Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Thực tập chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật ô tô bách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 59 trang )

Lời nói đầu
Thực tập chẩn đốn và kiểm định kỹ thuật ơ tơ là một mơn học nằm trong chương
trình học của sinh viên khoa cơ khí ơ tơ. Mơn học giúp cho sinh viên tiếp cận dần với
những máy móc cơng nghệ hiện đại, và trực tiếp tham gia vào q trình chẩn đốn và
kiểm định kỹ thuật từ đây giúp sinh viên hiểu rõ hơn và tìm thấy những điểm tương đồng
cũng như điểm chưa trùng khớp với những kiến thức được học trên lớp.
Qua một tháng thực tập tại GARA Ô TÔ TRỌNG ANH được tiếp cận với những máy
móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán và kiểm định kỹ thuật. Đây là một
trong những ý nghĩa rất lớn của môn học. trong quá trình thực tập em đã được tiếp xúc
tìm hiểu và tháo lắp,sửa chữa những hệ thống trên xe ô tơ của một số dịng xe khác nhau .
Sau khi kết thúc môn học mọi sinh viên đều phải thực hiện viết báo cáo kết quả thực tập
dựa trên điều kiện thực tế được thực tập tại xưởng, điều này giúp sinh viên củng cố
những kiến thức đã được học và được vận dụng vào những máy móc thực tế .
Tuy nhiên do kinh nhiệm thực tế còn chưa nhiều , thời gian còn hạn chế , cơ sở vật
chất chưa đáp ứng đủ nên chỉ tháo lắp được một số hệ thống nên bản báo cáo còn đơn
giản và khơng đầy đủ được tất cả hệ thống .
Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy giáo VŨ THẾ
TRUYỀN cùng các thầy trong bộ mơn, để em có thể hồn thiện bản báo cáo của mình
hơn và qua đó em cũng rút ra được những kinh nghiệm qúy giá cho bản thân nhằm phục
vụ tốt cho q trình học tập và cơng tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên,ngày tháng năm 2017
Sinh viên
Bách
HOÀNG TRỌNG BÁCH

1


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................


.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................

2


MỤC LỤC

Phần 1
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1.1. Phổ biến đề cương thực tập
1.2. Nội quy nơi thực tập
2. viên đến xưởng phải nghe quy tắc về an toàn lao động và phòng cháy chữa
3.

4.
5.

6.
7.
8.

cháy.
sinh Sinh viên phải đi học đúng giờ ,mặc trang phục bảo hộ theo quy định của
nhà trường. Khơng mang giày hoặc dép có đế trơn, phải có vở ghi chép đầy
đủ.
Phải chấp hành nghiểm chỉnh ký thuật lao động , các quy định về an toàn lao
động và vệ sinh công nghiệp.
Chấp hành theo sự hướng dẫn của giáo viên . Không được tự tiện sử dụng
máy móc, thiết bị của xưởng thực tập.Đặc biệt là các máy cơng cụ, các thiết bị
có khí nén và các thiết bị có sử dụng điện nằng.

Sinh viên phải làm đúng theo các vị trú thực hành trong xưởng đã được giáo
viên phân công. Không được tự ý thay đổi cơng việc và vị trí làm việc.
Nghiêm cấm sinh viên đùa giỡn trong xưởng hoặc có những hành động vơ ý
thức gây hậu quả nghiêm trọng.
Nơi làm việc phải sạch sẽ ngăn nắp. Không được vứt bừa bãi các chi tiết
,dụng cụ, đồ nghề. Cấm để dầu mỡ đổ hoặc dính nên nền xưởng làm trơn trượt
gây nguy hiểm.
3


9. Cấm hút thuốc và sử dụng lửa trong xưởng thực hành.Chấp hành nghiêm các

quy định về phòng cháy chữa cháy .
10. Hết giờ thực tập phải vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc , thiết bị và đồ dùng. Bàn

giao các trang thiết bị và dụng cụ cho giáo viên hướng dẫn.
11. Ngắt tất cả các thiết bị điện khi ra khỏi xưởng thực hành.
1.3 . phương pháp tổ chức sản xuất, bố trí thiết bị, nhà xưởng
- Nhà xưởng có 3 phịng :
• Phịng để xe ơ tơ
• Phịng tháo lắp: trong phịng có các thiết bị tháo lắp và các máy chuyên
dùng như máy khoan ,máy mài , các hệ thống giảng dạy.
• Phịng kho chứa đồ
- Các dụng cụ thiết bị chuyên dùng trong tháo lắp
• bộ cờ lê
• tua vít
• máy nén khí
• sung bắn hơi
• kìm, búa, đột, kìm chết
• bộ tp


Phần 2
ĐO, KIỂM TRA, PHÂN LOẠI CHI TIẾT
2.1 Giới thiệu chung về các dụng cụ đo
-Thước lá: có vạch chia đến 0,5 hoặc 1mm có độ chính xác thấp khoảng ±0,5 mm

4


- Thước cặp: là dụng cụ đo vạn năng để đo các kích thước có giới hạn và ngắn như chiều
dài, chiều sâu, khoảng cách, đường kính lỗ v.v... với độ chính xác khoảng ±
(0,02÷0,05)mm.

- Panme: thường dùng để đo đường kính ngồi, lỗ, rãnh...với độ chính xác cao, có thể đạt
±(0,005÷0,01)mm. Panme chỉ đo được kích thước giới hạn. Ví dụ panme ghi 0 - 25 chỉ
đo được kích thước ≤ 25mm.

- Calíp - căn mẫu: là loại dụng cụ kiểm tra dùng trong sản xuất hàng loạt, hàng khối
để kiểm tra kích thước giới hạn các sản phẩm đạt yêu cầu hay không.
2.2. Đo, kiểm tra và phân loại các chi tiết chính của ơ tơ
5


2.2.1 Các chi tiết dạng trục
- Kiểm tra độ côn và độ ô van của cổ trục hoặc cổ biên

Khi kiểm tra độ côn và độ ôvan của cổ trục hoặc cổ biên thường dùng pan me đo ở
hai tiết diện A – A và B - B cách hai vai trục 10mm về phía ngồi, ở mỗi tiết diện
đều phải đo cả hai chiều thẳng đứng 1- 1 và chiều nằm ngang 2 – 2, sau đó căn cứ
vào kết quả đo được để tính độ cơn và độ ô van

Hiệu số hai kích thước đo cùng phương A – A và B – B là độ côn của cổ trục hoặc
cổ biên.
Hiệu số hai kích thước đo vng góc 1 – 1 và 2 – 2 là độ ô van.
-Kiểm tra độ cong xoắn của trục khuỷu

6


+ Kiểm tra độ cong
Đặt hai đầu trục khuỷu lên hai gối đỡ chữ V (hình 20 - 46), dùng đồng hồ để xác
định độ cong. Khi kiểm tra cho mũi đồng hồ so tiếp xúc vào cổ trục giữa hoặc 2 cổ
trục giữa ở phần khơng mịn của trục (do rãnh đâu trên bạc tạo nên), sau đó quay
trục khuỷu 1800, xác định độ chênh lệch của đồng hồ tại hai vị trí ( Ä C ).
Độ cong của trục sẽ bằng (Ä C /2 ) - độ ôvan của trục.
Nếu khơng có đồng hồ so mà dùng mũi rà, khi quay trục khuỷu 1800, nếu trục
khuỷu bị cong thì giữa mũi rà và mặt cổ trục sẽ có khe hở hoặc mũi rà bị đẩy lên.
Độ cong của trục khuỷu không được lớn hơn 0,06 mm.
+ Kiểm tra độ xoắn
Đặt hai đầu trục kuỷu lên khối đỡ chữ V, cho cổ biên nằm ngang, sau đó dùng
thước cặp đo chiều cao các cổ biên có cùng một đường tâm đến mặt bàn rà, độ
chênh lệch chiều cao giữa các cổ biên là mức độ xoắn của trục khuỷu.
Hoặc có thể dùng mũi ra để kiểm tra độ xoắn như sau: cho các cổ biên nằm ngang,
sau đó cho mũi ra xê dịch đến điểm cao nhất của cổ biên số một, chuyển mũi rà
sang cổ biên số hai và mũi ra cũng chạm vào vị trí cao nhất của cổ biên này. Quay
trục khuỷu 1800, nếu mũi rà khơng chạm hoặc chạm mạnh thì trục khuỷu bị xoắn.
Muốn biết trị số độ xoắn có thể dùng căn lá để đo khe hở giữa mũi rà và điểm cao
nhất của cổ biên nhưng phảI chú ý đến độ ô van và độ côn của cổ biên.
2.2.2 Các chi tiết dạng lỗ
7





xi lanh
-Kiểm tra độ ô van và độ côn

Kiểm tra mịn ơ van và độ cơn của xi lanh, dùng đồng hồ so hoặc pan me đo trong
để kiểm tra.
+ Khi kiểm tra độ ô van: phải đo ở vị trí mịn nhất, tức là vị trí ứng với xéc măng
khí thứ nhất khi pit tơng ở điểm chết trên, thường cách mặt trên hay miệng của xi
lanh 25 – 30mm và đo ở hai đường kính. Đường kính AA nằm trong mặt phẳng
dao động của thanh truyền và đường kín A/A/ vng góc với đường kính AA (hình
b).
Khi đo phải đặt đồng hồ so vào trong xi lanh, giũa thẳng đứng để tránh bị sai lệch
và cho đồng hồ lắc về phía trước và phía sau (hình a).
Độ ơ van bằng hiệu hai đường kính AA – A/A/. Độ ô van cho phép không được
vượt quá 0,07mm trên 100mm đường kính của xi lanh.
Khi kiểm tra độ cơn: Hiệu số giữa số đo lớn nhất và số đo nhỏ nhất ở vị trí A, B,
C.
Đối với xe đời cũ như zin 130, Gát 53...vị trí đo cách cách mặt phẳng trên là 25
mm, cách mặt phẳng dưới là 35 mm.
Đối với xe đời mới thì đo cách mặt phẳng trên và mặt phẳng dưới là 10 mm.

8


Phần 3
KIỂM ĐỊNH, CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ
3.1 Kiểm tra tổng hợp động cơ
sử dụng máy G-scan để chẩn đốn lỗi connector trước khi chỉnh để kiểm tra,

khơng cần model code, khơng cần mã động cơ
• chẩn đốn đơn giản thông qua cảm nhận của các giác quan của con người.


- Nghe âm thanh trong vùng con người cảm nhận được
Tiến hành nghe âm thanh cần phải đạt được các nội dung sau:
Vị trí nơi phát ra âm thanh.
Cường độ và đặc điểm riêng biệt âm thanh.
Tần số âm thanh.
Để phân biệt các trạng thái kỹ thuật, yêu cầu phải nắm chắc âm thanh chuẩn khi
đối tượng chẩn đoán còn ở trạng thái tốt. Các yếu tố về: cường độ, tần số âm thanh
được cảm nhận bởi hệ thính giác trực tiếp hay qua ống nghe chuyên dụng
-Dùng cảm nhận màu sắc
Đối với ơ tơ có thể dùng cảm nhận màu sắc để chẩn đốn tình trạng kỹ thuật của
động cơ. Thơng qua cảm nhận màu sắc khí xả, bugi (động cơ xăng), màu sắc dầu
nhờn bôi trơn động cơ.
-Dùng cảm nhận mùi
Khi ô tô hoạt động các mùi có thể cảm nhận được là: mùi cháy từ sản phẩm dầu
nhờn, nhiên liệu, vật liệu ma sát. Các mùi đặc trưng dễ nhận biết là:
Mùi khét do dầu nhờn rò rỉ bị cháy xung quanh động cơ,.
Mùi nhiên liệu cháy khơng hết thải ra theo đường khí xả hoặc mùi nhiên liệu thốt
ra theo các thơng áp của buồng trục khuỷu..
Mùi khét đặt trưng từ vật liệu ma sát như tấm ma sát ly hợp, má phanh.
Mùi khét đặc trưng từ vật liệu cách điện
Mùi khét đặc trưng từ vật liệu bằng cao su hay nhựa cách điện.
Nhờ tính đặc trưng của mùi khét có thể phán đốn tình trạng hư hỏng hiện tại của
các bộ phận ô tô.
-Dùng cảm nhận nhiệt
cảm nhận về nhiệt độ nước làm mát hay dầu bôi trơn động cơ.
3.2 Đo, kiểm tra các bộ phận

3.2.1 Đo áp suất cuối kỳ nén của động cơ
9


-Cho động cơ làm việc đạt tới nhiệt độ 800C
-Tắt máy, tháo bu-gi (vòi phun), lau sạch lỗ, nhỏ 15cc dầu bôi trơn vào trong buồng đốt
-Lắp đồng hồ đo áp suất vào vị trí bu-gi (vịi phun) với chú ý:
+ với động cơ xăng dùng đồng hồ có chỉ số lớn nhất 1,5 Mpa
+ với động cơ dầu dùng đồng hồ có chỉ số lớn nhất 6,0 Mpa
-Cho động cơ chạy bằng điện ở số vòng quay theo qui định của nhà sản xuất tùy theo
tưng loại động cơ (100-500)v/p
-Đo ghi áp suất cuối kỳ nén pc ở từng xy lanh
-Áp suât pc phụ thuộc vào số vòng quay và thời gian phục vụ của động cơ (xem hình vẽ
dưới đây)


Xử lý kết quả
- Giá trị áp suât nhỏ nhất của xy lanh khi đo ≥ 75% giá trị danh nghĩa cho phép.
Sau đây là giá trị pc cho phép của một số loại xe

10




Đánh giá hư hỏng buồng đốt động cơ:
- Chất lượng tốt: giá trị áp suất tăng từ từ tới giá trị max tương ứng với hành trình
của pittơng lên Điểm chết trên
- Hở xu-pap, hở đệm mặt máy: áp suất tăng chậm và khơng đạt giá trị max
- Mịn cụm pittông – xy lanh – xéc măng: áp suất tăng chậm, chỉ số áp suất thấp,

tụt nhanh khi hêt dầu bôi trơn
- Khi áp suất này quá thấp chứng tổ buồng đốt bị hư hỏng nghiêm trọng cần phải
sửa chữa
Việc đo áp suất pc cho phép đánh giá chất lượng buồng đốt của từng xy lanh nên
hay được dùng trong kiểm tra sửa chữa bảo dưỡng xe

3.2.2 Kiểm tra, điều chỉnh bộ chế hồ khí, hệ thống phun xăng điện tử (EFI)


hệ thống nhiên liệu xăng (chế hịa khí)

11


Các hư hỏng thường gặp:


Hỏng bơm



Tắc lưới lọc



Hở đường ống dẫn nhiên liệu làm giảm hoặc mất áp suất và gây hỏa hoạn
Chẩn đốn




Kiểm tra hệ thống trước khi chẩn đốn gồm:
- kiểm tra độ kín khít của hệ thống
- loại bỏ nước lọt vào hệ thống bằng cách rửa sạch bầu lọc, xả hết nhiên liệu trong
chế hịa khí
- làm sạch bầu lọc khơng khí bằng cách: rửa lưới lọc, đổ đủ lượng dầu động cơ
vào bầu lọc

• Kiểm tra sự cung cấp nhiên liệu gồm:

12


- Kiểm tra mức nhiên liệu trong buồng phao để kiểm tra chất lượng của
bơm xăng, phao xăng và kim ba cạnh
+ Với loại sử dụng bơm xăng điện: bật khóa điện về vị trí
ON,nghe tiếng bơm làm việc, khi mức xăng đủ thì bơm tự ngắt, tiến hành thăm
mức xăng trong buồng phao qua cửa sổ hoặc vít thăm
- Kiểm tra áp suất và lưu lượng cấp nhiên liệu
+ Kiểm tra bơm chân không
+ với loại bơm xăng cơ khí: để bơm xăng ở vị trí khơng tỳ vào cam, bơm xăng
bằng tay, kiểm tra mức xăng qua cửa sổ

+ Kiểm tra áp suất và lưu lượng
- Lắp đồng hồ đo áp suất trên đường ống nối bơm xăng đến chế hịa khí thơng
qua chạc ba ngả
-Khóa đường xăng sang bình đo lưu lượng
- Cho động cơ làm việc ở chế độ chạy chậm nhỏ nhất (600 v/p) hay bơm xăng
bằng tay đến mức bơm không làm việc (đầy xăng trên đường ống)
- Theo dõi đồng hồ áp suất. Trị số áp suất nhiên liêu không được nhỏ hơn (2841)kPa và ổn định
-Mở kẹp khóa trong thời gian 1 giây, động cơ chạy chậm (800-1000)v/p, lượng

nhiên liêu trong bình khoảng (120-480)ml
13




Nếu ấp suất và lưu lượng khơng đảm bảo thì có thể do các nguyển nhân sau đây
 Tắc đường nhiên liệu, bầu lọc


Hở đường cấp



Hỏng bơm

 Tấm lọc tinh của chế hịa khí bị tắc


Chẩn đốn chế hịa khí qua các trạng thái làm việc của động cơ
- Chẩn đoán qua chế độ khởi động động cơ
+ chỉ nổ máy được khi đóng bớt bướm gió là do:
 Thiếu nhiên liệu (mức xăng trong bầu phao quá thấp)


Hở đường ống nạp sau chế hịa khí

 Tắc bẩn đường xăng chạy chậm
 Vít điều chỉnh chạy chậm quá hẹp



Bướm ga bị kẹt

+ Chỉ nổ máy được khi để ga cao là do:
 Thừa nhiên liệu (mức xăng trong bầu phao q cao)
 Tắc bẩn đường khơng khí chạy chậm
 Vít điều chỉnh số vịng quay chạy chậm khơng có tác dụng

+ Phải mồi nhiên liệu thì động cơ mới nổ là do:
 Thiếu ít nhiên liệu


Xác định mức tiêu hao nhiên liệu
- cho bánh xe chủ động lên bệ thử công suất kéo
- để động cơ làm việc tới trạng thái nóng với cơng st xấp xỉ (90-95)% cơng suất
lớn nhất
- đo lượng tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ, ứng với trị số công suất lớn nhất trên
động cơ
- so sánh đánh giá kết quả đo được



hệ thống phun xăng điện tử (EFI)
14


 Các phương pháp chẩn đoán tổng hợp hệ phun xăng điện tử

Xác định hư hỏng bằng đèn báo trên bảng tablo




Khi khởi động động cơ:



- Bật khóa điện về vị trí ON, động cơ chưa hoạt động nếu:
+ đèn báo sáng, sau đó tắt thì hệ thống hoạt động tốt
+ nếu đèn khơng tắt thì hệ thống có sự cố


Khi động cơ đang hoạt động nếu:
+ đèn trên tablo tắt thì hệ thống làm việc bình thường
+ nếu đèn bật sáng thí hệ thống có lỗi



Xác định hư hỏng bằng hệ thống báo mã lỗi hay hệ thống màn hinh tự chẩn đoán

15




Chẩn đốn cụm chi tiết
Kiểm tra rị rỉ nhiên liệu, độ chân khơng
Kiểm tra rị rỉ nhiên liệu thơng qua:




- cảm nhận mùi xăng
- quan sát đường ống dẫn xăng bằng cách cho bơm xăng làm việc khi chưa
nổ máy


Kiểm tra rị rỉ chân khơng bằng cách rút lần lượt từng đường ống chân không
của cụm khi động cơ làm việc và cảm nhận sự thay đổi của hoạt động của
độngcơ
Kiểm tra áp suất nhiên liệu trong bầu chứa xăng



Dụng cụ đo: Đồng hồ đo áp suất có trị số tối đa 1,5Mpa



Tiến hành kiểm tra:
- Nối đồng hồ với cốc đo lưu lượng xăng, đường ống dẫn chính
- Khóa đường xăng chảy ra cốc, cho bơm xăng làm việc, đông cơ không nổ
máy, xác định áp suất nhiên liệu do bơm xăng cung cấp
- Mở khóa cho xăng chảy vào cốc trong 10 giây. Xem mức nhiên liệu và so
sánh với chỉ tiêu động cơ để đánh giá
- Cho động cơ chạy chậm, khóa đường xăng chảy ra cốc, rút ông chân
không ra khỏi bộ điều áp, áp suất nhiên liệu dịch chuyển từ 21 kPa lên 69
kPa

16


 Kiểm tra vịi phun xăng chính bao gồm:

• Kiểm tra điện trở của cuộn dây điều khiển vòi phun bằng đồng hồ vạn năng
• Kiểm tra lưu lượng phun theo sơ đồ như hình vẽ. Yêu cầu chùm tia phun loe đều,

không nhỏ giọt và đảm bảo lưu lượng theo tài liệu chuyên dùng

Kiểm tra các cảm biến



Cảm biến có các dạng sau:


Cảm biến vị trí
17




Cảm biến nhiệt độ



Cảm biến lưu lượng
Kiểm tra cảm biến bằng các phương pháp sau:



Sử dụng đồng hồ vạn năng đo:
- điện trở (thông mạch hay chập mạch) khi hệ thống khơng làm việc
- điện áp hay dịng điện khi hệ thống làm việc



Tách cảm biến ra khỏi hệ thống để so sánh chất lượng làm việc của động cơ
khi có và khơng có cảm biến



Dùng cảm biến tốt để thay thế đối chứng



Dùng mã báo lỗi hay màn hình tự chẩn đốn

3.2.3 Kiểm tra, điều chỉnh vịi phun; cân chỉnh bơm cao áp
- Hư hỏng kim phun:
+ mòn, tắc kim phun
+ cháy đầu vòi phun
+ bẩn tấm lọc
Kiểm tra vịi phun
Đo áp st phun:



- Lắp đồng hồ đo áp suất có trị số lớn nhất là 250 kG/cm2 bằng chạc 3 ngả
lên nhánh ống dẫn dầu cao áp lên vòi phun
- Cho động cơ làm việc
- Đọc giá trị áp suất dầu trước khi phun
- So sánh với tài liệu chun mơn




Đo lưu lượng phun và chất lượng phun
- Tháo từng vòi phun ra khỏi động cơ và rửa sạch
- Lắp lại đường dầu cao áp vào vòi phun
- khởi động động cơ

- xem chất lượng phun và lưu lượng phun theo các tiêu chí:
18


+ phun sương, tơi
+ không nhỏ giọt
+ chùm tia phun được định hướng đúng
Các hư hỏng gây lên giảm chất lượng phun có thể là:



-

Lị xo kim phun bị yếu hay chỉnh sai

-

Mòn thân kim phun và lỗ dẫn hướng

-

Mặt tựa kim và đế khơng kín

-


Lỗ phun bị mịn rộng

Hư hỏng bơm cao áp:
+ mịn bộ đơi pittơng – xy lanh
+ sai lệch thời điểm phun
+ hở van hồi dầu
+ sai lệch lưu lượng
+ sai lệch hay kẹt bộ điều tốc và phun sớm



Kiểm tra bơm cao áp


Dùng băng thử để kiểm tra:

- lưu lượng từng nhánh bơm
- độ không đồng đều lưu lượng giữa các nhánh bơm
- sự hoạt động của bộ điều tốc
- thời điểm làm việc của các nhánh bơm
3.2.4 Kiểm tra nồng độ khí xả động cơ xăng và động cơ Diesel
-Phương pháp giấy lọc

19


-Phương pháp quang điện tử

Các nhóm thiết bị đo khí xả:



Nhóm 2 thơng số: O2 , CO2



Nhóm 4 thơng số: O2 , CO2, CmHn, CO



Nhóm đo nhiều thơng số



Nhóm đo độ bụi của khí xả

3.2.5 Kiểm tra hệ thống làm mát, bôi trơn động cơ


hệ thống làm mát
20


-Cấu tạo

-Hư hỏng thường gặp


Thiếu nước làm mát, dung dịch làm mát không đúng qui định sẽ hạn chế
khả năng tỏa nhiệt gây nóng động cơ




Két nước bị rị rỉ, cặn bám nhiều, cánh tản nhiệt bị tắc bẹp gây ra hiện
tượng tốn nước và nóng máy



Dây đai dẫn động bơm nước và quạt gió bị chùng làm giảm lưu lượng nước
làm mát gây nóng máy



Bơm nước bị mịn làm giảm áp suất và lưu lượng, các phớt làm kín bị mòn
làm chảy nước, các ổ bi bị vỡ, mòn gây tiếng ồn



Cánh quạt gió bị cong vênh, biến dạng, rơ le nhiệt không hoạt động làm cho
động cơ bị nóng



Van hằng nhiệt mất tác dụng



Các đường ống dẫn nước bị tắc, vỡ nát gây thất thốt nước




Nước chảy vào buồng đốt và các-te do hỏng gioăng lắp máy

-Các phương pháp chẩn đoán
21


+ Kiểm tra trước khi chẩn đốn gồm:


Kiểm tra mức nước, chất lượng nước làm mát



Xác định độ căng đai



Xác định chất lượng quạt gió, độ cân bằng, hình dạng hình học



Kiểm tra rị rỉ bên ngồi của két nước và các đường ống

+Kiểm tra độ kín khít của hệ thống


Đưa khí nén áp suất (100-150)kPa vào hệ thống qua két nước




Nếu sau (6-10) giây, áp suất hệ thống giảm mất (10-15)kPa thì hệ thống bị
rị rỉ

+Kiểm tra nhiệt độ
Có thể kiểm tra nhiệt độ động cơ thơng qua:


Xác định trực tiếp bằng đồng hồ trên bảng tablo



Cảm nhận nhiệt từng phần của động cơ

Nếu động cơ bị nóng quá thì ngun nhân có thể là:


Thiếu nước



Hỏng bơm nước



Dây đai chùng



Kẹt van hằng nhiệt

22




Két nước và đường ống dẫn bị tắc kẹt do cáu bẩn, cánh tản nhiệt bi bẹp

Nếu động cơ bị nguội quá vào mùa đông là do van hằng nhiệt bị kẹt, luôn ở trạng
thái mở
+ Kiểm tra van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt phải mở khi nhiệt độ nước làm mát từ (70-80)0C. Vi vậy có thể
kiểm tra như sau:


Cho động cơ hoạt động, phần trên của két mát tăng dần nhiệt độ đến mức
qui định thì phần trên đường ống nối với két mát mới nóng,chứng tỏ van
làm việc tốt



Tháo van rồi bỏ vào nồi đun sơi có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ. Khi nhiệt độ
đạt 850C mà van mở hồn tồn là tốt

+ Kiểm tra khác:





Kiểm tra tiếng ồn từ trục bơm nước và quạt gió, xác định chất lượng của

các bộ phận cơ khí như ổ, trục giá đỡ, dây đai



Kiểm tra tiêu hao nước để xác định khả năng rị rỉ của hệ thống



Kiểm tra dầu nhờn nếu thấy có lẫn nước là do đệm nắp máy bị hở (dầu
nóng có màu trắng sữa)



Kiểm tra khí xả, nếu có nước nhỏ giọt là hở đệm mặt máy

hệ thống bôi trơn
- Cấu tạo

23


+ Hư hỏng trong hệ thống bơi trơn gồm:


Rị rỉ đường dầu gây thất thốt dầu



Bầu lọc tinh bị nhiễm bẩn nặng




Lưới lọc dầu bị bẩn tắc



Bơm cấp dầu bị mịn hỏng



Két dầu mất khả năng làm mát do bẹp hay rị rỉ



Van điều tiết áp suất bị kẹt mất khả năng điều chỉnh



Đường dẫn dầu khơng kín khit hay tắc



Chất lượng dầu bị suy giảm về độ nhớt, cơ lý tính

Các thơng số chẩn đốn của hệ thống bơi trơn là:


Áp suất dầu bơi trơn




Nhiệt độ dầu



Lượng và thành phần tạp chất trong dầu

- Các phương pháp chẩn đoán
+Các cơng việc kiểm tra trước khi chẩn đốn
24




Kiểm tra mức dầu, độ bẩn của dầu



Kiểm tra rò rỉ của két dầu và các đường ống ngoài. Thường rò rỉ kèm theo
mùi cháy khét, mùi dầu bốc hơi

+ Kiểm tra áp suất dầu
Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn theo các cách sau:


Thơng qua đèn cảnh báo áp suất dầu trên bảng tablo



Lắp đồng hồ đo áp suât dầu trên đường dầu chính như sau:

Dụng cụ đo có giá trị áp suất lớn nhất 1,5 Mpa chính xác đến 0,01
Mpa
 Cho động cơ làm việc đạt đến nhiệt độ qui định, tiến hành đo áp suất
dầu ở hai chế độ không tải, tải lớn và theo dõi, nếu:
o áp suất ở hai chế độ quá nhỏ chứng tỏ phần cung cấp bị :
 tắc lưới lọc
 thiếu dầu
 bầu lọc tắc
 bơm dầu mòn
 van điều áp kẹt
 lò xo van yếu
 bạc trục khuỷu quá mòn
+ áp suất dầu quá lớn là do:
 dầu đặc
 van điều áp bị kẹt
 Tắc đường dầu nhánh ra các bộ phận bôi trơn
+ thay đổi tốc độ động cơ mà áp suất dao động mạnh là do:
 dầu quá loãng


+Kiểm tra nhiệt độ dầu
Kiểm tra nhiệt độ dầu bôi trơn theo các cách sau:


Xác định trực tiếp bằng đồng hồ trên bảng tablo



Lắp đồng hồ đo nhiệt độ vào đường dầu chính




Cảm nhận trực tiếp ở từng phần của động cơ

Nếu nhiệt độ kiểm tra cao q thì có thể do các nguyên nhân
sau:


Dây cu-roa chùng
25


×