Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đề án nuôi trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.25 KB, 18 trang )

1

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. SỰ CẦN THIẾT
Khuôn Hà là xã vùng cao của huyện Lâm Bình cách trung tâm huyện lỵ 12
km. Theo thống kê, tỉ lệ nghèo của xã năm 2014 là 50,77% với trên 90% dân số là
đồng bào dân tộc thiểu số. Xóa đói giảm nghèo bền vững đang là một trong những
vấn đề cấp bách của địa phương.
Xã Khuôn Hà có tổng diện tích là 14.545,33 ha, nhóm đất nơng nghiệp:
12.222,77 ha chủ yếu là đất lâm nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng: 443,86 ha (đất đồi
núi).Xã Khuôn Hà có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội để
phát triển chăn nuôi trong đó có chăn ni trâu. Tuy nhiên trong những năm qua
chăn nuôi trâu ở địa phương đã nảy sinh một số vấn đề như: đàn trâu của xã với
quy mô số lượng chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu là các hộ chăn ni tự
phát khơng có quy hoạch; các hộ gia đình thiếu vốn, kỹ thuật về ni dưỡng, chăm
sóc, thú y; kỹ thuật ni và chăm sóc trâu ở đây vẫn theo phương pháp truyền
thống, chưa được quan tâm chú trọng và đầu tư.
Xuất phát từ vấn đề trên, góp phần phát triển chăn ni trâu, từng bước xóa
đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng, việc xây
dựng đề án “Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khn Hà, huyện Lâm
Bình, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2018” là một việc làm cấp thiết có ý
nghĩa kinh tế xã hội cao.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.Căn cứ pháp lý
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2020;


Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững;
Quyết định số 1683/QĐ-BNN-CN ngày 19/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về quy hoạch Hệ thống sản xuất giống một số vật
ni chính đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Quyết định số 186/QĐ-CT ngày 10/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Lâm Bình đến năm 2020;
Đề án tốt nghiệp


2

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

Quyết định 240/QĐ-UBND ngày 14/6/2014 của UBND tỉnh Tuyên
Quang về phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2012 đến năm 2020;
Kết luận số 163-KL/TU, ngày 20/3/2014 của Hội nghị Ban Thường vụ tỉnh
ủy Tuyên Quang (kỳ thứ 43) về Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2012 - 2020;
Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hố
đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ;
Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 20/01/2015 của Ủy ban nhân dân huyện
Lâm Bình về việc phê duyệt quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo
hướng sản xuất hàng hóa huyện Lâm Bình đến năm 2020.
2. Căn cứ thực tiễn
Xã Khuôn Hà là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Lâm Bình. Xã có

những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu
lục địa Bắc Á – Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa động lạnh và mùa
hè nóng ẩm. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.500-1800 mm và hệ thống sông
suối khá nhiều.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu của xã là nông lâm nghiệp. Trong nhiệm kỳ 20112015, đàn gia súc phát triển ổn định, tổng đàn trâu hiện có 883 con đạt 96,4% mục
tiêu nghị quyết, đàn bò đạt 202 con đạt 73,2% mục tiêu nghị quyết, đàn lợn 3.024
con đạt 59,4% mục tiêu nghị quyết, đàn gia cầm trên 12.000 con đạt 50,9% mục
tiêu nghị quyết.
Ngành chăn ni gặp rất nhiều khó khăn nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm,
do giá cả bấp bênh, nguy cơ dịch bệnh phát sinh, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú
y, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao, trong khi đó giá bán sản phẩm thấp và kéo
dài làm cho nông dân liên tục thua lỗ. Trong khi đó, chăn ni trâu vẫn ổn định
mặc dù chưa được đầu tư nhiều về kỹ thuật, ít xảy ra dịch bệnh, giá cả ổn định.
Chăn nuôi trâu tận dụng được lao động tại chỗ, tăng cao thu nhập cho người chăn
nuôi đồng thời tận dụng tiềm năng về phụ phẩm nơng nghiệp.
Xã Khn Hà có nguồn lao động dồi dào, người dân có đức tính cần cù, chịu
khó và có kinh nghiệm trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp.
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Góp phần nâng cao thu nhập của người dân ở xã Khuôn Hà
Đề án tốt nghiệp


3

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

2. Mục tiêu cụ thể
Đến cuối năm 2018, xây dựng được mơ hình ni trâu sinh sản tại xã

Khuôn Hà, thu nhập của người dân từ việc nuôi trâu sinh sản đạt 20-25
triệu/hộ/năm.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi của đề án
Thực hiện trong vòng 42 tháng, từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2018 tại thơn
Hợp Thành, thơn Ka Nị xã Khn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
2. Đối tượng thực hiện đề án
Đối tượng nghiên cứu: Trâu cái sinh sản đạt 27-30 tháng tuổi.
Đối tượng khảo sát: 04 hộ gia đình đạt tiêu chí tuyển chọn tại thơn Hợp
Thành, Ka Nị xã Khn Hà.
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:
Xã Khn Hà có tổng diện tích là 14.545,33 ha, địa hình chủ yếu là đồi núi.
Năm 2014 diện tích trồng lúa, ngơ của xã đạt 526 ha, chiếm 3,62% diện tích tự
nhiên của xã. Trong đó có 1 phần diện tích lúa 1 vụ do khơng chủ động được
nguồn nước. Diện tích đất lâm nghiệp 11.734,01 ha chiếm 80,7 % diện tích tự
nhiên của xã, thuận lợi cho chăn ni và trồng cỏ.
Diện tích đất chưa sử dụng khá nhiều, ngồi ra, xã có những bãi cỏ tự nhiên
rộng ven sông Gâm, Khau Hu, khu vực lòng Hồ tạo nguồn thức ăn cho trâu.
Lực lượng lao động dồi dào, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Do đó cần khai thác hết tiềm năng của
nguồn lao động sẵn có vào việc chăn ni trâu.
Trên địa bàn xã Khn Hà có tuyến đường liên huyện Na Hang – Lâm Bình
chạy qua với chiều dài 5 km đường cấp phối, cách trung tâm huyện lỵ 12 km. Thị
trường tiêu thụ thịt trâu khá rộng, đám cưới, lễ hỏi ở địa bàn thường xuyên sử dụng
thịt trâu làm món chính. Các nhà hàng tại trung tâm huyện cũng như ở thị trấn
Chiêm Hóa, thành phố Tuyên Quang có nhu cầu thịt trâu cao.
Tổng đàn trâu năm 2014 có 883 con đạt 96,4% mục tiêu nghị quyết. Trâu
phát triển tốt, sinh sản ổn định, khơng có con nào chết. Tuy nhiên, chỉ ni một
cách tự phát, chưa có kỹ thuật chăm sóc, phịng trị bệnh nên trâu sinh trưởng phát
triển chậm, chất lượng con giống cịn thấp. Cơng tác tiêm phòng chưa đạt mục tiêu,

nếu xảy ra dịch bệnh thì có khả năng lây lan rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn tới hiệu
quả chăn nuôi.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Đề án tốt nghiệp


4

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

1. Giải pháp về giống
Bình tuyển, lựa chọn 08 con trâu cái 27-30 tháng tuổi đạt tiêu chí của đề án. Liên
hệ, bình chọn các trâu đực giống có chất lượng tốt tại địa phương để phối giống.
Để thực hiện giải pháp này, tiến hành liên hệ tại Lăng Can, xã Thổ Bình để thu mua
trâu cái giống. Rà soát, tổng hợp các trâu đực đạt tiêu chuẩn phối giống tại địa phương.
Kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp: Mỗi hộ tham gia nhận 02 trâu cái,
công tác phối giống được đảm bảo.
Chọn trâu cái sinh sản, chọn được 08 con trâu khoẻ mạnh, được sinh ra từ những
cặp trâu bố mẹ tốt, có ngoại hình đặc trưng của giống. Chọn trâu có ngoại hình cân đối,
màu sắc lơng da đặc trưng cho giống, có độ béo vừa phải, da mỏng lơng mịn, đầu cổ
thanh, lưng, hông rộng, phẳng, bụng gọn, gốc đi to, âm hộ bóng bẩy, bầu vú to, núm
vú dài, đều, cân đối, tĩnh mạch vú nổi rõ, da vú mịn màng, đàn hồi tốt. Trâu 27-30 tháng
tuổi có thể tiến hành phối giống lần đầu khi động dục.
2. Giải pháp về kỹ thuật
+ Kỹ thuật về xây dựng chuồng trại
Chuồng trâu xây dựng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo thuận lợi cho cơng tác
ni dưỡng, chăm sóc, chuồng trại chắc chắn, bảo đảm che nắng mưa, chống nóng,
chống rét cho trâu, thoáng mát.
- Địa điểm: Chuồng được xây dựng ở khu đất cao ráo, thống mát, cuối
hướng gió, thoát nước, tốt nhất là xa nhà ở, xa khu dân cư. Khi điều kiện chật chội

thì cần bố trí hợp lý để có thể làm vệ sinh tốt được.
- Hướng chuồng: Tốt nhất là hướng nam, đông nam để có gió mát, tránh
được gió mùa đơng bắc, đủ ánh sáng. Nếu chuồng phải làm theo hướng đông bắc,
tây bắc thì cần có rèm che.
Để xây dựng chuồng cần các nguyên vật liệu: cột bê tông, fibro ximăng, tre,
gỗ, dây thép buộc, búa, đinh, bạt, cuốc, xẻng.
Kết quả khi thực hiện giải pháp: Chuồng nuôi trâu được xây dựng tại 4 hộ,
diện tích mỗi chuồng 35-40 m2, bao gồm nhà kho dự trữ thức ăn, dụng cụ lao động.
Chuồng nuôi được xây dựng chắc chắn, kiên cố với kết cấu chịu lực tốt, đúng quy
trình kỹ thuật, hợp vệ sinh.
+ Kỹ thuật về thú y
Vệ sinh phòng trừ dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trâu là một khâu quan trọng, tạo
điều kiện cho trâu cái khỏe mạnh, sinh sản tốt. Vì vậy, ngồi việc tn thủ quy trình chăm
sóc thì việc tiêm phịng định kỳ, phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh tật, phòng trị
bệnh sớm, tránh được sự lây lan là rất cần thiết, khống chế được thiệt hại kinh tế.
Để thực hiện tốt giải pháp này thì người chăn ni và cán bộ thú y phải kết
hợp với nhau trong việc phòng và trị bệnh cho trâu, sử dụng có hiệu quả lượng
vacxin được Nhà nước hỗ trợ, định kỳ tiêm phịng, kiểm tra tình hình chăn ni.
Đề án tốt nghiệp


5

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

Kết quả khi thực hiện giải pháp: Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ hàng
ngày; trâu được kiểm tra tổng quát trước và sau khi chăn thả, được tiêm phòng một
số bệnh truyền nhiễm bằng vacxin, thuốc kháng sinh, tẩy giun sán định kỳ; trâu ốm
được cách ly và điều trị kịp thời.
3. Giải pháp về thức ăn

Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi rất cần thiết cho sự tồn tại, hoạt động và
tạo ra sản phẩm. Vì vậy cần phải cung cấp đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng
cho trâu trong q trình chăn ni, nhất là trâu sinh sản.
Khuyến khích chuyển đổi những chân ruộng cao, sườn đồi, vườn tạp,..
chuyển đổi hợp lý đất canh tác nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng thâm canh
các giống cỏ cao sản: VA-06, cỏ voi, cả sả lá lớn,… tận dụng các phụ phẩm nơng
nghiệp dồi dào, sẵn có để chăn ni trâu như rơm rạ, thân cây ngơ, khoai lang, cây
lạc, mía, các loại củ quả… Sử dụng biện pháp chế biến thức ăn thô xanh, chế biến
cỏ, rơm khô, ủ chua các loại phụ phẩm của ngành trồng trọt, dự trữ chăn nuôi trâu.
Sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn tinh: cám gạo, cám sắn…
Để thực hiện giải pháp này, cần tiến hành các công việc sau:
- Trồng cỏ Voi: Quy mô thực hiện là 3.200 m2. Cỏ giống được trồng đúng
quy trình kỹ thuật, được bố trí trồng trên 4 hộ gia đình, mỗi hộ 800 m2, sử dụng
phân trâu để bón cho cỏ.
- Chăn thả trâu ở các bãi cỏ.
- Trồng ngô, sắn để bổ sung thức ăn tinh cho trâu.
Kết quả khi thực hiện giải pháp: Đảm bảo thức ăn cho trâu vào cả mùa khô
và mùa mưa.
Trâu cái chửa 7-8 tháng 1 ngày cho ăn 21-30kg cỏ tươi là đảm bảo nhu cầu.
Trường hợp chăn thả ngồi bãi chăn, tuỳ theo tình trạng đói, no mà cho trâu ăn
thêm ở chuồng hoặc cỏ tươi hoặc cỏ khơ, 1kg cỏ khơ có thể thay được 3-4kg cỏ
tươi. Nếu có củ quả (khoai, sắn tươi) cho trâu ăn càng tốt, 1kg củ quả tươi có thể
thay được 1,1-1,2kg cỏ tươi.
Trâu cái chửa 2-3 tháng trước khi đẻ nên cho ăn 30% thức ăn tinh và 70%
thức ăn xanh thơ (cỏ tươi và cỏ khơ). Cóthể thay thức ăn xanh thơ bằng một lượng
củ quả. Ước tính cho trâu có chửa kỳ này ăn (tuỳ theo khối lượng cơ thể) mỗi ngày.
15-20kg cỏ tươi (bãi chăn và bổ sung tại chuồng).
Cỏ giống được trồng đúng quy trình kỹ thuật. Trồng làm 2 đợt, đợt 1 trồng
400 m2, đợt 2 sau 15 đến 20 ngày trồng nốt 400 m2 còn lại. Cỏ sinh trưởng phát
triển tốt cho năng suất cao năng suất thu hoạch đạt 250 -300 tấn/ha/năm.

4. Giải pháp tuyên truyền
Tuyên truyền bằng các hình thức như: tập huấn, tham quan thực tế, qua các
ban ngành đoàn thể, qua loa, đài truyền thanh… Nội dung tuyên truyền tập trung:
- Nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi về kỹ thuật ni trâu, chuyển từ
hình thức chăn thả sang sang nuôi bán chăn thả, nuôi nhốt;
Đề án tốt nghiệp


6

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

- Tổ chức tham quan, tun truyền hiệu quả của các mơ hình chăn ni trâu
thịt, mơ hình trâu sinh sản tập trung…
Để thực hiện giải pháp này, cần tiến hành các công việc sau:
- Xây dựng quy trình, kỹ thuật về ni dưỡng, chăm sóc, phịng trừ dịch
bệnh cho trâu.
- Liên hệ tại xã Lăng Can, Thổ Bình huyện Lâm Bình để mua giống cũng
như tham quan học tập mơ hình.
Kết quả khi thực hiện giải pháp: Cán bộ thú y cũng như các hộ tham gia hiểu
được các kỹ thuật về nuôi dưỡng, chăm sóc, phịng trừ dịch bệnh cho trâu. Các hộ
dân năm được vai trị, lợi ích đem lại từ việc nuôi trâu sinh sản cũng như quyền lợi
và nghĩa vụ khi tham gia.
5. Giải pháp về con người
Con người là yếu tố hết sức quan trọng trong chăn nuôi, thể hiện ở việc
chăm sóc, phịng và trị bệnh. Do đó, việc trang bị kiến thức về ni, chăm sóc,
phịng trừ dịch bệnh của trâu cho các hộ gia đình, cán bộ thú y là hết sức cần thiết.
Điều kiện của giải pháp:
- Lựa chọn 4 hộ gia đình của 2 thơn Ka Nị và Hợp Thành thỏa mãn tiêu chí
của đề án.

- Cán bộ thú ý, cán bộ địa chính – nơng nghiệp.
Kết quả khi thực hiện giải pháp: 4 hộ gia đình có đầy đủ nhân lực và nắm rõ
kiến thức cơ bản về ni trâu; chăm sóc trâu phát triển tốt, không để trâu bị bệnh,
bị chết; Cán bộ thú y, cán bộ địa chính – nơng nghiệp nắm vững kiến thức chun
mơn, có đủ khả năng để chăm sóc sức khỏe cho trâu; phịng bệnh và chữa trị kịp
thời, không để con trâu nào bị chết.
6. Giải pháp về vốn
Thực hiện Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22 tháng 7 năm 2014
của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất
hàng hố đối với một số cây trồng, vật ni trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang , hỗ trợ
vay với lãi suất 0% trong vịng 3 năm.
Chương trình hỗ trợ chăn nuôi của UBND huyện hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia
đình ni trâu từ 02 con trở lên là 6.000.000 đồng/hộ.
Phân bổ từ nguồn vốn từ chương trình giảm nghèo:
- Hỗ trợ công tác thú y là 250.000 đồng/hộ.
- Hỗ trợ giống cỏ: 500.000 đồng/hộ = 2.000.000 đồng.
- Hỗ trợ xây dựng 04 mơ hình chuồng trâu: 20.000.00 đồng.
- Hỗ trợ cơng tác bình tuyển trâu cái, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, tham
quan học tập: 1.000.000 đồng.
Tổng kinh phí hỗ trợ là: 48.000.000 đồng

Đề án tốt nghiệp


7

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

7. Giải pháp về thị trường, đầu ra
Trong những năm gần đây, nhu cầu thị trường về thịt trâu ngày càng tăng

cao nên đầu ra và giá thành của sản phẩm ổn định. Trâu được các khách hàng trực
tiếp đến mua tại chuồng, trâu được mua để làm giống, lấy sức kéo hay để thịt.
Những trâu đực đẹp còn được thu mua với giá rất cao để huấn luyện cho Lễ hội
Chọi trâu hàng năm của huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa.
Các nhà hàng có nhu cầu trên địa bàn trung tâm huyện Lâm Bình, thị trấn Na Hang,
thị trấn Vĩnh Lộc - Chiêm Hóa, ngồi ra tại địa phương có truyền thống sử dụng thịt trâu
trong các dịp như cưới hỏi, ma chay, lên nhà mới…nên nhu cầu thịt trâu cao.
Ngoài các nhà hàng trên, thịt trâu còn được bày bán ở chợ và bán cho các cá
nhân, hộ gia đình có nhu cầu.
V. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Con người
Công chức địa chính – nơng nghiệp; Cán bộ thú y; Cán bộ khuyến nông;
Người chăn nuôi; Cán bộ tập huấn; Trưởng thôn; Chủ tịch hội nơng dân; Phó chủ
tịch UBND xã; Chủ tịch UBND xã.
2. Kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 325.309.600 đồng (phụ lục 4, phụ lục 5)
Trong đó:
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 48.000.000 đồng
- Kinh phí từ người dân: 277.309.600 đồng, cụ thể:
Tiền mặt: 176.509.600 đồng Sức lao động: 100.800.000 đồng
3. Cơ sở vật chất
Bảng 2.1: Cơ sở vật chất
STT
1
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

2.6
2.7
2.8
3
3.1
3.2

Cơ sở vật chất
Mặt bằng
Vật liệu xây dựng
Brôxi măng
Lá cọ
Cát, sỏi
Xi măng
Cột bê tông
Tre
Gỗ
Bạt
Thức ăn
Đất trồng cỏ
Giống cỏ

Có sẵn
x

Đi mua

x
x
x

x
x
x
x
x
x
x

Đề án tốt nghiệp


8

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018
4
5

Cuốc, xẻng
Cưa, búa, đinh

x
x

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Bảng 2.2: Thời gian thực hiện
Công việc

T1

T2


T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10

T11

T12

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

2015
Tập huấn

x

Làm chuồng trại

x

Mua trâu cái

x

Trồng cỏ và chăm sóc cỏ

x

x


Phối giống
Ni và chăm sóc

x

Thú y

x

2016
Ni và chăm sóc

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

Chăm sóc cỏ

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


x

Thú y

x

x
x

Trâu đẻ

x

Cai sữa

x

Phối giống lứa 2
2017
Ni và chăm sóc

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

Chăm sóc cỏ

x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

Thú y

x

x
x

Xuất bán lứa 1
x

Trâu đẻ lứa 2
2018
Ni và chăm sóc

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

Chăm sóc cỏ

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

Thú y

x

Cai sữa

x
x

Đề án tốt nghiệp


9

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

Phối giống lứa 3

x
x

Xuất bán lứa 2

x

Tổng kết

Phần III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. PHÂN CƠNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Bảng 3.1: Phân cơng thực hiện
STT

Hoạt động

Thời gian

1

Tổ chức họp 1/7/2015
triển khai

2

Họp dân

3


Tập huấn kỹ 7/7/2015
thuật

4

Tham quan
học tập mơ
hình

9/7/2015

5

Xây dựng
chuồng

10/7/2015
đến
14/7/2015

6

Mua giống

15/7/2015

3/7/2015

Người

chịu
Người
Kết quả mong muốn
trách
hỗ trợ
nhiệm
100% lãnh đạo ủng hộ, thống nhất về việc Chủ tịch Công
xây dựng mơ hình chăn ni trâu sinh sản.
UBND
chức
ĐC-NN
100% hộ dân được phổ biến về kế hoạch xây Cơng
Trưởng
dựng mơ hình, các hộ dân thấy được lợi ích từ chức
thơn
việc ni trâu sinh sản, lựa chọn được 4 hộ gia ĐC-NN
đình tham gia đề án. Các hộ nắm được quyền lợi
cũng như trách nhiệm khi tham gia đề án.
4/4 hộ, 2/2 cán bộ xã tham gia tập huấn nắm Cán bộ Cơng
được các quy trình kỹ thuật ni trâu sinh sản của
chức
theo phương thức ni nhốt kết hợp thả vào Phịng
ĐC-NN,
thời gian mát, có khả năng thực hiện tốt tại NN & CB KN
gia đình, làm lực lượng nịng cốt về thực hiện PTNT
kỹ thuật mới, chủ động chăm sóc ni dưỡng huyện
tốt trâu mẹ, trâu con theo các quy trình đã Lâm
chuyển giao, đảm bảo tốt khâu vệ sinh thú y, Bình
phịng trừ dịch bệnh.
Cán bộ thú y nắm vững quy trình kỹ thuật

chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh phịng trừ dịch
bệnh cho trâu sinh sản.
4/4 hộ tham quan 02 mơ hình chăn ni trâu cái Cán bộ Trưởng
sinh sản tại xã Thổ Bình, 02 mơ hình ni trâu thú y
thôn
thịt tại xã Lăng Can, các hộ được giao lưu học
hỏi về kỹ thuật nuôi trâu bán chăn thả.
Các hộ chăn nuôi trâu xây dựng được 4 4 hộ gia Cơng
chuồng trại ni trâu theo đúng quy cách, đình
chức
đúng thiết kế mẫu. Chuồng được làm vững
ĐC-XD
chắc, được thiết kế có máng ăn, máng uống
hợp vệ sinh, có nơi xử lý phân khô và nước
riêng, xung quanh chuồng hàng văng chắc
chắn, sân chơi được bố trí máng ăn, máng
uống và cây che bóng.
100% trâu sinh sản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật về 4 hộ gia CB KN
giống. Trâu cái đạt 27-30 tháng tuổi, có khả đình
– Thú y
năng phối giống ngay.

Đề án tốt nghiệp


10

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

7


Trồng cỏ và 16/7/2015
chăm sóc cỏ đến
voi
31/12/2018

8

Ni và
chăm sóc

16/7/2015
đến
31/12/2018

9

Thú y

10

Xuất
chuồng

Tháng 1 và
tháng
7
năm 2015,
2016,
2017, 2018

12/2017
11/2018

11

Tổng kết

12/2018

Tạo ra được 4 vườn cỏ với diện tích
800m2 /mỗi vườn, 100% cỏ được trồng phát
triển tốt, chất lượng sản phẩm có hàm lượng
dinh dưỡng cao, năng suất cỏ đạt 250-300
tấn/ha/năm, đáp ứng đủ lượng thức ăn xanh
cần thiết cho trâu cái, nghé con.
Khi trâu sinh sản đạt 30-32 tháng tuổi tiến
hành phối giống lần đầu. Thời gian mang thai
320-325 ngày. Khi nghé con đạt 6 tháng tuổi
tiến hành cai sữa, nuôi tách mẹ. Đến cuối
năm 2018 sinh 2 lứa trâu con và mang thai
lứa 3 chuẩn bị sinh.
100% trâu mẹ và nghé con đảm bảo sức khỏe
tốt, phát triển bình thường. Định kỳ 6 tháng 1
lần tiến hành tiêm phịng, kiểm tra tình hình
dịch bệnh.
Trâu bị bệnh được cách ly và điều trị kịp thời
100% trâu được thương lái thu mua, với trâu
đực 18-20 tháng tuổi giá 25-30 triệu/con,
Với trâu cái 18-20 tháng giá 18-20 triệu/con,
Với trâu đực 14-16 tháng giá 18-20 triệu/con,

Với trâu cái 14-16 tháng giá 15-18 triệu/con.
100% thành phần tham gia đánh giá được
hiệu quả từ mơ hình ni trâu sinh sản để
nhân rộng tồn địa phương, đồng thời mở
rộng thị trường tiêu thụ.

4 hộ gia CB KN
đình

4 hộ gia Cán bộ
đình
thú
y,
CB KN

Cán bộ 4 hộ gia
thú y
đình

4 hộ gia
đình

Chủ tịch Cơng
UBND
chức
ĐC-NN

II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Kiến nghị UBND huyện Lâm Bình sớm thơng qua đề án;
UBND xã Khuôn Hà nên tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hiệu

quả của đề án và vận động nhân dân tham gia nhân rộng mơ hình và quy hoạch
vùng phát triển chăn nuôi trâu.
KẾT LUẬN
Đề án xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khn Hà với quy mơ 4
hộ gia đình ni 08 con trâu sinh sản. Chuồng trại được xây dựng theo tiêu chuẩn
kỹ thuật, dự kiến tuổi thọ là 10 năm. Có thể tận dụng được địa hình tự nhiên của địa
phương kết hợp với việc trồng cỏ voi, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp để đảm
bảo nhu cầu thức ăn của trâu. Kết quả dự kiến 15 tháng trung bình 1 con trâu mẹ sản
xuất được 01 con nghé con. Dự kiến thu nhập của người dân tăng thêm sau khi
nuôi trâu cái sinh sản đạt 20-25 triệu/năm.
Thực hiện đề án sẽ khai thác được tiềm năng về đất đai, nguồn lao động, giải
quyết việc làm, từng bước cải thiện chất lượng đàn trâu, phát triển đàn trâu, góp
phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân
tại xã, góp phần nâng cao đời sống vật chất – tinh thần của nhân dân.
Đề án tốt nghiệp


11

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

Phụ lục 1: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ voi:
Cỏ voi thuộc họ hồ thảo, thân đứng, có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh.
Có nhiều dịng cỏ voi như: Merkeron, Seleccion 1 và King grass. Trong đó King
grass là dịng được trồng phổ biến ở nước ta và cho năng suất cao.
Cỏ voi ưa đất mầu và thống, khơng chịu được ngập và úng nước. Khi nhiệt
độ môi trường xuống thấp (2-3°C) vẫn khơng bị cháy lá. Có khả năng trồng cỏ voi
theo quy mô lớn và với mức độ cơ giới hoá cao. Cỏ voi được trồng để thu cắt làm
thức ăn bổ sung tại chuồng hoặc ủ ướp dự trữ.
Thời gian trồng từ tháng 2 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11.

Nếu mùa khô chủ động được nước tưới thì có thể thu hoạch quanh năm. Chu kỳ
kinh tế là 3-4 năm (tức là trồng một lần thu hoạch được 3-4 năm).
- Yêu cầu đất trồng và chuẩn bị đất:
Yêu cầu đất trồng cỏ voi có tầng canh tác trên 30 cm, nhiều mầu, tươi xốp,
thoát nước, có độ ẩm trung bình đến hơi khơ, pH của đất = 5-7. Cần cầy sau, bừa
kỹ hai lượt và làm sạch cỏ dại, đồng thời san phẳng đất. Rạch hàng sâu 15-20 cm
theo hướng đông-tây, hàng cách hàng 60 cm. Cũng có thể trồng theo khóm với mật
độ bụi nọ cách bụi kia 40 cm và hàng cách hàng 60 cm.
- Phân bón:
Lượng phân bón khác nhau, tuỳ theo chân ruộng tốt hay xấu. Trung bình cho
1 ha cần bón:
15 - 20 tấn phân chuồng hoai mục - bón lót tồn bộ theo hàng trồng cỏ.
300 - 400 kg đạm - bón thúc và sau mỗi lần cắt.
250 - 300 kg super lân - bón lót tồn bộ theo hàng trồng cỏ.
150 - 200 kg sulphát kali - bón lót tồn bộ theo hàng trồng cỏ.
Nếu đất chua (pH < 5) thì phải bón thêm vơi.
- Cách trồng và chăm sóc:
Trồng bằng thân cây (hom), chọn cây mập và hom bánh tẻ (ở độ tuổi 80-100
ngày). Chặt vát hom với độ dài 25-30 cm/hom và có 3-5 mắt mầm. Mỗi ha cần 810 tấn hom.
Đặt hom trong lòng rãnh, chếch 450 , cách nhau 30-40 cm và lấp đất sao cho
hom nhô trên mặt đất khoảng 10 cm.
Sau khi trồng 10-15 ngày mầm bắt đầu mọc. Nếu có hom chết, cần trồng dặm,
đồng thời làm cỏ và xới xáo nhẹ làm cho đất tơi, thoáng. Lúc được 30 ngày tiến
Đề án tốt nghiệp


12

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khn Hà 2015-2018


hành bón thúc bằng 100 kg urê/ha. Sau khi trồng 50-60 ngày thu hoạch đợt đầu
(không thu hoạch non đợt đầu). Cứ sau mỗi lần thu hoạch và cỏ ra lá mới lại tiến
hành bón thúc. Khoảng cách những lần thu hoạch tiếp theo là 45 ngày, cắt gốc ở độ
cao 5 cm trên mặt đất và cắt sạch, không để lại mầm cây, để cho cỏ mọc lại đều.
- Năng suất chất xanh:
Tuỳ theo trình độ thâm canh, năng suất chất xanh trên một ha có thể biến
động từ 100 tấn đến 200 tấn/năm. Ngoài ra tuổi cắt của mỗi lứa cũng ảnh hưởng
đến năng suất của cỏ.
Năng suất chất xanh cao nhất khi cắt ở khoảng cách 8-10 tuần.
Phụ lục 2: Kỹ thuật xử lý rơm lúa
+Phơi khô và bảo quản rơm lúa:
Rơm là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn (lúa đồi, lúa
cốc), mì, mạch. Là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của trâu bò vùng
đồng bằng, trung du, miền núi nước ta.
Ở nước ta có thể cấy được nhiều vụ lúa nên trong năm ta có thể thu được 2-3
vụ rơm rạ. Rơm chiêm thu hoạch vào tháng 5-6, rơm mùa: tháng 9-10, rơm lúa
xuân: tháng 3-4 và rơm thu: tháng 7-8. Phổ biến nhất là rơm vụ lúa mùa. Vì vào vụ
mùa là lúc thời tiết thuận lợi cho việc phơi rơm. Ngược lại, vụ chiêm việc thu
hoạch và phơi rơm khơng thuận lợi vì thời tiết hay có mưa, rơm dễ bị thối mốc,
chất lượng dinh dưỡng giảm sút rõ rệt.
Rơm phơi được nắng thì mầu vàng tươi và có mùi thơm, trâu bị thích ăn.
Rơm bị vấy bùn đất và phân thì chất lượng bị giảm và con vật khơng thích ăn.
So với một số loại thức ăn tươi xanh, rơm là loại thức ăn có giá trị đơn vị thức
ăn và năng lượng trao đổi cao hơn, nhưng rơm lúa thường có tỷ lệ chất xơ cao (3133%), ít protein (từ 2,2 đến 3,3%) và rất ít chất béo (1-2%). Rơm thường nghèo
vitamin và khoáng.
Bảo quản cỏ khô bằng cách đánh thành đống như đống, nén chặt và có mái
che mưa hoặc bó chặt để trong nhà kho.
+Kiềm hoá:
Băm rơm rạ thành mẩu 6-10 cm, rải đều trên mặt sàn sạch, cứng và phẳng.
Dùng nước vôi pha lỗng 1% (1 kg vơi sống hoặc 3 kg vơi tơi hồ trong 100 lít

nước) tưới lên rơm (cứ 1 kg rơm + 6 kg nước) để một ngày đêm cho ráo hết nước
vôi rồi mới cho trâu ăn. Có thể hứng lấy nước vơi để dùng tiếp. Nếu lúc đầu trâu
bò chưa quen ăn nên cho ăn lẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng đần lượng rơm tưới
nước vôi. Để giảm bớt mùi nồng của vôi và để trâu bị thích ăn hơn, nếu có điều
kiện thì trước khi cho trâu ăn nên trộn rơm với rỉ mật và urê (3 kg rơm đã kiềm hoá
+ 0,5 kg rỉ mật + 20 g urê).
+Ủ rơm với urê:
Đề án tốt nghiệp


13

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khn Hà 2015-2018

Có thể ủ rơm với urê theo tỷ lệ: cứ 1 tấn rơm khô cần 40 kg urê và 800-1000
lít nước (tỷ lệ urê 4% và nước so với rơm là 1/1).
Cần xây một hố ủ, tốt nhất là xây kiểu hai vách đối diện nhau, trên nền xi
măng. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng rơm cần ủ.
Pha urê vào nước theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết. Trải rơm
theo các lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, dùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt
đều rơm, lấy cào đảo qua đảo lại và dùng chân giậm nén cho chặt. Cứ làm như vậy
cho đến khi hết rơm và hết nước. Cuối cùng, dùng một tấm nilon phủ lên trên
miệng hố, sao cho thật kín để khơng khí và nước mưa bên ngồi khơng lọt vào và
khí amoniac bên trong khơng bay ra.
Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho trâu bị ăn. Lấy lượng vừa phải theo
nhu cầu từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố.
Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên
của rơm trước khi ủ, khơng bị đen và khơng có nấm mốc.
Nhìn chung, trâu bị thích ăn loại rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm
không ủ. Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số trâu bị khơng thích ăn, ta phải tập

cho chúng bằng cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. Cũng có thể cho ăn chung
với các loại thức ăn khác.
Phụ lục 3: Sơ đồ quy mô chuồng trâu

Nhà Kho(12m2)
Cửa
Hố
Phân
khô

Máng ăn
Chuồng nghé con (12m2)
Máng uống

Hố phân
Nước
Hố

Máng uống
Chuồng trâu mẹ (12m2)

Phân

Máng ăn

khô
Cửa

- Nền chuồng: có thể làm nền chuồng bằng gạch hoặc bê tơng. Dù làm bằng
chất liệu gì thì mặt nền chuồng cũng phải bảo đảm là không được gồ ghề, không

trơn trượt. Nêu làm bằng bê tơng thì bề mặt phải rạch khía hay đánh nhám để tránh
Đề án tốt nghiệp


14

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

cho trâu bị trượt ngã. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý, hướng về rãnh thoát nước
để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi rửa chuồng. Trước khi lát hay láng nền chuồng
cần lưu ý đầm nện kỹ nền, đặc biệt là phần rãnh thốt nước, để cho chiều sâu của
rãnh khơng bị thay đổi.
- Tường chuồng: những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi như miền Nam
chẳng hạn, có thể khơng cần xây tường che chắn. Những vùng khác nên xây tường
bao quanh để che rét mùa đông và tránh mưa hắt vào mùa mưa.
- Sân chơi và hàng rào: trong điều kiện cho phép, nên bố trí sân chơi để trâu
có thể vận động tự do. Sân lát bằng gạch hoặc đổ bê tơng. Có thể trồng cây bóng
mát trong khu vực sân chơi. Trong sân chơi cũng bố trí máng ăn và máng uống.
- Máng ăn và máng uống: tốt nhất là xây bằng gạch láng bê tông. Các góc
của máng phải lượn trịn và trơn nhẵn. Đáy máng có lỗ thốt nước để thuận tiện
cho việc rửa máng..
- Rãnh thốt nước, phân, nước tiểu: được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng
phía sau chỗ trâu đứng. Lịng rãnh khơng sâu và xây lượn trịn, chiều rộng làm sao
có thể lọt vừa xẻng to (22-25 cm). Độ dốc từ đầu này đến đầu kia là 2-3%.
- Hệ thống cống thoát nước: được nối tiếp với rãnh thoát nước tiểu, bảo đảm
thoát nước dễ dàng đến nơi chứa.
- Bể chứa phân và nước tiểu: cần bố trí cách xa nhà ở, khu chuồng ni và
cuối hướng gió.
+ Hố phân: dung tích của hố tính theo cơng thức :V=(p* n* t)/m
Trong đó:

V= dung tích của hố cần xây (m3).
p = lượng phân do một con trâu thải ra tại chuồng trong một ngày đêm (kg).
n = số trâu nuôi.
t = số ngày trữ phân ở hố
m = khối lượng riêng của phân (0,6-0,7).
Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí mêtan cho đun
nấu, thắp sáng, kết hợp tiệt trùng, nâng cao chất lượng phân và vệ sinh môi trường.
+ Hố nước tiểu: nên xây dựng hố chứa được lượng nước tiểu cho cả chuồng
nuôi, trong vịng 20-30 ngày. Dung tích bể chứa tính theo cơng thức:
V = g* n *t
Trong đó:
V= dung tích (m3).
g = lượng nước tiểu trong một ngày đêm.
t = số ngày tích trữ (20-30 ngày).
- Mái che: tuỳ theo điều kiện kinh tế, có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng,
tơn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ. Độ
dốc của mái có thể từ 33° đến 45° tuỳ thuộc vào loại vật liệu lợp mái.
Đề án tốt nghiệp


15

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

Để bảo đảm cho chuồng thơng thống tốt có thể làm thêm mái thơng gió trên nóc.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, đặc biệt là khả năng kinh tế của chủ ni, có thể
xây dựng và bổ trí kho chứa thức ăn tinh, kho chứa cỏ khô, bể ủ thức ăn xanh...
Phụ lục 4: Dự tốn kinh phí xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản

ST

T
1

Khoản mục

Trâu cái

1.2

Cỏ voi

3
4
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.5
4.6
4.7
5
6
7
8
9
10

Số
lượng


Đơn giá

Giống

1.1

2

Đơn vị
tính

Chi tiết

Thức ăn tinh bổ sung
Đất trồng cỏ
Chuồng trại (40m2)
Cột bê tơng chính
Cột bê tơng phụ
Tấm lợp fibro ximăng (có
thể tận dụng lá cọ có sẵn)
Tre thường
Gỗ làm xà
Bê tơng đổ nền max 110
Chi phí khác
Cơng xây dựng chuồng
Tham quan học tập
mơ hình
Thuốc
Photo tài liệu

Hỗ trợ giảng viên
Nước uống
Xăng xe
Tổng cộng

Thành tiền
163.200.000

27-30 tháng tuổi có khả năng
sinh sản ngay.
Vườn 3.200 m2 cần 12.80013.000 mắt (20mắt/kg)
Trâu mẹ: 2 tháng trước khi đẻ
1--2kg/ngày, cịn lại bình quân
0,2-0,4kg/ngày.
Trâu con: 0.3kg/ngày
Kích thước vườn 20 x 20 x 0,1m
6.228.000đồng/ chuồng
Kích thước 0,15 x 0,15 x 4m
Kích thước 0,12 x 0,12 x 3,5m
Kích thước 0,9 x 1,8 m
Đường kính 20cm, dài 7m
Làm nền chuồng 40*0,1
Đinh, thép buộc,…
08 công/chuồng

con

08

20.000.000 160.000.000


kg

650

5.000

3.200.000

kg

5.688

5.200

29.577.600

m3

40

75.000

cột
cột

06
04

80.000

50.000

3.000.000
24.912.000
480.000
200.000

tấm

25

48.000

1.200.000

cây
cây
m3

08
10
04

35.000
80.000
592.000

công

08


100.000

280.000
800.000
2.368.000
100.000
800.000
1.000.000

Vắc xin, thuốc tẩy giun, sán
Tài liệu họp, tập huấn
Phục vụ họp, tập huấn
Hổ trợ mua giống (60km)

bộ
đồng
chai
lít

10
01
12
06

8000
500.000
10.000
20.000


2.000.000
80.000
500.000
120.000
120.000
224.509.600

Phụ lục 5:Hạch tốn kinh tế mơ hình chăn trâu sinh sản
- Kinh phí thực hiện đề án: 224.509.600 đồng
- Cơng chăm sóc: 20.000 đồng x 42 tháng x 30 ngày x 4 hộ = 100.800.000 đồng
DOANH THU
Loại Trâu
STT
Tháng tuổi
Đực
Cái
1
x
18-20 tháng
2
x
18-20 tháng
3
x
14-26 tháng
4
x
14-20 tháng
Tổng cộng


Đơn giá

Số lượng

Thành tiền

30.000.000
20.000.000
25.000.000
18.000.000

4
4
4
4
16

120.000.000
80.000.000
100.000.000
72.000.000
372.000.000

Đề án tốt nghiệp


16

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018


Vậy sau 3 năm thực hiện đề án 4 hộ dân thu được: 46.690.400 đồng + 08 trâu cái
giống đang mang thai tháng thứ 8 + phân trâu thu từ q trình chăn ni.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đề tài Nghiên cứu chọn lọc nhân thuần và kỹ thuật nuôi dưỡng nhằm
nâng cao khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho thịt đàn trâu nội trong nơng
hộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Viện Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, 2001
[2]. Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lai, PGS.TS. Nguyễn Xuân
Trạch, Nhà xuất bản Nông nghiệp –Hà Nội, 2005
[3]. Giáo trình chăn ni trâu bị, PGS.TS Nguyễn Xuân Trạch, Trường Đại
học Nông nghiệp I- Hà Nội, 2008
[4]. Hội chăn nuôi Việt Nam, Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm Tập 3 (phần
chăn nuôi trâu và bị), Nhà xuất bản Nơng nghiệp-Hà Nội, 2009
[5]. Nghề ni trâu, Đỗ Kim Quyên, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội, 2009
[6]. Những bệnh thường gặp ở trâu bò, TS. Nguyễn Thị Kim Lan, Nhà xuất bản
Nông nghiệp-Hà Nội, 2011
[9]. Đề án Chăm sóc, bảo vệ và phát triển chăn ni đàn trâu, bị trên địa bàn
huyện Trùng Khánh giai đoạn 2013-2016, Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn huyện Trùng Khánh, 2013
[7]. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội năm 2015 xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, 2014
[8].Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ xã Khuôn Hà lần thứ XXI, nhiệm kỳ
2015-2020, 2015
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CB KN: Cán bộ khuyến nông
ĐC-NN: Địa chính – nơng nghiệp
ĐC-XD: Địa chính – xây dựng
HĐND: Hội đồng nhân dân
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND: Ủy ban nhân dân

VA-06: Varimes 06
QĐ: Quyết định
MỤC LỤC
Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT......................................................................................................1
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN...............................................................................1
1.Căn cứ pháp lý.......................................................................................................1
Đề án tốt nghiệp


17

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

2. Căn cứ thực tiễn....................................................................................................2
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN.....................................................................................2
I. MỤC TIÊU.............................................................................................................2
1. Mục tiêu chung:.....................................................................................................2
2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG.......................................................................................3
1. Phạm vi của đề án.................................................................................................3
2. Đối tượng thực hiện đề án.....................................................................................3
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:..............................................................................3
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN....................................................................................3
1. Giải pháp về giống................................................................................................4
2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................................................4
3. Giải pháp về thức ăn.............................................................................................5
4. Giải pháp tuyên truyền..........................................................................................5
5. Giải pháp về con người.........................................................................................6
6. Giải pháp về vốn....................................................................................................6

7. Giải pháp về thị trường, đầu ra.............................................................................7
V. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN......................................................................7
1. Con người..............................................................................................................7
2. Kinh phí.................................................................................................................7
3. Cơ sở vật chất........................................................................................................7
VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.......................................................................8
Phần III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN............................................................................9
I. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN.......................................................................9
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................................10
Đề án tốt nghiệp


18

MA VĂN DŨNG – Xây dựng mơ hình ni trâu sinh sản tại xã Khuôn Hà 2015-2018

KẾT LUẬN...............................................................................................................10

Đề án tốt nghiệp



×