Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kết quả kinh doanh tại nhà khách giai đoạn 2005 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.91 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2009 được dự báo là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung cũng
như đối với ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn nói riêng. Đứng trước
những khó khăn đó, để có thể duy trì sự ổn định thời gian trước mắt cũng như phát
triển trong tương lai, các đơn vị kinh doanh cần xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của
mình, phát hiện những thiếu sót và hạn chế để tìm ra hướng đi mới, đảm bảo hiệu quả
cho việc quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh.
Hoạt động trong thời gian tới của Nhà khách Tổng Liên Đoàn cũng không nằm
ngoài những yêu cầu trên. Đặc biệt trong hoàn cảnh Nhà khách cũng có mục tiêu
quan trọng là nâng tầm khách sạn trở thành một khách sạn cao cấp trong toàn thành
phố, giải quyết những vấn đề nội tại là một yêu cầu tất nhiên song song với công tác
sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh đó, Báo cáo thực tập có thể đưa ra một cách nhìn tổng quát về
các mặt hoạt động của Nhà khách trong thời gian qua cũng như một số nhận xét sơ bộ
về những thiếu sót trong hoạt động của Nhà khách. Thông qua đó, quá trình điều hành
cũng như đổi mới ở Nhà khách thuận lợi và có hiệu quả hơn, đảm bảo sự phát triển
của Nhà khách.
1 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
PHẦN 1
QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
1.1. Sự hình thành và phát triển Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động
1.1.1. Thông tin chung
Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động có địa chỉ 95 - 97 Trần Quốc Toản.
Website: nhakhachtongliendoan.com.vn
STK: 102.010.000.030.317 – Ngân hàng Công thương Việt Nam.
MST: 0100784358- 1
Điện thoại: (84-4)38222521/39423950/51/52/53


Fax: (84-4)382233656
Nhà khách Tổng Liên Đoàn là đơn vị sự nghiệp có thu, được hình thành theo quyết
định số 187/QĐ-TLĐ ngày 21/01/1997 của Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam,
với tên gọi Trạm trung chuyển Tổng Liên Đoàn. Ngày 5 tháng 3 năm 1999, Trạm trung
chuyển Tổng Liên Đoàn được đổi tên thành Nhà khách Tổng Liên đoàn cho phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ hoạt động là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu của Nhà khách. Nhà
khách có vị trí thoáng mát, cảnh quan đẹp, thuận lợi bởi ngay gần trung tâm thành phố, gần
ga Hà Nội, sau Cung văn hóa Hữu Nghị. Những đặc điểm đó tạo điều kiện rất thuận tiện cho
khách khi tổ chức hội nghị, tổ chức hội thảo, tiệc cưới, sinh nhật,….
Với sức chứa 181 giường của 73 phòng phục vụ khách trong và ngoài nước nghỉ, 13
căn hộ đạt tiêu chuẩn quốc tế có diện tích mặt sàn từ 110-170m²/1 căn hộ, cho khách nước
ngoài và văn phòng đại diện thuê, cùng hệ thống thống tin liên lạc hiện đại.Ngoài ra, nhà
khách còn có các loại phòng họp, hội thảo sức chứa từ 30-140-300-400 chỗ ngồi, cùng 2
phòng ăn lớn và 1 phòng ăn nhỏ đảm bảo cho 500 suất ăn sang trọng lịch sự.
2 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
1.1.2. Các giai đoạn phát triển.
Là một đơn vị mới được hình thành từ năm 1997, Nhà khách cũng đã có được những
bước đi đáng kể. Đơn vị đã được Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam trao tặng danh hiệu
“Tập thể Lao động xuất sắc” 4 năm liền từ năm 2004 tới năm 2007, được Chủ tịch liên đoàn
trao tặng bằng khen “ Đơn vị tiên tiến” năm 2005. Đó là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực
phát triển của Nhà khách trong thời gian qua. Từ chỗ cơ sở trang thiết bị còn thiếu thốn, dịch
vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhân lực thiếu trình độ trong công việc,
Nhà khách đã từng bước thay đổi để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Trang thiết bị đang và đã
được hiện đại hóa, các dịch vụ được mở rộng với chất lượng cao hơn
Đặc biệt hơn, Nhà khách tập trung vào việc phát triển con người, nâng cao khả năng
của cán bộ công nhân viên để thỏa mãn yêu cầu ngày càng khắt khe của công việc. Đây được
coi là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của Nhà khách hiện nay cũng như trong
tương lai. Nhà khách thường xuyên cử người lao động tham gia các khóa bồi dưỡng, nâng

cao tay nghề, cử cán bộ đi học các lớp tại chức. Hiện nay, Nhà khách có lực lượng lao động
độ tuổi trung bình 34, trình độ Đại học và trên Đại học 30 người, Cao Đẳng 03 người, trung
cấp 11 người, số còn lại đều học nghề và được đào tạo nghề từ 3 tháng đến 1 năm. So với
những ngày đầu thành lập khi số người được đào tạo Đại học và trên Đại học chỉ đếm trên
đầu ngón tay, nguồn nhân lực này thực sự cho thấy bước đi không nhỏ của Nhà khách.
1.1.3.Nhiệm vụ chức năng của Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động.
• Tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn theo cơ chế tự hạch toán có
hiệu quả, phục vụ tốt khách hàng trong đó có các khách hàng là khách của Tổng
Liên Đoàn Lao Động hoặc cán bộ công đoàn của các địa phương.
• Thực hiện các hoạt động kinh doanh khác trong phạm vi Pháp Luật cho phép.
• Đảm bảo các chức năng xã hội như tổ chức viêc làm cho người lao động, đóng
góp các quỹ phân phối lợi nhuận.v.v…
• Là một cơ quan trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động, Nhà khách có nhiệm vụ
đảm bảo thực hiện các công tác Đoàn, tham gia phục vụ các hoạt động theo sự
chỉ đạo của Đảng bộ, cơ quan chính quyền các cấp.
3 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
1.2.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật.
1.2.1. Sản phẩm, thị trường và khách hàng
Là một cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn, Nhà khách Tổng liên đoàn có
những đặc điểm khác biệt so với hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp. Với sản phẩm chủ yếu là dịch vụ khách sạn - nhà hàng, khách hàng chính của
Nhà khách bao gồm khách trong tổ chức công đoàn trong và ngoài nước, cán bộ công đoàn
của Trung ương, các tỉnh ngoài Hà Nội,….Bên cạnh đó, Nhà khách cũng chú trọng đến khu
vực khách du lịch thường xuyên tại Hà Nội. Nằm ở một địa điểm thuận lợi, gần các địa điểm
kinh tế văn hóa lớn của thành phố như Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, ga Hà Nội, Nhà
khách thường xuyên đón tiếp các đoàn khách du lịch nước ngoài đến nghỉ ngơi. Với điều kiện
trang thiết bị vật chất ngày càng được nâng cao, Nhà khách hiện nay tiếp nhận lượng khách
du lịch nước ngoài thương xuyên đạt 20% công suất phục vụ. Cũng do điều kiện đi lại thuận

lợi, Nhà khách có một bộ phận khách hàng không nhỏ là cán bộ các tỉnh đến công tác kết hợp
tham quan du lịch tại thủ đô Hà Nội. Từ đây, việc tham quan các địa điểm khác ở trung tâm
thành phố hoặc tới các địa điểm làm việc tương đối dễ dàng.
Ngoài ra, Nhà khách còn có một số dịch vụ khác như cho thuê văn phòng, thuê phòng
họp cho các hội nghị, hội thảo với khả năng lên đến 400 chỗ ngồi. Hiện nay, Chi nhánh công
ty Chứng Khoán ngân hàng Á Châu có đặt văn phòng thường xuyên tại Nhà khách, mang lại
nguồn thu thường xuyên đồng thời nâng cao công suất phòng phục vụ cho Nhà khách. Một số
công ty khác thường xuyên tổ chức các hội nghị kết hợp chiêu đãi tại Nhà khách như Ngân
hàng Quân đội, Công ty chứng khoán Direct,… cũng phần nào cho thấy uy tín trong lĩnh vực
tổ chức tiệc và hội nghị của NK.
Theo báo cáo các nguồn thu của Nhà khách từ năm 2004, có rất nhiều hoạt động mang
lại nguồn thu bao gồm: Tiền phòng nghỉ, tiền hội trường, tiền ăn, dịch vụ hội trường, các dịch
vụ buồng, nhà ăn, bar – đồ uống,…
4 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Bảng 01– Các hoạt động thường xuyên đem lại lợi nhuận cho Nhà khách
Một số khoản thu
2004 2005 2006 2007
1.Tiền phòng
5.273.814.975 6.123.335.533 6.120.480.555 7.532.485.322
2.Tiền hội trường
744.495.375 952.924.050 1.106.620.772 1.632.441.090
3.Tiền ăn
2.304.387.330 6.123.286.317 7.538.639.000 8.327.121.486
4.Tiền nhà Quốc tế
2.142.439.624 1.759.130.070 2.298.393.039 2.322.980.126
5.Dịch vụ hội trường
279.976.612 247.908.862 396.102.000 413.253.400
6.Cho thuê mặt bằng

1.578.335.310 1.868.913.250
7.Tiền điện thoại
158.936.150 103.484.160 45.045.000 74.357.210
8.Lãi TGNH
43.200.060 48.946.586 853.896.798 1064.759.647
9.Thuế GTGT
264.933.754 412.600.821 442.302.342 463.501.772
(Nguồn: Phòng kế toán, Nhà khách Tổng Liên Đoàn)
Tuy nhiên, một bộ phận khách hàng tương đối quan trọng của Nhà khách nói riêng
cũng như các Nhà hàng, khách sạn nói chung hiện nay không được coi trọng. Đó là bộ phận
khách hàng có khu vực sinh sống gần Nhà khách. Hiện nay, Nhà khách không tận dụng hết
tiềm năng của bộ phận khách hàng này. Nhiều người trong khu vực gần Nhà khách khi cần tổ
chức tiệc ăn uống, cưới hỏi trong nhiều trường hợp sẽ chọn một nhà hàng khác thay vì Nhà
khách ở địa điểm gần hơn. Điều này không bởi lý do Nhà khách không đủ điều kiện và chất
lượng phục vụ mà quan trọng là bởi Nhà khách chưa quan tâm đúng mức tới bộ phận khách
hàng này. Thời gian quan Nhà khách chưa triển khai việc quảng bá tới những người dân xung
quanh, nên . Theo phân tích, nếu doanh thu trong một ngày trong năm 2008 đạt trung bình 62
triệu đồng thì chỉ cần mỗi ngày tổ chức thêm một bàn tiệc đã có thể giúp Nhà khách tăng 5%
doanh thu cả năm. Đây là một con số cho thấy, trong thời gian tới, Nhà khách cần chú trọng
tới bộ phận khách hàng này hơn nữa. Có thể nói rằng, nhiệm vụ này mang tính chiến lược lâu
dài, đảm bảo sự phát triển ổn định của Nhà khách trong tương lai.
1.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
5 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, Nhà khách Tổng liên đoàn có cơ sở vật chất tương đối
đồng bộ. Các phòng được trang bị các thiết bị nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng:
Tivi, Tủ lạnh, máy điều hòa. Với 73 phòng với diện tích phục vụ đạt trung bình từ 25- 30 m²,
mỗi phòng đạt tiêu chuẩn phục vụ 4 đến 6 người, Nhà khách có thể đón tiếp số lượng khách
tương đối lớn. Ngoài ra, Nhà khách còn đảm bảo việc phục vụ các dịch vụ tại phòng như gọi

đồ ăn, dịch vụ giặt là, dịch vụ phòng. Đồng thời, có các chuẩn liên lạc quốc tế như fax, liên
lạc mạng cáp quang, đảm bảo thông tin liên lạc của khách trong trường hợp cần liên lạc, hội
đàm hoặc tổ chức họp qua mạng.
Các bộ phận của Nhà khách như tổ điện nước, tổ giặt là, nhà bếp được tổ chức tương
đối đồng bộ, đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ. Bếp ăn của Nhà khách có diện tích 50m², có
khả năng chế biến, phục vụ đồng thời nhiều khách ăn. Phòng giặt là có công suất lớn, được
trang bị máy giặt chuyên dụng do đó có khả năng đảm bảo nhiệm vụ giặt là sạch sẽ chăn, ga
cho tất cả các buồng và có khả năng đáp ứng một phần dịch vụ giặt là của khách hàng.
Tuy nhiên một điều đáng lưu ý là hệ thống các phòng ban của Nhà khách chưa được
trang bị thiết bị đầy đủ để đáp ứng tình hình mới hiện nay. Các phòng ban chuyên trách hành
chính trong Nhà khách như phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán, phòng Kinh doanh
thiếu nhiều thiết bị thực sự cần thiết để làm việc hiệu quả, thông tin liên lạc hoặc hỗ trợ giữa
các phòng ban hầu hết phải thực hiện qua các thao tác thủ công. Điều này đòi hỏi việc đầu tư
trong thời gian tới của Nhà khách nhằm nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất cũng như điều kiện
làm việc của người lao động.
PHẦN 2
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1.Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của NKTLĐ thời gian gần đây.
6 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
2.1.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà khách giai đoạn 2005 - 2008
Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khắt khe
hơn, Nhà khách vẫn có những kết quả đáng chú ý. Trong lĩnh vực phục vụ, Nhà khách đảm
bảo phục vụ tốt việc ăn, nghỉ của khách; các Đại hội của Ban chấp hành, các Ban chuyên đề
của Tổng liên đoàn, Công đoàn ngành TW, Công đoàn tổng công ty, nhất là các đại biểu về
dự Đại hội X Công đoàn Việt Nam. Quá trình phục vụ hiệu quả của nhà khách được đánh giá
cao và được đồng chí chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam khen thưởng.
Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà khách cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của
mình. Công suất phòng nghỉ đạt 75-80%, đảm bảo công việc hàng ngày cũng như thu nhập

của cán bộ công nhân viên, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đặt ra, kết quả trong giai đoạn 2
năm 2005 – 2006 như sau:
Bảng 02 – Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2006
Chỉ tiêu KH Tổng LĐ
giao
Thực hiện % hoàn thành
Năm
2005
Doanh thu 12.000.000.000 15.274.894.464 127%
Lợi nhuận 1.200.000.000 1.939.805.000 161,65%
Thu nhập BQ CBCNV 1.600.000 đ/t 1.700.000 đ/t 106,25%
Năm
2006
Doanh thu 16.000.000.000 18.615.014.654 116,34%
Lợi nhuận 2.000.000.000 2.167.834.272 108,39%
Thu nhập BQ CBCNV 2.000.000 đ/t 2.100.000 đ/t 105%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động năm 2005&2006, Phòng Kế Toán)
Trong năm 2007, Nhà Khách đã tiến hành triển khai việc kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ
chức và tinh giảm nguồn nhân lực. Theo tài liệu có được, số lao động thường xuyên của Nhà
khách giảm từ 133 xuống còn 114 người. Tuy nhiên, thu nhập bình quân cán bộ công nhân
7 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
viên chức tăng đáng kể, trong khi các chỉ tiêu về doanh thu cũng như lợi nhuận trích nộp cấp
trên đều hoàn thành. Cụ thể như sau:
Bảng 03 – Kết quả kinh doanh năm 2007
Chỉ tiêu Kế hoạch cả năm Thực hiện cả năm % thực hiện so với
kế hoạch
Doanh thu 20.000.000.000 21.375.536.802 106.87%
Lợi nhuận 4.713.000.000 4.891.447.466 103.79%

Trích nộp lợi nhuận 2.184.525.000 2.797.945.000 137.66%
Thu nhập bình quân 2.100.000 đ/t 2.200.000 đ/t 104.76%
(Nguồn:Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2007, Phòng Kế Toán )
Sang năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với ngành kinh
doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn, Nhà khách vẫn đạt được những kết quả nhất định.Trong
năm 2008, Nhà khách đã chủ động nâng cấp trang thiết bị, từng bước đáp ứng nhu cầu của
khách hàng; khai thác phòng ăn , phòng nghỉ, hội trường, nâng cao kết quả kinh doanh, duy
trì lượng khách ổn định , công suất phòng nghỉ đạt xấp xỉ 70%. Đặc biệt thu nhập bình quân
người lao động vẫn tăng 33%, được đánh giá cao, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó
khăn, nhiều doanh nghiệp cắt giảm việc làm và tiền lương như hiện nay.
Bảng 04 – Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2008
Chỉ tiêu Kế hoạch cả năm
(1000 đ)
Thực hiện cả năm
(1000 đ)
% Thực hiện so với
kế hoạch
Doanh thu
22.015.000 25.410.000 115.4
8 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Lợi nhuận
3.976.525 5.823.350 146.4
Trích nộp lợi nhuận
cấp trên
2.357.253 3.245.005 137.66
Thu nhập bình quân
người/tháng
2.200 2.800 133.3

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008,Phòng kế toán)
Đánh giá lại quá trình 4 năm trong kế hoạch 5 năm 2005-2009 đó, Nhà khách đã có
được sự tăng trưởng đáng kể:
Hình 01 – Doanh thu các quý từ năm 2005 -2008
Doanh thu bốn năm tăng trưởng liên tục. Trong khi đó các quý đều có sự tăng trưởng
tốt so với cùng kỳ năm trước. Nếu trong năm 2005, Nhà khách chỉ có được doanh thu 15 tỉ
đồng thì sang năm 2008, con số này đạt 25,5 tỉ đồng, trung bình mỗi năm tăng đạt 20% so với
năm trước. Riêng chỉ tiêu lợi nhuận, từ 1.939.805.000đ trong năm 2005, sau 3 năm, lợi
nhuận đạt 5.823.350.000đ tăng tới 200%.
9 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Tốc độ tăng trưởng nhanh, tuy nhiên nếu đánh giá tổng quát, giá trị gia tăng lợi nhuận
sau mỗi năm đạt không nhiều, đặc biệt là khi Nhà khách có số lượng lao động trên 100 người.
Đó chính là điểm Nhà khách cần khắc phục trong tương lai, thông qua việc mở rộng các dịch
vụ có giá trị gia tăng lớn hơn.
2.2.Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động của Nhà khách.
2.2.1. Những thuận lợi.
Trực thuộc Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Nhà khách có một thuận lợi không
nhỏ về thị trường. Các đơn vị công tác của Tổng Liên Đoàn thường xuyên chọn lựa Nhà
khách là nơi nghỉ cho mình. Lợi thế đó tạo cho Nhà khách một doanh thu tương đối ổn định.
Cùng với đó là sự quan tâm sát sao của Tổng Liên Đoàn trong hoạt động, do vậy đơn vị có
nhiều thuận lợi so với các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh độc lập, nhất là trong các vấn
đề về huy động và sử dụng vốn, điều hành hoạt động thường xuyên… Ngoài ra, yếu tố thị
trường ngày càng được mở rộng, cùng với đó là danh tiếng của Nhà khách đang dần hình
thành và phát triển đã và sẽ tạo điều kiện cho Nhà khách mở rộng hoạt động kinh doanh trong
thời gian tới.
Bên cạnh đó, các yếu tố bên trong cũng đang dần có lợi hơn cho sự phát triển Nhà
khách. Bộ máy quản trị, từ Ban Giám đốc, các bộ phận và có năng lực và trình độ quản lý
kinh tế, kinh doanh tốt, có phẩm chất đạo đức, nhanh nhạy trong việc nắm bắt các thông tin

về thị trường, giá cả, mặt hàng. Từ đó tham mưu cho Ban Giám đốc có thể đưa ra các quyết
định kịp thời trong kinh doanh. Việc ổn định về các mặt nhân sự như cơ cấu lại bộ máy, tinh
giảm biên chế, phát huy kỷ luật lao động, ổn định tinh thần của người lao động thông qua cơ
chế lương, thưởng hợp lý làm tinh thần lao động tốt hơn, tăng khả năng cống hiến của cán bộ
công nhân viên. Có thể coi đó là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Nhà
khách trong tương lai.
2.2.2. Những khó khăn mà Nhà Khách đang phải đối mặt
Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục bị tác động bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu. Viễn cảnh ảm đạm về nền kinh tế nói chung cũng như ngành du lịch
nói riêng là thách thức lớn nhất đối với việc ổn định trước mắt và phát triển lâu dài của Nhà
khách. Sự cạnh tranh cũng trở nên ngày càng gay gắt hơn khi Nhà nước tiếp tục thực hiện
10 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
chính sách mở cửa thị trường cho các tập đoàn khách sạn nước ngoài. Đồng thời với đó là sự
gia nhập thị trường của rất nhiều doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn Hà Nội báo hiệu một thời
gian cạnh tranh khó khăn với Nhà khách Tổng Liên Đoàn.
Ngoài ra, cơ sở vật chất hạn chế cũng là một điểm yếu cần khắc phục của Nhà
khách.Trang thiết bị hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng từ năm 1997, đến nay một số hạng
mục đã bị xuống cấp, hư hại. Tuy việc bảo dưỡng, nâng cấp được thực hiện thường xuyên
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này làm hạn chế khả năng của Nhà khách trong
trường hợp muốn thu hút sự quan tâm của khách hàng có khả năng về tài chính và có yêu cầu
cao về chất lượng.
Một vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng tới khả năng phát triển của Nhà khách đó là
việc hoàn thiện chức năng quản trị điều hành trong Nhà khách. Hoàn thành cơ chế định mức
với các bộ phận giặt là, phục vụ ăn uống, định mức chi phí vật tư thực phẩm ăn uống là yêu
cầu cần thiết để đảm bảo tiết kiệm chi phí cũng như kinh doanh hiệu quả. Cùng với đó, phát
triển quản lý tài sản, sử dụng tài chính và các tổ chức các nhiệm vụ văn phòng khác thông
qua phần mềm chưa đạt hiệu quả.
PHẦN 3

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
3.1.Hoạch định mục tiêu, phương hướng phát triển kinh doanh.
Trong năm 2009, trong tình trạn nền kinh tế suy thoái, Nhà khách đặt mục tiêu suy trì
kinh doanh ổn định, hướng tới tăng trưởng trong nửa sau của năm. Mục tiêu cụ thể bao gồm
11 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
tăng doanh thu và lợi nhuận ở mức 5 – 7%, trích nộp lợi nhuận cấp trên đạt 2.900.000.000đ,
đồng thời đảm bảo cuộc sống của người lao động thông qua duy trì mức lương tăng phù hợp
ở 10%, đạt mức 3.080.000
Bên cạnh đó, Nhà khách cũng đặt cho mình mục tiêu xa hơn, đến giai đoạn 2010
-2014. Trọng tâm của giai đoạn này là nâng tầm Nhà khách trở thành khách sạn cao cấp, duy
trì lợi nhuận hàng năm đạt cao, đồng thời đảm bảo cuộc sống của cán bộ công nhân viên.
Nhận thức rõ mục tiêu này, Nhà khách định hướng mở rộng, phát triển các loại hình
dịch vụ nhằm thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của khách hàng. Trong thời gian tới, Nhà khách có
kế hoạch đầu tư nâng cấp chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp của trang thiết bị.
Song song với đó là việc đào tạo nâng cao khả năng của người lao động, đảm bảo thực hiện
tốt các mục tiêu đề ra, giúp Nhà khách phát triển nhanh và bền vững.
Bảng 05: Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2010 - 2014
STT
Chỉ tiêu
ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1 Doanh thu
Tỷ đồng
30.17 34.1 38.2 41.05 45.7
2
Lợi nhuận từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
Tỷ đồng
6.74 7.55 9.1 11.2 13.06

3
Trích nộp ngân sách
Tỷ đồng
3.74 4.42 5 5.97 7.05
Các chỉ tiêu cơ bản khác
Số buồng TB
Số khách tối đa KH thường xuyên
104
600 320
(Nguồn: Kế hoạch phát triển Nhà khách giai đoạn 2010 – 2014;Phòng Kinh doanh)
Các dịch vụ trong thời gian tới được Nhà khách chú trọng bên cạnh các loại hình
kinh doanh dịch vụ ăn uống, khách sạn hiện nay bao gồm: Các phòng tập cao cấp, bể bơi, sân
tenis, khu spa, các loại hình giá trị gia tăng như kinh doanh sòng bạc cho khách nước ngoài,
… Hướng tới những loại hình này, Nhà khách muốn phát triển giá trị gia tăng ở các loại hình
dịch vụ. Đồng thời phát triển các loại hình này, Nhà khách sẽ được nâng tầm, trở thành khách
sạn cao cấp, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững.
12 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
3.2.Tổ chức bộ máy quản trị.
Là một đơn vị hạch toán theo mô hình doanh nghiệp, đồng thời có loại hình kinh
doanh dịch vụ khách sạn đặc thù, Nhà khách cần có một cơ cấu tổ chức riêng mang lại hiệu
quả. Tuy nhiên mô hình này vẫn cần phải đảm bảo được các nguyên tắc về quản trị cơ bản về
phân cấp, phân quyền. Điều này chưa được đảm bảo trong giai đoạn trước tháng 4 năm 2008.
Trong giai đoạn này, Nhà khách gồm các phòng ban trực thuộc có trách nhiệm về nghiệp vụ
và các tổ chuyên môn. Trên lý thuyết, các tổ chuyên trách đều có cấp trên trực tiếp điều chỉnh
hoạt động trước khi báo cáo giám đốc. Đó là vai trò của các trưởng phòng, Phó giam đốc.
Tuy nhiên việc phân cấp không được đảm bảo, dẫn tới việc các bộ phận chức năng khi có sự
việc phát sinh hầu hết vẫn cần làm việc hoặc thông qua Giám đốc. Việc này làm giảm năng
suất lao động của Nhà khách nói chung cũng như tăng thêm gánh nặng cho giám đốc Nhà

khách. Cùng với đó là việc làm việc không hiệu quả của nhiều bộ phận do nhiều lao động
không có đủ khả năng và kiến thức nghiệp vụ, ảnh hưởng đến người lao động khác, đồng thời
cũng làm tăng quỹ lương của NK.
Nhận thấy cần có sự điều chỉnh trong cơ cấu tổ chức Nhà khách, tháng 4 năm 2008,
Nhà khách đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu nhằm hướng tới việc hoàn thiện theo hướng tinh
giảm bộ máy. Trách nhiệm công việc được chia nhỏ hơn để đảm bảo việc đôn đốc kiểm tra từ
cấp dưới, đồng thời giảm nhẹ công việc cho giám đốc Nhà khách, nhất là những công việc có
tính chất sự vụ.
Theo phân công nhiệm vụ mới, các phòng ban chức năng ngoài nhiệm vụ chuyên môn
còn phải chịu trách nhiệm về công việc của các tổ, nhóm trực thuộc. Trách nhiệm trong công
việc của các phòng ban được giao cho các trưởng, phó phòng. Các phòng cũng có nhiệm vụ
hỗ trợ lẫn nhau trong công việc điều hành Nhà khách. Trong khi đó, phó giám đốc Nhà khách
sẽ phụ trách các dịch vụ trực tiếp có liên quan đến khách hàng như dịch vụ phòng, các dịch
vụ ăn, uống. Đây là một chuyển biến quan trọng bởi là một đơn vị kinh doanh loại hình Nhà
hàng, khách sạn thì việc quan tâm tới chất lượng phục vụ khách hàng là ưu tiên hàng đầu.
13 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Những thay đổi trên thực sự là những biến chuyển tích cực trong công tác điều hành
Nhà khách. Các bộ phận như tổ điện nước, tổ bếp thay vì báo cáo vượt cấp lên giám đốc hoặc
phó giám đốc khi có việc cần chi tiêu hoặc phát sinh mâu thuẫn trong công việc giờ đây có
thể báo cáo với cấp gần nhất như phòng Tổ chức hành chính hoặc phòng dịch vụ ăn uống để
rút ngắn thời gian giải quyết công việc. Trong một số trường hợp các phòng ban khác có thể
giải quyết công việc, các phòng ban chuyên môn sẽ có sự phối hợp thực hiện để hoàn thành
công việc chứ không cần thiết báo cáo giám đốc, giảm phiền hà và tăng khả hiệu quả trong
công việc. Trong khi đó, việc dành riêng chức vụ Phó giám đốc để điều hành các dịch vụ liên
quan trực tiếp tới khách hàng đảm bảo thông tin trao đổi qua lại giữa khách và đơn vị, từ đó
có cái nhìn đa chiều hơn đối với khách hàng. Thay vì trước đây khách hàng đến Nhà khách
chỉ có Lễ tân có nhiệm vụ tiếp xúc với họ, việc Phó giám đốc phụ trách vấn đề này đảm bảo
mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với khách hàng. Điều này trong tương lai có ảnh hưởng lớn

đến hoạt động kinh doanh của Nhà khách. Bởi lẽ khi cần mở rộng hoạt động cũng như thị
trường trong, yêu cầu quan hệ khách hàng sẽ cần chú trọng hàng đầu. Việc xây dựng nhiệm
vụ chức năng mới này của chức danh Phó giám đốc tạo tiền đề để xây dựng một hệ thống
kinh doanh có hiệu quả hơn, đặt nhiệm vụ quan hệ khách hàng là điều kiện tiên quyết trong
hoạt động.
14 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
THỊ
TRƯỜNG
(P.KINH
DOANH)
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
TỔ BẢO
VỆ
TỔ ĐIỆN
NƯỚC
BẾPBÀN
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Hình 02 – Cơ cấu bộ máy tổ chức Nhà khách trước tháng 4-2008

Hình 03 – Cơ cấu tổ chức Nhà khách từ tháng 4 năm 2008
15 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
BỘ PHẬN
BUỒNG,
HỘI
TRƯỜNG
P
H
Ò
N
G

K


T
O
Á
N
P
H
Ò
N
G

T


C

H

C

H
À
N
H

C
H
Í
N
H
T


v
ă
n

p
h
ò
n
g

T
C
H

C

L
Đ
t
i

n

l
ư
ơ
n
g
T


b

o

v

Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
3.3. Công tác quản trị nhân sự và tiền lương.
3.3.1.Thay đổi trong cơ cấu lao động tại NKTLĐ
Trong các năm gần đây, Nhà khách đã chú trọng hơn đến việc quản lý số lượng, cơ
cấu lao động. Báo cáo về lao động đều được xem xét kỹ trong các năm từ 2006 – 2008:
Bảng 06 – Cơ cấu lao động tại Nhà khách giai đoạn 2006 - 2008
Các chỉ tiêu đánh giá

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
16 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
G
I
Á
M

Đ

C
P
H
Ó

G
I
Á
M

Đ

C
P
H
Ò
N
G

T

H


T
R
Ư

N
G
P
H
Ò
N
G

P
H

C

V


B
U

N
G

H


I

T
R
Ư

N
G
P
H
Ò
N
G

D

C
H

V


Ă
N

U

N
G

T


s

a

c
h

a

đ
i

n

n
ư

c
,

t

p

v

.

T


l


t
â
n
T


t

n
g

h

p
.
T


g
i

t

l

à
.
T


p
h

c

v


b
u

n
g
T


h

i

t
r
ư

n

g
T


b
ế
p
,

b

o

q
u

n

T
P
.
T


b
à
n
T



p
h

c

v


b
ế
p

ă
n
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Số LĐ TT% Số LĐ TT% Số LĐ TT%
Tổng số LĐ 133 114 112
1. Theo tính chất LĐ
- LĐ trực tiếp
- LĐ gián tiếp
2. Theo giới tính
- LĐ nam
- LĐ nữ
3. Theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi
- Từ 30 - 45 tuổi
- Trên 45 tuổi
105
28
61

72
65
41
27
73.4
26.6
45.8
54.2
48.8
30.8
20.4
89
25
41
73
56
36
22
78.1
21.9
35.9
64.1
49.1
31.5
19.4
87
25
39
73
56

34
22
77.7
22.3
34.8
65.2
50
30.4
19.6
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn)
Nhận định về cơ cấu lao động của Nhà khách trong 3 năm vừa qua, số lượng lao động
trực tiếp của Nhà khách giảm theo chủ trương tinh giảm cơ cấu tổ chức. Trong 3 năm, cơ cấu
lao động trực tiếp giảm từ 105 lao động trực tiếp xuống 87 người trong năm 2008, chiếm
77.7% tổng số lao động, cùng với đó, tổng số lao động giảm từ 133 người xuống còn 112
người. Tuy số lượng lao động giảm nhưng lượng lao động gián tiếp gần như không thay đổi,
đồng thời đảm bảo việc điều hành Nhà khách cũng như đảm bảo cơ cấu tiền lương của người
lao động.
Cũng theo báo cáo về nguồn nhân lực của Nhà khách, tỷ lệ cũng như số lượng cán bộ
công nhân viên qua đào tạo trình độ cao và chuyên sâu tăng từ 27 người được đào tạo trên
Cao đẳng năm 2006, chiếm 20.2%, lên 35 người trong năm 2008, chiếm 30.6%. Tỷ lệ này
cho thấy bước tiến khả quan trong cơ cấu nhân sự của Nhà khách, nâng cao trình dộ cán bộ
công nhân viên nằm tăng khả năng công tác, đảm bảo hiệu quả lao động. Đây cũng là định
hướng trong tương lai của Nhà khách trong mục tiêu tinh giảm bộ máy nhưng vẫn đảm bảo
năng suất lao động thông qua việc đào tạo nâng cao hơn nữa tay nghề của người lao động.
17 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Bảng 07 – Trình độ đào tạo của cán bộ công nhân viên từ năm 2006 đến 2008
Tiêu thức
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số LĐ TT% Số LĐ TT% Số LĐ TT%
Theo trình độ người lao động
- Đại học& trên đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp
- Đào tạo khác
24
03
11
95
18
2.2
8.2
71.6
28
05
10
71
24.5
4.3
8.6
62.6
30
05
10
67
26.3
4.3
8.7
60.7

Tổng số 133 114 112
(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng Liên Đoàn)
3.3.2.Thay đổi trong hạch toán tiền lương
Theo hệ thống hạch toán lương cũ, Nhà khách hạch toán lương theo hệ số lương và
mức lương cơ bản của Nhà nước. Cùng với đó là một số hạn chế.
Lương được tính theo 2 vòng:
TLV1= HSLCB * 540.000
TLV2= * Hi
ΣTL = TLV1 + TLV2
Trong đó Hi:Hệ số cấp bậc công việc được Nhà khách tự xây dựng cho từng công
việc được quy định cụ thể, từ 1.5 đến 4.
ΣQL: Tổng Quỹ Lương được Nhà khách định trước theo điều kiện của
mỗi tháng
Theo cách tính như trên, hệ thống lương cũ không đảm bảo công bằng trong đánh giá
kết quả việc hoàn thành công việc cũng như không tạo được tính khuyến khích trong làm việc
khi người lao động được hưởng các quyền lợi về hoàn thành nhiệm vụ. Một người lao động
18 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
ΣQL – ΣTLV1
ΣH
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
có bậc cao hơn theo thang tính của Nhà nước thì sẽ có trách nhiệm công việc cao hơn và sẽ
nhận Hệ số vòng 2 cao hơn người khác. Như vậy theo cách tính cũ, nhân viên này sẽ nhận
lương cao hơn không cần xét đến kết quả thực hiện công việc.
Bên cạnh đó, việc Nhà khách đưa ra Quỹ tiền lương mỗi tháng cố định cũng làm giảm
khả năng thi đua lao động của cán bộ công nhân viên. Người lao động không cố gắng hết sức
mình đóng góp cho Nhà khách vì có hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra thì lương của họ cũng
không được thực sự cải thiện. Đây thực sự là một vấn đề mang tính nguyên tắc trong quản trị.
Bởi khi đáp ứng được nhu cầu, người lao động mới có thể đóng góp tốt cho nơi làm việc của
mình.

Xét thấy những hạn chế rất lớn kể trên có thể ảnh hưởng không tốt đến hoạt động quản
trị của Nhà khách, Ban lãnh dưới sự chỉ đạo của Tổng Liên Đoàn đã có sự điều chỉnh kịp thời
trong cách tính toán tiền lương của người lao động với nhiều điều chỉnh mới
• Quy định đánh giá kết quả công việc hàng tháng thông qua bình xét chất lượng
lao động A,B,C,D trong Nội Quy Lao Động, kết quả bình xét ảnh hưởng tới
cách tính lương của người lao động.
• Quỹ lương hàng tháng được tính toán dựa trên khả năng hoàn thành chỉ tiêu của
tháng trước đó.
Sau một thời gian thực hiện cơ chế tiền lương mới, cùng với chủ trương tinh giảm bộ
máy, việc phân phối lương cho cán bộ công nhân việc có những thay đổi đáng kể. Người lao
động đã có được mức thu nhập cao hơn, đảm bảo cuộc sống và ổn định tinh thần cống hiến.
Theo báo cáo về số lao động và thu nhập bình quân đầu người trong các năm 2006, 2007 và
2008 thì thu nhập này tăng đáng kể:
Bảng 08 – Báo cáo lao động và thu nhập năm 2007 và 2008
STT
Tổng
lao
động
đầu
kỳ
Lao động
cuối kỳ báo cáo
Bình
quân
trong
kỳ
Lương,
thưởng
các khoản
phụ cấp có

tính chất như
BHXH trả
thay
lương
Các khoản
thu nhập
khác
Tổng số Bình
quân một
người
một
tháng
Nữ HĐ
ngắn
hạn
Khác
19 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
2007 133 72 7 35 124 2.728.023.457 12.040.443 541.728.100 3.352.800.000 2.200.000
2008 114 73 6 33 113 3.164.015.000 10.971.000 622.988.500 3.797.974.500 2.800.000
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, Nhà khách Tổng liên đoàn)
Hình 04 – Biểu đồ tiền lương giai đoạn 2005 - 2008
3.3.Quản trị tài chính doanh nghiệp và các yếu tố vật chất trong kinh doanh
3.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản.
Tài sản đối với hoạt động kinh doanh nói chung cũng như dịch vụ nhà hàng – khách
sạn nói riêng có vai trò tương đối quan trọng. Chỉ tiêu này đồng thời phản ánh một phần hiệu
quả hoạt động kinh doanh, do đó được kiểm tra thường xuyên theo từng quý và theo các năm
tài khóa. Phòng Kế toán có nhiệm vụ thành lập Bảng cân đối kế toán về tài sản và nguồn vốn
của Nhà khách trong từng quý và trong cả năm. Theo Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2008,

tình hình tài sản của Nhà khách hiện nay như sau :
Bảng 09 - Cơ cấu tài sản tại Nhà khách TLĐ
20 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Mụ
c
TÀI SẢN
Số đầu kỳ Số cuối kỳ
A
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ
ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
I.Tiền
1.Tiền mặt tại quỹ
2.Tiền gửi ngân hàng
3.Tiền đang chuyển
4.Ngân phiếu, trái phiếu
9.784.904.849
1.333.253.845
1.633.279.681
6.818.371.368
11.278.792.680
1.081.362.047
2.884.385.634
7.313.044.999
II.Các khoản phải thu 754.322.570 1,850,027,569
III.Hàng tồn kho 140.645.659 407.689.710
IV.Tài sản lưu động khác. 1.290.935.493 2.151.772.893
B TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
I.Tài sản cố định hữu hình 32.269.526.119 32.638.545.119

II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
GIÁ TRỊ TỔNG TÀI SẢN
44.240.334.690 46.476.802.252
(Nguồn:Phòng kế toán, Nhà khách Tổng Liên Đoàn)
Theo kết cấu tài sản của Nhà khách, tài sản cố định có giá trị lớn nhất. Đây là một điều
hợp lý bởi với loại hình kinh doanh nhà hàng khách sạn, tài sản cố định hữu hình đóng vai trò
quan trọng nhất. Tài sản cố định hữu hình của Nhà khách có giá trị 32.269.526.119đ, chiếm
73% giá trị tổng tài sản. Nhận thức được tầm quan trọng của phần tài sản này, Nhà khách đã
trích lập các quỹ xây dựng cơ bản, tổ chức sửa chữa, bảo dưỡng, cải tạo tài sản cố định. Giá
trị cuối kỳ của tài sản cố định tăng 369.019đ so với đầu kỳ.
Bên cạnh đó, các tài sản khác được sử dụng hợp lý và tương đối hiệu quả. Các phần tài
sản như hàng tồn kho, tài sản lưu động, các khoản phải thu tuy giá trị nhưng do dễ phát sinh
chi phí nên Nhà khách duy trì ở mức thấp. Trong khi đó tiền được gửi Ngân Hàng và chuyển
đổi thành giá trị của ngân phiếu, trái phiếu mang lại nguồn thu cho Nhà khách cũng như
không làm mất giá trị phần tài sản này.
3.3.2.Kiểm soát chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh
21 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Các chi phí sản xuất kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Nhà
khách. Theo Báo cáo thu chi các năm từ 2006-2008, chi phí sau mỗi năm chiếm từ 73 – 75%
giá trị tổng doanh thu.
Bảng 10 – Chi phí sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 - 2008
TT Khoản mục 2006 2007 2008
1
Lương + Thưởng 2.485.861.711 2.728.023.457 3.164.015.000
2
Các khoản nộp theo lương
(BHXH;BHYT;Đoàn phí CĐ)
262.111.745 312.827.929 389.553.061

3
Chi phí sản xuất kinh doanh
- Vật tư, nguyên vật liệu
- Mua sắm công cụ dụng cụ
- Chi điện nước vệ sinh
- Chi sửa chữa, cải tạo, bảo
dưởng
- Các chi phí khác
9.070.122.396
5.291.711.660
638.945.090
1.110.241.840
583.010.615
1.446.213.191
10.943.236.950
6.355.486.309
732.124.049
1.292.468.322
616.120.640
1.947.038.630
13.533.082.009
7.547.320.446
904.336.705
1.468.486.600
927.450.238
2.685.488.020
4
Thuế đất
5
Chi khấu hao 2.500.000.000 2.500.000.000 2.500.000.000

Tổng chi phí 14.318.095.852 16.484.089.336 19.586.650.070
(Nguồn: Phòng Kế Toán, Nhà khách Tổng Liên Đoàn)
Chi phí trong các năm đều tăng so với năm trước từ 15 – 18%. Đây là một điểm cần
lưu ý đối với hoạt động tại Nhà khách. Trong thời gian tới, Nhà khách cần chú trọng hơn đến
việc quản lý một số loại chi phí bao gồm mua sắm công cụ , dụng cụ; chi phí điện nước vệ
sinh theo hướng tiết kiệm hơn nữa. Một số chi phí khác cũng cần được kiểm soát theo chính
sách khoán sử dụng như chi phí đi lại, chi hoa hồng…Trong hoàn cảnh cần thiết phải sử dụng
nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị làm việc cho người lao động thì
yếu tố này cần thực hiện quyết liệt hơn nữa. Xét về lâu dài, thực hành tiết kiệm cũng giúp
22 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
Nhà khách có được sự phát triển trong ý thức người lao động cũng như tăng khả năng sản
xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Kinh doanh loại hình dịch vụ khách sạn nhà hàng là một lĩnh vực rất đa dạng về
chức năng quản trị sản xuất cũng như con người nhưng cũng đòi hỏi những đặc thù
khác biệt trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh. Để nhìn nhận một cách
tổng thể về hoạt động của một Khách sạn phải thông qua nhiều mặt như quản trị và
điều hành công tác nhân sự, quản lý tài chính, kiểm soát tài sản bên cạnh việc xem xét
các chỉ tiêu kinh doanh thông thường như doanh thu, lợi nhuận.
Qua quá trình thực tập tìm hiểu hoạt động của Nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao
Động, có thể thấy trong thời gian qua Nhà khách đã hoạt động kinh doanh một cách
có hiệu quả, đem lại nguồn thu cho Nhà nước và góp phần ổn định phần nào cuộc
sống của người lao động. Tuy nhiên một số mặt hoạt động vẫn chưa đáp ứng được yêu
23 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
cầu của công việc hiện nay như nghiệp vụ thị trường, công tác tổ chức nhân sự, cơ chế
hạch toán tiền lương, khâu tổ chức lao động cho các phòng ban nghiệp vụ…Đó là

những hạn chế tác động lớn đến khả năng phát triển nhanh trong tương lai của Nhà
khách.
Giải quyết những hạn chế đó, trong thời gian khó khăn sắp tới sẽ là những
nhiệm vụ cấp thiết với đội ngũ cán bộ công nhân viên Nhà khách. Chỉ có như vậy, Nhà
khách Tổng Liên Đoàn mới có thể phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng mục tiêu
trở thành khách sạn cao cấp trong thành phố Hà Nội cũng như toàn miền Bắc.
24 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A
Báo cáo thực tập tổng hợp 2009
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nội quy lao động Nhà khách Tổng Liên Đoàn tháng 3, năm 2006.
2. Báo cáo về việc xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức Nhà khách, tháng 4 năm 2008
3. Trang điện tử: Nhakhachtongliendoan.com.vn
4. Thời báo kinh tế Business News
5. Tin tức báo điện tử Vietnamnet.vn
6. Giáo trình Quản trị kinh doanh, tác giả GS.TS.Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn
Ngọc Huyền
7. Quản trị chiến lược, tác giả PGS.TS Lê Văn Tâm.
25 Sinh viên: Hoàng Xuân Bách
Lớp: CN47A

×