Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Kỹ năng để viết cv cho sinh viên CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.37 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Học phần: Cơng tác kỹ sư Ngành Công Nghệ Thông Tin

Chuyên đề:

Kỹ năng để viết cv cho sinh viên CNTT

Giảng viên hướng dẫn

:Thom Dang Ngoc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đăng Khải
Lớp: 21DTHC5

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2021

I.Mở đầu


Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học được
chú trọng trong hệ thống đào tạo của trường Đại học Công nghệ thông tin cũng
như các trường Đại học khác có đào tạo ngành học này. Nó được xem là ngành đào
tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong
thời đại số hóa ngày nay.
Cơng nghệ thơng tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và
các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời
dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thơng tin dưới nhiều hình thức


khác nhau.
Đây cũng chính là ngun nhân khiến các cơng ty nước ngồi lẫn trong nước
đang ồ ạt tuyển nhân sự và đó cũng chính là cơ hội cho nhiều người nhưng muốn
tuyển vào cơng ty thì cần trước tiên là cv (urriculum vitae) dịch sang tiếng việt là
sơ yếu lý lịch

Cv xin việc là gì?
CV là viết tắt của cụm từ "Curriculum Vitae" dịch ra là sơ yếu lý lịch nhưng lại rất
khác với tờ khai sơ yếu lý lịch trong bộ hồ sơ xin việc. Vậy CV là gì CV xin việc là
một bản tóm tắt thơng tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, hoạt động, giải thưởng,
kỹ năng… ứng viên gửi cho nhà tuyển dụng. CV là cơ sở chính để nhà tuyển dụng
chọn ứng viên bước vào vòng phỏng vấn. CV là bước đầu tiên mà ứng viên cần
chuẩn bị khi tìm việc làm

Tại sao phải viết CV xin việc?
Hiện nay, CV xin việc là yếu tố đóng vai trị rất quan trọng để nhà tuyển dụng
đánh giá và xem xét từng ứng viên, thậm chí là cơ sở chính để loại những ứng viên
khơng phù hợp trước vịng phỏng vấn. Thơng thường, một vị trí sẽ có khá nhiều hồ
sơ ứng tuyển, nhà tuyển dụng khơng có đủ thời gian và nhân lực phỏng vấn từng
người, vì thế, CV xin việc sẽ giúp họ loại ra những ứng viên chưa thích hợp.
Trong bộ hồ sơ xin việc, CV là loại giấy tờ được quan tâm hơn cả bởi nó đưa ra cái
nhìn khái quát, tổng quan nhất về ứng viên bao gồm cả thơng tin cá nhân, trình độ
học vấn, kinh nghiệm làm việc… Đó là những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong
tuyển dụng. Vì thế, tìm hiểu cách viết CV xin việc là bước đầu tiên các ứng viên
cần làm khi đi tìm việc.


CV là yếu tố đóng vai trị rất quan trọng
CV bao gồm những gì?
Giữa hàng ngàn CV được gửi về cho nhà tuyển dụng, CV của bạn phải làm sao gây

được ấn tượng và thực sự nổi bật. Nhưng trước hết bạn cần đảm bảo rằng CV có
đầy đủ các thông tin cần thiết. Vậy CV xin việc bao gồm những gì? Bộ CV xin
việc hồn chỉnh bao gồm các nội dung cơ bản như sau:









Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, số điện thoại
và email liên lạc.
Trình độ học vấn: Nên liệt kê cấp học từ cao đẳng/ đại học trở lên. Ngoài
ra bạn cũng có thể thêm vào các khóa học chun mơn, nghiệp vụ mà bạn
đăng ký học ở các trung tâm.
Kinh nghiệm làm việc: Chỉ nên viết vào CV những công việc trong cùng
ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn
đang tìm việc làm sales, bạn cần ghi vào phần này những kinh nghiệm về
mảng bán hàng thay vì những cơng việc part-time dịch thuật trong q
khứ. Cịn nếu bạn có cịn đang là sinh viên hoặc q ít kinh nghiệm, có
thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ mà bạn thấy rằng bạn
đã học được những kỹ năng cần thiết cho công việc.
Kỹ năng: Các kỹ năng nên đưa vào CV: tin học văn phòng, kỹ năng
mềm: giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù của cơng việc như
thiết kế, lập trình v.v
Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn nên chỉ rõ những dự định, thành tựu mà bạn
muốn đạt được trong tương lai hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm





để đạt được mục tiêu đó. Có thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể
hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng
Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có): VD chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS,
TOEIC), tin học, giải thưởng của các cuộc thi chun mơn.

CV xin việc bao gồm những gì
Một số lưu ý khi viết CV
Cách viết một mẫu CV chuyên nghiệp không dễ dàng, bạn nên lưu ý một số điều
sau:
● Trình bày rõ ràng, đẹp nhưng khơng nên quá sặc sỡ gây rối mắt (CV đơn
sắc ha rực rỡ sắc màu?)
● Chú ý đến những từ khóa trong yêu cầu công việc để đưa vào CV thông
tin phù hợp.


CV nên ngắn gọn và súc tích, độ dài từ 1–2 trang là phù hợp nhất. Nhà
tuyển dụng khơng có nhiều thời gian và thường sẽ loại bỏ ngay các CV
quá dài vì họ đánh giá đây là ứng viên không biết chọn lọc thông tin.



Chú ý định dạng CV: nếu bạn gửi CV online, hãy xuất ra file pdf để đảm
bảo hiển thị không bị lỗi. Tránh sử dụng file word hoặc file thiết kế khiến
nhà tuyển dụng không mở được file hoặc bị lỗi font chữ.

Những sai lầm cần tránh khi viết CV
● CV xin việc không nên dùng từ ngữ q khoa trương, to tát, khơng trình

bày dài dịng lan man.


Khơng nên viết tất cả những cơng việc bạn làm, kỹ năng bạn có vào CV,
vì chúng có thể khơng liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển và có thể trở
thành một điểm trừ trong CV.




Tránh lỗi sai chính tả: Sai chính tả khiến CV của bạn kém chuyên nghiệp
và thiếu tôn trọng nhà tuyển dụng.



Khơng nên trình bày q màu mè, sặc sỡ, khơng nên sử dụng quá ba màu
và ba font chữ khi thiết kế CV xin việc

Mắc sai lầm khi viết CV có thể khiến bạn bị loại ngay lập tức
Viết CV như thế nào cho đúng chuẩn?
1. Cách viết phần thông tin cá nhân:
Bao gồm các thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ liên lạc.
Các thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ với ứng viên khi đạt yêu
cầu.
Nên:
● Địa chỉ email nghiêm túc, dùng thường xuyên.


Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy khn mặt trực diện.


Khơng nên:
● Dùng email thiếu nghiêm túc. Ví dụ:


Ảnh chỉ nhìn thấy khn mặt hoặc quay lưng về phía trước.

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp:
Mục tiêu nghề nghiệp là phần giới thiệu của ứng viên về những định hướng, mong
muốn trên con đường phát triển sự nghiệp của bản thân ứng viên. Nhà tuyển dụng
thường đánh giá cao những ứng viên biết lên kế hoạch và có mục tiêu rõ ràng cho
sự nghiệp.


Mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Nên:
- Đề cập đến vị trí mong muốn ứng tuyển hoặc cơng ty ứng tuyển.
- Có thể chia ra thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Ví dụ ngắn hạn như
thành thạo cơng việc nào đó, dài hạn như cơ hội thăng tiến đến một vị trí nào đó.
- Mục tiêu hướng đến lợi ích cơng ty như tăng doanh số, mở rộng tập khách
hàng…..
Không
nên:
- Viết mục tiêu chung chung như làm việc trong mơi trường năng động, có thể học
hỏi
được
nhiều…
- Sao chép mục tiêu nghề nghiệp của người khác thành mục tiêu của bản thân.
3. Cách viết phần học vấn:
Tóm tắt ngắn gọn về quá trình học tập của bạn bao gồm thời điểm nhập học, tốt
nghiệp, tên trường, chuyên ngành và thơng tin mơ tả thêm như điểm trung bình

(GPA).
Nên:
● Đề án, nghiên cứu khoa học nếu có…(có liên quan đến vị trí ứng tuyển).


Một số khố học nâng cao kỹ năng, đào tạo nghiệp vụ (nếu có).

Khơng nên:
● Đưa quá trình học tập từ cấp 1, cấp 2.
4. Các viết phần kinh nghiệm làm việc:
Trình bày trong CV về quá trình làm việc của bạn đã trải qua như thế nào . Bạn đã
từng làm việc công ty nào, đảm nhận vị trí nào, trách nhiệm chun mơn là gì ?
Mơ tả ngắn ngọn về cơng việc chính, súc tích nhưng đầy đủ. Đồng thời, đưa ra
thành tựu và kỹ năng hoặc kinh nghiệm đạt được trong quá trình làm việc. Đây là
phần quan trọng nhất trong một CV xin việc, bởi qua phần này thể hiện rõ được
bạn có khả năng như thế nào và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay khơng?


Kinh nghiệm làm việc trong CV.
Nên:
● Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất nêu trước các
cơng việc trước đó.


Đưa ra minh chứng cụ thể, hoặc số liệu xác thực ( ví dụ doanh thu tăng
bao nhiêu %, kiếm về bao nhiêu khách hàng …).



Chọn lọc các cơng việc ghi trong CV, nên có liên quan đến vị trí đang ứng

tuyển.

Khơng nên:
● Nêu các cơng việc làm ngắn hạn (nhỏ hơn 6 tháng) ngoại trừ khố thực
tập.


Đưa q chi tiết những cơng việc nhỏ nhặt như (in tờ rơi, pha trà, ....).



Mơ tả dài dịng, không phân chia ý.

5. Các viết phần hoạt động ngoại khố:
Nếu bạn mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm để viết vào CV, thì mục
hoạt động ngoại khố càng quan trọng, bởi nó thể hiện sự năng động và tiềm năng
của bạn như thế nào. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên năng
nổ, nhiệt tình và giàu lòng nhân ái.


Hoạt động ngoại khoá trong CV
Nên:
● Liệt kê các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện.


Nêu vai trò, trách nhiệm của bản thân trong các hoạt động đó.

Khơng nên:
● Liệt kê các hoạt động giải trí cá nhân, theo sở thích.
6. Cách viết phần kỹ năng:

Nhà tuyển dụng thường chú trọng xem xét và đánh giá các kỹ năng của ứng viên
có phù hợp với vị trí mình ứng tuyển khơng hoặc thơng qua các kỹ năng để đánh
giá trình độ và khả năng có đáp ứng được u cầu cơng việc hay khơng?
Nên:
● Nhờ những người có uy tín, học vị hoặc cấp trên xác nhận thông tin giúp
bạn.


Nêu đầy đủ thông tin người tham chiếu bao gồm: họ tên, email, số điện
thoại.

Khơng nên:
● Nêu thơng tin khơng chính xác người tham chiếu.
* Lưu ý: bạn cũng nên tránh những sai sót khơng thể chấp nhận được như viết sai
chính tả, trình bày sơ sài về mặt nội dung.
Cách viết CV cho người có kinh nghiệm
Đối với những người đã có kinh nghiệm, việc viết CV khơng cịn q khó khăn
nhưng làm thế nào để trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng thì vẫn cần có
những bí quyết riêng
1. Tạo điểm nhấn từ những kỹ năng của bản thân
Người có kinh nghiệm thường đã thành thạo những kỹ năng cần thiết cho cơng
việc. Bạn có đủ khả năng và hiểu biết để chọn lọc những kỹ năng cần thiết và đưa
vào CV những kỹ năng mà bạn tự tin và thực hiện tốt nhất.
2. Những thành tích đạt được trong q trình làm việc
Thành tích là một lợi thế của người có kinh nghiệm so với người mới vào nghề
hoặc ra trường. Bạn đã trải qua một khoảng thời gian đủ dài để có những dấu mốc
đáng kể trong sự nghiệp. Tuy vậy, hãy lưu ý chỉ đưa vào CV những thành tích nổi
bật nhất để tránh CV dài dòng, thiếu trọng tâm.



Ngay cả người có kinh nghiệm cũng cần bí quyết viết CV chuẩn
3. Mục tiêu nghề nghiệp
Đối với người đã có kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp bạn đặt ra trong CV nên là
những mục tiêu dài hạn, mang tính chiến lược trên con đường sự nghiệp thay vì
những mục tiêu ngắn hạn.
Cách viết CV cho sinh viên mới ra trường
Sinh viên mới ra trường có điểm yếu về kinh nghiệm và kỹ năng làm việc do chưa
có thời gian “thực chiến” qua các công việc. Tuy nhiên, các bạn mới tốt nghiệp
cũng có những ưu thế riêng mà nếu biết cách đưa vào CV, bạn hồn tồn có thể
trúng tuyển. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết chi tiết hơn cách viết CV cho sinh
viên mới ra trường của TopCV.
1. Hoạt động
Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể nhấn mạnh vào phần hoạt động để gây ấn
tượng về một người năng động, nhiệt tình với nhà tuyển dụng.
2. Sở thích
Thơng qua phần này, nhà tuyển dụng biết thêm về tính cách của ứng viên. Nếu bạn
thể hiện được tính cách, thái độ của mình thơng qua các sở thích phù hợp với vị trí
ứng tuyển, đây sẽ là một điểm cộng đối với người thiếu kinh nghiệm
Ví dụ: Bạn tìm việc làm Nhân viên Marketing thì nhưng sở thích phù hợp là viết
lách,
đọc
sách...


Cách viết CV xin việc part-time
Đối với người đi xin việc part-time, nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những
người có kinh nghiệm liên quan hoặc có kỹ năng và tiềm năng phù hợp. Vì thế, bạn
cần lưu ý một số điểm sau khi viết CV xin việc part-time:



Đưa vào những cơng việc trong q khứ có liên quan đến vị trí ứng tuyển,
khơng liệt kê tất cả những cơng việc trong quá khứ



Đưa ra các kỹ năng phù hợp với công việc



Đối với công việc part-time, nhà tuyển dụng sẽ mong muốn bạn là người
thích ứng nhanh với cơng việc và làm việc năng suất hiệu quả do thời
gian làm việc của bạn không nhiều

Viết CV xin việc part-time như thế nào?
Bí quyết để cv lọt vào "mắt xanh" nhà tuyển dụng
1. Nói khơng với lỗi chính tả
Lỗi chính tả làm CV của bạn kém chuyên nghiệp thậm chí là thiếu tơn trọng vì nhà
tuyển dụng sẽ cho rằng bạn quá cẩu thả và không xem trọng công việc đang ứng
tuyển.
2. Tiêu đề và tên bản CV
Một lỗi cơ bản là thiếu tiêu đề CV, bạn cần có tên và vị trí ứng tuyển trong phần
này.


3. Khiêm tốn trong câu từ
CV là nơi “khoe” ra những điểm tốt đẹp của bản thân để thuyết phục nhà tuyển
dụng nhưng khơng ai ưa thích một người khoe mẽ, khoa trương. Vì vậy hãy “khoe”
thật khéo léo và khiêm tốn trong câu từ, tránh dùng những từ nói quá như “Tối rất/
vô cùng tự tin vào khả năng của mình”...
4. Nội dung liên kết, có dẫn chứng

Tính liên kết trong CV của bạn thể hiện ở việc tất cả những nội dung thơng tin đều
có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Đồng thời, những thơng tin đó cần có đầy đủ
dẫn chứng, người tham chiếu để thuyết phục nhà tuyển dụng.



×