Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số giải pháp tổ chức hoạt động trãi nghiệm cho học sinh học Tiếng anh ở trường Trung Học Cơ Sở.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.73 KB, 10 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bộ môn Tiếng Anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so với các môn học
khác ở nhà trường phổ thông, nhưng nó là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức
nhân loại. Tiếng Anh đóng vai trị là cơng cụ giao tiếp quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế khoa học kĩ thuật của đất nước và hội nhập khu vực cũng như đối
với giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới.
Trước đây, việc dạy và học Tiếng Anh ở cấp THCS chủ yếu là “ nghe,
chép và học thuộc”, giáo viên chủ yếu dạy ngữ pháp cho học sinh mà ít trau dồi
những kĩ năng cần thiết như nghe, nói, đọc, viết. Vì vậy mà học sinh chỉ nắm
vững ngữ pháp còn khả năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp còn hạn chế.
Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ và xu hướng tồn cầu hóa nền
kinh tế - xã hội đã đặt ra nền giáo dục cần thiết phải đổi mới. Nền giáo dục Việt
Nam, đặc biệt là chuyên nghành Tiếng Anh cũng đòi hỏi cần liên tục đổi mới
giáo dục dạy học với mục tiêu, nội dung và cách thức đào tạo. Một trong những
nội dung đổi mới quan trọng đó là đổi mới phương pháp dạy học – phương pháp
dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS.
Nhưng trên thực tế dạy học ở trường THCS, việc đổi mới phương pháp
dạy học vẫn cịn nhiều khó khăn, vướng mắc, phương pháp dạy học truyền
thống đã ăn sâu vào quan điểm, thói quen, cách thức giảng dạy của giáo viên và
sự tiếp thu của học sinh khó có thể thay đổi trong 1 thời gian ngắn. Đa phần học
sinh đã quen với cách học thụ động, kém thích nghi với cách học mới, ít đọc tài
liệu tham khảo nên có thể nói đây là yêu cầu không dễ đối với các em học sinh.
Chính vì vậy mà dạy học ở trường THCS vẫn duy trì cách học cũ vẫn chưa kịp
thời tiếp thu đổi mới.
Thêm vào đó, đổi mới phương pháp dạy học đặt ra yêu cầu về phương
tiện dạy học được trang bị đầy đủ hiện đại, phù hợp với từng yêu cầu môn học.
Nhưng để trang bị đầy đủ phương tiện dạy học cần thiết lại là vấn đề khó khăn
đối với các trường học, đặc biệt là trường học ở vùng sâu vùng xa, vùng nơng
thơn cịn nhiều trở ngại. Cuối cùng cũng phải thấy rằng, ngay cả bản thân giáo
1




viên cũng “ngại sửa đổi phương pháp dạy học mới” vì đã quen với cái cũ.
Nhưng mặt khác khi áp dụng vào thay đổi phương pháp dạy học mới thì chất
lượng nền giáo dục nước ta đã có sự thay đổi nhất định.
Từ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn như trên ta thấy được tính cấp
thiết của việc nghiên cứu nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học của giáo
viên THCS hiện nay. Đây cũng là vấn đề đang được quan tâm và cần giải quyết
của các cấp giáo dục ở nước ta.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, tổ chức các hoạt động trãi
nghiệm môn Tiếng Anh của giáo viên trường THCS Hòa Minh B. Trên cơ sở đó
nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học mơn Tiếng
Anh nói riêng ở các trường THCS hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 7/1, 7/2 trong môn học tiếng anh tại trường Trung Học Cơ Sở Hòa
Minh B.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng
a . Học sinh
- Trường Trung học cơ sở mà tơi đang cơng tác hiện nay, chương trình
Tiếng Anh đã được giảng dạy từ nhiều năm. Bản thân tôi đều được dạy các khối
7,9 vì vậy tơi thấy rõ những ưu điểm và hạn chế của học sinh mình. Đối với học
sinh lớp 7 các em rất tự tin và tích cực phát biểu trong giờ học. Nhưng học sinh
khối 9 thì ngược lại, các em ít tham gia xây dựng bài mặc dù câu hỏi giáo viên
đưa ra cũng dễ hiểu. Qua đây chúng ta thấy rằng vẫn còn một bộ phận học sinh
thiếu tự tin và rụt rè trong giao tiếp. Mặt khác do các em mới bắt đầu được học
Tiếng Anh nên còn nhiều bỡ ngỡ dù rằng các em cũng rất thích học.
- Học ngoại ngữ muốn giỏi bản thân người học phải mạnh dạn sử dụng
ngơn ngữ mình học để rèn luyện, nếu có nói sai khi được sửa chúng ta sẽ nhớ lâu

hơn và lần sau nếu gặp lại câu nói đó sẽ không sai nữa. Trong các năm giảng dạy
2


tôi thấy mặt hạn chế của học sinh trong hoạt động nói là tính thụ động chỉ bám
theo những gì giáo viên hướng dẫn, gợi ý để thực hiện học sinh không mở rộng
hay thắc mắc yêu cầu giải đáp. Có thể nói kỹ năng nói của các em cịn yếu.
b. Giáo viên
- Bản thân tơi vẫn có những bài hát không biết hát nên khi hướng dẫn
những bài hát Tiếng Anh gặp phải khó khăn và hát chưa đúng giai điệu, tiết tấu
nhạc.
c. Về phía phụ huynh học sinh
- Phụ huynh học sinh một số em chưa có nhận thức tốt mơn học này do
quan niệm “Tiếng Việt nói chưa xong mà học Tiếng Anh”. Vì vậy thiếu sự quan
tâm sâu sát đến con em trong việc học môn Tiếng Anh.
2. Giải pháp
a. Ngày hội Tiếng Anh.
- Tổ chức các hoạt động ngắn để khuyến khích học sinh sử dụng Tiếng
anh trong nhiều tình huống, chủ đề đa dạng.
- Giúp học sinh phát triển các kĩ năng sử dụng ngơn ngữ, Đặc biệt là lỹ
năng nghe nói.
- Tùy theo điều kiện cụ thể của trường có thể tổ chức 1 tuần 1 lần, 1 tháng
1 lần, 1 năm 1 lần.
- Cách tổ chức
+ Nội dung 1: Màn chào hỏi (30 phút)
Mục đích: Giới thiệu được đội thi của mình. Tạo tâm thế tự tin cho các em HS.
Nội dung: Giới thiệu được tên đội, các thành viên, ý nghĩa tên đội, mục đích
đến với cuộc thi…
Hình thức: Có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (Giới thiệu trực tiếp,
vè, kịch…)

Thời gian cho mỗi đội từ 5 - 7 phút.

3


Kết thúc phần thi chào hỏi, BGK chấm điểm trên phiếu sau đó chuyển cho MC.
MC trực tiếp đọc điểm cho mỗi đội nắm được. Thư ký ghi lại kết quả.
+ Nội dung 2: Tìm hiểu kiến thức Tiếng Anh (xây dựng dưới hình thức
các trị chơi).
*Trị chơi 1 “ Đốn ý đồng đội- Guess the words” (20 phút)
Mục đích: Rèn luyện cho các em khả năng ghi nhớ, quan sát, hiểu ý đồng đội
Nội dung: Các từ khóa ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với trình độ của các em HS.
Hình thức thi: Thi lần lượt từng đội. Mỗi đội có 5 phút để thực hiện phần thi.
Luật chơi: Học sinh mỗi đội xếp thành hàng dọc gồm 6 em. Giáo viên sẽ đội mũ
có gắn từ Tiếng Anh theo chủ điểm lên đầu 5 học sinh, trừ học sinh đứng đầu
hàng (lưu ý khi đội mũ cho học sinh, giáo viên khơng để cho học sinh nhìn thấy
từ trên mũ ). Mỗi chiếc mũ gắn một từ. Học sinh đứng đầu hàng sẽ quay lại nhìn
từ trên mũ của học sinh đứng sau và bằng hành động, không dùng lời nói sẽ phải
diễn đạt nghĩa của từ đó. Học sinh kia sẽ phải đốn từ mà bạn mình vừa diễn đạt.
Nếu đoán đúng ghi được 10 điểm cho đội. Nếu khơng đốn được hoặc đốn sai
nhiều lần thì bỏ qua để tránh mất thời gian và không ghi được điểm. Sau khi học
sinh thứ 2 đoán xong từ hoặc bỏ qua, học sinh thứ nhất chạy thật nhanh về cuối
hàng để giáo viên đội mũ có gắn từ. Tương tự, học sinh thứ 2 quay lại diễn đạt
từ của học sinh thứ 3, và học sinh thứ 3 phải nói chính xác từ trên mũ của mình
để ghi điểm cho đội. Học sinh thứ 3 đốn xong thì học sinh thứ 2 lại chạy về
cuối hàng để giáo viên thay từ khác. Trò chơi cứ tiếp tục đến khi hết 5 phút cho
mỗi đội. Mỗi từ đốn chính xác được 10 điểm. Thư kí tổng hợp và MC sẽ cơng
bố điểm sau khi kết thúc trị chơi.
*Trị chơi 2 : Tam sao thất bản –Chinese whisper (20 phút)
Mục đích rèn luyện khả năng nghe nói cho các em HS.

Nội dung các câu ngắn gọn, dễ nhớ, phù hợp với trình độ của các em HS.
Đồ dùng cho trị chơi: file nghe, máy tính, tai nghe
Hình thức thi: Thi lần lượt từng đội. Mỗi đội có 5 phút trên sân khấu.

4


Luật chơi: Học sinh mỗi đội sẽ xếp thành 1hàng dọc. Học sinh đứng đầu hàng sẽ
tiến lên chỗ của MC. MC đeo tai nghe cho học sinh này. Sau đó MC sẽ cho học
sinh đó nghe một câu Tiếng Anh. Sau khi nghe xong, học sinh đó sẽ bỏ tai nghe
ra và chạy thật nhanh về phía đội của mình để thì thầm câu vừa nghe được vào
tai bạn thứ 2, bạn thứ 2 sẽ thì thầm vào tai bạn thứ 3. Tương tự đến bạn thứ 6.
Bạn thứ 6 sẽ phải chạy thật nhanh lên phía trước đọc to câu vừa nghe được. Nếu
đọc đúng sẽ ghi được 30 điểm, đọc sai không được điểm. Nếu đọc sai thì chạy
về đứng ở vị trí đầu tiên. Sau đó học sinh thứ 5 sẽ lên đọc câu đó. Nếu đúng chỉ
ghi được 25 điểm, nếu sai lại chạy về đứng ở vị trí đầu tiên. Sau đó học sinh thứ
4 lại lên đọc câu đó. Nếu cứ tiếp tục sai thì đến học sinh trực tiếp nghe câu đó từ
file nghe sẽ lên đọc và nếu đúng chỉ được 5 điểm, sai khơng được điểm. Trị
chơi diễn ra tương tự trong 5 phút. Thư kí tổng hợp để MC cơng bố điểm ngay
sau khi kết thúc trị chơi.
+ Nội dung 3 Thi hùng biện (20 phút)
Mục đích rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cho HS, có khả năng thể hiện phong
cách của bản thân.
Nội dung các đội chơi sẽ chọn theo chủ đề: Tình bạn, Nhà trường, Gia đình, Quê
hương.
Hình thức mỗi đội cử 1 đại diện dự thi. Thí sinh có thể sử dụng các phương tiện
nghe, nhìn, CNTT, Tranh ảnh… để hỗ trợ bài hùng biện. Sau khi diễn thuyết, thí
sinh sẽ trả lời câu hỏi của BGK. Hết phần dự thi, BGK chấm điểm trên phiếu.
Thư kí tổng hợp để MC thơng báo điểm.
Thời gian thi của mỗi đội: Không quá 5 phút.

b. Hội Thi viết Tiếng Anh.
- Học sinh trau dồi kỹ năng viết và nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội, thi
viết thư hoặc tùy theo chủ đề có sẳn bằng Tiếng anh.
- Giúp học sinh trau đồi kỹ nawg viết thoog qua các hình thức viết thư, viết luận,
viế truyện.
- Cách tổ chức
+ Triển khai chủ đề, nội dung và thể lệ đến học sinh
5


+ Lập danh sách học sinh đăng kí tham gia
+ Theo dỏi và giúp đỡ các em thực hiện bài viết và nộp bài đúng theo yêu cầu.
+ Tổ chức chấm điểm bài viết
+ có thể theo nhóm học sinh hoặc cá nhân
+ Tổng kết điểm và trao giải.
- Ví dụ:
+ Tháng 9 phổ biến thể lệ hội thi đến học sinh lớp 7 trong tuần đầu tiên.
+ Đưa ra chủ đề mà học đã học ở khối 6,7 để học sinh chọn chủ đề phù hợp.
+ Lập danh sách học sinh tham gia hội thi.
+ Qui định thời gian nộp sản phẩm dự thi vào thứ 5 tuần đầu tiên của tháng 10.
+ Chọn địa điểm trưng bày sản phẩm học sinh kết hợp với thuyết trình bày viết
của mình để phát triển kĩ năng nói. Chấm điểm phát giải thưởng.
c. Trả lời tích điểm.
- Học sinh trả lời câu hỏi bằng Tiếng anh của giáo viên. Trả lời đúng, giao tiếp
tốt thì học sinh sẽ nhận được 1 phiếu tích điểm từ giáo viên.
- Giúp học sinh phat triển năng lục sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ nawg nghe,
nói, tự tin giao tiếp bằng tiếng anh.
- Cách tổ chức
- Trong mỗi tiết học hoặc giờ giải lao giáo viên dành 3-5 phút hỏi học sinh. Học
sinh nào trả lời đúng sẽ nhận được phiếu tích điểm.

- Hết thời gian qui định tổng kết lại học sinh nào có nhiều điểm tích lũy sẽ đạt
giải hoặc dùng điểm tích lũy đổi quà.
d. câu chuyện cuộc sống.
- Mỗi nhóm học sinh chon 1 giáo viên u thích hoặc một người nào đó xây
dựng những câu chuyện kể dưới nhiều hình thức như thuyết trình, câu đố, báo
tường, tiểu sử…
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng viết và nói Tiếng anh. Phát huy nhân cách
biết quan tâm đến thầy cô và những người xung quanh. Giúp giáo viên và học
sinh gần gũi hơn qua chia sẽ những mẫu chuyện đời thừơng.
- Cách tổ chức
6


+ Chia nhóm học sinh đăng kí tham gia.
+ Mỗi nhóm chọn ý tưởng, lên kế hoạch thực hiện.
+ Các nhóm học sinh trình bày, báo cáo sản phẩm.
+ Đánh giá rút kinh nghiệm.
+ Tổng kết phát thưởng.
- Ví dụ:
+ Hoạt động này cần thời gian dài nên phổ biến cho học sinh từ đầu học kì 1
hoặc học kì 2.
+ Thời gian khoảng 3 tháng để học sinh tích được nhiều điểm.
+ Trong các tiết dạy nếu học sinh trả lời được câu hỏi sẽ được phiếu tích điểm.
+ Đến hết thời gian tổng kết lại để đổi quà.
e. Câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em học sinh trong nhà trường và
có cơ hội giao lưu, học hỏi giúp nhau tiến bộ, thúc đẩy phong trào học tập.
- CLB là nơi để các em có dịp giao lưu học hỏi, thi đua bộc lộ tài năng
của mình. Bên cạnh đó cịn xây dựng cho các em đức tính tự rèn luyện, say mê
tìm tịi, sáng tạo, phát huy kỷ năng nghe nói đọc viết.

- Thơng qua các hoạt động của Câu lạc bộ nhằm tạo điều kiện để học sinh
tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm một số kĩ năng sống, kĩ năng
trong giao tiếp, ứng xử, thực hành .
- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng những cá nhân có năng khiếu giúp các em
phát huy được hết khả năng của mình.
- Học sinh nhận ra giá trị đồn kết thơng qua việc sinh hoạt tập thể, sinh
hoạt nhóm, qua đó học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc và học
tập.
-Cách tổ chức
Nội dung hoạt động: (chủ đề chính cho mỗi tháng)
Tháng 11
Tháng 12
Tháng 1
Tháng 3

The Teachers’ Day
Studying habbits
Festivals
Young Pioneer Club
7


- Viết, vẽ về các chủ đề.
- Cảm nhận về các tác phẩm, về các chủ đề.
- Sưu tầm các câu chuyện có ý nghĩa trong cuộc sống.
- Nội dung của từng chủ đề được soạn từ chương trình trong sách giáo khoa,
sách tham khảo và trên internet.
Hình thức sinh hoạt:
- Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn các em cách sinh hoạt, cách hoạt động
như chỉ đạo đóng góp ý kiến, bổ sung kết quả, giải đáp thắc mắc.

3. Kết quả
- Tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy và tôi nhận thấy chất
lượng được nâng cao so với những năm học trước. Hơn nữa học sinh cũng biết
sử dụng một số câu Tiếng Anh thông thường để ứng dụng vào các bài đàm thoại
và tự tin hơn khi phát biểu trước lớp.
- Khi áp dụng những biện pháp trên tơi thấy tiết dạy của mình khơng
cịn nhàm chán mỗi khi lên lớp. Khơng khí lớp học sinh động hơn, học sinh
hưng phấn và thích nói Tiếng Anh nhiều hơn và thường yêu cầu tôi mở rộng
thêm một số câu Tiếng Anh sử dụng trong giao tiếp. Đây là một bước phát
triển tốt.
- Học sinh không còn lo sợ đến giờ học Tiếng Anh như trước thay vào đó
là tâm trạng trơng chờ đến tiết học.
- Sau đây là kết quả
LỚP

Thời điểm

Sĩ số

GIỎI

KHÁ

TB

YÊU

KÉM

7/1, 7/2

7/1, 7/2

Đầu năm
Học kì 1

66
66

2
14

14
24

28
24

18
4

4
0

- Từ kết quả trên cho chúng ta thấy rõ nếu giáo viên có đầu tư tốt vào
giảng dạy, biết áp dụng mọi phương pháp phù hợp với năng lực của từng học
sinh, phù hợp với tình hình chung của mỗi khối lớp thì chúng ta sẽ gặt hái được
chất lượng và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó tạo được tình cảm tốt “giữa thầy
8



và trò”, “giữa trò và trò”, học sinh cảm thấy u thích mơn học mà mình phụ
trách. Để từ đó các em học tốt hơn và tạo nền tảng cho sự phát triển sau này.

III . Kết luận
- Để đạt được những thành quả trên, bản thân tôi luôn nhận thức được
trách nhiệm của mình. Tìm mọi biện pháp để rèn luyện từng đối tượng học sinh,
kích thích các em có hứng thú trong việc học ngoại ngữ ngay từ đầu. Làm được
việc này chúng ta đã rèn luyện cho các em có thói quen học Tiếng Anh tốt. Để
kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của học sinh tiểu học đạt hiệu quả cao, giáo viên
cần thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức lớp học phong phú đa dạng, sử
dụng phương pháp dạy phù hợp với từng khối, lớp, đối tượng học sinh.
- Trong bất cứ nghề nghiệp hay cơng việc gì cũng địi hỏi người làm phải
có cái tâm và niềm đam mê. Có được điều này chắc chắn chúng ta sẽ thành
công. Nhiệm vụ truyền đạt kiến thức khơng ngồi khả năng của một giáo viên nào
cả. Nếu giáo viên có lịng quyết tâm, u nghề, mến trẻ, kiên trì, nhẫn nại, uốn
nắn các em ở mọi lúc mọi nơi nhất là đối với học sinh yếu kỹ năng giao tiếp Tiếng
Anh. Bản thân luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có làm tốt nhiệm vụ
này là chúng ta đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.
- Bản thân tôi nhận ra rằng giữa thầy và trị khơng nên có khoảng cách mà
chúng ta phải tạo cho các em cảm giác gần gũi để xem người thầy của mình
cũng là một người bạn. Từ đó học sinh sẽ tự nhiên để tự tin phát triển tốt khả
năng giao tiếp không chỉ đối với môn Tiếng Anh mà cả về phong cách bản thân.

VI. Những bài học kinh nghiệm
- Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết cách học đúng.
- Phải đầu tư cho bài dạy của mình trước khi lên lớp.
- Trong giờ học tại lớp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một
cách tự nhiên và sinh động. Bằng cách sử dụng lời nói, cử chỉ kết hợp với đồ
dùng dạy học mới lạ,… để thu hút sự tập trung của các em. Chính điều này giúp
cho học sinh tiếp thu bài nhanh và nhớ lâu.

9


- Giáo viên khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu trong giờ học. Khi
học sinh phát âm sai giáo viên nhẹ nhàng sửa lỗi, khơng cáu gắt, khó chịu,
khơng dồn ép kiến thức khi các em căng thẳng.
- Luôn nhắc nhở, kiểm tra học sinh học bài ở trường cũng như ở nhà.
- Giới thiệu, tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong
học tập cũng như biết giúp đỡ bạn cùng tiến.
- Sửa chữa kịp thời những sai sót của học sinh, động viên, giúp đỡ những
em yếu kém.
- Bản thân giáo viên phải tự rèn luyện nâng cao tay nghề để truyền đạt
kiến thức cho các em ngày càng phong phú hơn.

Hiệu Trưởng

Hòa minh, ngày 11 tháng 01 năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Văn Chì

10



×