Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 5 lưu ý đối với người lãnh đạo công ty doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.73 KB, 4 trang )

5 lưu ý đối với người lãnh đạo
công ty

Làm lãnh đạo là xây dựng các mối quan hệ có sức tác động, ảnh hưởng lên
người khác để tạo ra sự thay đổi hay làm cho công việc được trôi chảy.
Những nguyên tắc dưới đây của Bea Fields – một chuyên gia đào tạo và tư
vấn về lãnh đạo, phụ trách trung tâm Huấn luyện và đào tạo các nhà lãnh
đạo Five Star sẽ giúp bạn trở thành người được tin tưởng và vượt qua
những thử thách đang ngày một lớn ở thời đại hiện nay.
1. Nhà lãnh đạo phải có khả năng thúc đẩy việc áp dụng những ý
tưởng sáng tạo

Để đưa doanh nghiệp vững bước vào tương lai, các nhà lãnh đạo phải
thường xuyên kích thích, thúc đẩy việc đổi mới, ứng dụng những ý tưởng
sáng tạo vào công việc. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có sự chuẩn bị,
thử nghiệm để sau đó có thể tập trung vào chiến lược khả thi nhất, áp dụng
một quy trình, hệ thống làm việc tốt nhất, có khả năng đem lại nhiều lợi ích
nhất cho doanh nghiệp. Nguyên tắc ở đây là cách làm mới phải đem lại điều
mới mẻ tốt hơn cho khách hàng, cho tổ chức của doanh nghiệp.
2.
Nhà lãnh đạo phải làm cho các nhân viên thấy rằng họ được yêu
mến và được quan tâm

Khi nhân viên cảm nhận được sự yêu mến và quan tâm từ nhà lãnh đạo, họ
sẽ thấy mình là người có giá trị và sẽ làm việc với hiệu quả cao hơn. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy các nhà lãnh đạo thường quan niệm sai lầm rằng việc
quan tâm, yêu mến, cảm thông và chia sẻ với các nhân viên thuộc cấp sẽ
biến họ trở thành một nhà lãnh đạo yếu đuối. Hãy tin rằng con người sẽ chỉ
làm việc lâu dài với những người mà họ yêu mến.
3. Nhà lãnh đạo phải sẵn sàng lắng nghe những lời đồn đại và xây
dựng một cộng đồng đoàn kết dựa trên những gì đã nghe được



Tổ chức nào cũng có những người chuyên “ngồi lê đôi mách”, thích bàn ra
tán vào chuyện của người khác, tạo thành những thông điệp, những lời đồn
đại không tốt, làm xói mòn nhuệ khí của tổ chức. Nhà lãnh đạo cần phải lắng
nghe những lời đàm tiếu và sử dụng chúng như một công cụ để làm rõ
những vấn đề mà số đông nhân viên hay khách hàng đang đòi hỏi. Lắng
nghe các lời đồn đại cũng là cách mà các nhà lãnh đạo có thể phát hiện ra
những khách hàng hoặc nhân viên hay làm rò rỉ thông tin nhất để tìm cách
hạn chế điều này.
4.
Nhà lãnh đạo phải tâm huyết với việc không ngừng hoàn thiện
Bằng cách lắng nghe các nhân viên ở mặt trận “tiền tuyến” (nhân viên bán
hàng, marketing, phục vụ khách hàng) và công nhận giá trị của họ, nhà lãnh
đạo có thể xây dựng được một đội ngũ “những khách hàng nội bộ” trung
thành và đưa nhiều ý tưởng sáng tạo của họ vào thực tiễn, giúp doanh nghiệp
có những bước phát triển nhảy vọt. Thông qua việc củng cố sự giao tiếp nội
bộ, nhà lãnh đạo có thể làm cho các nhân viên làm việc có mục đích rõ ràng
và gắn bó lâu dài với tổ chức. Chỉ có một điều cấm kỵ: các nhà lãnh đạo
không nên buộc các nhân viên thuộc cấp làm những điều mà bản thân mình
không muốn làm. Nhà lãnh đạo phải là một mẫu hình về những gì mà tổ
chức mong đợi ở tất cả các thành viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ
đào tạo, phát triển đến hoàn thiện.
5.
Nhà lãnh đạo phải có một kế hoạch
Hoạch định chiến lược là việc tạo ra tác động tương lai đối với những quyết
định đã được đưa ra trong hiện tại. Nhà lãnh đạo phải có một kế hoạch, so sự
xem xét, cân nhắc mọi nhu cầu, đòi hỏi của hiện tại và tương lai, đứng trên
góc độ của tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị và mục tiêu của tổ chức. Những kế
hoạch mang tính chiến lược như vậy sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi dễ
dàng với các thay đổi, luôn làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng và tạo ra

tinh thần làm việc đồng đội ở tất cả các cấp trong tổ chức. Những chiến lược
này phải do chính các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp xây dựng nên với sự
đồng tình của các nhà đầu tư, các cổ đông.
Ng

×