Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà Nam” ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.52 KB, 41 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt
Hà Nam”
MỤC LỤC
L I M UỜ ỞĐẦ 2
Ph n 1: Lý lu n c b n v k toán nguyên v t li u trong doanh nghi p s n xầ ậ ơ ả ề ế ậ ệ ệ ả 3
Ph n 2ầ : Th c tr ng công tác k toán nguyên v t li uự ạ ế ậ ệ 16
t i công ty d t h namạ ệ à 16
Ph n 3: M t s ý ki n v k toán nguyên v t li u c a công ty D t H Namầ ộ ố ế ề ế ậ ệ ủ ệ à 34
K t lu nế ậ 40
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia
SXKD thì mục tiêu hàng đầu cũng là tối đa hoá lợi nhuận. Bởi lợi nhuận tăng cao
không chỉ nâng cao mức sống người lao động mà còn làm cho doanh nghiệp phát
triển mạnh mẽ trên thị trường. Để đạt được mục tiêu này các doanh nghiệp phải
tìm mọi cách hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Chi phí về NVL là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
kinh doanh. Nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán NVL tốt sẽ góp phần
đảm bảo cho công tác quản lý, sử dụng NVL có hiệu quả cũng sẽ tránh được tình
trạng thua lỗ cho doanh nghiệp.
Nhận thức được vai trò, ý nghĩa không nhỏ của NVL trong doanh nghiệp
sản xuất cùng với những kiến thức em đã được học ở trường, những thông tin
thực tế thu thập được trong thời gian thực tập và sự hướng dẫn của GS.TS.
Lương Trọng Yêm, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán nguyên vật liệu tại
công ty Dệt Hà Nam” làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Nội dung chính bài luận văn của em gồm 3 phần:
Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản
xuất
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà Nam
Phần 3: Một số ý kiến về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty


Phần 1: Lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản x
I. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất
1. Khái niệm nguyên vật liệu (NVL)
NVL là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình
sản xuất, là đối tượng lao động thể hiện dưới dạng vật hoá, là tài sản lưu động dự
trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể
của sản phẩm.
2. Đặc điểm của nguyên vật liệu.
NVL là đối tượng đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác
động vào nó. Trong các doanh nghiệp sản xuất thì NVL là tài sản dự trữ của sản
xuất thuộc tài sản lưu động. NVL có những đặc điểm sau:
- Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia duy nhất vào một chu kỳ
sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, duới tác động của lao
động, chúng bị tiêu hao toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra
hình thái vật chất của sản phẩm.
- NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá
thành của sản phẩm. Trong quá trình sản xuất, giá trị của NVL chuyển dịch một
lần vào toàn bộ giá trị sản phẩm mới tạo ra.
Tất cả những đặc điểm trên đã tạo ra cho NVL đặc trưng riêng đòi hỏi các
doanh nghiệp cần quản lý, sử dụng NVL một cách tiết kiệm, hiệu quả để có thể
giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, trong quá trình hoạt động các
doanh nghiệp cần đặt ra yêu cầu cụ thể trong công tác quản lý NVL.
3. Nhiệm vụ của kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất.
- Để cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin cho công tác tổ chức
quản lý doanh nghiêp, kế toán NVL cần thực hiện tốt nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh đầy đủ chính xác, kịp thời tình hình biến
động của NVL (tình hình thu mua, vận chuyển, bảo quản, tình hình nhập – xuất –
tồn…), tính giá thực tế NVL xuất kho và xuất dùng trong quá trình SXKD.
- Áp dụng đúng đắn, nhất quán trong các phương pháp hạch toán chi tiết,

hạch toán tổng hợp NVL để phản ánh tình hình biến động từng loại NVL. Cần
thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu như: Lập chứng từ, luân chuyển
chứng từ, mở các sổ (thẻ) chi tiết. Thường xuyên đôí chiếu số liệu trên sổ sách kế
toán NVL với thẻ kho và với số liệu tồn thực tế.
- Định kỳ kế toán tham gia, hướng dẫn các đơn vị kiểm kê, đánh giá theo
đúng chế độ do nhà nước quy định: Lập báo cáo về tình hình sử dụng NVL trong
kỳ…
- Phân tích tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ, sử dụng NVL trong doanh
nghiệp. Từ đó phát huy những mặt đã làm tốt và khắc phục những mặt còn tồn
tại, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý.
II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu
1. Phân loại nguyên vật liệu
Trong các doanh nghiệp, NVL bao gồm nhiều chủng loại khác nhau với
nội dung kinh tế, công dụng trong quá trình sản xuất và tính năng lý, hoá khác
nhau. Do đó, để có thể quản lý chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết với từng
chủng loại NVL phục vụ cho yêu cầu quản lý, doanh nghiệp cần tiến hành phân
loại NVL theo những tiêu thức phù hợp.
1.1 Phân loại nguyên vật liệu theo vai trò và nội dung kinh tế
Đây là cách thông dụng nhất trong thực tế hạch toán NVL ở các doanh
nghiệp. Theo đặc trưng này NVL trong sản xuất gồm:
- NVL chính: Các loại NVL tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, là
những loại NVL tham gia cấu thành chính nên sản phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu không tham gia cấu thành chính nên
sản phẩm nhưng có thể là thay đổi màu sắc, hình dạng tạo nên sự hấp dẫn hơn
cho s¶n phÈm.
- Nhiên liệu: Thường ở thể lỏng (như xăng, dầu…) và thể khí (như hơi đốt,
oxy…), là một loại vật liệu phụ được dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường.
- Phụ tùng thay thế: Là những loại phụ tùng dùng để thay thế cho tài sản
cố định khi tài sản cố định bị hỏng hóc sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn

định kỳ.
- Vật liệu xây dựng cơ bản: Là những vật liệu phục vụ cho hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên,
các loại vật liệu này do quá trình sản xuất mà ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lý
tài sản cố định…
1.2 Phân loại nguyên vật liệu theo mục đích, công dụng của nguyên vật liệu
cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí nguyên vật liệu trên các tài
khoản kế toán
- Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm
- Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Phục vụ quản lý doanh
nghiệp…
1.3 Phân loại nguyên vật liệu theo nguồn nhập
- Nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài
- Nguyên vật liệu nhập kho do tự chế tạo
- Nguyên vật liệu nhập kho do thuê gia công
- Nguyên vật liệu nhập kho do nhận góp vốn bằng NVL
- Nguyên vật liệu được biếu tặng
2. Đánh giá nguyên vật liệu
Đánh giá NVL là việc xác định giá trị của NVL ở những thời điểm nhất định
và theo những nguyên tắc nhất định.
2.1 Nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu phải được đánh giá theo giá gốc (Theo chuẩn mực 02- Hàng
tồn kho). Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của NVL, là toàn bộ chi phí
mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được NVL ở địa điểm và trạng thái hiện vật.
Nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc nhưng trường hợp giá trị thuần có
thể thực hiện được thấp hơn thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện. Giá trị
thuần có thể thực hiện được là giá trị bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản
xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước
tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.

Nội dung giá gốc của nguyên vật liệu được xác định theo từng nguồn nhập.
2.2 Phương pháp đánh giá nguyên vật liệu theo giá thực tế
2.2.1 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho: Là xác định giá trị thực tế của
NVL theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
* Trường hợp NVL nhập kho do mua ngoài
Trị giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài = Giá mua ghi trên hoá
đơn – Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua (nếu có) + Các khoản thuế
không được hoàn lại + Chi phí thu mua.
• Chiết khấu thương mại: Là những khoản giảm trừ cho người mua khi mua
với số lượng lớn.
• Giảm giá hàng mua: Là khoản mà người bán giảm giá cho người mua khi
sản phẩm hàng hoá bị kém chất lượng, bị sai quy cách phẩm cấp hoặc bị
lạc hậu thị hiếu.
• Các khoản thuế không được hoàn lại gồm: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ
đặc biệt, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế trước bạ.
• Chi phí thu mua bao gồm: chi phí vận chuyển bốc dỡ, phân loại, đóng gãi,
bảo quản, chi phí thu mua của bộ phận thu mua độc lập.
* Trường hợp nhập kho NVL do tự gia công chế biến
* Trường hợp nhâp kho NVL thuê ngoài gia công chế biến.
Trị giá thực tế của
NVL nhập kho do
tự gia công, chế
biến
= +
Chi phí
chế biến
Trị giá thực tế
của NVL xuất
đi gia công
Trị giá th ực

t ế của NVL
nh ập kho
do thuê gia
công chế
biến
=
Trị giá
thực tế
NVL
xuất đi
gia công
chế biến
+
Chi phí
thuê
ngoài gia
công chế
biến
+
Chi phí vận
chuyển đến nơi
gia công và từ
nơi gia công về
nơi sản xuất
*Trng hp nhp kho do nhn vn gúp liờn doanh, liờn kt hoc c
biu tng, cp phỏt thỡ tr giỏ thc t ca NVL nhp kho chớnh l giỏ tr hp lý
ca NVL do hi ng liờn doanh, liờn kt hoc hi ng giao nhn ỏnh giỏ.
2.2.2 ỏnh giỏ nguyờn vt liu xut kho
Theo chun mc hng tn kho cú cỏc phng phỏp tớnh giỏ nguyờn vt liu
xut kho sau:

- Phng phỏp tớnh giỏ thc t ớch danh: Theo phng phỏp ny khi xut kho
NVL thỡ cn c vo s lng NVL xut kho.
* u im: Xỏc nh c chớnh xỏc giỏ tr nguyờn vt liu xut lm cho chi
phớ hin ti phự hp vi doanh thu hin ti.
* Nhc im: Trong trng hp n v cú nhiu mt hng, nhp xut
thng xuyờn thỡ s khú theo dừi v cụng vic ca k toỏn chi tit NVL cng rt
phc tp.
- Phng phỏp bỡnh quõn gia quyn: Tr giỏ vn thc t ca NVL xut kho
c tớnh cn c vo s lng NVL xut kho v n giỏ bỡnh quõn gia quyn,
theo cụng thc:
Trong ú doanh nghip cú th la chn 1 trong 3 phng phỏp tớnh n giỏ
bỡnh quõn:
+ Phng phỏp bỡnh quõn c k d tr:
Giá thực tế
NVL xuất
kho
=
Đơn giá thực
tế nhập kho
x
Số l ợng xuất
của lần nhập
kho đó
NVL Giỏ
thc t xut
kho
=
n giỏ thc
t nhp kho
x

S lng xut
ca ln nhp
kho ú
Tr g thc t NVL
xut kho
=
S lng NVL
xut kho
X
n giỏ bỡnh
quõn gia quyn
n giỏ bỡnh
quõn c k
d tr
=
Tr giỏ thc t
NVL tn u k
Tr giỏ thc t NVL
nhp trong k
+
S lng NVL
tn u k
+
S lng NVL nhp
trong k
+ Phương pháp tính giá bình quân cuối kỳ trước:
+ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập:
Ưu điểm: phương pháp này đơn giản, giảm nhẹ khối lượng tính toán, cung cấp
kịp thời về tình hình biến động NVL trong kỳ.
Nhựơc điểm: Độ chính xác của việc tính gi á phụ thuộc vào tình hình biến động

của cả NVL.
- Phuơng pháp nhập trước xuất trước: theo phương pháp này dựa trên giả định
hàng nào nhập trước sẽ được xuất trước và đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị
giá hàng tồn kho cuối cùng dược tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng.
Ưu điểm: Công việc tính giá được tiến hành dều đặn trong kỳ, việc tính giá xuất
kho là tương đối hợp lý.
Nhược điểm: Phương pháp này làm giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp
trong kỳ lạm phát.
- Phương pháp nhập sau xuất trước: theo pp này hàng nào nhập sau thì xuất trước,
lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá HTK cuối kỳ được tính theo dơn giá
của những lần đầu tiên và lần nhập sau cùng, sau lần xuất cuối cùng.
2.3 Đánh giá nguyên vật liệu theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá kế hoạch hoặc giá ổn định nào đó, đến cuối kỳ kế toán
tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán về giá thực tế thông qua hệ số giá (H). Việc
điều chỉnh giá hạch toán như sau:
- Xác định hệ số giữa giá hạch toán và giá thực tế của nguyên vật liệu:
Đơn giá bình
quân cuối kỳ
trước
=
Trị giá thực tế NVL tồn cuối kỳ trước
Số lượng thực tế NVL tồn cuối kỳ trước
Đơn giá bình
quân sau mỗi lần
nhập
=
Trị giá thực tế NVL sau mỗi lần nhập
Số lượng NVL sau mỗi lần nhập
Hệ số giá
(H)

=
Trị giá thực tế
NVL tồn đầu kỳ
Trị giá thực tế NVL
nhập trong kỳ
+
Trị giá hạch toán
NVL tồn đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán
NVL nhập trong kỳ
- Sau đó tính giá thực tế xuất kho căn cứ vào giá hạch toán xuất kho và hệ số
giá (H):
III. Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản
xuất
1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.1 Chứng từ kế toán sử dụng:
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các chứng từ kế toán NVL bao gồm:
- Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT)
- Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu số 03- VT)
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 04-VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 05-VT)
- Bảng kê mua hàng (Mẫu số 06-VT)
- Bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ (Mẫu số 07-VT)
- ………………………………………
1.2 Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng
Tuỳ thuộc vào kế toán chi tiế nguyên vật liệu chi tiết áp dụng trong doanh
nghiệp mà kế toán nguyên vật liệu sử dụng các sổ (thẻ) kế toán nguyên vật liệu

chi tiết khác nhau như:
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL
Trị giá thực tế
NVL xuất kho
=
Trị giá hạch toán
NVL xuát kho
X
Hệ số
giá
- Sổ đối chiếu luân chuyển
- Sổ số dư
- …………………….
Ngoài các sổ kế toán chi tiết nêu trên còn có thể mở các bảng kê nhập, bảng
kê xuất, bảng kê luỹ kế tổng hợp nhập – xuất - tồn kho NVL phục vụ cho việc ghi
sổ kế toán chi tiết được đơn giản, nhanh chóng, kịp thời.
1.3 Các phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu: Có 3 phương pháp kế
toán chi tiết nguyên vật liệu:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp số dư.
Mỗi phương pháp có cách hạch toán chi tiết riêng, phù hợp với yêu cầu và
trình độ đội ngũ cán bộ kế toán trong doanh nghiệp. Vì vậy, tuỳ thuộc vào đặc
điểm của mình mà các doanh nghiệp lựa chọn phương pháp phù hợp.
1.3.1 Phương pháp thẻ song song
- Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song: (Phụ lục
01)
- Nội dung:
+Tại kho: Hàng ngày thủ kho ghi theo số lượng tình hình nhập – xuất - tồn

kho vào thẻ kho. Khi nhận các chứng từ nhập xuất NVL, thủ kho phải kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi sổ thực nhập, thực xuất vào
chứng từ và thẻ kho. Cuối ngày, thủ kho tính ra số tồn kho và ghi vào thẻ kho.
Định kỳ, thủ kho gửi lên hoặc kế toán xuống kho nhận các chứng từ nhập - xuất
đã được phân loại theo từng vật liệu cho phòng kế toán.
+ Tại phòng kế toán: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho
do thủ kho gửi lên, kế toán ghi sổ kế toán chi tiết NVL (kế toán theo dõi cả về số
lượng và giá trị). Cuối kỳ kế toán đối chiếu số lượng với thủ kho, giữa thẻ kho
với sổ kế toán chi tiết NVL. Nếu số liệu không đúng thì kế toán căn cứ vào các sổ
chi tiết NVL để lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn NVL.
* ưu điểm: Phương pháp ghi chép giản đơn, quan hệ kiểm tra đối chiếu chặt
chẽ.
* Nhược điểm: Còn ghi chép trùng lặp về mặt số lượng hàng ngày giữa thủ
kho và kế toán.
* Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có chủng loại hàng tồn kho
không nhiều, khối lượng nghiệp vụ nhập - xuất không quá lớn.
1.3.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
(Phụ lục số 02)
- Nội dung:
+ Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thủ kho
ghi vào thẻ kho.
+ Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ ngắn, căn cứ vào phiếu nhập
kho và phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên kế toán lập bảng kê nhập và bảng kê
xuất. Đến cuối tháng, căn cứ vào số liệu trong bảng kê nhập và bảng kê xuất, kế
toán ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Sau đó, kế toán đối chiếu số liệu với thủ
kho giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho về mặt số lượng.
* ưu điểm: Giảm nhẹ được ghi chép trùng lặp hàng ngày giữa kế toán và thủ
kho
* Nhược điểm: Vẫn còn ghi chép trùng lặp về mặt số lượng giữa thủ kho và kế

toán vào cuối tháng.
* Điều kiện áp dụng: Đối với những doanh nghiệp có chủng loại hàng tồn kho
không quá nhiều, khối lượng hàng tồn – nhập – xuất không quá lớn.
1.3.3 Phương pháp sổ số dư
- Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư: (Phụ lục số 03)
- Nội dung:
+ Tại kho: Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho thủ kho
ghi vào thẻ kho. Cuối tháng căn cứ vào số lượng tồn của từng loại hàng tồn kho
trên thẻ kho, thủ kho ghi vào sổ số dư cột số lượng tồn.
+ Tại phòng kế toán: Hàng ngày hoặc định kỳ ngắn căn cứ vào phiếu nhập
kho và phiếu xuất kho do thủ kho gửi lên, kế toán lập bảng kê nhập, bảng kê xuất.
Cuối tháng căn cứ vào bảng luỹ kế nhập, bảng luỹ kế xuất kế toán lập bảng tổng
hợp nhập – xuất- tồn. Đồng thời căn cứ vào sổ số dư do thủ kho gửi lên về số
lượng tồn từng loại hàng tồn kho và căn cứ vào hoá đơn thanh toán của từng loại
hàng tồn kho và ghi chép vào sổ số dư cột giá trị tồn kho. Sau đó kế toán đối
chiếu số liệu giữa sổ số dư với bảng tổng hợp nhâp – xuất – tồn.
* ưu điểm: Giảm nhẹ được khối lượng ghi chép trên các sổ kế toán, không còn
ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán.
* Nhược điểm: Phương pháp ghi chép phức tạp đòi hỏi trình độ, năng lực kế
toán ở mức cao hơn và phải sử dụng phương pháp giá hạch toán để hạch toán chi
tiết hàng tồn kho.
* Điều kiện áp dụng: Chỉ trong những doanh nghiệp có chủng loại hàng tồn
kho nhiều, khối lượng nghiệp vụ nhâp – xuất, hàng tồn kho lớn và sử dụng
phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
2. Các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
Theo quyết định QĐ15/BTC, doanh nghiệp được áp dụng một trong hai
phương pháp hàng tồn kho là: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc Phương
pháp kiểm kê định kỳ. Nội dung của 2 phương pháp đó là:
2.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
Là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống

tình hình nhập – xuất – tồn kho các loại NVL trên các tài khoản và sổ kế toán
tổng hợp trên cơ sở chứng từ nhập xuất.Theo phương pháp này, việc xác định giá
trị NVL được căn cứ trực tiếp vào các chứng từ sau khi đã được tập hợp, phân
loại theo các đối tượng sử dụng để ghi vào tài khoản và sổ kế toán.
2.1.1 Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của NVL, kế toán sử dụng tài
khoản 152- Nguyên vật liệu. Kết cấu TK152 như sau:
- Số dư đầu kỳ: Trị giá NVL ở kỳ trước chuyển sang
- Phát sinh trong kỳ:
+ Bên Nợ: Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL nhập về trong kỳ, số tiền điều
chỉnh tăng trị giá NVL khi đánh giá lại, Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.
+ Bên Có: Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL xuất trong kỳ, số tiền giảm
giá, chiết khấu thương mại hàng mua, số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh
giá lại, trị giá NVL tồn kho cuối kỳ.
- TK151: Hàng mua đang đi trên đường. Tài khoản này dùng để phản ánh
giá trị các loại NVL mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người
bán, nhưng NVL chưa về đến kho doanh nghiệp và tình hình hàng đang đi trên
đường đã về nhập kho.
Ngoài ra, hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp này cò sử
dụng một số taì khoản liên quan khác như: TK111, TK112, TK133, TK331,
TK621, TK627,….
2.1.2 Trình tự kế toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(Phụ lục số 04)
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Việc
hạch toán tương tự như trên chỉ khác trị giá NVL là giá bao gồm cả thuế GTGT
đầu vào (Phụ lục số 05)
2.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không tổ chức ghi
chép một cách thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho và tồn

kho của NVL trên các Tài khoản hàng tồn kho. Cỏc tài khoản này chỉ phản ánh
trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ. Hơn nữa, giá trị hàng tồn
kho lại không căn cứ vào số liệu trên các tài khoản, sổ kế toán mà lại căn cứ vào
kết quả kiểm kê.
2.2.1 Tài khoản sử dụng
TK 611 - Mua hàng. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thực tế của số
vật tư, hàng hoá mua vào và xuất dùng trong kỳ.
Theo phương pháp này TK151, TK152 không được dùng để phản ánh tình
hình nhập – xuất NVL trong kỳ mà chỉ dùng để kết chuyển trị giá thực tế NVL
vào TK 611
2.2.2 Trình tự kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Đối với doanhnghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
(Phụ lục số 06)
- Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
(Phụ lục số 07)
3. Về sổ kế toán
Các doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản, chế độ kế toán của nhà
nước, căn cứ vào quy mô đặc điểm hoạt động sản xuất, yêu cầu quản lý… mà lựa
chọn và vận dụng hình thức sổ kế toán phù hợp với doanh nghiệp nhằm cung cấp
thông tin kế toán một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và nâng cao hiệu quả công
tác kế toán. Có 4 hình thức sổ kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn:
3.1 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh vào chứng từ gốc, đều
được phân loại theo các chứng từ có cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập
chứng từ ghi sổ trước khi vào sổ kế toán tổng hợp.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Số đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái TK và các sổ
chi tiết liên quan đến công tác nhập – xuất NVL.
3.2 Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Đặc điểm chủ yếu trong hình thức này là việc kết hợp giữa việc ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các

nghiệp vụ theo nội dung kinh tế, kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với
việc hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán, kết hợp việc ghi chép hàng ngày
với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng
Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Số cái các TK, các bảng kê, bảng phân bổ và sổ
chi tiết liên quan đến việc nhập – xuất NVL
3.3 Hình thức kế toán nhật ký chung
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ
gốc, ghi vào sổ Nhật ký chung. Sau đó, từ sổ Nhật ký chung ghi vào sổ cái TK
theo trình tự thời gian phát sinh.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái và sổ kế toán chi tiết
3.4 Hình thức kế toán nhật ký sổ cái
Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép
theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán
tổng hợp duy nhất. Căn cứ để ghi nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc và bảng tổng
hợp chứng từ gốc.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Sổ Nhật ký sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản
4. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện áp dụng kế toán máy
Tổ chức tốt được công tác kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện công ty áp
dụng kế toán máy, kế toán nguyên vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ như
sau:
- Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán
hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tuỳ theo yêu cầu quản lý để xây dựng
hệ thống danh mục tài khoản chi tiết cho từng loại, từng loại nguyện vật liệu. Từ
đó mới có thể thực hiện mã hoá cho từng danh điểm, nâng cao tính tự động hoá
trong công tác kế toán máy.
- Xây dựng danh mục chi tiết các chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu như: phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho.
- Xây dựng được phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu, phương pháp tính giá vật liệu
xuất kho hợp lý để có thể thực hiện việc tính toán các chi phí vật liệu một cách đầy đủ và
chính xác.

4.1 Nguyên tắc của kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng phần mềm kế
toán.
- Nguyên vật liệu trong công ty có rất nhiều chủng loại, phong phú và biến động
thường xuyên. Yêu cầu đặt ra là phải quản lý tốt từng loại, từng nhóm, từng mặt hàng cụ
thể. Do đó, việc đầu tiên là phải thực hiện mã hoá các loại nguyên vật liệu, đến từng danh
điểm và khi nhập dữ liệu vào máy tính nhất định phải chỉ ra được danh điểm của nguyên
vật liệu.
Đối với các nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu, cần thiết phải nhập dữ liệu về giá mua và
các chi phí mua. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập kho các nghiệp vụ nhập nguyên
vật liệu cần thiết phải xây dựng được danh mục chi tiết các chứng từ nhập nguyên vật liệu.
Đối với các nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu thì chương trình kế toán máy phải tự
động tính được giá vốn xuất kho theo phương pháp mà doanh nghiệp đã lựa chọn
( phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp thực tế đích danh, nhập trước xuất trước
). Nguyên vật liệu xuất kho có thể là xuất cho quản lý hoặc các mục đích khác nhau,
nhưng thông thường là xuất kho cho sản xuất, do đó khi xuất kho vật tư cần phải lựa chọn
chứng từ phù hợp.
- Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, kế toán thực hiện kiểm tra các báo
cáo kế toán cần thiết.
4.2 Các bước tiến hành kế toán nguyên vật liệu trong điều kiện sử dụng phần mềm
kế toán
Trình tự xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động đối với công tác
kế toán nguyên vật liệu có thể khái quát theo sơ đồ sau : (Phụ lục số 08)
Phần 2 : Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu
tại công ty dệt hà nam
I. Giới thiệu tổng quan về công ty dệt hà nam
Tên doanh nghiệp: Công ty Dệt Hà Nam
Tên đối ngoại: HA NAM TEXTAILE COMPANY
Trụ sở chính: Xã Châu Sơn- Phủ Lý- Hà Nam
Điện thoại: 0351.3853033. Fax: 0351.3853313
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt Hà Nam.

Công ty Dệt Hà Nam được tách ra từ công ty TNHH Trí Hường thành một
công ty hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập theo quyết định số
2214/QĐ - UB ngày 11 tháng 12 năm 1996 do UBND tỉnh Hà Nam cấp.
Tuy là một doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hơn 10 năm với số vốn
điều lệ hiện nay là 151 tỷ đồng nhưng công ty đã có những bước phát triển vượt
bậc cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và quy mô. Từ năm 2000 đến nay công ty liên
tục đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nhằm đa dạng hoá các sản phẩm với nhiều
chủng loại mà chất lượng sợi vẫn được đảm bảo. Đặc biệt vừa qua công ty đã
hoàn tất việc mở rộng đầu tư 28.800 cọc sợi. Cho đến nay, công ty đã có 5 dây
chuyền kéo sợi và đã đạt được những hiệu quả khả quan.
Một số chỉ tiêu của Công ty trong năm 2005, năm 2006 và năm 2007
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu( Tỷ đồng) 299 420 520
Trong đó Doanh thu xuất khẩu(Triệu đồng) 1,9 2,7 4,6
Lợi nhuận (Triệu đồng) 891 1.116 1.432
Nộp ngân sách (Tỷ đồng) 11,3 15,1 17,6
Vốn chủ sở hữu(Tỷ đồng) 144 171 186
Tổng tài sản (Tỷ đồng) 511,36 601,21 700,34
Thu nhập bình quân/người(1000đ) 8710 920 1094
Số lượng lao động(người) 650 930 1050
* Nhận xét:
Qua một số chỉ tiêu trong bảng trên ta thấy doanh thu năm 2007 tăng so
với năm 2006 là 23,8%. Nộp ngân sách nhà nước cũng tăng 2,5 tỷ đồng. Tổng lao
động cũng như tổng thu nhập bình quân năm 2007 tăng lên đáng kể so với năm
2006. Điều này chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển và làm ăn có hiệu quả.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm của công tác kế toán.
2.1 Hình thức và đặc điểm của công tác kế toán tại công ty.
Bộ máy kế toán của công ty gồm 11 người, được tổ chức theo mô hình hỗn
hợp tập trung chủ yếu tại phòng kế toán. Riêng kế toán tiền lương làm việc dưới
phân xưởng nhà máy để tiện theo dõi tình hình lao động, sản lượng sản xuất của

công nhân từng ngày. Cuối tháng kế toán tập hợp chứng từ gửi về phòng kế toán.
công ty đã trang bị toàn bộ máy vi tính cho nhân viên nhằm giảm bớt lượng công
việc cho kế toán. Công ty đang sử dụng phần mềm AVASOFT vì vậy công viêc
của kế toán công ty giảm được một khố lượng khá lớn. Các máy tính được kế nối
thông qua máy chủ để tìm kiếm, thu thập dữ liệu nhanh và tiện. Từ quá trình ban
đầu của công ty đến khâu lập báo cáo tài chính, ở các khâu không thuộc bộ phận
tổ chức bộ máy kế toán vẫn tiến hành ghi chép số liệu sau đó chuyển chứng từ
gốc và số liệu vào máy tổng hợp, quyết toán doanh thu, chi phí cuối quý sẽ đưa ra
bảng cân đối tài khoản.
(Phụ lục số 9): Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Dệt Hà Nam
Kế toán trưởng (Phạm Thị Thuý Nhuận): Phụ trách chung phòng kế toán, chịu
trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm
tra giám sát công tác kế toán của phòng, hướng dẫn chỉ đạo các kế toán viên thực
hiện theo yêu cầu quản lý cũng như những quy định và chuẩn mực kế toán ban
hành.
Kế toán tổng hợp (Trần Thị Minh Nguyệt): Có trách nhiệm tổng hợp các phần
hành kế toán của các kế toán viên khác và cuối kỳ lập báo cáo tài chính như báo
cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành (Nguyễn Thị Thương): Có nhiệm vụ
tổng hợp chi phí và tính giá thành cho từng dây chuyền, từng loại sản phẩm đồng
thời theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định về mặt
giá trị. Cuối kỳ tổng hợp số liệu và chuyển cho kế toán tổng hơp.
Kế toán vật tư - thiết bị (Nguyễn Phú Dũng): Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết kịp
thời cung cấp nguyên nhiên vật liệu cho các phân xuởng, các dây chuyền, tổng
hợp số liệu, cung cấp số liệu cho kế toán giá thành và kế toán tổng hợp.
Kế toán tiền lương (Lê Thu Ngân, Nguyễn Thị Hằng): Có nhiệm vụ theo dõi
các khoản tạm ứng đồng thời tổng hợp các bảng chấm công của tổ, đội, phân
xưởng dưới các nhà máy để tính lương, thưởng, phát và các khoản trí ch theo
lương rồi cuối kỳ tập hợp lại cung cấp cho kế toán tổng hợp.

Kế toán thanh toán (Nguyễn Thị Thu): Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải
trả cho nhà cung cấp, các khoản phải thu của khách hàng, các chi phí phải chi
trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời theo dõi các khoản chi tiền diễn ra
thường xuyên của Công ty để tiện đối chiếu với thủ quỹ.
Thủ quỹ (Nguyễn Thị Hồng): Thực hiện các giao dịch, theo dõi các khoản thu
chi thường xuyên bằng tiền và lập báo cáo quỹ.
Thủ kho (Phạm Thị Liên, Nguyễn Thu Trang): Chịu trách nhiệm về việc xuất
nhập Bông, Thành phẩm, Vật tư tại kho đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếu
nhập, xuất để đối chiếu với kế toán vật tư, thiết bị.
2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty Dệt Hà Nam.
- Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ và hệ thống sổ tổng hợp, chi tiết tương
ứng ban hành theo QĐ15/2006QĐ-BTC
(Phụ lục số 10): Sơ đồ và trình tự phương pháp ghi sổ
- Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ. –
- Thuế suất thuế TNDN phải nộp là 28%.
Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng
+ Nhà cửa, vật kiến trúc khấu hao từ 6-25 năm.
+ Máy móc, thiết bị khấu hao từ 5-15 năm.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Trị giá vốn HTK tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
- Niên độ kế toán của công ty: Theo năm (Bắt đầu từ ngày 01/01/2008 và kết
thúc vào ngày 31/12/2008). Kỳ hạch toán theo tháng, quý, năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng tại công ty là Việt Nam Đồng.
- Các báo cáo tài chính của công ty lập theo quý, theo năm do phó phòng kế
toán chịu trách nhiệm lập dưới sự giám sát chỉ đạo của Kế toán trưởng bao gồm
các báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh (Mẫu số B02-DN), báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-
DN), thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN). Ngoài ra công ty không
sử dụng thêm loại báo cáo nào khác.

- Tình hình sử dụng máy tính tại công ty: Hiện nay công ty đã trang bị máy vi
tính ở mọi phòng ban. Tại phòng kế toán mỗi nhân viên kế toán đều được trang bị
một máy vi tính và được nôí mạng với nhau với mục đích tăng hiệu quả của bộ
máy kế toán trong việc cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh
chóng, phục vụ kịp thời cho yêu cầu quản lý. Công ty đã sử dụng phần mềm kế
toán AVA và bảng tính toán Excel phù hợp.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Dệt Hà Nam là một công ty tư nhân mới thành lập nhưng công ty đã tạo
cho mình một bộ máy quản lý vững chắc, tự tin của tuổi trẻ và nhiều kinh
nghiệm. Công ty thực hiện chế độ một thủ trưởng cùng với sự tư vấn của các bộ
phận chức năng được phân chia rõ ràng với từng cá nhân đựơc đào tạo chính quy.
(Phụ lục số 11): Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty Dệt Hà Nam
4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất
Bông, xơ được nhập về công ty, khi qua các công đoạn sản xuất tạo thành
sản phẩm cuối cùng là các loại sợi.
Công đoạn đầu là bông - chải: Các kiện bông xếp vào bàn bông theo tỷ lệ
pha trộn qua các máy trong gian bông, qua máy xe kiện, bông được xé đập tơi
thành các chùm sơ. Sau đó chuyển qua máy trộn và làm sạch để loại bỏ tạp chất
trong bông. Khi bông được xé tơi và làm sạch thì tự động chuyển sang công đoạn
máy chải khô, bông tiếp tục được xé tơi xơ thành xơ đơn, loại trừ xơ ngắn, tạp
chất sau đó duỗi thẳng xơ song song tạo thành con cúi đầu tiên của máy chải.
Từ các con cúi đưa sang máy ghép I duỗi thẳng các xơ và kéo dài làm
mảnh đều sản phẩm theo chỉ số (Ne) quy định. Từ máy ghép I chuyển sang máy
kéo sợi OE, máy ghép II, máy cuộn cúi tiếp tục các công đoạn sản xuất sợi theo
chỉ số sợi yêu cầu. Từ máy ghép II chuyển sang máy kéo sợi thô, tiếp tục làm đều
sản phẩm sợi thô được xe săn và quấn lên ống sợi thô theo chỉ số quy định. Khi
các sợi thô đạt yêu cầu thì được đưa qua máy sợi con chuyển sang máy đánh ống
tạo thành sợi con. Kết thúc quy trình sản xuất nhập kho thành phẩm sợi
(Phụ lục số 12): Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi
II. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt Hà Nam

1. Tổ chức công tác quản lý chung về nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà
Nam.
Công ty Dệt Hà Nam là một doanh nghiệp tư nhân có quy mô sản xuất
kinh doanh rộng, sản phẩm đầu ra nhiều về số lượng, tuy nhiên chỉ có một chủng
loại chính đó là sản phẩm sợi. Về nguyên vật liệu mà công ty sử dụng vào sản
xuất kinh doanh có nhiều loại, có nhiều đặc điểm và đơn vị tính khác nhau, số
lượng mỗi loại cũng tương đối lớn.
Công nghệ sản xuất sợi, nguyên liệu đầu vào là bông được bắt đầu của quy
trình sản xuất, đây là nguyên liệu chính công ty dùng để sản xuất ra sản phẩm.
Loại nguyên liệu này có đặc điểm là dễ bị hút ẩm ngoài không khí.Vì vậy trọng
lượng thường thay đổi theo điều kiện khí hậu và điều kiện bảo quản. Do đó công
ty phải tính toán chính xác độ hút ẩm của bông khi nhập và khi xuất bông để làm
cơ sở đúng đắn cho việc tính toán và phân bổ chi phí, tính giá thành sản phẩm.
Đặc biệt, để bảo quản tốt, bông thường được đóng thành kiện và hệ thống kho
tàng có những trang thiết bị cần thiết và phải đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát
và đảm bảo trong công tác an toàn phòng cháy.
Hiện nay, hệ thống kho chứa vật liệu của Công ty được chia thành 4 kho
chính, bao gồm:
Kho chứa vật liệu chính
Kho vật liệu phụ
Kho vật tư và phụ tùng thay thế
Kho phế liệu
Công tác hạch toán tổng hợp và chi tiết nguyên vật liệu, chủ yếu được thực
hiện trên máy vi tính. Kế toán hàng ngày có nhiệm vụ tổ chức lập, thu thập, kiểm
tra các chứng từ như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn mua hàng sau
đó tính toán, định khoản và đối chiếu số lượng với sổ của thủ kho (thẻ kho ). Dữ
liệu được nhập vào máy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như: giá, tình
hình nhập - xuất - tồn, bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn
2. Phân loại nguyên vật liệu ở công ty Dệt Hà Nam.
Để có thể quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết NVL

phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, công ty đã tổ chức phân loại NVL,
dựa trên đặc thù hoạt động kinh doanh của mình.
Công ty phân loại căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh
nghiệp. Nguyên vật liệu được sử dụng ở công ty được chia thành các loại chủ yếu
sau:
* Nguyên vật liệu:
- Vật liệu chính: Là đối tượng trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm
như: Bông, Xơ
Bông có nhiều loại như: Bông nguyên cấp thấp, Bông nguyên cấp cao, Bông
Tây phi, Bông Mỹ, Bông Brazil, Bông Việt Nam, Bông Argentina,
Xơ: Có Xơ STAPLE, Xơ Polyster,
- Vật liệu phụ : Là loại nguyên vật liệu phụ, có tác dụng nhất định trong quá
trình sản xuất như: Túi ni lông, bao bì đóng gói,
- Vật tư, phụ tùng thay thế: Như Biến tần, Vòng bi, Dây đai, Lò xo lá, Nắp
mối nối, Aptomat
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản như: Tôn, thép, đá cắt 350, que hàn
phi3,
- Nhiên liệu: Các loại nhiên liệu thường dùng là: xăng, dầu (Xăng Mogar
A92, dầu Côzêna S32 )
- Phế liệu: Bông phế, sợi rối
Tại công ty toàn bộ số vật liệu trên lại được phân chia và quản lý theo các kho
như: Kho Vật liệu chính, Kho vật liệu phụ, Kho phụ tùng, Kho phế liệu. Hệ thống
kho NVL của công ty được bố trí hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
chuyển NVL từ khi nhập về đến khi xuất dùng để sản xuất.
* Lập danh điểm nguyên vật liệu:
Để quản lý từng loại NVL, công ty đã lập các danh mục NVL, đã được mã
hoá trên máy vi tính đến từng danh điểm. Các danh điểm này kết hợp với tài
khoản hàng tồn kho (TK 152) sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết từng loại NVL. Khi
nhập dữ liệu, kế toán nhất thiết phải chỉ ra được danh điểm NVL để tăng cường
tính tự động hoá và chính xác của thông tin.

Với cách phân loại như trên sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý NVL của công
ty được đảm bảo một cách chặt chẽ, chính xác và nhanh chóng đáp ứng kịp thời
phục vụ cho mọi yêu cầu công tác NVL tại công ty như kiểm kê, kiểm tra, tình
hình biến động NVL hàng ngày,
3. Đánh giá nguyên vật liệu ở công ty Dệt Hà Nam
Đánh giá NVL là thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của NVL theo những
nguyên tắc nhất định đảm bảo tính trung thực và thống nhất.
Tại công ty Dệt Hà Nam đã lựa chọn áp phương pháp tính giá NVL theo giá
thực tế, cụ thể như sau:
3.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng trong sản xuất chủ yếu mua từ bên ngoài
và do bộ phận cung ứng đảm nhiệm. Gía NVL nhập kho được tính theo từng
nguồn nhập. Nguồn nhập NVL của công ty chủ yếu do mua ngoài: Mua trong
nước và nhập khẩu.
* Trường hợp mua trong nước:
- Đối với những NVL được người bán cung cấp ngay tại kho của công ty
(hợp đồng trọn gói) thì giá ghi trên hoá đơn là giá nhập kho .
Ví dụ 1: Ngày 7 tháng 9 năm 2008 Công ty Dệt Hà Nam mua 100.000Kg
Bông ấn Độ của Công ty Cổ phần Dệt Sợi DAMSAN với đơn giá là 1,53USD/kg,
tỷ giá 16.000đ/USD.
Trị giá hàng nhập kho là :
100.000 x 1,53 x 16.000 = 2.448.000.000 đồng
* Trường hợp nhập khẩu:
Đối với NVL được mua từ nước ngoài, Trị giá thực tế hàng nhập khẩu được
tính bằng:
Trị giá NVL nhập khẩu = Giá thanh toán ghi trên hoá đơn(CIF) + Các
khoản phí, lệ phí nhập khẩu + Cước phí vận chuyển + Các chi phí khác
Ví dụ: Theo tờ khai hàng hoá nhập khẩu của công ty DUNAVANT, trị giá
tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là: 16.496 x 139.416 kg x 1.57517 =
3.622.585.954. Thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Thuế giá trị gia tăng hàng nhập

khẩu là 5%. Lệ phí hải quan: 30.000đ. Chi phí vận chuyển là 50.360.000đ (Đã
bao gồm cả thuế GTGT).
Kế toán nguyên vật liệu tập hợp hết các chứng từ có liên quan đến lô hàng
nhập khẩu và tính trị giá vốn thực tế cho lô hàng nhập khẩu này như sau:
Trị giá vốn thực tế nhập kho là:
3.622.585.954 + 30.000 + 59.360.000 = 3.681.975.954
Đối với phế liệu nhập kho: (Các loại bông phế, sợi rối ) thì giá thực tế nhập
kho được tính bằng giá bán thực tế trên thị trường.
Gía trị vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho của công ty Dệt Hà Nam
được xác định theo các nguồn nhập trên, ngoài ra công ty không còn nguồn nhập
nào khác.
3.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho
Phương pháp tính giá NVL xuất kho mà công ty áp dụng là phương pháp
đơn giá bình quân liên hoàn. Cách tính này xác định được trị giá vốn thực tế
NVL hàng ngày, cung cấp được thông tin kịp thời. Công ty đang sử dụng kế toán
máy nên phương pháp này hoàn toàn là phù hợp. Khi xuất kho kế toán chỉ cần
đưa vào máy tính số lượng và chỉ ra đúng mã nguyên vật liệu, máy tự tính ra đơn
giá xuất kho ngay sau mỗi lần nhập - xuất.
Công thức tính giá xuất kho:
Đơn giá

Trị giá vốn thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá vốn thực tế vật tư nhập trong k

bình quân

Số lượng vật tư tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư nhập trong kỳ
Ví dụ: Dựa vào bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ,
sản phẩm hàng hoá của kho Bông trong tháng 9, ta có thể tính được giá xuất kho
của Bông nguyên cấp thấp như sau:
- Số lượng tồn đầu tháng 9 năm 2008 là: 403.059,45 Kg

- Tương ứng với giá trị là: 9.574.785.281
- Số lượng bông nhập trong tháng 9 là: 598.615,64 Kg
- Tương ứng với giá trị là: 16.661.564.352
Ta có thể tính được:
Đối với các loại nhiên liệu như xăng, dầu, do đặc thù của đơn vị ít sử dụng
các loại nhiên liệu này, nên mỗi lần có yêu cầu như: xăng cho xe ô tô vận chuyển,
dầu bảo dưỡng máy móc thiết bị Công ty không thực hiện mua nhập kho mà
trên cơ sở hoá đơn chứng từ thực hiện tính giá theo phương pháp đích danh và
hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp.
4. Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty Dệt Hà
Nam.
Vì đặc điểm của NVL ở công ty rất đa dạng, phong phú. Công việc nhập -
xuất diễn ra hàng ngày đòi hỏi kế toán NVL phải thường xuyên theo dõi và phản
ánh tình hình biến động của từng loại NVL cả về số lượng và giá trị cũng như
chất lượng và chủng loại. Do vậy yêu cầu của người làm kế toán NVL là phải hết
sức tỉ mỉ, chi tiết, cụ thể từng loại, từng thứ NVL. Để làm tốt công tác này, kế
toán NVL cần phải căn cứ vào các chứng từ kế toán phản ánh toàn bộ các nghiệp
=
26.192,47
Đơn giỏ bình quân
xuất kho
=
9.574.785.281 + 16.661.564.352
403.059,45 + 598.615,64

×