Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo thực tập bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.54 KB, 30 trang )

Lời nói đầu
Thực tập bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô 1 là một môn học nằm trong chương
trình học của sinh viên khoa cơ khí ơ tơ. Môn học giúp cho sinh viên tiếp cận dần với
những máy móc cơng nghệ hiện đại, và trực tiếp tham gia vào quá trình tháo nắp,bảo
dưỡng và sửa chữa từ đây giúp sinh viên hiểu rõ hơn và tìm thấy những điểm tương đồng
cũng như điểm chưa trùng khớp với những kiến thức được học trên lớp.
Qua một tháng thực tập được tiếp cận với những máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ
cho việc tháo lắp cũng như bảo dưỡng sửa chữa. Đây là một trong những ý nghĩa rất lớn
của mơn học. trong q trình thực tập em đã được tiếp xúc tìm hiểu và tháo lắp,sửa chữa
những hệ thống trên xe ơ tơ của một số dịng xe khác nhau .
Sau khi kết thúc môn học mọi sinh viên đều phải thực hiện viết báo cáo kết quả thực tập
dựa trên điều kiện thực tế được thực tập tại xưởng, điều này giúp sinh viên củng cố
những kiến thức đã được học và được vận dụng vào những máy móc thực tế .
Tuy nhiên do kinh nhiệm thực tế còn chưa nhiều , thời gian còn hạn chế , cơ sở vật
chất chưa đáp ứng đủ nên chỉ tháo lắp được một số hệ thống nên bản báo cáo cịn đơn
giản và khơng đầy đủ được tất cả hệ thống .
Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy giáo VŨ THẾ
TRUYỀN cùng các thầy trong bộ môn, để em có thể hồn thiện bản báo cáo của mình
hơn và qua đó em cũng rút ra được những kinh nghiệm qúy giá cho bản thân nhằm phục
vụ tốt cho quá trình học tập và cơng tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên,ngày

tháng năm 2020

Sinh viên

Thân Văn Hòa

1



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................

2


MỤC LỤC

Phần 1 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ.....................................................................................5
1.1.Phổ biến đề cương thực tập....................................................................................5
1.2.Nội quy nơi thực tập...............................................................................................5
1.3.phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị, nhà xưởng...................................5
Phần 2 THỰC TẬP BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT, SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ Ô TÔ......6
2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền....................6
2.1.1 Thân máy, nắp máy..........................................................................................6
2.1.2 Trục khuỷu, thanh truyền, xi lanh, piston và xéc măng.................................6
2.2 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống phân phối khí..................................11
2.2.1 Trục cam, dẫn động trục cam........................................................................11
2.2.2 Xu páp, lò xo, ống dẫn hướng, đế xu páp......................................................12
2.3 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống bôi trơn...........................................15
2.3.1 Bơm dầu nhờn, lọc dầu, ống dẫn...................................................................16
2.3.2 Két làm mát dầu, các te dầu...........................................................................16
2.4 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống làm mát...........................................17
2.4.1 Bơm nước, quạt gió, van hằng nhiệt..............................................................18
2.4.2 Két nước, ống dẫn...........................................................................................19
Phần 3 THỰC TẬP BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG
CẤP NHIÊN LIỆU.............................................................................................19
3.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ cháy cưỡng bức.....................................19

3.1.1 bơm xăng.........................................................................................................19
3.1.2 Bộ chế hồ khí.................................................................................................21
3.1.3 Thùng xăng, bầu lọc, đường ống dẫn xăng...................................................23
3.1.4 Bầu lọc khơng khí...........................................................................................23
3.1.5 Hệ thống phun xăng điện tử...........................................................................23
3.2 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Điêzen....................................................25
3.2.1 Bơm cao áp......................................................................................................25
3.2.2 Vòi phun..........................................................................................................26
3


3.2.3 Thùng dầu, bầu lọc, đường ống dẫn dầu......................................................27
3.2.4 Bầu lọc khơng khí...........................................................................................27
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................29
4.1. Kết luận................................................................................................................29
4.2. kiến nghị...............................................................................................................29

4


Phần 1
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1.1. Phổ biến đề cương thực tập
1.2. Nội quy nơi thực tập
2. viên đến xưởng phải nghe quy tắc về an tồn lao động và phịng cháy chữa
cháy.
3. sinh Sinh viên phải đi học đúng giờ ,mặc trang phục bảo hộ theo quy định của
nhà trường. Khơng mang giày hoặc dép có đế trơn, phải có vở ghi chép đầy
đủ.
4. Phải chấp hành nghiểm chỉnh ký thuật lao động , các quy định về an toàn lao

động và vệ sinh công nghiệp.
5. Chấp hành theo sự hướng dẫn của giáo viên . Không được tự tiện sử dụng
máy móc, thiết bị của xưởng thực tập.Đặc biệt là các máy cơng cụ, các thiết bị
có khí nén và các thiết bị có sử dụng điện nằng.
6. Sinh viên phải làm đúng theo các vị trú thực hành trong xưởng đã được giáo
viên phân công. Không được tự ý thay đổi cơng việc và vị trí làm việc.
7. Nghiêm cấm sinh viên đùa giỡn trong xưởng hoặc có những hành động vô ý
thức gây hậu quả nghiêm trọng.
8. Nơi làm việc phải sạch sẽ ngăn nắp. Không được vứt bừa bãi các chi tiết
,dụng cụ, đồ nghề. Cấm để dầu mỡ đổ hoặc dính nên nền xưởng làm trơn trượt
gây nguy hiểm.
9. Cấm hút thuốc và sử dụng lửa trong xưởng thực hành.Chấp hành nghiêm các
quy định về phòng cháy chữa cháy .
10. Hết giờ thực tập phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc , thiết bị và đồ dùng. Bàn
giao các trang thiết bị và dụng cụ cho giáo viên hướng dẫn.
11. Ngắt tất cả các thiết bị điện khi ra khỏi xưởng thực hành.
1.3 . phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị, nhà xưởng
- Nhà xưởng có 3 phịng :
 Phịng để xe ơ tơ
 Phịng tháo lắp: trong phịng có các thiết bị tháo lắp và các máy chuyên
dùng như máy khoan ,máy mài , các hệ thống giảng dạy.
 Phòng kho chứa đồ
- Các dụng cụ thiết bị chuyên dùng trong tháo lắp
5


 bộ cờ lê
 tua vít
 máy nén khí
 sung bắn hơi

 kìm, búa, đột, kìm chết
 bộ tuýp

Phần 2
THỰC TẬP BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT,
SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ Ô TÔ
2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền
2.1.1 Thân máy, nắp máy

Các Hư hỏng và nhuyên
nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-Trong quá trình sử dụng, dưới
tác dụng của tải trọng nhiệt, áp
suất lớn và rung giật, các bulông,
gudông nắp máy, ống nạp, ống
xả bị nới lỏng làm giảm độ kín
buồng cháy
-cháy gioăng đệm, tràn nước
vào buồng cháy
-Nếu bulông bắt ống nạp, ống xả
bị lỏng dẫn đến hỗn hợp cháy bị
lỗng (với động cơ xăng) hoặc
làm nóng, cháy các chi tiết bên
cạnh (chỗ ống xả hở).

-thường xuyên kiểm tra, vặn chặt bulong nắp máy.
Khi vặn chặt các bulông (hoặc gudông) nắp máy, ống

nạp, ống xả phải tuân theo nguyên tắc sau:
-Vặn làm nhiều lần, vặn theo thứ tự từ trong ra ngoài,
đối nhau hoặc từ giữa ra theo hình xốy ốc
-Vặn lần cuối cùng phải dùng cờ lê lực đảm bảo đúng
mômen vặn của nhà chế tạo quy định.

Tùy theo vật liệu chế tạo nắp máy mà nhà chế tạo quy
định vặn chặt lúc máy nguội hoặc máy nóng. Thơng
thường nắp máy là hợp kim nhơm thì vặn chặt lúc
máy nguội, còn nắp máy là gang hợp kim thì vặn chặt
lúc máy nguội hoặc nóng đều được.
6


Mômen vặn nắp máy phải đúng tiêu chuẩn nếu nhỏ
quá buồng cháy dễ bị hở, nếu lớn quá bulông (hoặc
gudông) dễ bị đứt, nếu vặn không đều nắp máy dễ bị
vênh.
-thay thế gioăng mới.
2.1.2 Trục khuỷu, thanh truyền, xi lanh, piston và xéc măng
2.1.2.1 Trục khuỷu

Các Hư hỏng và nhuyên
nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-Cổ trục, cổ biên bị mòn
Nguyên nhân gây ra mòn các cổ
trục, cổ biên là do: chịu lực ma

sát lớn, lực ly tâm, chịu áp lực,
nhiệt độ cao, thiếu dầu bôi trơn
hoặc dầu bôi trơn bẩn. Do đó
làm tăng khe hở lắp ghép giữa
trục và bạc, gây giảm áp suất
dầu bôi trơn và phát sinh tiếng
va đập khi động cơ làm việc
-Trục khuỷu bị cong, xoắn
Trục khuỷu biến dạng cong và
xoắn chủ yếu do các nguyên
nhân sau:
+Chịu mô men xoắn quá lớn khi
làm việc, gối đỡ trục khuỷu bị
cháy làm cho trục khuỷu quay
khó khăn.
+Áp lực khí cháy tăng đột ngột,
làm cho trục khuỷu chịu ứng
suất quá lớn sinh ra biến dạng
đột ngột.
+Sự làm việc của các chi tiết
như bánh đà, nhóm pit tơng
thanh truyền làm việc khơng
bình thường, làm cho động cơ
làm việc khơng ổn định, trục
khuỷu chịu lực không đều sẽ
làm cho trục khuỷu biến dạng.
- Trục khuỷu bị rạn nứt
Vết nứt thường sinh ra ở vai

Sửa chữa trục khuỷu bị cong

Khi trục khuỷu bị cong lớn hơn 0,1mm trên tồn bộ
chiều dài thì tiến hành nắn nguội bằng máy ép 20 tấn.

Đặt trục khuỷu lên giá đỡ chữ V, tác dụng một lực vào
cổ trục chính ở giữa theo chiều ngượclại với chiều
cong của trục khuỷu. Để tránh làm xây xước cổ trục
cần đặt đẹm gỗ hoặc đệm đồng ở chỗ đầu ép và điểm
đỡ của khối chữ V. ở phía dưới của cổ trục cần đặt
đồng hồ đo để khống chế áp lực. Nếu trục khuỷu bị
cong nhiều quá thì phải nắn nhiều lần, sau đó phải
nung trong dầu nóng 2000C từ 5 - 6 giờ để khử ứng
suất dư.
Trường hợp khơng có máy ép hoặc trục khuỷu nhỏ có
thể dùng thân động cơ cũ hoặc bộ khuôn chuyên dùng,
đặt trục khuỷu vào đó, ở hai đầu có đệm gỗ, tác dụng
lực để nắn trục khuỷu hết cong.
Sửa chữa cổ trục và cổ biên
Trục khuỷu bị mòn, rỗ hay xây xước nhẹ chưa vượt
quá giới hạn cho phép thì dùng giấy nhám mịn và dầu
nhờn để để đánh bóng bề mặt hết rỗ, hết xước và tiếp
tục sử dụng.
7


trục khuỷu, do nhiều ngun
nhân như: bán kính góc lượn
chuyển tiếp với vai trục không
đúng mức sẽ gây ra ứng suất tập
trung.
Khe hở gối đỡ quá lớn sẽ sinh ra

va đập do ứng suất thay đổi tạo
ra khi trục khuỷu bị cong, nếu
để lâu trục khuỷu sẽ bị gãy.

Khi cổ trục và cổ biên của trục khuỷu bị mòn quá giới
hạn cho phép thì phải tiến hành mài lại trên máy mài
chuyên dùng đến kích thước sủa chữa. Mỗi cấp sửa
chữa, đường kính các cổ trục cổ biên được thu nhỏ
0,25mm. Sau khi mài xong dùng dạ hoặc da có bơi
thuốc đánh bóng hay dùng giấy nhám mịn có bơi dầu
hoả quấn lên cổ trục, cho trục khuỷu quay với tốc độ
40 - 60 vịng/phút để đánh bóng đạt độ bóng yêu cầu.
sửa chữa trục khủyu bị nứt
Nếu trục khuỷu bị nứt nhẹ ở phần không quan trọng
như đầu, đuôi và vai má khuỷu, có thể hàn đắp và dũa
phẳng.
Nếu trục khuỷu bị nứt ở phần cổ trục và cổ biên đều
phải thay mới.
Sửa chữa bánh răng trục khuỷu
Bánh răng trục khuỷu bị mòn gãy, nứt hỏng răng phải
tiến hành thay mới cả cặp bánh răng trục cam và bánh
răng trục khuỷu.
Nếu bề mặt răng chỉ có hiện tượng xước nhẹ có thể
dùng đá mài phẳng để sửa chữa.
Cạo bạc lót cổ trục
Để đảm bảo cho bạc lót và trục khuỷu có diện tích
tiếp xúc tương đối nhiều và có khe hở yêu cầu, cần
phải cạo bạc lót cho phù hợp với yêu cầu lắp ghép.
Khi cạo rà bạc lót cổ trục thường cạo rà má dưới trước
và có thể không cần lắp nắp của gối đỡ. Cạo rà xong

má dưới mới cạo rà má trên và thường cạo rà bạc lót ở
hai gối đỡ của hai cổ trục hai đầu trục khuỷu hoặc
cũng có khi cạo rà hai gối đỡ ở giữa trước. Nói chung
nên cạo rà theo từng cặp đối xứng.

2.1.2.2 Xylanh

Các Hư hỏng và nhuyên
nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Vết xước và rạn nứt nhỏ
Nguyên nhân xi lanh bị vết xước
và rạn nứt nhỏ:
+ Nhiệt độ động cơ quá cao.
+ Dầu bôi trơn không đủ hoặc
không sạch.

Đánh bóng vết xước nhỏ
Nếu xi lanh chỉ có vết xước nhỏ nằm trong phạm vi
cho phép, và các kích thước khác bình thường thì có
thể dùng giấy nhám mịn thấm dầu để đánh bóng lại
cẩn thận thì vẫn dùng được.
Doa xi lanh
8


+ Khe hở giữa pit tông và xéc
măng quá nhỏ.

+ Xéc măng bị gãy hoặc vịng
hãm chốt pit tơng bị hỏng.
-Mịn cơn và mịn méo
Ngun nhân lót xi lanh và xi
lanh bị mịn cơn và mịn méo:
+ Hiện tượng ăn mịn tự nhiên,
do ma sát giữa pit tơng, xéc
măng với lót xi lanh.
+ Dùng nhiên liệu, dầu bơi trơn
khơng đúng quy định.
+ Nhiệt độ động cơ thấp hơn
3530K.
+ Thanh truyền bị cong.
Lót xi lanh hay xi lanh bị mịn
nhiều nhất ở vị trí tương ứng với
xéc măng khí thứ nhất, khi pit
tông ở điểm chết trên.

Khi xi lanh bị vết xước sâu hơn 0,25mm hoặc độ ô
van, độ côn lớn hơn cho phép, thì phải tiến hành sửa
chữa.
Khi sửa chữa xi lanh, thường tiến hành doa và mài
trên máy chuyên dùng theo kích thước sửa chữa, sau
đó thay pit tơng và xéc măng mới có kích thước tương
đương hoặc có thể mạ một lớp kim loại chịu mòn ở
mặt xi lanh (ví dụ mạ crơm) để phục hồi kích thước
ban đầu.
Trong trường hợp bị sứt mẻ họặc sửa chữa lần cuối
cùng mới phải thay lót xi lanh hay thân xi lanh mới.
cạo miệng xi lanh

Khi sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng động cơ, thường chỉ
thay pit tông và xéc măng mà không doa xi lanh,
nhưng trong một thời gian sử dụng miệng xi lanh bị
xéc măng cọ xát tạo thành gờ, làm cho việc tháo lắp
cụm pit tông gặp nhiều khó khăn và dễ làm gãy xéc
măng. Mặt khác trong q trình làm việc, xéc măng
có thể va chạm vào gờ của miệng xi lanh tạo nên
tiếng gõ khơng bình thường. Vì vậy, cần phải cạo rà
miệng xi lanh.
Khi cạo, dùng dao cạo sắc, cầm hai tay cạo lực đều và
cân bằng để cạo hết phần gờ bậc. Sau đó dùng giấy
nhám mịn thấm dầu nhờn để đánh bóng.
Nếu gờ bậc ở miệng xéc măng quá dày, sau khi cạo
xong, miệng xi lanh khơng cịn góc vát nữa thì phải
cạo mép xi lanh thành góc vát để lắp pit tơng được dễ
dàng.
Thay ống lót xi lanh
Khi ống lót xi lanh bị nứt, vỡ hoặc xi đã hết cốt sửa
chữa đều phải thay ống lót xi lanh mới.
Đối với ống lót khô, sau khi ép vào thân máy phải
tiến hành doa, đánh bóng đến cốt nguyên thuỷ (cốt 0).
Đối với ống lót ướt, khi thay mới cần chú ý thay
roăng làm kín và đảm bảo khơng bị rị nước.

2.1.2.3 Thanh truyền

Các Hư hỏng và
nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa


-Thanh truyền bị cong, Nắn cong, xoắn thanh truyền bằng đồ gá chuyên dùng
9


xoắn, rạn nứt. Vết nứt
thường xẩy ra ở gần các vị
trí lỗ lắp bu lơng và lỗ lắp
chốt pit tơng hay chỗ nối
tiếp giữa đầu to và thân
thanh truyền.
-Mòn lỗ lắp bạc đầu to
thanh truyền.
- mịn bạc lót
-Bu lơng thanh truyền
thường bị cong, gãy, nứt,
chờn hỏng ren.

Đối với thanh truyền của động cơ cơng suất nhỏ hoặc trung
bình có kích thước khơng lớn, có thể dùng đồ gá nắn nắn
cong và xoắn trực tiếp lên thân thanh truyền. Trường hợp
thanh truyền có kích thước lớn phải đưa lên bàn ép mới đủ
lực ép cần thiết.

Nếu thanh truyền vừa bị cong, vừa bị xoắn thì trước hết phải
nắn hết xoắn rồi mới nắn hết cong.
Trong quá trình nắn cần thường xuyên kiểm tra hình dáng
để tránh hiện tượng biến dạng mới cho thanh truyền.
Để kéo dài thời gian sử dụng của thanh truyền, sau khi nắn
nên nhiệt luyện lại, bằng cách nung nóng thanh truyền

khoảng 400 – 5000C và kéo dài trong khoảng 0,5 – 1 giờ để
tăng tính ổn định của thanh truyền.
Sửa chữa đầu nhỏ thanh truyền
Lỗ đầu nhỏ bị mịn rộng và mịn ơ van lớn hơn tiêu chuẩn
cho phép thì tiến hành doa rộng lỗ, sau đó đóng bạc đồng có
kích thước tương ứng.
Sửa chữa đầu to thanh truyền
Trường hợp lỗ đầu to bị biến dạng theo phương dọc thanh
truyền, có thể mài bớt mặt phẳng lắp ghép giữa hai nửa đầu
to thanh truyền, sau đó doa lại lỗ đến đường kính chính xác
hoặc doa rộng lỗ và sử dụng bạc lót có chiều dày lớn hơn.
Bề mặt hai nửa đầu to mịn vênh khơng phẳng, có thể tiến
hành sửa chữa bằng cách mài phẳng sau đó thêm các tấm
đệm đồng có độ dày tối đa là 0,3 mm.
Mặt tỳ của bu lơng bị hỏng có thể sửa chữa bằng phương
pháp hàn đắp. Trước khi hàn cắm que đồng vào lỗ bu lông
để tránh cho lỗ khỏi bị cháy. Sau khi hàn xong cần sửa chữa
lại chỗ hàn cho bằng phẳng.

10


Sửa chữa thanh truyền bị nứt
- Khi thanh truyền có vết rạn nứt nhỏ ở gần lỗ lắp bu lông
hay phía đầu nhỏ hoặc mịn rộng lỗ bu lơng, có thể hàn đắp
đồng sau đó dũa và mài phẳng bề mặt.
- Nếu thanh truyền bị rạn nứt lớn đều phải thay thanh truyền
đúng chủng loại.
-Khi bu lông thanh truyền hư hỏng đều phải thay mới đúng
chủng loại.

2.1.2.4 Piston

Các Hư hỏng và
nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Đỉnh piston bị cháy rỗ,
nứt thủng, do chịu nhiệt độ
và áp suất cao của khí
cháy, chịu sự ăn mịn của
nhiên liệu và khí cháy.
- Bề mặt thân piston bị cạo
xước, bị mòn, nứt vỡ. Do
ma sát với thành xi lanh,
do tạp chất bám vào bề
mặt piston.
- Rãnh lắp xéc măng bị
mòn, nứt vỡ, do ma sát và
va đập với xéc măng hoặc
do xéc măng bị gãy.
- Lỗ lắp chốt piston bị
mòn, do chịu ma sát và va
đập với chốt piston.
- Piston bị bám muội than.

Phục hồi piston
-Nếu piston chỉ có vết xước nhỏ nằm trong phạm vi cho
phép, và các kích thước khác bình thường thì có thể dùng
giấy nhám mịn thấm dầu đánh bóng lại để tiếp tục sử dụng.

-Trường hợp xilanh chưa mòn quá giới hạn cho phép mà
khe hở giữa piston và xilanh quá lớn, có thể dùng phương
pháp mạ và tạo màng bằng mơlipđenuđisunphua để tăng
kích thước của piston. Hoặc chỉ có một piston nào đó bị
hỏng, thì có thể dùng một piston cũ đã tăng kích thước và
tiến hành tiện lại cho vừa để sử dụng.
-Khi piston có vết nứt khơng lớn, chưa ảnh hưởng đến sự
làm việc bình thường của nó thì có thể khoan một lỗ nhỏ ở
cuối vết nứt để khống chế vết nứt tiếp tục mở rộng và tiếp
tục sử dụng, nếu vết lớn thì phải thay piston.
-Trường hợp lỗ chốt piston mòn và biến dạng thì dùng dao
doa bằng tay, dao chuốt hoặc tiện để mở rộng lỗ chốt theo
kích thước sửa chữa và lắp chốt lớn hơn.
Thay piston
Trường hợp xilanh phải mài doa hoặc piston trong xilanh
11


quá lỏng, piston bị nứt vỡ hoặc hư hỏng nặng, rãnh xéc
măng bị mòn quá mức, lỗ chốt piston bị mịn q kích thước
sửa chữa lớn nhất thì phải thay piston.
Khi thay pit tơng cần căn cứ vào đường kính xi lanh để chọn
pit tơng. Kích thước tăng lớn của pit tơng có 6 mức là 0,25;
0,50, 0,75; 1,00; 1,25; và 1,50mm. Các kích thước tăng
lớn đều có ghi rõ trên đỉnh pit tông

2.2 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống phân phối khí
2.2.1 Trục cam, dẫn động trục cam

Các Hư hỏng và nhuyên nhân


Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-Trục cam bị cong và các cam bị
mòn. Mặt cam bị mòn làm cho khe
hở xu páp tăng lên, do đó hồ khí
hoặc khơng khí nạp vào khơng đủ
và khí cháy ra khỏi xi lanh không
hết, công suất động cơ giảm xuống,
lượng tiêu hao nhiên liệu tăng lên.
-Ngoài ra, trục cam có thể bị nứt
gãy, mịn cam lệch tâm dẫn động
bơm nhiên liệu, mòn gãy các răng
của bánh răng dẫn động bơm dầu,
cháy hỏng ren và rãnh then.
-Bạc lót bị mịn, cháy.
-Bánh răng dẫn động trục cam ,
trong q trình làm việc mạt tiếp
xúc của răng có thể bị mịn, tróc rỗ
và dính. Ngồi ra, đơi khi có răng
cịn bị gãy nhưng hiện tượng hư
hỏng hay gặp nhất là mặt tiếp xúc
của răng bị mòn, dẫn đến khe hở ăn
khớp của các bánh răng quá lớn,
động cơ làm việc có tiêng kêu.
-Trong q trình làm việc, xích bị
mịn nhiều, đặc biệt là bạc và chốt,
làm cho bước xích tăng lên, nên
khơng ăn khớp với đĩa xích. Khi
động cơ làm việc, đặc biệt là khi

tốc độ thay đổi hoặc tải trọng tăng

-Trục cam hay trục phối khí được chế tạo bằng thép
các bon hay thép hợp kim, được gia công nhiệt
luyện và mài bóng, điều kiện bơi trơn tương đối tốt
nên mịn chậm. Do đó, chỉ 2 - 3 lần sửa chữa lớn
mới mài lại trục cam.
-Mặt cam khơng được mịn quá 0,5 - 0,8 mm, nếu
mòn quá trị số này thì phải mài láng trên máy mài
hoặc máy tiện chuyên dùng. Trường hợp, mặt cam
bị mòn quá mà chiều dày lớp thấm than hay các
bon chỉ còn nhỏ hơn 0,6 mm thì có thể hàn đắp
bằng que hàn hợp kim đặc biệt rồi mài theo kích
thước quy định. Khi cần thiết phải thay trục cam
mới.
-Trục cam bị cong không quá 0,025 mm, nếu vượt
quá giá trị đó có thể nắn lại bằng cách ép nguội để
khỏi làm ảnh hưởng đến thời gian phối khí và độ
mở của xu páp cũng như sự mài mịn cổ trục và bạc
lót.
-Khi khe hở lắp ghép giữa cổ trục cam và bạc lót
lớn hơn 0,2 mm thì phải thay bạc mới. Độ dơi lắp
ghép giữa bạc lót và gối đỡ thường bằng 0,01 - 0,08
mm.
- Bánh răng dẫn động trục cam bị mòn quá phải
thay mới hoặc hàn đắp và gia công lại.
- Nếu xích dẫn động bị rão q thì phải thay mới và
tuỳ từng trường hợp mà thay cả đĩa xích cho thích
hợp. Trong một số trường hợp, nếu khơng có điều
kiện thay mới, có thể lộn xích lại bằng cách tháo

12


thì dễ bị tuột xích và có tiếng kêu.

rời các mắt xích rồi xoay chốt và bạc một góc 900
theo đường tâm để khơI phục lại bước xích ban đầu
nhưng phương pháp này ít được sử dụng vì xích sử
dụng lại khơng được lâu.
- Khi đĩa xích bị mịn phải thay mới hoặc hàn đắp
và gia công lại.
- Thay thế dây đai mới nếu phát hiện bất cứ hiện
tượng hư hỏng nào ở dây đai.

2.2.2 Xu páp, lò xo, ống dẫn hướng, đế xu páp
 Xu páp

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Mặt nghiêng hay côn ở đầu xupáp
bị mòn, cháy rổ, rạn nứt và bám
muội than..., làm cho xu páp bị rị
hơi hay đóng khơng kín, nhất là xu
páp xả.
- Thân xupáp bị mịn ở mặt tiếp xúc
ống dẫn hướng. Trong một số
trường hợp thân xu páp còn bị cong
do mặt tiếp xúc của lò xo không

bằng phẳng. Động cơ để lâu ngày
không dùng làm cho xu páp bị rỉ
dính vào ống dẫn hướng, mặt
nghiêng của đế xu páp không đồng
tâm với thân xu páp.
- Đi xu páp bị mịn do tiếp với
đầu con đội hoặc cần mở, chịu va
đập mạnh trong quá trinh hoạt
động.

Sửa chữa mặt nghiêng ở đầu xupáp
-Khi mặt nghiêng hoặc côn hay mặt tiếp xúc ở đầu
xupáp bị mịn khơng đều hoặc bị cháy rỗ nhiều khi
phải mài lại trên máy mài chuyên dụng theo góc độ
quy định của nhà sản xuất, có thể là 300 hoặc 450.
--Trường hợp khơng có máy mài chuyên dùng có
thề dùng máy khoan và giấy hay vải ráp để làm
sạch vết cháy rỗ sau đó tiến hành rà.
Trước khi rà phải cạo sạch muội than bám vào
xupáp và đế xupáp rồi dùng xăng rửa sạch xupáp
và đế xupáp, sau đó bơi một lớp bột rà mỏng lên
mặt nghiêng đầu xupáp, lúc đầu dùng bột rà thơ
(hạt to), khi mặt nghiêng có một dải màu gio xám
thì dùng một mịn rà lại (hạt nhỏ) và dầu nhờn.
Khi rà xu páp có thể tiến hành trên máy mài chuyên
dụng hoặc dùng tay.

13



Sửa chữa thân xupáp bị cong
Khi thân xupáp bị cong thì phải nắn lại rồi mới mài,
cịn trường hợp chỉ bị mịn thì phải mài hoặc thay
xupáp mới, đồng thời thay luôn cả ống dẫn hướng
để bảo đảm khe hở lắp ghép.
Khi sửa chữa, phải đảm bảo đường kính thân xu
páp nằm trong giới hạn cho phép, độ cong trên
chiều dài 100mm không được lớn hơn 0,03 mm, độ
côn và độ ôvan không được lớn hơn 0,02 mm.

Sửa chữa đuôi xupáp
Khi mặt đầu hay mặt tiếp xúc của đuôi xupáp với
con đội hoặc đòn gánh bị mòn một vẹt hoặc khơng
bằng phải có thể mài lại.

14


 đế xu páp

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-Đế hay bệ xu páp thường có
những hư hỏng như: mặt tiếp xúc
với xu páp bị mòn hoặc cháy rỗ, do
chịu nhiệt độ cao, do tác dụng của
dòng khí và do ăn mịn hố học.
-Đế xu páp bị nứt, vỡ do va đập

mạnh với đầu xu páp.

Sửa chữa đế xu páp bị mòn và cháy rỗ
-Khi đế xu páp bị mịn và cháy rỗ ít thì có thể tiến
hành cạo sạch muội than bám vào , sau đó dùng
xăng rửa sạch rồi rà trực tiếp với xu páp.
-Trường hợp đế xu páp bị mòn và cháy rỗ nhiều,
phải dùng máy mài chuyên dùng để mài hoặc doa
trên máy doa.
-Đế xu páp mòn thấp hơn bề mặt ngang 2 mm hoặc
nứt vỡ đều được thay thế và ép đế xu páp mới.
-Đế xu páp sau khi thay mới hoặc sửa chữa đều
phải rà để đảm bảo độ kín. Phương pháp rà và kiểm
tra độ kín tương tự như trường hợp rà và kiểm tra
độ kín của xu páp.

 ống dẫn hướng

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

Ống dẫn hướng xu páp thường bị Nếu ống dẫn hướng bị mòn quá giới hạn cho phép,
mòn do ma sát với thân xu páp và không đảm bảo khe hở giữa xu páp và ống dẫn
điều kiện bôI trơn khó khăn.
hướng thì phải thay mới.


lị xo xu páp


Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

trong quá trình làm việc lò xo
thường bị nứt gãy, cong, giảm độ
đàn hồi. Do chịu lực uốn, lực nén
và mô men xoắn.

- Khi lò xo bị nứt, gãy đều phải thay lò xo mới.
- Khi độ đàn hồi của lò xo kém nên thay mới nhưng
cũng có thể nhiệt luyện lại để dùng. Trong trường
hợp đặc biệt có thể lắp thêm đệm có chiều dày nhất
định nhưng khơng được lớn hơn 2 mm.

2.3 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống bôi trơn

15


2.3.1 Bơm dầu nhờn, lọc dầu, ống dẫn
 Các hư hỏng
Quan sát trên đồng hồ đo áp suất dầu: khi động cơ làm việc máy đã nóng, ở tốc độ
ne max áp suất trên đồng hồ khoảng (0,294-0,392) MPa hoặc lớn hơn tùy theo từng
loại xe. Nếu áp suất thấp có thể do bơm dầu mịn, khe hở giữa các chi tiết cần bơi
trơn lớn, lị xo điều chỉnh áp suất bơm mất tính đàn hồi, dầu biến chất lỗng… Nếu
áp lực quá lớn có thể do tắc đường ống, kẹt lò xo van điều chỉnh áp suất…
 Kiểm tra ,Bảo dưỡng bơm dầu ,các bầu lọc và đường ống dẫn
+bánh răng và các cánh của bơm bị mòn, kiểm tra thay thế .
+ Bầu lọc thơ: thường có lõi lọc bằng thép có thể lọc những tạp chất cơ học có

đường kính khoảng (0,07-0,08) mm, sau mỗi ngày xe chạy về lúc máy cịn nóng ta
phải xoay trục của các tấm lọc từ 3-4 vòng để gạt các tạp chất trên bề mặt làm việc
của các phần tử lọc rơi xuống đáy bầu lọc. Khi bảo dưỡng các cấp cao hơn ta phải
tháo cặn ở đáy bầu lọc hoặc tháo cả bầu lọc rửa các ruột lọc bằng dầu diesel hoặc
bằng dầu hỏa rồi thổi khơ bằng khí nén

16


+ Bầu lọc tinh: các phần tử lọc (ruột lọc) thường làm bằng giấy các tơng có thể giữ
lại các tạp chất cơ học có đường kính đến 0,01 mm và giữ được khoảng (600
-800)g cặn bẩn, thời gian làm việc của ruột lọc phụ thuộc vào mức độ bẩn của dầu.
trong hai chu kỳ thay dầu bôi trơn ta phải một lần thay lọc hoặc ruột lọc (tháo bầu
lọc, thay bỏ ruột lọc rửa sạch bên trong, ngoài, thổi khơ bằng khí nén).
Trên hầu hết các lại ơ tơ chế tạo trong thời gian gần đây đều dùng bầu lọc ly
tâm để tăng cường năng suất và chất lượng lọc. Bầu lọc này cũng được định kỳ
tháo ra, kiểm tra phần ruột lọc (rôto) phải quay được dễ dàng sau đó rửa sạch bằng
dầu diesel hoặc dầu hỏa, thổi khơ bằng khí nén. Khi bảo dưỡng khơng được tháo
tung rôto ra mà chỉ siết (vặn) chặt lại các ốc hãm đầu trục.
+ Các đường ống dẫn: các đường ồng dẫn có thể bị cặn bẩn làm giảm lượng dầu
lưu thơng hoặc có khi dầu bị tắc, nếu nghi ngờ thì phải thơng sạch và dùng khơng
khí nén có áp suất cao thổi vào đường ống dẫn.
2.3.2 Két làm mát dầu, các te dầu
 Két làm mát dầu

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Đầu của các ống dẫn dầu bị rỉ rét,

móp méo, thủng.
- Các đầu nối, chờn ren, các mặt
bích bị vênh...
- Các lá tản nhiệt bị biến dạng.

-Trong thực tế, két dầu bị rò rỉ thường phải thay
mới.
-Để sửa chữa các vết nứt do hàn, phải hàn lại các
đầu loe của giàn ống. Khi hàn phải cẩn thận tránh
ảnh hưởng đến các ống bên cạnh.
Hoặc có thể sửa chữa các ống bị hư hỏng bằng cách
lồng ống nhỏ hơn vào ống bị hư, sau đó làm loe cả
hai đầu và hàn chúng lại với nhau.
-Nếu các lá tản nhiệt bị biến dạng thì phải nắn lại.
-Chú ý: Không được phép dùng lại các giàn ống
làm nguội dầu tháo ra từ những động cơ bị hư
hỏng, dù đã được kiểm tra và làm sạch cẩn thận.
Trong giàn ống này có thể chứa các hạt kim loại và
có thể lẫn vào dầu động cơ, gây ra các sự cố khác.

 các te dầu

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-rách các gioăng đệm, các bề mặt -ta siết lại bulơng
lắp ghép gây rị rỉ đầu
-thay gioăng mới.
17



-các bulong bị trờn lỏng.
2.4 Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống làm mát

2.4.1 Bơm nước, quạt gió, van hằng nhiệt
 Bơm nước

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-Bơm nước bị mòn làm giảm áp -tháo bơm kiểm tra có hiện tượng mịn thì thay thế
suất và lưu lượng, các phớt làm kín - nếu thấy chảy nước tại các phớt thì tháo ra kiểm
bị mòn làm chảy nước, các ổ bi bị tra thấy mịn thì thay mới
vỡ, mịn gây tiếng ồn
 Quạt gió

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-Đối với loại quạt được truyền động trực -khi hoạt động thấy cánh quạt lắc thì do cong
tiếp, hư hỏng là sự cong vênh cánh quạt vênh phải thao ra nắn lại, nếu bị cong quá gây
18


do va chạm trong quá trình làm việc hay
tháo lắp không cẩn thận gây ra hoặc dây
đai bị chùng.

-Đối với loại quạt truyền động gián tiếp
qua khớp điện từ hoặc khớp nối thủy
lực, sự hư hỏng ở các khớp này như rị rỉ
dầu làm giảm mơ men truyền lực, hoạt
động không tốt của bộ phận cảm biến
nhiệt độ, khiến quạt làm việc kém chính
xác.

nứt cánh quạt thì thay mới
-kiểm tra căng lại dây đai nếu bị trùng
-nếu thấy rò rỉ dầu ở các khớp điện từ thì thay
phớt làm kín và bổ xung thêm dầu.

 Van hằng nhiệt

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

-nước quá nóng do van hằng nhiệt không
hoạt động
- Van hằng nhiệt làm việc khơng chính
xác do độ đàn hồi thân van và cơ cấu
cánh van làm việc kém, do các chất dãn
nở chứa trong hộp van bị rò rỉ, dẫn đến
hiện tượng van khơng mở hay mở khơng
đủ gây nóng máy khi động cơ hoạt động
ở cơng suất cao. Có trường hợp van
khơng đóng kín khi nhiệt độ cịn thấp
gây tổn thất nhiệt.


- Kiểm tra: tháo van hằng nhiệt ra khỏi nắp
máy, đun van hằng nhiệt trong nước và có
nhiệt kế theo dõi nhiệt độ và thời gian đóng
cửa các van. Theo tiêu chuẩn khi nhiệt độ
khoảng (68÷72)0C van bắt đầu mở, chiều cao
nâng (0,2÷0,3) mm. Khi nhiệt độ khoảng
(81÷85)0C van mở hồn toàn với chiều cao
nâng là 9 mm. Khi nhiệt độ hạ xuống 65 0C
van đóng lại.
-nếu van khơng hoạt động thì thay mới.

2.4.2 Két nước, ống dẫn

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Gioăng của nắp két nước bị hư hỏng và
các van hơi, van khí khơng hoạt động
cũng là nguyên nhân gây ra hư hỏng.
- Các đường ống nước bị nứt vỡ gây ra
hiện tượng rò rỉ tiêu hao nước làm mát.
- Các phiến tản nhiệt thường hay bị
cong, vênh , gãy ... ảnh hưởng tới quá
trình hoạt động của két nước, khoang

-thay mới các gioăng của nặp két nước
-nếu thấy nước rò rỉ do các đường ống bị nứt
thì thay mới các đường ống.

-thường xuyên phụt rửa bên ngoài két nước
tránh để đất bám vào các cánh tản nhiệt
-nếu thấy két nước rò rỉ nước thì phải hàn lại.
-xúc rửa két nước bằng dung dịch
-Dùng tia nước ngược: tháo van hằng nhiệt,
19


động cơ trên xe ô tô.
-Két nước làm mát bị tắc nghẽn
- Các đường ống dẫn nước bị tắc, vỡ nát
gây thất thốt nước

bơm nước với áp lực khoảng (1,5÷2) kg/cm 2
ngược với chiều tuần hoàn của nước làm mát
trong động cơ, có thể phun rửa từng bộ phận
riêng hoặc cả hệ thống.
-Dùng hóa chất: có thể dùng một trong các
dung dịch rửa sau
-Sau khi ngâm đủ thời gian quy định ta cho
động cơ làm việc từ (10÷20) phút sau đó xả
dung dịch rửa ra, cho nước nóng vào rửa hệ
thống làm mát rồi xả ra. Cho nước lạnh vào
rửa hệ thống làm mát, tiến hành rửa nhiều lần
bằng nước, thấy đã sạch ta tiến hành đổ nước
mềm vào hệ thống làm mát.

Phần 3
THỰC TẬP BẢO DƯỠNG KỸ THUẬT,
SỬA CHỮA HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU

3.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ cháy cưỡng bức
3.1.1 bơm xăng

20


Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Mòn cam và cần bơm hoặc do trục cần
bơm và lỗ trục mịn làm cần bơm hạ
thấp xuống, hành trình dịch chuyển của
màng bơm giảm, lưu lượng bơm giảm.
- Lắp đệm giữa mặt bích bơm xăng và
thân máy quá dày, hành trình kéo màng
bơm đi xuống hút xăng vào bơm giảm,
lưu lượng bơm giảm.
- Màng bơm bị chùng do đó ở hành
trình hút áp suất khơng khí ép màng
bơm lõm vào làm không gian hút thu
nhỏ lại bơm xăng yếu.
- Van hút, van xả hở làm cho nhiên
liệu trong bơm ở hành trình đẩy hồi
ngược về đường hút. Hành trình hút
xăng hồi trở lại đường đẩy làm giảm
lượng xăng hút vào bơm.
- Các mặt phẳng lắp ghép giữa nắp và
thân bơm, giữa thân và đế bơm bị hở
khơng khí lọt vào khoang bơm, làm


- Màng bơm bị rách, thủng, chùng đều phải
thay màng bơm mới đúng chủng loại.
-Thân, nắp bơm Phải tiến hành mài lại nếu bề
mặt có những chỗ lõm sâu quá 0,05 mm. Sau
khi sữa chữa xong thay đệm mới khi lắp.
Thân, nắp bơm bị nứt nhẹ có thể hàn thiếc, vỡ
thay mới.
-Cam, cần bơm, trục và lỗ trục
+ Cần bơm máy mòn phần tiếp xúc với vấu
cam > 0,2 mm tiến hành hàn đắp dũa phẳng.
+ Cần bơm tay, thanh kéo, cong nắn lại, nứt,
gãy thay mới đúng loại.
-Các lò xo hồi vị giảm độ đàn hồi, gãy thay
mới đúng loại.
- Các van mòn hở thay đúng loại, lò xo van
gãy yếu thay mới.

21


giảm độ chân không, lượng xăng hút vào
sẽ giảm.
- Màng bơm bị thủng, hoặc bị hở ở vị
trí bắt đai ốc và tấm đệm bắt màng bơm
với thanh kéo làm xăng lọt xuống các te,
dầu nhờn bị loãng. Nếu lỗ thủng lớn
bơm sẽ khơng bơm được xăng lên bộ
chế hịa khí.
- Lị xo màng bơm bị giảm tính đàn

hồi, áp suất nhiên liệu trên đường ống
đẩy bị giảm, lưu lượng bơm giảm, sẽ
làm cho động cơ thiếu xăng.

3.1.2 Bộ chế hồ khí

Các Hư hỏng và nhun nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

các chi tiết thân, đế, nắp
-nếu nắp, thân bị nứt vỡ phải thay mới (vì
- Nứt, vỡ thân, đế, nắp và chờn ren lỗ thân, nắp làm vật liệu ăngtimon nên khó hàn)
lắp nút ren và các gíclơ.
-bề mặt lắp ghép bị vênh hở ít thì tiến hành rà
22


lại bằng bột rà. Bôi bột rà lên bề mặt lắp ghép.
Sau đó tiến hành rà trên mặt phẳng tấm thủy
tinh. Nếu bề mặt lắp ghép vênh hở nhiều phải
thay mới.
-Nếu lỗ ren lắp nút ren và các gíclơ bị mịn có
thể hàn đắp, gia cơng lại lỗ ren đúng kích
thước sau đó ta rơ ren các lỗ ren lắp nút ren và
các gíclơ, chờn hỏng nhiều phải thay nắp, thân
mới.
- Kiểm tra các đệm lót bị đứt hỏng, biến dạng,
nhàu phải thay đệm mới đúng loại chịu xăng,
chịu được nhiệt độ cao (đệm giữa cụm ống

nạp, ống xả với nắp máy) đệm phải tỳ sát lên
toàn bộ bề mặt lắp ghép.

Các đệm lót
- Các đệm lót giữa thân với đế bộ chế
hịa khí, giữa đế bộ chế hịa khí với cổ
góp nạp, giữa đường ống nạp với nắp
máy sử dụng lâu bị hở do hỏng đệm lót
đều làm cho hịa khí bị nhạt.
Phao xăng
- Kiểm tra phao xăng bằng đồng chỉ bị móp
Phao xăng bằng đồng thường bị móp, không thủng
thủng.
- Sửa chữa bằng cách nhúng ngập phao trong
nước sơi để khơng khí bên trong giãn nở tạo ra
áp suất thổi phồng phao trở lại.
Nếu phao bị thủng trước tiên ngâm phao vào
nước nóng 80oc kiểm tra chỗ bị thủng. Sau đó
phải xả hết xăng bên trong phao rồi hàn lại
bằng thiếc, chú ý lớp hàn phải mỏng sau khi
hàn không làm khối lượng phao tăng quá 0,5g
so với khối lượng phao ban đầu.

Van kim và đế van
-van kim và đế van bị mòn dẫn đến mức xăng
- Hư hỏng van kim và đế van thường trong buồng phao cao hơn mức quy định thì
hay bị mịn.
sửa chữa bằng phương pháp rà. Dùng bột rà
tinh bôi vào bề mặt cơn làm kín của van và đế
van rà xốy một thời gian. Sau đó làm sạch,

lắp lên thiết bị kiểm tra lại độ kín của van và
đế van. Nếu chưa kín tiếp tục rà cho đến khi
đảm bảo độ kín.
Gíclơ
-các gíclơ bị mịn có thể hàn đắp lỗ mịn bằng
-Các gíclơ hay bị mịn lỗ định lượng
thiếc sau đó gia cơng lại lỗ mới đạt kích thước
u cầu hoặc thay gíclơ mới đúng loại. Sau
khi phục hồi phải kiểm tra lại năng lực thơng
qua của gíclơ
Trục bướm ga
- Nếu mịn quá thì hàn đắp trục bướm ga sau
Trục bướm ga và ổ trục thường bị mịn đó ổ trục được đóng bạc, đảm bảo khe hở lắp
23


do chịu ma sát khi làm việc.

ghép giữa trục và bạc không quá 0,05 mm.

3.1.3 Thùng xăng, bầu lọc, đường ống dẫn xăng

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

Thùng xăng
-Các vết nứt thủng nhỏ, tiến hành súc rửa
Thùng nhiên liệu bị nứt, thủng, móp bằng nước nóng (hết mùi xăng). Làm sạch chỗ
méo

thủng sau đó hàn hơi kín và sửa nguội, kiểm
tra lại chỗ hàn phải đảm bảo kín khơng bị rị
rỉ xăng.
- Thùng xăng bị nứt vỡ, thủng, móp méo
nhiều khơng thể khắc phục được thì thay
mới.
Bầu lọc xăng
- Thân, nắp bầu lọc nứt nhẹ hàn, sửa nguội, bị
-Hư hỏng chính của bầu lọc xăng là móp méo nhẹ gị nắn lại.
thân, nắp bầu lọc xăng bị nứt, vỡ, móp -Chờn hỏng ren các đầu nối ống dẫn thay mới.
méo, chờn ren các đầu nối ống. Lõi lọc -Lõi lọc và đệm làm kín bị rách, hỏng phải
tinh bằng gốm bị vỡ. Đệm làm kín bị thay mới đúng loại.
rách, hỏng.
-Định kỳ thay bầu lọc mới, thêi gian (tuỳ theo
quy định của nhà chế tạo)
Đường ống dẫn xăng
Dùng hơi mạnh thổi vào để thổi bay các cặn
-Bị tắc do cặn
bẩn.
3.1.4 Bầu lọc khơng khí

Các Hư hỏng và nhuyên nhân

Cách bảo dưỡng ,sửa chữa

- Hư hỏng chủ yếu của bầu lọc không - Thân nắp bầu lọc bị móp, gị nắn lại các chỗ
khí là thân, nắp bầu lọc bị móp méo, lõi móp.
lọc rách, hỏng.
- Lõi lọc rách, hỏng phải thay lõi lọc mới.
3.1.5 Hệ thống phun xăng điện tử

Chẩn đoán và bảo dưỡng một số bộ phận chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu
kiểu phun xăng điện tử
+ Kiểm tra các cảm biến: các cảm biến của hệ thống phun xăng điện tử được kiểm tra
bằng thiết bị chuyên dùng máy hiện sóng, VOM…
24


Nguyên tắc kiểm tra bằng máy hiện sóng: khi động cơ đang làm việc ta đo sóng phát ra
của cảm biến, kiểm tra hiện trên thiết bị, sau đó so sánh với mẫu sóng chuẩn của loại cảm
biến đó cịn tốt. Nếu có sai khác tức là cảm biến bị hư hỏng ta có thể bảo dưỡng, sửa chữa
hoặc thay mới cảm biến đó.
+ Kiểm tra bảo dưỡng bơm xăng
Bơm xăng hầu hết sử dụng loại bơm điện, đặt ngay trong thùng xăng, bơm được cung cấp
điện từ ắc quy qua rơ le mở mạch được điều khiển từ ECU. Bơm điện sẽ bị ngắt bất cứ
lúc nào khi động cơ ngừng hoạt động hoặc khi áp lực dầu bôi trơn giảm quá mức qui
định, hoặc hệ thống đánh lửa có sự cố.
- Kiểm tra áp suất tối đa của bơm. Khi khởi động, áp lực xăng bơm lên hệ thống ống
chia đạt (500 ÷ 600) kPa hay (5 ÷ 6,5) kg/cm 2 sẽ tác động đến màng, lò xo đến van và
về bình chứa làm cho áplực giảm. Khi áp lực giảm cịn (250 ÷ 270) kPa hay (2,1 ÷2,7)
kG/cm2 lị xo nén màng khơng cho xăng về bình chứa.
- Thông thường áp suất tối đa của bơm ổn định ở (230 ÷ 270) kPa, (2,3 ÷2,7) kg/cm 2 có
xe đạt 350kPa (3,5 kg/cm2).
Khi trục khuỷu quay càng nhanh nhiên liệu hồi về thùng chứa càng nhiều làm cho áp
lực trong đường ống của bơm xăng giảm nhưng ECU sẽ điều kiển để áp lực ổn định,
để vòi phun phun sương ở tốc độ cao, áp lực khoảng (210 ÷ 270) kPa hay (2,1 ÷ 2,7)
kg/cm2
- Chạy cầm chừng áp suất bơm khoảng (190 ÷ 220)kPa, (1,9 ÷ 2,2) kg/cm 2 và dừng sau
5 giây áp suất bơm giảm còn 150 kPa (1,5 kg/cm2).
- Năng suất của bơm ở chạy cầm chừng sau 30 giây đạt khoảng 0,28 lít.
Nếu các thông số trên không đạt tiêu chuẩn ta phải tháo bơm xăng kiểm tra các đường

ống, phớt, bầu lọc, cánh quạt.
+ Kiểm tra sự thơng mạch và đóng ngắt của các rơ le.
+ Kiểm tra vòi phun xăng.
- Tháo vòi phun - làm sạch
- Kiểm tra điện trở cuộn dây
- Kiểm tra lưu lượng của vòi phun
Kiểm tra (2 ÷ 3) lần rồi lấy giá trị trung bình đạt khoảng (45 ÷ 55) cm 3 trong thời
gian 15s phun ở tốc độ trung bình, sai lệch giữa các vịi phun khơng q 5cm3.
- Kiểm tra sự rị rỉ: ngừng phun 1 phút cho phép rỉ một giọt xăng. Ngoài ra người ta
cịn kiểm tra sự đóng mở của vịi phun thông qua kiểm tra điện trở của cuộn dây.

25


×