Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Luật kinh tế giữa kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.92 KB, 3 trang )

1. Câu hỏi tự luận 1:
Tháng 2/2018, Công ty cổ phần thương mại Hồng Lam, trụ sở chính tại thành
phố Vinh tinh Nghệ An ký hợp đồng bán cho Công ty TNHH Sông Hồng có trụ
sở chính tại quận Đống Đa, Hà Nội một số hàng là đồ dùng, thiết bị văn phòng
trị giá 570 triệu đồng.
Tuy nhiên thực tế hàng đã giao trễ 1 tháng, gây thiệt hại lớn nên Bên mua đòi 30
triệu đồng tiền phạt vi phạm và 120 triệu đồng bồi thưởng thiệt hại.
Bên mua có thể yêu cầu như vậy nếu trong hợp đồng mua bán giữa hai bên có
thỏa thuận rõ ràng về vấn đề phạt vi phạm và bồi thưởng thiệt hại khi vi phạm
hợp đồng. Theo Điều 300 và 302 Luật Thương mại 2005 đã quy định về phạt vi
phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:
“Điều 300. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt
do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn
trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Điều 302. Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi
vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị
vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm
đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Bên cạnh đó, mức tiền phạt vi phạm mà bên mua đưa ra vẫn nằm trong khoảng
8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo Điều 301 Luật Thương mại
2005:
“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật
này.”
 Như vậy, nếu trong hợp đồng giữa hai bên có quy định về việc khi vi phạm,
bên vi phạm phải bị áp dụng phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, đồng thời
lý do giao hàng trễ không phải thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm theo


Điều 294 Luật Thương mại 2005 và bên mua có thể chứng minh các thiệt hại
do vi phạm hợp đồng gây ra thì bên mua có thể yêu cầu các khoản như trên.
2. Câu hỏi tự luận 2:
Tháng 3/2018, Công ty TNHH vận tải thủy VINACOMIN (Bên A) ký một hợp
đồng với Công ty CP nhiệt điện Ninh Bình (Bên B). Theo đó, mỗi tháng bên A
vận chuyển 3000 tấn than từ Hạ Long về giao tại kho của bên B vào giữa các
tháng.
a. Như vậy, trưởng hợp vào tháng 6/2018, bên A giao hàng vào 24/06/2018 được
coi là chậm vì đã quá thời hạn giao hàng quy định trong hợp đồng. Theo điều
37 Luật Thương mại 2005 đã quy định về thời gian giao hàng trong hợp đồng
thương mại:


3.

4.

5.

6.

“1. Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong
hợp đồng.
2. Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định
thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời
điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
3. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải
giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.”
b. Tuy nhiên, theo giải thích của bên A thì việc giao hàng chậm là do lý do bất
khả kháng. Trong trường hợp này, theo điều 294 Luật Thương mại đã quy

định về các trường hợp miễn trách nhiệm với hành vi vi phạm:
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau
đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao
kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm.”
Vì vậy, khi bên A chứng minh được lý do của mình là bất khả kháng thì có
thể được miễn trách nhiệm.
Câu hỏi trắc nghiệm 1:
Trong công ty cổ phần, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất được coi là
hợp lệ:
A. Khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Câu hỏi trắc nghiệm 2:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có đặc điểm:
C. Có tư cách pháp nhân
Câu hỏi trắc nghiệm 3:
Công ty cổ phần may Chiến Thắng ký hợp đồng mua 200.000 mét vải của Công
ty TNHH dệt Nam Phong. Trong hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng
không đề cập vấn đề bồi thường thiệt hại. Thực tế vi phạm xảy ra đã gây thiệt hại
cho Công ty cổ phần may Chiến Thắng. Bên vi phạm có quyền:
D. Có thể đòi phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Câu hỏi trắc nghiệm 4:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, những tranh chấp về kinh
doanh, thương mại nào sau đây KHƠNG tḥc thẩm qùn giải qút của Tòa

án nhân dân cấp huyện:
D. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp
nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×