Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Vaccin có bản chất là biến độc tố uốn ván và bạch hầu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.72 KB, 4 trang )

Vaccin có bản chất là biến độc tố
uốn ván và bạch hầu


Ðây là một loại vaccin kết hợp nhằm chống lại bệnh uốn ván (chứng khít hàm)
và bạch hầu.

Những ai nên được tiêm vaccin uốn ván và bạch hầu ?
Người lớn và thanh niên.

Chủng ngừa uốn ván và bạch hầu nên thực hiện bao lâu một lần ?
Người lớn đã được chủng ngừa khi còn bé nên chủng ngừa bổ sung mỗi 10
năm.

Người lớn chưa chủng ngừa khi còn bé nên chủng ngừa 3 lần uốn ván và bạch
hầu (lần hai vào tuần thứ 4 đến 8 sau lần chủng ngừa đầu tiên và lần ba ở tháng thứ 6
đến 12 sau lần thứ hai)

Người lớn có nguy cơ nhiễm uốn ván cao (người làm việc tiếp xúc với phân
bón nông trại hay bón phân vườn nhà) nên chủng ngừa mỗi 5 năm.

Những người có vết thương sạch, nhỏ đã được chủng ít hơn 3 lần hay không
chắc chắn về tiền sử chủng ngừa trước kia của mình nên nhận một liều chủng ngừa
uốn ván và bạch hầu.

Những người có những vết thương trầm trọng hơn (những vết bỏng, vết thương
dập nát, vết thương do quá lạnh) hay nhưng vết thương nhiễm bẩn những chất dơ,
phân, nước bọt nên tiêm globulin miễn dịch cả uốn ván và bạch hầu nếu người này
nhận ít hơn 3 lần chủng hay không chắc chắn về tiền sử chủng ngừa trước kia của
mình, và chỉ cần chủng ngừa bạch hầu nếu có 3 hay nhiều hơn 3 lần chủng ngừa
nhưng lần cuối đã hơn 5 năm về trước.



Ðối với thai phụ và người đang cho con bú.

Vaccin có thể được tiêm trong suốt thai kỳ và thời kỳ sinh ngoại trừ trong 3
tháng thai kỳ đầu tiên.

Những ai không nên tiêm vaccin uốn ván và bạch hầu ?
Những người có phản ứng dữ dội với vaccin như động kinh, hoạt động não bộ
bất thường, sốt cao (>104.9
o
F)(> 39
0
C ), quá mẫn, hay sốc không nên tiêm vaccin
bạch hầu thêm.

Không nên dùng cho phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Tác dụng chính và tác dụng phụ của vaccin uốn ván và bạch hầu.

Vaccin có tác dụng cao chống lại cả uốn ván và bạch hầu khi được chủng theo
lịch đã giới thiệu trên.
Tác dụng phụ bao gồm nổi đỏ và nhạy cảm ở vùng tiêm, sốt và khó chịu có thể
thỉnh thoảng xảy ra. Phát ban dữ dội, sốc quá mẫn và hoạt động thần kinh bất thường
đã được báo cáo nhưng rất hiếm.

×