Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tieu luan tinh huong chuyên viên chính, CÔNG tác bảo tồn, tôn tạo và NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THAC bảo tồn, tôn tạo và PHÁT HUY GIÁ TRỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.32 KB, 29 trang )

MỞ ĐẦU

Các thế hệ người Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và trong suốt quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã biết tơn trọng và giữ gìn các giá trị văn
hóa, đặc biệt là đã biết sáng tạo và huy động sức mạnh văn hóa vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua thời gian và lịch sử, trước những thách
thức khắc nghiệt của thiên tai và địch họa, để tồn tại và phát triển cha ông ta
đã sớm biết khơi nguồn sức mạnh từ chiều sâu của nền văn hóa dân tộc, biết
chắt lọc tinh hoa từ nền văn hóa của nhân loại để tạo nên những giá trị văn
hóa cao đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thấm đượm tính nhân văn.
Di sản văn hóa của bất cứ quốc gia nào cũng được cấu thành bởi di
sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể, là những sản phẩm vật chất,
tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác. Trong đó, di tích lịch sử - văn hóa là bộ phận cấu thành quan
trọng nhất của di sản văn hóa vật thể là bằng chứng cụ thể sinh động về lịch
sử văn hóa lâu đời, là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc, của quốc gia.
Dân tộc ta có bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Cha
ông chúng ta đã sáng tạo và để lại hàng nghìn các di tích lịch sử có giá trị văn
hóa. Bảo tồn và khai thác di tích lịch sử văn hóa là bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa của dân tộc. Thơng qua những hoạt động đó giúp cho thế hệ hôm
nay và mai sau hiểu đúng những giá trị của lịch sử văn hóa dân tộc, gìn giữ và
tiếp tục sáng tạo các giá trị văn hóa mới, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát
triển kinh tế của đất nước.
Nước Việt ta có nền văn hiến lâu đời, mỗi bước đi, mỗi chiến công của
cha ông chúng ta đã để lại bao di tích lịch sử trên cả nước. Trong phạm vi một
tiểu luận, tôi chỉ xin đề cập nghiên cứu trong phạm vi nhỏ là nghiên cứu công
tác bảo tồn, tôn tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các di tích lịch sử - văn
hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đánh giá đúng thực trạng

1



và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để bảo tồn, tôn tạo và khai thác hiệu quả
các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Suốt từ năm 1010 Lý Thái Tổ đã chọn đất định đô tại Thăng Long cho
tới nay địa phận quận Ba Đình ln giữ vị trí trọng tâm của kinh đơ đất nước.
Đất quận Ba Đình là đất của kinh thành Thăng Long thời Lý, thời Trần, của
Đông Kinh thời Lê, của Hà Nội thời Nguyễn và trọng tâm hành chính - chính
trị quốc gia của Thủ đô Hà Nội ngày nay.
Trên đất quận Ba Đình ngày nay, hàng ngày nhân dân vẫn thường lui
tới cầu cúng, thăm viếng các đình, đền, chùa, mỗi cái đó là một kiểu kiến trúc
cổ có giá trị, mỗi nơi thờ một vị thần cứu dân hộ nước, hoặc thiên thần mà
Thánh tích đầy nhân ái vị tha.
Cũng như các di tích lịch sử văn hóa trên cả nước, mỗi di tích của
quận Ba Đình đều là một sáng tạo văn hóa độc đáo, nó ln gợi đến tâm niệm
của ông cha ta là hướng tới chân, thiện, mỹ. Nó thầm gợi chúng ta hướng tới
sự thiêng liêng, cao cả, lòng yêu nước thương dân tới cuộc sống nhân ái, sự
thủy chung và tình làng nghĩa xóm.
Do chiến tranh, do nền kinh tế chậm phát triển, nhận thức chưa tồn
diện về các giá trị của di tích lịch sử văn hóa, cộng với sự hủy hoại khách
quan của thời gian, thiên tai đã khiến các di tích xuống cấp trầm trọng. Quận
Ba Đình đã xác định cho mình trách nhiệm lớn trong công tác bảo tồn, tôn tạo
và nâng cao hiệu quả khai thác các di tích lịch sử - văn hóa trong giai đoạn
phát triển mới của Thủ đơ, thiết thực hướng tới kỷ niệm một nghìn năm
Thăng Long - Hà Nội.

2


Phần II
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

VỀ VIỆC BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
CỦA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA

I. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG DI SẢN VĂN HÓA

1. Khái niệm di tích lịch sử - văn hóa
Theo Luật Di sản văn hóa của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa X kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/6/2000 quy định "Di sản văn
hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và vật thể, là các sản phẩm tinh thần,
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này
qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia.
Di tích lịch sử - văn hóa là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử,
văn hóa, khoa học.
Di tích lịch sử - văn hóa là những khơng gian, vật chất cụ thể, khách
quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân
con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau:
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước.
- Cơng trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến.
3



- Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
- Quần thể các cơng trình kiến trúc nghệ thuật của một hoặc nhiều giai
đoạn lịch sử.
2. Tính chất và đặc điểm của di tích lịch sử - văn hóa
Thứ nhất, các di tích lịch sử - văn hóa được hình thành từ hoạt động
lao động sáng tạo của con người trong quá trình dựng nước và giữ nước, tồn
tại dưới dạng vật chất cụ thể, phong phú và đa dạng về loại hình. Có di tích
phản ánh sự gửi gắm lòng tin, ước nguyện của con người về những vị thần
luôn cứu giúp con người trong những cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cái
ác (như các đền, miếu thời...). Có những di tích phản ánh lịng u nước, ý chí
kiên cường của con người trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược (di
tích nhà tù, xác máy bay B52...). Có những di tích phản ánh trình độ kiến trúc,
điêu khắc, hội họa của con người trong quá khứ như: cung điện, chùa chiền,
đình làng... có những di tích phản ánh lịng biết ơn đối với những người có
cơng với nước, với dân như đình làng, miếu thờ, tượng đài, khu tưởng niệm.
Thứ hai, di tích phản ánh trung thực quá trình phát triển lịch sử - kinh
tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Đó là bằng chứng vật chất sinh
động phản ánh trung thực q trình ra đời của nó trong lịch sử, trên các
phương diện như tạo ra trong hoàn cảnh nào, với mục đích gì, bằng cách nào,
do ai tạo ra. Nghiên cứu di tích trên các phương diện đó sẽ hiểu được lịch sử
phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ di tích ra đời như: di tích hồng thành
Thăng Long, thơng qua di tích và các di vật có thể hiểu được phần nào diện
mạo hồng thành Thăng Long với bề dày lịch sử hơn 1.300 năm phát triển và
tơn tạo những kiến trúc cung đình, lầu gác, chùa... từng được Việt sử lược một cuốn sử ra đời khá sớm ở nước ta mô tả là "Trang sức khéo léo, cơng
trình thơ mộng, đẹp đẽ chưa từng có...".
Thứ ba, các di tích lịch sử - văn hóa chứa đựng giá trị vật chất (văn
hóa - vật thể) và giá trị tinh thần (văn hóa tinh thần), giá trị vật chất là cái mà

4



chúng ta nhìn thấy. Nó tồn tại trong một khơng gian vật chất nhất định như
đình, chùa, đền...
Giá trị văn hóa tinh thần được gắn liền với di tích chỉ được thể hiện
thông qua các hoạt động tái hiện như lễ hội, các ghi chép về bản thân di tích.
Trong di tích lịch sử - văn hóa giá trị văn hóa vật thể và giá trị văn hóa tinh
thần hịa quyện vào nhau tạo nên phần xương thịt và phần hồn của di tích. Do
vậy khơng thể dùng thước đo hao phí lịch sử xã hội cần thiết để đánh giá giá
trị của di tích mà phải xem xét một cách tồn diện thơng qua các giá trị về văn
hóa, khoa học, lịch sử, nhân văn...
Thứ tư, phần lớn các di tích lịch sử - văn hóa được nhân dân xây dựng
và bảo tồn - chỉ một số được xây dựng và bảo tồn bằng nguồn kinh phí của
các triều đại phong kiến (Hoàng thành). Nhưng suy cho cùng cũng là sự đóng
góp tiền của nhân dân. Đặc điểm này cho thấy sự tồn tại của các di tích gắn
chặt với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và được toàn dân chăm lo
đầu tư bảo tồn là chính.
3. Khái niệm về hoạt động bảo tồn, tơn tạo và nâng cao hiệu quả
khai thác di tích lịch sử - văn hóa
Hoạt động bảo tồn di tích lịch sử văn hóa bao gồm các hoạt động bảo
vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích:
- Bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa là những quy định mang tính quy
phạm pháp luật, hoạt động pháp chế cùng với cơng việc bảo quản mang tính
thường xun đối với di tích.
- Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động nhằm ngăn ngừa và
hạn chế những nguy cơ làm hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguồn
gốc vốn có của nó, tức là tạo ra những phương tiện sử dụng những biện pháp
kỹ thuật để giữ gìn các di tích được ngun vẹn.
- Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn
tạo - phục hồi di tích lịch sử - văn hóa là nhằm phục dựng lại những di tích đã
bị hủy hoại trên cơ sở các căn cứ tài liệu khoa học về di tích.


5


- Tơn tạo là q trình thực hiện những thiết kế bổ sung vào di tích hiện
có và xây mới các cơng trình, bổ sung các phương tiện kỹ thuật nhằm mục
đích tơn vinh thêm giá trị, góp phần phát huy tác dụng của di tích.
- Khai thác là nhằm giới thiệu các giá trị vật chất và tinh thần của di
tích, phục vụ sự phát triển của địa phương và đất nước. Hoạt động khai thác
bao gồm các hoạt động tơn tạo và xây dựng các cơng trình dịch vụ, sản xuất
sản phẩm, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống và hoạt động tuyên
truyền để phục vụ khách tham quan.
Giữa bảo tồn, tôn tạo và khai thác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
bảo tồn nhằm giữ gìn ngun vẹn giá trị của di tích, làm cơ sở cho hoạt động
tôn tạo và điều kiện để khai thác. Tôn tạo chỉ được thực hiện sau hoạt động
bảo tồn và dựa trên hoạt động bảo tồn, tôn tạo hỗ trợ khai thác có hiệu quả cao.
Khai thác để có điều kiện bảo tồn, tơn tạo tốt hơn. Vì vậy khơng thể coi nhẹ
bất cứ hoạt động nào và trong các hoạt động đó bảo tồn là quan trọng nhất vì khơng
có bảo tồn sẽ đồng nghĩa mất di tích, khơng có gì để tơn tạo và khai thác.
Như vậy hoạt động bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử - văn
hóa có hai chức năng cơ bản:
Một là, chức năng gìn giữ: đây là chức năng cơ bản, có ý nghĩa quyết định.
Nếu khơng gìn giữ được di tích sẽ mất đối tượng bảo tồn, hủy diệt văn hóa.
Hai là, chức năng khai thác sử dụng các di tích lịch sử - văn hóa chứa
đựng những nội dung lịch sử, văn hóa, khoa học, những giá trị chân, thiện,
mỹ, những khả năng giải tỏa tâm linh, chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc
nâng cao trình độ hiểu biết, giáo dục truyền thống và góp phần phát triển kinh
tế - xã hội.
Thực chất khai thác di tích lịch sử - văn hóa là tổ chức giới thiệu những
giá trị vật chất, văn hóa, khoa học lịch sử chứa đựng trong di tích tới nhân dân

trong và ngồi nước thơng qua hình thức giới thiệu trực tiếp cho khách đến
thăm quan và gián tiếp qua sách báo, ảnh, phương tiện thông tin đại chúng...

6


Vì vậy đánh giá hiệu quả khai thác cần phải được xem xét tổng thể
tồn diện các hình thức. Khai thác được còi là đạt hiệu quả khi giới thiệu
được đầy đủ giá trị vốn có của di tích tới đơng đảo quần chúng.
4. Khai thác di tích lịch sử - văn hóa theo hình thức quản lý và
điều kiện khai thác
a) Theo hình thức quản lý được chia làm 3 loại:
- Di tích lịch sử - văn hóa do Nhà nước trực tiếp quản lý: đó là các di
tích quốc gia đặc biệt. Nhà nước cấp lương, chi phí cho hoạt động thường
xuyên và chi phí sửa chữa cho Ban quản lý di tích.
- Di tích do cộng đồng dân cư bầu ra ban quản lý trực tiếp: đó là các di
tích quốc gia, di tích cấp tính - thành phố được giao cho tổ chức nhân dân trực
tiếp quản lý như đình làng, chùa, đền thờ...
- Di tích do cá nhân trực tiếp quản lý: như nhà thờ dòng họ, nhà ở
trong các khu phố cổ.
b) Theo điều kiện khai thác được chia thành 2 loại:
- Di tích có khả năng khai thác các nguồn vốn đầu tư: là các di tích có
điều kiện khách quan về khai thác các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước
cho hoạt động bảo tồn, tơn tạo và khai thác, có nguồn thu thơng qua khách
tham quan di tích để tái đầu tư.
- Di tích khơng có điều kiện khai thác các nguồn vốn đấu tư: là các di
tích khơng có điều kiện thuận lợi khách quan về khai thác các nguồn vốn ngồi
ngân sách, khơng có nguồn thu thơng qua khách tham quan di tích để tái đầu tư.
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN,
TÔN TẠO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA


Trong q trình lãnh đạo nhân dân ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
Đảng và Nhà nước ta ln nhận thức di tích lịch sử - văn hóa là một bộ phận

7


quan trọng của văn hóa dân tộc. Đảng và Nhà nước ta ln có tư tưởng chỉ
đạo đúng đắn nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trong sự nghiệp cách mạng nước ta.
Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới (1986) đến nay, Đảng ta đã có nhiều
nghị quyết để chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa trong đó có
nội dung bảo tồn, tơn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) đã nêu: "Di tích văn hóa là
tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi, bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế
thừa và phát huy những giá trị truyền thống (bác học dân gian), văn hóa cách
mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể".
Thực hiện tinh thần nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa VIII ngày
29/6/2001. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua
Luật di sản văn hóa để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao trách
nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa, trong đó có di tích lịch sử - văn hóa: "Mọi di sản văn hóa trong lãnh thổ
Việt Nam có xuất xứ ở trong hay ngồi nước, thuộc các hình thức sở hữu đều
được bảo vệ và phát huy giá trị"; "Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khuyến khích tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngồi đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa".
Trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, tổ tiên chúng
ta đã tạo dựng lên và để lại cho các thế hệ sau một hệ thống di tích lịch sử văn hóa phong phú và đa dạng, gần như tất cả truyền thống tốt đẹp của dân

tộc ta như "Uống nước nhớ nguồn" tôn thờ các bậc tổ tiên, những người tài
đức, có cơng với nước, với quê hương, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng
đạo... đều hàm chứa trong các di tích và các lễ hộ truyền thống. Các bậc tiền
nhân đã từ bao đời vượt qua nghèo khó xây dựng, tơn tạo những đình chùa,
8


đền, miếu thành những cơng trình văn hóa thiêng liêng để giáo dục lòng yêu
nước, thương nòi, tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, gìn giữ tinh hoa lao
động, sáng tạo, thuần phong mỹ tục và cao cả hơn là gìn giữ bản sắc văn hóa
Việt Nam. Với lẽ đó cần thiết phải bảo vệ nguyên vẹn các giá trị di tích nhằm
truyền lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ mai sau.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trước những thách thức mới của sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập tồn cầu hóa, cơng tác
bảo tồn, tơn tạo và khai thác các di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to
lớn. Thơng qua tìm hiểu các giá trị văn hóa nhằm phục vụ cho cơng tác giáo dục
nhân cách và sự phát triển của con người. Nhận thức rõ truyền thống văn hóa,
văn hiến của dân tộc mình, qua đó trau dồi đạo đức, lối sống, niềm tự hào dân
tộc, yêu nước, thương nòi, yêu lao động... để từ đó sáng tạo ra những giá trị văn
hóa mới.
Để hoạt động bảo tồn, tôn tạo không làm sai lệch các giá trị ban đầu
vốn có của di tích, cần thiết phải nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học trong
khảo sát, đo đạc, sản xuất vật liệu xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến để
làm tăng tuổi thọ cho di tích. Đây là động lực thúc đẩy sự phát triển của các
ngành khoa học (kiến trúc xây dựng, vật liệu...) trên cả phương diện kỹ thuật
cũng như phát triển kinh tế.
Hoạt động khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tác động trực tiếp đến
sự phát triển của các ngành du lịch, bưu chính viễn thơng, thủ cơng truyền
thống và các dịch vụ khác... Nó đã góp phần phát triển xã hội như giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập cộng đồng... phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh,

tín ngưỡng của cộng đồng, nó là những yếu tố tham gia vào việc phản ánh và
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu văn
hóa với các nước, việc tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, sách báo, ảnh và tổ chức cho khách du lịch tham quan tìm hiểu về các
giá trị di tích là góp phần làm cho cộng đồng quốc tế, hiểu rõ hơn về văn hóa

9


Việt Nam, đưa nền văn hóa Việt Nam có một vị trí xứng đáng trong nền văn
hóa nhân loại.

10


Phần III
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, TÔN TẠO
VÀ KHAI THÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH

I. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH

1. Tổng quan chung về di tích lịch sử - văn hóa
Từ khi Lý Thái Tổ định đô Thăng Long năm 1010, vùng đất quận Ba
Đình nằm trong trung tâm chính trị của đất nước, thời nhà nước Đại Việt thịnh
trị, triều Lý đã dựng hoàng thành Thăng Long tại đây, sau này các triều Trần,
Lê... tiếp nối xây dựng nhiều cung điện, lầu các...
Trên đất quận Ba Đình cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng
đại của đất nước, chiến thắng quân Nguyên Mông ở Đông Bộ Đầu, dốc Hàng

Than năm 11258, Hội nghị Diên Hồng 1282, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
Tun ngơn độc lập ở quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Ngày
10/10/1954 lễ chào cờ ở sân vận động Cột cờ mừng ngày giải phóng Thủ đơ.
Hội nghị chính trị đặc biệt 28/3/1964 cả nước hạ quyết tâm đánh thắng giặc
Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Ngày nay Ba Đình là quận trung tâm hành chính, chính trị quốc gia
của Thủ đơ Hà Nội, với diện tích gần 10 km 2, trên đất quận Ba Đình có Lăng
Hồ Chủ tịch, các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, có nhiều
đại sứ quán của các nước và các tổ chức quốc tế...
Qua sưu tập, thống kê, hiện nay trên đất quận Ba Đình có 74 di tích
lịch sử - văn hóa (12 chùa, 18 đình, 18 di tích khác như miếu, điện...) trong đó
các di tích đó đã có 26 di tích được xếp hạng (trong đó Bộ Văn hóa Thơng tin
xếp hạng 24 di tích, thành phố Hà Nội xếp hạng 2 di tích).

11


Các di tích đều có liên quan đến chính sử, dã sử của vương triều Lý
trên đất Thăng Long như: Đền Voi Phục, đình Vạn Phúc, qn Trấn Vũ... Do
tơn sùng đạo Phật, các vua triều Lý đã xây dựng nhiều chùa chiền, như chùa
Một Cột, chùa Hòe Nhai, chùa Bát Tháp, chùa Thanh Ninh... Mọi người yêu
mến Thủ đô Hà Nội đều biết đến truyền thuyết về chàng trai họ Hồng làng
Lệ Mật - Gia Lâm, người đã có công khai phá vùng đầm lầy thành các trại trù
phú của Thăng Long thời Lý, đình Ngọc Hà, đền Liễu Giai, đình chùa Vĩnh
Phúc, đình Kim Mã, thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng), đình Đại n (nơi
thờ cơ bé 9 tuổi giả trai xin theo cha đi đánh giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ
cõi) là dấu tích cịn lại của 13 làng trại cổ nói trên.
Các di tích có liên quan đến các vương triều Trần, Lê, Tây Sơn,
Nguyễn ở quận Ba Đình. Đền Đống Nước là dấu tích một nguồn nước được
thiêng hóa thành cơng chúa Ngọc Nương giúp vua Trần Anh Tông đánh đẹp

giặc Nguyên xâm lược. Chùa Châu Long có 2 pho tượng đồng Văn Thù, Phổ
Hiến khá đẹp, đình Ngũ Xã thờ Khổng Minh Khơng (Lý Quốc Sư) là ông tổ
nghề đúc đồng và pho tượng Phật bằng đồng nặng 13 tấn ở chùa Ngũ Xã.
Đình Giảng Võ thờ bà Lý Thị Châu Nương người giữ kho quốc khố thời Trần
ở Thăng Long. Chùa Kim Mã là nơi an táng các nghĩa sĩ đánh đuổi quân
Thanh tử trận ở Đống Đa năm 1789. Cột cờ Hà Nội đường nét khỏe, hài hòa
của vương triều Nguyễn được xây dựng năm 1812.
Mỗi di tích lịch sử - văn hóa của quận Ba Đình đều là một tác phẩm
độc đáo về nghệ thuật kiến trúc cổ kính, kết hợp với nghệ thuật xử lý khơng
gian. Trong vùng khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, ơng cha chúng ta đã tạo một
khơng gian kiến trúc một cách hài hịa và tinh tế. Mỗi di tích, bên ngồi tư
tam quan vào đại đình hang Phật điện đều có kết cấu mái cong mềm mại,
dưới bóng cổ thụ xum xuê, mát rượi. Bên trong các pho tượng thần, Phật,
hoành phi, câu đối cùng các đồ thờ sơn son thếp vàng bài trí uy nghi, cân
đối, lộng lẫy mà ấm áp cao cả mà gần gũi như một bảo tàng cổ vật ở một
làng quê thân thương xưa.

12


2. Một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu
a) Khu di tích Bảo tàng Hồ Chí Minh
Quận Ba Đình có vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và
làm việc qua hai thời kỳ quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của
Người. Thời kỳ thứ nhất từ tháng 8/1945 đến tháng 12/1946. Thời kỳ thứ hai
từ tháng 10/1945 đến tháng 9/1969. Ngày nay, quận Ba Đình lại vinh dự thay
mặt cho nhân dân cả nước bảo vệ giữ gìn nơi an nghỉ cuối cùng của Người.
Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch được công nhân
ngày 15/5/1975 được gìn giữ ngun dạng tồn bộ (cả phần cảnh quan). Với
diện tích 14 ha, khu di tích cách mạng kháng chiến Phủ Chủ tịch ghi dấu giai

đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1945-1946 và 19541969). Đồng thời là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà
nước. Kiến trúc tòa nhà gồm 4 tầng, được xây dựng 1900-1906. Trước đây
Phủ Chủ tịch là Dinh Tồn quyền thực dân Pháp. Khi hịa bình lập lại trở
thành Phủ Chủ tịch của nước ta. Hiện nay, Nhà nước ta vẫn dành một nơi tại
Phủ Chủ tịch để làm việc, hội họp, nhận Quốc thư và tiếp khách như trước
đây Bác Hồ đã làm việc với Hội đồng Chính phủ, tiếp các đồn khách trong
nước và quốc tế hay tổ chức vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
Trong khu vườn sau Phủ Chủ tịch có con đường trải sỏi, hai bên trồng
xồi dẫn tới ngơi nhà sàn lợp ngói bình dị giữa những vịm cây cao và hàng
rào râm bụt quanh nhà. Đó là ngơi nhà Bác Hồ ở và làm việc cho tới khi qua
đời. Nơi đây Bác Hồ vẫn thường họp với Bộ Chính trị. Từ nhà Bác nhìn ra là
ao cá Bác ni. Những con cá giống, Bác gây tạo từ đây đến với hàng trăm
"ao cá Bác Hồ" trong cả nước.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơng trình kiến trúc, bảo quản, giữ gìn
thi hài Người, có ý nghĩa chính trị to lớn, thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân
dân đối với Bác (được khởi cơng từ 2/9/1973 và hồn thành 29/8/1975).
Cách lăng khơng xa là Bảo tàng Hồ Chí Minh, cơng trình tưởng niệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn

13


hóa thế giới mà cuộc đời và sự nghiệp ln "sống trong lịng dân và trái tim
nhân loại" gắn bó mật thiết với phong trào cách mạng Việt Nam và tiến trình
cách mạng thế giới.
Ngày nay, mọi người dân trong cả nước cũng như bạn bè năm châu
đến Thủ đô Hà Nội, ai cũng nhớ tới viếng lăng Bác Hồ, thăm nơi làm việc của
Bác, thăm quan những phòng trưng bày của Bảo tàng và quảng trường Ba
Đình lịch sử để bày tỏ lịng thành kính của mình với Bác Hồ kính u.
b) Khu di tích lịch sử văn hóa - hồng thành Thăng Long

Trên đất Ba Đình tọa lạc một tòa thành lịch sử và hoa lệ trải suốt các
triều Lý, Trần, lê và trấn thành thời Nguyễn. Trải qua nhiều thế kỷ "dâu biển
trang điền" đến nay chỉ cịn lại nền điện Khánh Thiên, Bắc Mơn, Hậu Lâu, Đoan
Mơn.
Thơng qua báo cáo tóm tắt bước đầu kết quả khai quật khảo cổ học về
di tích khảo cổ tại địa điểm Hội trường Ba Đình các con cháu thời đại Hồ Chí
Minh đã phát hiện ra dấu trích gốc, chân thực về thời đại tiền Thăng Long
(thời Bắc thuộc thời Đinh, Lê) và nhất là những dấu tích nền móng các cung
điện của các triều Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn ở trung tâm hoàng thành
Thăng Long đã thấy bừng lên sức sống kỳ vĩ, ý chí vươn lên của tổ tiên ta sau
hơn 1000 năm Bắc thuộc và thời kỳ phục hưng văn hóa dân tộc thời Đại Việt.
Giá trị lịch sử - văn hóa của khu di tích hồng thành Thăng Long là
chứng tích gốc của chốn kinh kỳ Thăng Long nghìn năm văn hiến. Những
cơng trình kiến trúc của hoàng thành, cấm thành với hệ thống trụ móng gia cố
bằng đất sét, sỏi, gạch, ngói, hệ thống chân tảng đá khắc nổi hoa sen, con
đường xếp gạch hoa chanh, các đường cống nước ngầm, sân cung điện lát
gạch bát lớn, các đầu phượng, lá đề trang trí... đó là những giá trị với những
chứng tích gốc q hiểm có một khơng hai của kho tàng văn hóa dân tộc.
c) Chùa Một Cột

14


Nằm trong quần thể di tích chùa Diên Hựu, chùa Một Cột được xây
dựng năm 1049 đời vua Lý Thái Tông trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng
Đức trước đây, nay thuộc phố Chùa Một Cột.
Vào đời Lý, Chùa Một Cột có quy mơ to lớn, lộng lẫy hơn hiện nay
rất nhiều, trải qua lịch sử lâu dài, Chùa Một Cột đã có những thay đổi sau
nhiều cuộc tu sửa. Vào thời Trần (1249) chùa gần như phải làm lại tồn bộ.
Thời Lê, triều đình cũng phải cho tu sửa nhiều lần, thu nhỏ đài son và cột đá.

Đáng tiếc là năm 1954 trước khi rút quân, thực dân Pháp đã cho nổ mìn phá
hủy chùa, chỉ cịn lại cột đá và mấy chiếc xà gồ.
Sau khi tiếp quản thành phố, Bộ Văn hóa đã cho phục hồi nguyên vẹn
theo kiểu mẫu để lại từ thời Nguyễn.
Kiến trúc chùa Một Cột được tạo dáng theo kiểu hình vng, mái cong
dựng trên cột đá hình trụ. Nhìn tổng quát kiến trúc này giống như một đóa sen
vươn thẳng lên từ mặt hồ hình vng có viền lan can gạch xung quanh. Khách
thăm quan lên chiêm bái pho tượng Phật Quan Âm sẽ nhìn thấy tấm biển đề chữ
"Liên Hoa đài" gợi nhớ sự tích vua Lý Thái Tơng nằm mộng, dẫn đến việc xây chùa.
Cạnh chùa Một Cột có một cây bồ đề do tổng thống Ấn Độ tặng Hồ
Chủ tịch năm 1958 trong lần Bác sang thăm Ấn Độ, khi trở về Bác đã trồng
tại khuôn viên của chùa để ghi nhận tình cảm của nhân dân và đất nước Ấn
Độ - quê hương của Phật giáo đối với Việt Nam.
Từ bao lâu nay, chùa Một Cột vẫn là một trong những biểu tượng của
Thủ đô Hà Nội - và của đất nước Việt Nam, chùa Một Cột cùng với Bảo tàng
Hồ Chí Minh, chùa Diên Hựu là một quần thể vừa thiêng liêng, vừa tráng lệ
sẽ tồn tại vĩnh hằng cùng đất nước.
d) Đền Voi Phục
Nằm trên một khu gị cao của làng Thủ Lệ, vốn là di tích tường thành
Vua Lê Thánh Tông cho xây dựng năm 1490, đền còn được gọi là đền Thủ
Lệ, một trong "Thăng Long tứ trấn", tương truyền đền Voi Phục được xây

15


dựng vào năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1605) thờ Linh Lang đại
vương, người đã xin nhà vua sắm cho một ngọn cờ hồng, một cây giáo dài,
một thớt voi đực thống lĩnh hơn 10 vạn binh lính cùng với 121 binh sĩ của trại
Thủ Lệ xông ra đánh cho quân giặc thua chạy tan tác. Sau khi mất Vua đã ban
cho Linh Lang tước đại vương và sai sửa lại nơi ở cũ làm đền thờ.

Đền Voi Phục ngày nay tọa trên một khu đất rộng rãi, cao ráo của một
công viên lớn nhất Thủ đô. Kiến trúc của Đền, sử dụng nhiều loại gạch thời
Lê và vật liệu của Hoàng thành Thăng Long sau khi bị phá để xây thành Hà
Nội dưới thời Nguyễn.
Di tích nổi tiếng này cũng từng chứng kiến một trang hào hùng trong
lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của nhân dân Hà Nội: Trong trận Cầu
Giấy lần thứ nhất (1873) quân ta đã phục kích ở cồng đền Voi Phục và diệt
gọn một tốn qn Pháp, trong đó có tên chỉ huy Ba Luy. Cũng tại đây, nghĩa
quân của ta đã cùng với tường cờ đèn Lưu Vĩnh Phúc đóng quân và phục kích
đánh tan một tốn qn Pháp, góp phần tiêu diệt tướng giặc Henri Rivière
trong trận Cầu Giấy thứ hai (1883).
Với ý nghĩa thờ phụng người anh hùng trong công cuộc đánh dẹp
ngoại xâm, đền Voi Phục là một biểu tượng sinh động để giáo dục ý thức bảo
vệ Tổ quốc cho muôn đời con cháu. Nằm trong khu vực cơng viên rộng lớn,
đền Voi Phục cũng chính là đối tượng thăm quan cho các tầng lớp nhân dân
và đã tạo ra những nét đa dạng cho những thắng cảnh đặc sắc của thành phố.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN, TƠN TẠO VÀ KHAI THÁC
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA

1. Thực trạng cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa
Luật Di sản văn hóa điều 55 quy định: "Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về di sản văn hóa", Luật cũng quy định:

16


"Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của
mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo
phân cấp của Chính phủ".
Nghị định 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 đã quy định trách nhiệm

quản lý di sản văn hóa trong đó có di tích lịch sử - văn hóa cho Ủy ban nhân
dân cấp quận, huyện như sau: "Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
trong phạm vi địa phương; Tổ chức ngăn chặn, bảo vệ và xử lý vi phạm, đề
nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc xếp hạng và xây
dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích".
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường, xã:
- Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa.
- Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan
cấp trên.
- Kiến nghị việc xếp hạng di tích.
- Phịng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới sự
an tồn của di sản văn hóa.
- Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín dị đoan theo thẩm quyền.
Hiện nay cơng tác quản lý di tích trên địa bàn quận Ba Đình vẫn cơ
bản dựa vào quy chế phân công về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh ban hành theo Quyết định số 2618/QĐ-UB ngày 7/6/1988 của
UBND thành phố Hà Nội; Luật Di sản văn hóa và Nghị định 92/2002/NĐ-CP
của Chính phủ.
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý các di tích gồm có: Phịng Văn hóa
thơng tin trực thuộc UBND quận, là đầu mối từ khâu đầu đến khâu cuối trong
cơng tác bảo tồn di tích, danh lam thắng cảnh của quận và UBND quận chịu

17


trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn diện các hoạt động về bảo vệ và sử dụng
di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Ngoài ra Ủy ban nhân dân phường chịu trách nhiệm quản lý các di
tích thuộc cấp phường hoặc thành lập ra một ban quản lý di tích, cách tổ chức

này đã giúp cho UBND phường quản lý tốt hơn, sâu sát hơn, có tính thống
nhất hơn đối với các di tích trên địa bàn phường.
Trong những năm qua thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII,
cơng tác quản lý văn hóa nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói
riêng của quận Ba Đình đã đạt được nhiều thành tích. Đảng bộ quận Ba Đình
đã quan tâm chỉ đạo, tăng cường cơng tác quản lý, đầu tư, tu bổ, tôn tạo các di
tích nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho nhân dân và phục vụ phát
triển du lịch. Phòng Văn hóa thơng tin - Cơ quan tham mưu cho UBND quận
trong lĩnh vực văn hóa thơng tin đã hướng dẫn UBND các phường tổ chức
thống kê các di tích trên địa bàn để tổ chức quản lý, lập hồ sơ đề nghị xếp
hạng di tích, điều tra khảo sát, quy hoạch, tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp các
di tích. Xác định phạm vi bảo vệ của di tích.
Tuy nhiên, cơng tác quản lý di tích của quận Ba Đình cịn nhiều bất
cập tồn tại như:
- Cơng tác tổ chức, bảo vệ và xử lý vi phạm còn rất hạn chế, cịn nhiều
di tích bị xâm phạm như lấn chiếm, tùy tiện cải tạo, sửa chữa di tích... mà
chưa có biện pháp tích cực để quản lý, chưa xử lý hoặc xử lý chưa nghiêm các
hành vi vi phạm.
- Công tác thu thập hồ sơ khoa học, đề nghị xếp hạng di tích cịn
chậm, hiện mới chỉ có 26 di tích được xếp hạng (trong tổng số 51 di tích) và 6
di tích cách mạng kháng chiến được gắn biển (trong số 23 di tích). Do vậy
thiếu cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và tu bổ di tích.

18


- Chưa xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát
huy giá trị di tích.
- Việc tổ chức quản lý trực tiếp di tích chưa thống nhất. Các Ban quản
lý xây dựng chưa toàn diện, các biện pháp về bảo vệ di tích, quy định quyền

lợi cho người chủ trì và động viên nguồn lực cho tu sửa di tích.
- Hầu hết cán bộ và cá nhân tham gia quản lý di tích chưa nắm chắc
quy định của pháp luật về bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích lịch sử văn hóa,
cịn thiếu hiểu biết và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
2. Hiệu quả khai thác của các di tích lịch sử - văn hóa
Thực hiện chỉ đạo của Quận ủy và HĐND quận, UBND quận đã tổ
chức biên soạn cuốn "Ba Đình di tích - danh thắng" làm tài liệu tuyên truyền
giới thiệu những nét nổi bật về giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của 23 di tích
tiêu biểu trong số các di tích đã được cơng nhận và xếp hạng. Đây thực sự là
một sự đầu tư có chiều sâu và mang tính lâu dài, giới thiệu cho cán bộ; nhân
dân quận Ba Đình nói riêng, nhân dân Thủ đơ Hà Nội, khách du lịch trong và
ngồi nước thấy được chiều sâu lịch sử quận Ba Đình...
Hàng năm đã tổ chức nhiều lễ hội (30 lễ hội hàng năm) tại các di tích
thu hút hàng ngàn người tham gia, lễ hội mang đậm tính truyền thống, nhắc
lại lịch sử hình thành di tích, cơng lao của các tiền nhân, thánh nhân mà các
đời sau vẫn trân trọng giữ gìn và tôn vinh. Tuy nhiên, phải thấy là hầu hết
các lễ hội mới chỉ thu hút được đối tượng là người cao tuổi, cán bộ nghỉ hưu
và một bộ phận dân cư tới sinh hoạt mang tính tín ngưỡng, chưa thu hút
được tầng lớp trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đối tượng cần được giáo
dục về truyền thống và lịch sử dân tộc, làm tăng sức đề kháng với những văn
hóa độc hại.
Hoạt động khai thác di tích cịn mang tính đơn lẻ, chưa có sự nghiên
cứu để định ra một chương trình tổng thể khép kín nhằm khai thác liên hoàn

19


các di tích với nhau, nên hiệu quả khai thác rất hạn chế, chưa tạo được điều
kiện để phát triển du lịch và các ngành dịch vụ.
Hầu hết các di tích nằm rải rác trong các cộng đồng dân cư, hoạt

động khai thác chủ yếu là sử dụng di tích như phục vụ sinh hoạt tín
ngưỡng, có di tích được sử dụng làm nơi hội họp tổ dân phố, người cao
tuổi... rất ít di tích có người am hiểu giới thiệu, tun truyền về các giá trị
của nó, vì vậy chưa đạt được mục đích sử dụng là "góp phần sáng tạo
những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và
mở rộng giao lưu quốc tế".
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ KHAI THÁC DI
TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA

1. Những mặt được
- Các hoạt động đã được thành phố, Quận ủy, UBND quận, phường tổ
chức thực hiện theo các quy định của Nhà nước. Nhận thức về trách nhiệm
bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích lịch sử - văn hóa đã được nâng cao. Hàng
năm ngân sách của Quận (và ngân sách của Bộ Văn hóa thơng tin cấp cho
Quận) và sự đóng góp của nhân dân để đầu tư tu bổ đã góp phần bảo tồn,
chống xuống cấp các di tích.
- Thơng qua sử dụng đã sưu tầm, tập hợp, biên soạn tài liệu, quảng bá
các giá trị văn hóa của các di tích đã được xếp hạng thành sách giới thiệu với
công chúng trong nước và quốc tế. Đây là một việc làm có ý nghĩa văn hóa,
góp phần thực hiện sáng tạo Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về "Xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".
2. Những tồn tại
- Nhận thức của những người làm cơng tác quản lý trực tiếp di tích
(Ban quản lý, người trụ trì) và của cộng đồng dân cư chưa đầy đủ về các giá

20


trị văn hóa của di tích và các quy định của Nhà nước về bảo tồn, tôn tạo và
khai thác các di tích. Do vậy đã vơ tình hoặc cố ý xâm hại đến di tích hoặc

chưa quan tâm nhiều đến tận dụng các nguồn vốn cơng đức, đóng góp để tu
bổ và tơn tạo (một số di tích, sử dụng nguồn công đức của dân chủ yếu phục
vụ lễ hội, thờ cúng, ăn uống...).
- Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhưng thực tế
cho thấy hiệu quả còn hạn chế, bằng chứng cho thấy có q nhiều di tích
xuống cấp nghiêm trọng, bị lấn chiếm, bị cải tạo làm biến dạng... Hệ thống tổ
chức quản lý chưa thống nhất, chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và
chưa phù hợp với yêu cầu mới về quản lý di tích.
- Chưa đầu tư nhiều vào việc khảo sát quy hoạch tổng thể, xây dựng
kế hoạch chi tiết khai thác di tích gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội ở địa phương.
3. Ngun nhân của những tồn tại
- Các di tích có từ lâu đời, qua nhiều lần tu sửa và đã có những thời
gian chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của nó nên khơng quan tâm lưu
giữ tài liệu, vì vậy khó khăn cho cơng tác lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di
tích đưa vào quản lý.
- Công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng dân cư chưa tốt, những
người làm công tác quản lý trực tiếp các di tích thơng suốt các Nghị định về
di sản văn hóa của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
- Do thói quen quản lý di tích của cộng đồng dân cư từ xưa để lại: coi
di tích như là của riêng làng, xã, sử dụng di tích chủ yếu để phục vụ tín
ngưỡng, sinh hoạt tinh thần. Vì vậy cần phải có thời gian tăng cường, tuyên
truyền để thay đổi thói quen đó.

21


Phần IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
ĐỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC

DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG THỜI
GIAN TỚI

1. Phương hướng
Trên cơ sở phân tích tình hình và xác định mục tiêu phải đạt được trong
việc xây dựng và phát triển văn hóa trong những năm sắp tới, Hội nghị Trung
ương 10 khóa IX đã chỉ rõ cần quán triệt tốt những nhiệm vụ văn hóa do Nghị
quyết Trung ương 5 khóa VIII đề ra và trong những năm tới cần thực hiện có
hiệu quả 10 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
dân tộc: "Đẩy mạnh việc sưu tầm lưu giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống bao gồm cả văn hóa bác học và văn hóa dân gian, văn hóa cách mạng,
văn hóa vật thể và phi vật thể. Đầu tư có hiệu quả để bảo tồn, tơn tạo những di
sản văn hóa quốc gia đặc biệt quan trọng như: Hoàng Thành Thăng Long, Thành
Cổ Loa... Phát huy các giá trị tốt đẹp trong sinh hoạt văn hóa của các tơn giáo.
Từ tư tưởng chỉ đạo của kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX; Phương hướng cho công tác bảo tồn, tôn tạo và nâng
cao hiệu quả khai thác di tích lịch sử - văn hóa trong giai đoạn tới của Quận là:
- Việc bảo tồn, tơn tạo phải đảm bảo tính trung thực của lịch sử hình
thành, khơng được làm sai lệch các giá trị và đặc điểm vốn có của di tích, phải
giữ ngun vẹn không làm biến đổi những yếu tố cấu thành của di tích.
- Bảo tồn phải gắn với nâng cao hiệu quả khai thác kết hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự phát triển của các ngành du lịch, giao
thông vận tải, xây dựng... Quy hoạch tổng thể nhằm đặt cơ sở pháp lý và khoa

22



học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược phát triển kinh
tế chung của Quận.
- Tạo lập sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, quá trình đơ thị hóa với
bảo tồn di tích, ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các cơng
trình khơng phù hợp trong khu bảo vệ của di tích.
- Nâng cao vai trị quản lý nhà nước, thực hiện xã hội hóa hoạt động
bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích, huy động tối đa các nguồn lực trong và
ngoài nước, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của tồn xã hội
trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo...
2. Mục tiêu đến năm 2010
- Hồn thành cơng tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, xếp hạng mục các
di tích.
- Giữ gìn ngun vẹn và đầy đủ các di tích đã được xếp hạng.
- Nâng cao nhận thức, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân
tộc cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trong điều kiện cho phép các di tích cần được tu bổ, tơn tạo một cách
hồn chỉnh với tư cách là một sản phẩm du lịch có giá trị phục vụ chiến lược
phát triển ngành du lịch, góp phần đẩy mạnh kinh tế phát triển.
- Tăng cường công tác quản lý các di tích, thắng cảnh theo hướng mở
rộng q trình xã hội hóa, thu hút sự tham gia rộng rãi của nhân dân gắn với
sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HĨA

1. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng
Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn và tơn tạo các
di tích là cực kỳ quan trọng. Suy cho cùng con người là yếu tố quyết định sự

23



thành công của bất kỳ nhiệm vụ nào. Nếu nhận thức của con người khơng đầy
đủ thì thực thi sẽ bị hạn chế.
Nhận thức của cộng đồng bao gồm: "Nhận thức của cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp, các ngành, nhận thức của người dân. Nếu chỉ nâng cao
nhận thức của người dân thì Luật Di sản văn hóa, Nghị định của Chính phủ,
các quy phạm pháp luật về bảo tồn, tơn tạo di tích cũng chỉ có Nhà nước thực
hiện. Người dân không tự giác hỗ trợ thực hiện thì hiệu quả thực hiện sẽ
khơng cao, thậm chí do thiếu hiểu biết vơ tình đã làm biến dạng, xâm hại di
tích. Ngược lại nếu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp khơng đi đầu trong
thực hiện thì sẽ khơng vận động, thuyết phục được nhân dân tham gia thực
hiện.
Nội dung cơ bản của việc tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của
cộng đồng bao gồm:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của các di tích đối với việc gìn
giữ bản sắc văn hóa dân tộc, với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước là hết sức quan trọng. Sự nhận thức đúng đắn về vai trị của di tích sẽ
hình thành tính tự giác, trách nhiệm của nhân dân trong bảo tồn, tôn tạo và
chấp hành nghiêm Luật Di sản văn hóa.
- Tổ chức, tuyên truyền cho cộng đồng học tập Luật Di sản văn hóa,
Nghị định 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật. Đây là
việc làm cho nhân dân thấy rõ việc gì mình được làm, trách nhiệm, quyền hạn
của mình đến đâu...
- Việc tuyên truyền, giáo dục phải thường xun, bằng nhiều hình
thức: phương tiện thơng tin đại chúng, xuất bản sách, tài liệu giáo dục trong
nhà trường, tổ chức sinh hoạt tại các di tích lịch sử cho học sinh, nêu gương
tốt và xử lý các hành vi vi phạm, đưa nội dung bảo vệ di tích vào tiêu chuẩn
xem xét cơng nhận gia đình, tổ dân phố văn hóa.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa
- Quy hoạch và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, những người

tham gia làm công tác quản lý, bảo tồn, tơn tạo, họ phải có trình độ hiểu biết về

24


khoa học bảo tàng, sử học, kiến trúc, các giá trị của di tích, nắm chắc pháp
luật...
- Tổ chức mơ hình quản lý hợp lý để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cơng
tác quản lý di tích, thường xun kiểm tra hoạt động và tham mưu các biện
pháp nhằm phát huy các giá trị của di tích.
- Hồn thiện quy chế quản lý di tích lịch sử văn hóa.
3. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo tồn tôn tạo và khai thác di
tích lịch sử - văn hóa kết hợp với quy hoạch tổng thể chung phát triển
kinh tế - xã hội của quận Ba Đình
Các di tích là tài sản vô giá của quốc gia, nếu khai thác hợp lý sẽ thúc
đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực. Vì vậy phải kết hợp đồng bộ.
Giải pháp này có ý nghĩa quan trọng nhằm ngay từ bước đầu xây dựng quy
hoạch xác định được phạm vi cần bảo tồn của di tích, các cơng trình dự kiến
xây mới không được làm ảnh hưởng đối tượng khai thác phát triển kinh tế xã hội, tránh phải điều chỉnh lại quy hoạch vì lý do ảnh hưởng đến di tích, gây
nên tốn kém và lãng phí.
Sự phối hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn, tơn tạo và khai
thác di tích được xác định trong kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm.
Quận đầu tư các dự án hỗ trợ sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu
niệm, khôi phục lễ hội truyền thống tạo sự hấp dẫn cho khách thăm quan.
4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho di
tích lịch sử - văn hóa
Nguồn thu của các di tích bao gồm thu trực tiếp tại di tích của cộng
đồng dân cư. Khuyến khích các Ban quản lý di tích tăng thu và chủ động
trong việc bảo tồn, tơn tạo, vì vậy nguồn thu này để lại cho các Ban quản lý
chi cho hoạt động tái đầu tư. Quận thực hiện quyền xem xét và phê duyệt

phương án sử dụng nguồn thu được làm cơ sở pháp lý cho Ban quản lý di tích
thực hiện.

25


×