi thấy đứa con dưới 6 tháng tuổi của mình phản
ứng khác thường với thế giới âm thanh. Chẳng hạn như bé dửng dưng khi được gọi hoặc
không có phản xạ gì trước những tiếng động lớn và gần.
Tại Cộng hòa Séc, cứ 1.000 trẻ thì có 20-30 em chậm nói hay nói ngọng do bị điếc
và 1 em không nói được cũng do nguyên nhân này. Tại Việt Nam, điều tra của viện Tai
mũi họng tiến hành ở 4 xã đồng bằng sông Hồng cho thấy, tỷ lệ điếc nặng chiếm 0,16%
tổng số dân.
Bệnh điếc ở trẻ nhỏ có thể là bNm sinh (do bệnh di truyền, bệnh trong thời kỳ bào
thai, do đẻ non, đẻ khó, bị ngạt...) hoặc xuất hiện ở tuổi chưa phát triển đầy đủ ngôn ngữ
(trước 5 tuổi) do viêm tai, viêm não - màng não. Các bệnh nhiễm virus (như sởi, quai bị)
hay nhiễm độc (đặc biệt là nhiễm độc thuốc) đều có thể gây điếc.
N hững dấu hiệu của bệnh điếc ở trẻ rất khác nhau, tùy theo lứa tuổi. Ở lứa tuổi
vườn trẻ và mẫu giáo, đó là:
- Thiếu phản ứng đối với các âm thanh. Trẻ dường như không chú ý, không vâng
lời do không hiểu hoặc hiểu không rõ những gì người khác nói.
- Phát triển mạnh thứ ngôn ngữ bằng nét mặt và điệu bộ (nếu như trẻ hiếu động,
thông minh và có nhu cầu giao tiếp).
- Một số trẻ trở nên hung dữ, hay cáu gắt hoặc tính khí khác thường do trẻ thấy cô
độc, thấy khó khăn trong việc hiểu người khác và làm cho người xung quanh hiểu mình.
Ở tuổi đi học, các dấu hiệu đáng lo ngại là:
- Trẻ chậm nói, ít nói, diễn đạt khó khăn, phát âm sai...
- Học kém, học chậm, thiếu vâng lời... do chỉ tiếp nhận một phần nhỏ lời giảng
của giáo viên.
- Một số trẻ có sự rối loạn về tính tình do bị quở trách, trêu chọc.
N goài ra, cha mẹ cần lưu ý khi trẻ có dị hình vành tai hay ống tai ngoài, viêm mũi
- họng, đau hoặc viêm tai...
- Theo các nhà nghiên cứu, để tiên lượng khả năng và kết quả phục hồi chức
năng, có thể phân loại trẻ điếc trên một số góc độ chính:
1. Tuổi xuất hiện điếc.


- Trẻ bị điếc trước khi biết nói (trước 2 tuổi) thường được gọi là điếc bNm sinh. Ở những
trẻ này, trở ngại do điếc gây ra đối với sự phát triển toàn diện là tối đa.
- Ở trẻ bị điếc khi đang tập nói (2-5 tuổi), mức độ điếc càng nặng, hậu quả càng xấu.
- N ếu trẻ điếc sau tuổi biết nói (sau 6 tuổi) thì hậu quả ít nặng nề hơn.
2. Mức độ điếc.
- Điếc dưới mức 40 dB: N gôn ngữ của trẻ bình thường nhưng một số trường hợp phát âm
bị ngọng.
- Từ 40 đến 60 dB: N gôn ngữ bị giới hạn, âm sắc của giọng nói bị rối loạn.
- Từ 60 đến 80 dB: Phân biệt rất khó các phụ âm. Đây là những trẻ điếc nặng, có thể trở
thành điếc - câm.
- Trên 80 dB: Không thể đạt tới một ngôn ngữ nào nếu không được giúp đỡ bằng những
phương pháp đặc biệt. Đây là những trẻ điếc đặc.
Có thể luyện nghe cho trẻ điếc bằng cách tận dụng và luyện các phần thính giác còn sót
lại ở trẻ. Từ thế kỷ 17, các chuyên gia về thính học đã luyện nghe cho người điếc bằng
cách đưa họ đến những thung lũng, nơi tiếng nói to có độ vang vọng lớn; hay đặt người
điếc trong những thùng lớn để họ luyện nghe bằng chính tiếng nói của họ được cộng
hưởng vang to trong thùng.
Quá trình luyện nghe chia làm 4 giai đoạn: Tập nghe, tập phân biệt các âm thanh đã nghe,
tập nghe tiếng nói một cách tổng thể, phân tích và hiểu được lời nói. N gày nay, máy trợ
thính đã trở thành một công cụ hiệu quả để nâng sức nghe cho người điếc và một phương
tiện phổ biến để luyện nghe.

×