Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài thu hoạch diễn án hồ sơ dân sự 06 bảo vệ bị đơn đinh thị tám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.66 KB, 15 trang )

BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN DÂN SỰ HỒ SƠ 06
HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
Môn: Kỹ năng cơ bản của Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ
việc
dân sự
Mã hồ sơ: LS.DS 06/ B4.TH1-DA2/DS
Diễn án lần:
Ngày diễn:
Giảng viên hướng dẫn:
Họ và tên học viên:
Lớp:
Số báo danh:
Vai diễn:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN
HỒ SƠ DÂN SỰ SỐ 06: TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN
1. Các vấn đề pháp lý cơ bản
a. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
Quan hệ pháp luật tranh chấp trong hồ sơ là quan hệ tranh chấp
về quyền sử dụng
đất và tài sản gắn liền với đất. Căn cứ pháp lý: khoản 24 Điều 3
Luật Đất đai năm
2013 và Khoản 9 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sau đây
gọi tắt là “BLTTDS
2015”)
b. Thời hiệu khởi kiện
Đây là tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất
đai nên không áp dụng




thời hiệu khởi kiện. Căn cứ pháp lý: khoản 1 Điều 184 BLTTDS 2015
và Khoản 3 Điều 155
BLDS 2015.
c. Thẩm quyền của Tòa án
- Quan hệ pháp luật tranh chấp trong hồ sơ là tranh chấp đất đai
theo quy định của pháp
luật về đất đai (Khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015).
- Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết trong
trường hợp này (Điểm a
Khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015).
- Đối tượng tranh chấp trong trường hợp này là quyền sử dụng đất,
theo điểm c khoản 1
Điều 39 BLTTDS 2015 thì tòa án nơi có bất động sản có thẩm
quyền giải quyết.
Như vậy, Tòa án nhân dân Thành phố Phủ Lý là Toà án có thẩm
quyền giải quyết
tranh chấp trên theo quy định của pháp luật.
d. Xác định tư cách đương sự
Nguyên đơn:
Bà Chu Thị Thanh – tên gọi khác là Chu Thị Hồng Thanh (sinh năm
1931),
Địa chỉ: Tổ 16, phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện
Biên.
Ông Chu Văn Sinh – hay Chu Khắc Sinh (sinh năm 1936); Địa chỉ:
Vạn
Thắng, Hòa Thắng, Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Bị đơn: Bà Đinh Thị Tám (81 tuổi); Địa chỉ: Thơn 6, Phù Vân, Tp.
Phủ Lý, Hà

Nam
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
-


Bà Chu Thị Loan (sinh năm 1934); Địa chỉ: Tổ 03, phường Cầu Thia,
thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Bài thu hoạch – Hồ sơ 06
Page 1
Ơng Chu Thị The (sinh năm 1944); Địa chỉ: Thơn Diên Điền, Bình
Hòa, Giao
Thủy, Nam Định.
Ông Chu Khắc Hồng (sinh năm 1956);
Bà Trần Thị Đắc (sinh năm 1957);
Bà Chu Thị Mai (sinh năm 1952).
Cùng ở địa chỉ: thôn 6, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
e. Tiền tố tụng
Vụ án này chưa được thụ lý hoặc đang được giải quyết bởi một Tòa
án nào trước
khi Tòa án nhân dân Thành phố Phủ Lý thụ lý. Tranh chấp về quyền
sử dụng đất phải
có Biên bản hịa giải khơng thành của UBND tại địa phương (Điều
202 Luật Đất đai
2013). Trong hồ sơ vụ án này đã có Biên bản hòa giải tranh chấp
đất đai không thành:


Lần 1: ngày 19/6/2016
Lần 2: ngày 25/6/2016

f. Văn bản pháp luật áp dụng
Bộ luật dân sự 1995;
Bộ luật dân sự năm 2005;
Bộ luật dân sự năm 2015;
Luật Đất đai năm 1993;
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
2. Tóm tắt nội dung vụ việc
Vợ chồng Ông Chu Khắc Trường và vợ bà Chu Thị Cúc có 4 người
con là: Chu
Thị Thanh, Chu Văn Sinh, Chu Thị Loan, Chu Thị The. Ông Trường
và bà Cúc có
mảnh đất diện tích 777m 2 tại thửa đất số 40 tờ bản đồ số 02 lập
năm 1998 tại xã Phù
Vân, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và 01 căn nhà mái ngói 02 gian ở
trên mảnh đất này.
Năm 1945, ông Trường mất, bà Cúc vẫn tiếp tục ở lại mảnh đất và
nhà nói trên còn 04
người con lập gia đình và sinh sống ở nơi khác. Năm 1990, bà Cúc
mất khơng để lại di
chúc.
Ngày 20/01/1994, Ơng Chu Khắc Sinh có đơn gửi UBND xã Phù Vân


xin chuyển
quyền thừa kế cho anh họ là Chu Khắc Thuyên (tên thường gọi là
Kha);777m2 đất (có
nhà, cây cối) để trông nom hương khói thờ phụng tổ tiên. Sau đó,
bà Thanh phát hiện
sự việc này và đã khiếu nại đến UBND xã Phù Vân, UBND xã Phù
Vân đã tạm đình

chỉ việc chuyển quyền thừa kế này.
Ngày 15/4/1994, bà Chu Thị Thanh cùng em Chu Thị The làm Giấy
giao quyền
trông nom 500m2 đất và một số tài sản trên đất cho ông Chu Khắc
Thuyên thời hạn 5
năm (15/4/1994 đến 15/4/1999) sử dụng để có nơi hương khói thờ
phụng tổ tiên và
Bài thu hoạch – Hồ sơ 06
Page 2
ông Thuyên sẽ được hưởng 50% thu nhập cây lưu niên, nộp các
nghĩa vụ đối với nhà
nước, tu sửa nhà cửa thường xuyên đồng thời không được xây
dựng cơ bản trên đất.
Ngày 22/11/2001, bốn anh chị em bà Thanh lập giấy giao quyền sử
dụng đất cho
ông Chu Khắc Chinh - trưởng họ để ông Chinh trông coi.
Tháng 05/2016, bà Tám đã xây dựng nhà ở trên đất. Sau khi biết
chuyện, nguyên
đơn đã trở về quê để yêu cầu bà Tám chấm dứt việc xây dựng
nhưng bà Tám không
chấp nhận vì cho rằng đất đó đã thuộc quyền sử dụng của bà.
Ngày 05/11/2016, ông Chu văn Sinh và bà Chu Thị Thanh làm Đơn
khởi kiện bà
Đinh Thị Tám ra Tòa án nhân dân TP Phủ Lý, Hà Nam với các yêu
cầu như sau:
- Buộc bà Tám phải trả lại nhà, đất, cây cối trên diện tích 777m2
của gia đình.
- Hoa màu trên đất với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ



ngày
15/4/1994 theo giấy gửi UBND xã Phù Vân năm 1994.
Tòa án nhân dân huyện Phủ Lý tỉnh Hà Nam đã có hông báo thụ lý
vụ án số
20/TB-TLVA ngày 09/11/2016.
II. Ý KIẾN CỦA BỊ ĐƠN ĐỐI VỚI YÊU CẦU KHỞI KIỆN CỦA
NGUYÊN ĐƠN VÀ CHỨNG CỨ CHỨNG MINH
1. Ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:
Việc bà Thanh, ông Sinh yêu cầu bà Tám phải trả lại diện tích đất
thửa đất số 40,
tờ bản đồ số 2, có diện tích 777 m 2, tọa lạc tại xã Phù Vân, TP.
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
và các cây cối lưu niên trên đất không cơ sở. Vì đây là đất thuộc
quyền sở hữu của bà
Tám, do bà trông nom, sử dụng và thực hiện các nghĩa vụ liên
quan đến đất trong suốt
khoảng thời gian vừa qua. Đề nghị Tịa án bác đơn khởi kiện và
cơng nhận quyền sử
dụng đất đối với bà Đinh Thị Tám.
2. Chứng cứ chứng minh để bảo vệ cho bị đơn:
- Đơn chuyển quyền thừa kế ngày 20/01/1994;
- Giấy biên nhận đóng thuế (Tr12)
- Biên bản lấy lời khai bà Tám (Tr38)
- Bản tường trình sự việc của bà Tám (Tr48)
- Bản trích lục gia phả tổ tiên (Tr51)
- Giấy biên nhận tiền ngày 24/01/2994 (Tr52)
- Giấy biên nhận Đắc Hồng đóng thuế (Tr55)
- Biên bản lấy lời khai của ông Hồng (Tr68)
- Biên bản lấy lời khai của bà Mai (Tr69)
Bài thu hoạch – Hồ sơ 06

Page 3
- Xác nhận của trưởng thôn bà Tám thuộc diện hộ nghèo, khó
khăn.
III. KẾ HOẠCH XÉT HỎI


1. Hỏi Nguyên đơn:
1.1. Ông Chu Văn Sinh:
- Ông đã làm đơn để chuyển quyền thừa kế thửa đất số 40, tờ bản
đồ số 2, có diện
tích 777 m2, tọa lạc tại xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và cây
trồng trên đất cho
ông Chu Khắc Thuyên và bà Đinh Thị Tám vào ngày 20/01/1994,
đúng khơng?
- Ơng có phải là người kí tên trên Giấy biên nhận ngày 24/01/1994
không? Bằng
Biên nhận này có phải ông đã đồng ý chuyển phần quyền thừa kế
của ông cho ông
Thuyên và bà Tám?
- Giữa ông và ông Thuyên đã thỏa thuận giá chuyển quyền thừa kế
là bao nhiêu?
ông đã nhận của ông Thuyên bao nhiêu tiền?
- Sau này, ông có trả lại số tiền đó cho ông Thuyên hoặc vợ ơng
Thun khơng?
- Ơng đã rời khỏi địa phương từ khi nào?
- Trong thời gian ông không ở nhà, ông có biết bà Tám luôn ở bên
chăm sóc cho
bà Cúc hay không?
- Gia đình ông có cảm ơn hay làm gì để tỏ lòng tri ân gia đình bà
Tám vì đã chăm

sóc mẹ mình không?
- Theo Giấy biên nhận ngày 22/11/2001 cho thấy ông đóng thuế
vườn chỉ trong 4
năm còn thuế nhà đất đều do bà Tám đóng hàng năm. Ơng giải
thích sao về điều này?
1.2. Bà Chu Thị Thanh:
- Bà có gì chứng minh thu nhập của bà Tám từ việc thu hoạch hoa
lợi trên đất
không?
- Bà và các em của bà đã rời khỏi địa phương từ khi nào?
- Khi bà Cúc mất, ai là người lo đám tang và việc thờ cúng cho cha
mẹ sau đó?
- Bố mẹ bà mất có để lại di chúc gì không?
- Tại sao đến năm 1994 mới quay về quê làm giấy tờ đất trong khi
mẹ bà mất
năm 1990?


- Ngày 15/04/1994, bà và ba người còn lại đã cùng nhau làm giấy
giao quyền
trông nom thửa đất số 40, tờ bản đồ số 2, có diện tích 777 m 2, tọa
lạc tại xã Phù Vân,
TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam và cây trồng cho ông Chu Khắc Thuyên với
thời hạn 05 năm
từ 1994 đến 1999 đúng không?
- Có ai trong số các anh chị em của bà trở về quê để tiếp tục việc
trơng nom,
quản lý diện tích đất nêu trên sau thời hạn 05 năm không?
Bài thu hoạch – Hồ sơ 06
Page 4

- Ai là người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đất cho Nhà nước từ năm
1990 đến
nay?
- Bà Thanh có giấy tờ gì chứng minh ông Sinh nộp thuế từ năm
1990 – 1994
không?
2. Hỏi Bị đơn – Định Thị Tám:
- Vào những năm trước khi bà Cúc mất, bà Cúc sống với ai? Ai là
người chăm
sóc bà Cúc?
- Ai là người đứng ra lo ma chay cho bà Cúc? Tại sao bà chỉ là cháu
dâu mà phải
đứng ra lo ma chay cho bà Cúc?
- Bà có thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước không?
- Bà có biết việc ông Sinh làm đơn chuyển quyền thừa kế thửa đất
số 40, tờ bản
đồ số 2, có diện tích 777 m 2, tọa lạc tại xã Phù Vân, TP. Phủ Lý,
tỉnh Hà Nam và cây
trồng cho chồng bà không?
- Vì sao vợ chồng bà lại nhận chuyển quyền thừa kế với ông Sinh?
- Vợ chồng bà đã trả cho ông Sinh bao nhiêu tiền? Có ai làm chứng
hay có giấy
tờ gì không?
- Sau khi có thông báo tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế


của UBND xã
Phù Vân, ông Sinh có trả lại cho bà số tiền đã nhận khơng?
3. Hỏi người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Bà Chu Thị Loan
và bà

Chu Thị The:
- Từ năm 1994 đến nay, bà đi đâu? Tại sao không quay về thăm
quê? Bà cùng các
anh/chị em có liên lạc gì với nhau không?
- Đề nghị bà cho biết nguồn gốc Mảnh đất tại thửa đất số 40, tờ
bản đồ số 2, có
diện tích 777 m2, tọa lạc tại xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam?
- Sau khi bà Cúc mất, 4 chị em bà đã có thống nhất gì về việc chia
di sản thừa kế
hay quyết định ai là người quản lý di sản không?
- Vào những trước khi bà Cúc mất, bà có ở bên cạnh chăm sóc bà
Cúc hay
không? Vào năm bà Cúc mất, bà có về tổ chức ma chay cho bà Cúc
hay không?
IV. BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO BỊ ĐƠN
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân
TP. Phủ Lý
và các Luật sư đồng nghiệp,
Bài thu hoạch – Hồ sơ 06
Page 5
Tôi là Luật sư
– là Luật sư từ Công ty Luật
thuộc Đồn luật
sư thành phố Hồ Chí Minh. Hơm nay, tơi tham gia phiên tòa với tư
cách là người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn là Bà Đinh Thị Tám.
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và phần trả lời câu hỏi của các đương
sự trong phiên
tòa hôm nay, tôi xin trình bày quan điểm của mình là không đồng
ý với yêu cầu của



nguyên đơn về việc buộc bà Tám phải trả lại toàn bộ thửa đất số
40, tờ bản đồ số 2,
có diện tích 777 m2, tọa lạc tại xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam và buộc bà Tám
phải tháo dỡ cơng trình trên đất.
Thứ nhất, xét cơng sức của bà Tám trong việc quản lý thửa đất số
40, tờ bản đồ số 2 và công sức thăm nom, chăm sóc mẹ của
Nguyên Đơn:
Từ năm 1990 – 2016, gia đình bà Tám đã sinh sống và canh tác lâu
dài, ổn định trên mảnh đất này. Trên thực tế, anh chị em của bà
Thanh đã không ở địa phương từ rất lâu trước khi bà Cúc mất. Sau
khi bà Cúc mất từ 1990 thì cũng không ai quay về chăm nom,
canh tác trên đất này. Từ năm 1994 đến nay, gia đình bà Tám là
người trông nom, chăm sóc và sử dụng mảnh đất 777m2 tại thửa
đất số 40 tờ bản đồ số 02 lập năm 1998 tại thôn 6, xã Phù Vân,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Nhờ có gia đình ông Thuyên bà
Tám ở đây nên vẫn có người tiếp tục canh tác, nộp thuế cho nhà
nước. Trong khoảng thời gian 1990-2015, gia đình bà Tám là người
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhà đất cho nhà nước đối với mảnh
đất trên (Bút lục 12 và 55). Theo thỏa thuận giao quyền trông nom
ngày 15/4/1994 bà Tám có quyền thu hoạch hoa màu trên đất
trong 05 năm từ 1990 - 1994, nhưng thực tế cây cối mà bà Cúc để
lại cịn rất ít và vì đã trồng lâu năm nên khơng cịn năng suất nữa.
Sau khi hết thời hạn 05 năm, thì bà Tám cũng chỉ trông coi đất đai
để không bị người khác lấn chiếm chứ không thu hoạch được gì cả.
Dù không có thu hoạch gì nhiều từ hoa màu lại còn là hộ cận
nghèo của địa phương nhưng bà Tám vẫn cố gắng xoay sở nộp
thuế đầy đủ cho nhà nước, trông coi, gìn giữ mảnh đất. Vợ chồng

con trai bà Tám là ông Chu Khắc Hồng – bà Trần Thị Đắc đã đứng
ra nộp thuế sử dụng đất đối với diện tích đất trên kể từ năm 1990
đến năm 1994. Sau đó, bà Tám đóng thuế từ năm 1995 đến năm
2016. Cần nói thêm rằng ngay cả lúc bà Cúc già yếu thì bà Thanh,
ông Sinh vẫn không trở về chăm sóc cho mẹ. Lúc này gia đình bà
Tám là những người luôn ở bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ. Sau khi
ông Chu Khắc Trường mất, các con của bà Cúc đều lập gia đình ở
xa, bà Tám và các con thường xuyên qua lại chăm lo cho bà Cúc
những lúc ốm đau, bệnh tật. Năm 1990, bà Cúc chết thì toàn bộ
việc thờ cúng đều do gia đình bà Tám lo liệu. Cũng kể từ đó, không
có ai quản lý, trông coi diện tích đất mà bà Cúc và ơng Trường để


lại. Gia đình bà Tám ở gần đó đã thường xuyên qua đây chăm sóc,
dọn dẹp nhà cửa, ruộng vườn và lo hương khói cho bà Cúc. Việc bà
Thanh và ông Sinh trở về để đòi quyền lợi của họ mà không cân
nhắc đến công sức của bà Tám là không hợp
tình, hợp lý. Do đó, việc nguyên đơn yêu cầu bà Tám phải trả lại
nhà và cây cối trên diện tích đất này và hoa màu trên đất với 50%
tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994 đến
15/4/1999 là hết sức vô lý. Từ những căn cứ trên, tơi u cầu phía
nguyên đơn phải thanh toán cho bị đơn – bà Đinh Thị Tám chi phí
quản lý đối với diện tích đất thuộc thửa đất số 40, tờ bản đồ số 2
xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam mà bà Cúc để lại.
Thứ hai, bà Tám có quyền với phần diện tích đất ông Sinh đã bán
Ngày 20/01/1994, ông Sinh đã làm đơn chuyển quyền thừa kế đối
với toàn bộ
quyền sử dụng đất thửa đất số 40, tờ bản đồ số 2 xã Phù Vân, TP.
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
cho ông Thuyên và bà Tám. Sự việc này có ông Chu Khắc Chinh –

trưởng họ làm
chứng và được UBND xã Phù Vân chứng thực.
Với mục đích muốn làm cho vợ chồng ơng Thun bà Tám tin
tưởng nhận
chuyển nhượng đất, dù không có mặt các chị em trong nhà nhưng
ông Sinh đã thừa
nhận là việc chuyển quyền thừa kế này đã có sự thống nhất trong
gia đình rồi. Vì tin
tưởng nên vợ chồng ông Thuyên và bà Tám thỏa thuận rằng sẽ đưa
cho ông Sinh số
tiền là 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng) để hỗ trợ cho
ông Sinh trên vùng
kinh tế mới. Sự thỏa thuận này được hai bên lập thành Giấy biên
nhận có ông Nguyễn
Văn Độ làm chứng. Ở đây, ta thấy có tồn tại một hợp đồng dân sự
giữa các chủ thể.
Theo Điều 3 Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước số 52-LCT/HDDNN8
ngày
07/5/1991 về hợp đồng dân sự quy định:
“Điều 3. Cá nhân có quyền giao kết hợp đồng dân sự:
1. Cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, có khả năng nhận thức,
thực hiện quyền,


nghĩa vụ hợp đồng và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa
vụ đó, thì có quyền
giao kết hợp đồng dân sự;”
Vợ chồng ông Thuyên – bà Tám đã đứng ra nhận chuyển nhượng
quyền sử dụng
đất nêu trên Vì không muốn mảnh đất tổ tiên để lại bị bán cho

người ngồi. Điều này
cho thấy vợ chồng ơng Thun - bà Tám nhận chuyển nhượng với
mục đích tốt chứ
khơng phải vì muốn chiếm lấy mảnh đất này. Theo giấy biên nhận
ngày 24/01/1994
mà bà Tám cung cấp cùng lời khai của người làm chứng - ông Chu
Khắc Chinh, ông
Sinh và ông Thuyên thỏa thuận giá chuyển quyền thừa kế đối với
toàn bộ quyền sử
dụng đất nêu trên là 1.500.000 đồng, ông Sinh đã nhận trước số
tiền 500.000 tương
đương 1/3 giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm đó. Hơn nữa, sau
khi có thông báo
của UBND xã về việc tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế, ông
Sinh cũng không
hề trả lại cho ông Thuyên số tiền trên cho vợ chồng bà Tám.
Một điều đáng nói khác là, ngày 10/04/1994 UBND xã Phù Vân đã
có thông báo
về việc tạm đình chỉ việc chuyển quyền, nhưng tại thời điểm đó
không có quy định
pháp luật nào thể hiện UBND cấp xã có thẩm quyền tạm đình chỉ
đối với các giao dịch
dân sự. Tôi cho rằng trường hợp này thẩm quyền tuyên bố giao
dịch dân sự vơ hiệu
phải thuộc về Tịa án. Từ đó cho thấy việc ban hành văn bản thông
báo đã nêu của
UBND xã là không đúng quy định của pháp luật, khơng có giá trị.
Phía ngun đơn
cho rằng, ngày 15/04/1994, 04 người con của ông Trường và bà
Cúc ký thỏa thuận

giao cho ông Thuyên quyền quản lý, trông nom di sản thừa kế. Tuy
nhiên, căn cứ giấy
giao quyền trông nom và theo lời khai của bà Chu Thị Loan, việc


thỏa thuận này chỉ
có sự thống nhất của 03 người là bà Thanh, bà Loan và bà The chứ
không có ý kiến
của ông Sinh.
Nguồn gốc của mảnh đất là của ông Chu Khắc Trường và bà Chu
Thị Cúc để lại
cho các con là Thanh, Loan, Sinh và The. Tuy nhiên tất cả bốn
người này đều đi xa lập
nghiệp và không sống ở quê nhà. Bà Cúc mất năm 1990 không để
lại di chúc nên di
sản để lại thuộc quyền thừa kế của các con. Theo Điều 25 Pháp
lệnh thừa kế năm 1990
thì ông Sinh thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Trường và bà
Cúc, vì thế có quyền
thừa kế đối với quyền sử dụng diện tích đất nêu trên. Do đó, ơng
Sinh cũng có quyền
sử dụng đối với ¼ diện tích 777 m2, tọa lạc tại xã Phù Vân, TP. Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam.
Vậy hoàn toàn có cơ sở để khẳng định Đơn chuyển quyền thừa kế
đối với toàn bộ
quyền sử dụng đất thửa đất số 40, tờ bản đồ số 2 có giá trị đối với
phần quyền sử dụng
đất ông Sinh được hưởng từ cha mẹ. Có thể thấy rằng quyền của
ông Sinh đối với
phần quyền sử dụng đất này vẫn sẽ không bị mất cho dù các chị

em ông không thống
nhất, từ đó việc ông chuyển nhượng cho vợ chồng bà Tám là quyền
hợp pháp của ông.
Như vậy, phần quyền sử dụng đất mà ông Chu Văn Sinh được
hưởng thừa kế của
cha mẹ tương đương ¼ diện tích 777 m 2 đất thuộc thửa đất số
40, tờ bản đồ số 2 xã
Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đã được chuyển nhượng cho ông
Thuyên và bà
Tám từ năm 1994 một cách hợp pháp. Bà Tám có quyền sử dụng
đối với ¼ diện tích
đất nêu trên, do đó, u cầu của nguyên đơn buộc bà Tám phải trả lại
tồn bộ diện tích
777 m2 đất thuộc thửa đất số 40, tờ bản đồ số 2 xã Phù Vân, TP.


Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
là không thỏa đáng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
bà Tám.
Thứ ba, như đã phân tích thì bà Tám được quyền sử dụng hợp pháp
đối với ¼ diện
tích đất mà bà Cúc và ông trường để lại, vì vậy mà bà Tám hoàn
toàn có quyền xây
dựng trên phần đất này. Thân chủ của tôi đã quản lý mảnh đất, bỏ
công sức và tiền bạc
để xây dựng nhà ở và các công trình khác để ở. Việc xây nhà cũng
chỉ nhằm mục đích
có nơi khang trang, đàng hồng để thờ cúng tổ tiên, trong đó có cả
ơng Trường và bà
Cúc bởi chính bà Tám là người đã lo hương khói cho 2 ông bà ấy

suốt thời gian dài.
Hơn nữa, trước khi xây dựng bà Tám cũng có thông báo đến địa
phương và không hề
bị phản đối. Xét thấy lẽ ra những người con của ông Trường bà Cúc
phải cùng hợp tác
và chia sẻ với phía gia đình của bị đơn trước những sự đóng góp
của bà Tám chứ
khơng phải đi xa biệt tích rồi đến khi về chỉ chăm chăm địi lợi ích
cá nhân. Việc tháo
dỡ các công trình này ảnh hưởng đến quyền lợi của bà Tám. Do đó,
bà Tám xin được
hưởng phần đất có xây nhà để tránh thiệt hại cho bà.
Thưa HĐXX, tôi cho rằng yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc
bà Tám phải
trả lại toàn bộ thửa đất số 40, tờ bản đồ số 2, có diện tích 777 m 2,
tọa lạc tại xã Phù
Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nhà và cây cối, hoa màu trên diện
tích đất này cùng
với 50% tổng giá trị thu nhập cây lưu niên kể từ ngày 15/4/1994
đến 15/4/1999, buộc
bà Tám phải tháo dỡ các cơng trình trên đất là khơng có cơ sở.
Kính đề nghị HĐXX xem xét, phân chia cho bà Đinh Thị Tám ¼
quyền sử dụng


đất có nhà ở nêu trên vì phần này vợ chồng bà đã nhận chuyển
nhượng hợp pháp từ
ông Sinh. Đồng thời, buộc nguyên đơn phải trả cho bà Tám công
sức quản lý, trơng
nom từ năm 1990 đến nay.

Trên đây là tồn bộ quan điểm của tơi, kính mong Hội đồng xét xử
xem xét và giải
quyết theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp cho thân chủ tôi.
Tôi tin tưởng rằng, HĐXX sẽ đưa ra một bản án công tâm, đúng
quy định của pháp
luật.
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng xét xử đã lắng nghe phần trình
bày của tôi./.
Bài thu hoạch – Hồ sơ 06



×