Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Đề án mở chuyên nghành đào tạo tiến sĩ " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.86 KB, 45 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ ÁN MỞ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
TIẾN SĨ
1
MỤC LỤC
M UỞĐẦ 3
1. Gi i thi u v n v o t oớ ệ ề đơ ị đà ạ 3
2. Lu n c m chuyên ng nh o t o ti n sậ ứ ở à đà ạ ế ĩ 3
2.1. C n c pháp lý cho phép m chuyên ng nhă ứ ở à 3
2.2. Nhu c u o t o ti n s chuyên ng nh l u tr i v i s phát tri n c a ầ đà ạ ế ĩ à ư ữ đố ớ ự ể ủ
i h c Qu c gia H N i, v s phát tri n kinh t - xã h i, khoa h c - công Đạ ọ ố à ộ à ự ể ế ộ ọ
ngh c a Vi t Namệ ủ ệ 4
3. Tình hình o t o trên th gi i v Vi t Nam v chuyên ng nh l u trđà ạ ế ớ à ệ ề à ư ữ 7
4. Tuy n sinh cho chuyên ng nh o t o Ti n s l u tr h cể à đà ạ ế ĩ ư ữ ọ 9
4.1. i u ki n d tuy nĐ ề ệ ự ể 9
4.2. Các môn thi tuy nể 10
4.3. Ngu n tuy n sinhồ ể 10
5. i u ki n t ch c o t o c a n vĐ ề ệ ổ ứ đà ạ ủ đơ ị 10
5.1. i ng cán b gi ng d yĐộ ũ ộ ả ạ 10
5.2. Ho t ng nghiên c u khoa h c c a Khoa L u tr h c v QTVPạ độ ứ ọ ủ ư ữ ọ à 11
K t khi th nh l p n nay (n m 1996), Khoa L u tr h c v Qu n tr v n ể ừ à ậ đế ă ư ữ ọ à ả ị ă
phòng ã tri n khai nhi u t i khoa h c các c p. B ng th ng kê các t i đ ể ề đề à ọ ấ ả ố đề à
nghiên c u m Khoa ã th c hi n: Xem Ph l c 2, Ph l c 3.ứ à đ ự ệ ụ ụ ụ ụ 11
5.3 C s v t ch tơ ở ậ ấ 11
5.4. D ki n k ho ch o t o chung cho to n khoá h c v k ho ch c th ự ế ế ạ đà ạ à ọ à ế ạ ụ ể
cho n m h c 2010 - 2011ă ọ 13
6. Các h p tác, liên k t o t o, nghiên c u khoa h cợ ế đà ạ ứ ọ 14
II 15
III 16
Tên t i, công trìnhđề à 17
Tên t iđề à 27


Ph l c 4. CÁC H I NGH , H I TH O KHOA H C CHUYÊN NGÀNH Ã T ụ ụ Ộ Ị Ộ Ả Ọ Đ Ổ
CH C T I N V ÀO T O TRONG VÒNG 5 N M TR L I ÂYỨ Ạ ĐƠ Ị Đ Ạ Ă Ở Ạ Đ 28
Ph l c 5. DANH M C CÁC H NG NGHIÊN C U V CHUYÊN NGÀNH ụ ụ Ụ ƯỚ Ứ Ề
L U TR CHO N M H C 2010-2011Ư Ữ Ă Ọ 29
Ph l c 6. DANH M C D KI N CÁC TÀI LU N ÁN TI N S VÀ DANH ụ ụ Ụ Ự Ế ĐỀ Ậ Ế Ỹ
SÁCH D KI N CÁN B H NG D N CHO N M H C 2010-2011Ự Ế Ộ ƯỚ Ẫ Ă Ọ 31
Ph l c 7. DANH M C M T S SÁCH VÀ TÀI LI U HI N ANG B O QU N ụ ụ Ụ Ộ Ố Ệ Ệ Đ Ả Ả
T I T LI U Ạ Ư Ệ 33
KHOA L U TR H C VÀ QU N TR V N PHÒNGƯ Ữ Ọ Ả Ị Ă 33
: (495) 334-46-23Телефон 42
Утвержденные темы диссертаций 44
2
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về đơn vị đào tạo
Ngày 20 tháng 6 năm 1996, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký
Quyết định số 343/TCCB về việc thành lập Khoa Văn thư và Lưu trữ học trực
thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trên cơ sở phát triển Bộ
môn Lưu trữ Lịch sử của Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn (tiền thân là Bộ môn Lưu trữ học thuộc Khoa Lịch sử Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1967). Đến tháng 12 năm 1997 Khoa
Văn thư và Lưu trữ học được đổi tên thành Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng để phù hợp với nội dung đào tạo và hướng phát triển của Khoa.
Năm 1998, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng được Bộ Giáo dục và
Đào tạo ra Quyết định số 193/QĐ-BGD-ĐT-SĐH giao nhiệm vụ đào tạo cao học
chuyên ngành Lưu trữ học và Tư liệu học với mã số là 51002. Đến năm 2002 đổi
thành chuyên ngành Lưu trữ với mã số 60.32.24 theo Quyết định số
44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tính đến năm 2009, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã đào tạo
được một số lượng lớn các cử nhân và thạc sĩ, bao gồm:
- Trên 6.000 cử nhân Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (gồm cả chính

quy và tại chức).
- Trên 70 thạc sĩ Lưu trữ học và Tư liệu học, trong đó có 2 thạc sĩ là công
dân của nước CHDCND Lào.
Hơn 40 năm qua và cho đến hiện nay, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng (tiền thân là Bộ môn Lưu trữ lịch sử) vẫn luôn giữ được vị trí là địa chỉ
duy nhất ở Việt Nam có chức năng và uy tín trong việc nghiên cứu, đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao về lưu trữ học ở cả hai bậc đại học và sau đại học
2. Luận cứ mở chuyên ngành đào tạo tiến sĩ
2.1. Căn cứ pháp lý cho phép mở chuyên ngành
* Chủ trương của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước:
Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ,
Đảng ta rất chú trọng và quan tâm đến lĩnh vực này. Chính vì vậy, trong văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định một trong những nhiệm vụ
quan trọng mà các cơ quan tổ chức cần thực hiện tốt là “Bảo vệ và phát huy giá
trị của tài liệu lưu trữ”. Đây chính là định hướng cho sự phát triển của ngành lưu
3
trữ và công tác lưu trữ, trong đó có vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao về lưu trữ học.
Trên cơ sở chủ trương và đường lối chỉ đạo của Đảng, trong những năm
qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác lưu
trữ, trong đó có Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban
hành năm 2001. Tiếp theo đó, ngày 08/4/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 111/2004/NĐ-CP để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh nói trên.
Trong các văn bản này, vấn đề đào tạo cán bộ, công chức lưu trữ đã được xác
định là một trong những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước trong công tác lưu
trữ (Điều 25, Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia 2001)
* Các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội
Trong Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT Ngày 24 tháng 10 năm 2002
của Bộ ban hành Danh mục chuyên ngành đào tạo sau đại học, trong đó có ghi:
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ thuộc ngành Thông tin, mã số 60.32.24 và

đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ thuộc ngành Thông tin, mã số 62.32.24.01.
Như vậy Lưu trữ là chuyên ngành được phép đào tạo ở bậc tiến sĩ.
Trong Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (Ban hành
kèm theo Quyết định số 3810/KHCN ngày 10/10/2007 của Giám đốc Đại học
Quốc gia Hà Nội) đã có quy định cụ thể về điều kiện cần thiết đối với các đơn vị
tổ chức đào tạo sau đại học và các quy định khác về tổ chức đào tạo tiến sĩ.
Trên đây là những căn cứ pháp lý cơ bản để Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn nghiên cứu, xây dựng đề án trình và đề nghị Đại học Quốc gia
cho phép đào tạo chuyên ngành tiến sĩ về lưu trữ.
2.2. Nhu cầu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành lưu trữ đối với sự phát triển của Đại học Quốc
gia Hà Nội, và sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của Việt Nam
2.2.1. Đối với sự phát triển của Đại học quốc gia Hà Nội:
Đại học Quốc gia Hà Nội là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất
lượng cao, trong đó chuyên ngành lưu trữ học (bậc đại học) được bắt đầu đào tạo
từ năm 1967 tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây, nay là Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với những đóng
góp quan trọng về đào tạo nguồn nhân lực bậc cao cho ngành lưu trữ trong gần
45 năm qua; với đội ngũ cán bộ cơ hữu và kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn
cao; với kinh nghiệm về quản lý và giảng dạy uy tín, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội hiện là cơ sở duy nhất trong cả
4
nước có đủ điều kiện và năng lực đào tạo sau đại học về lưu trữ. Việc đào tạo
Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ học ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội không chỉ nhàm nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ giảng dạy của trường mà còn cung cấp đội ngũ cán bộ, giảng viên
cho các cơ sở đào tạo về lưu trữ học trong cả nước. Đây là trách nhiệm, đồng
thời cũng là nhiệm vụ nhằm khẳng định và nâng cao vị thế và sự phát triển của
một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học lớn nhất trong cả nước.
2.2.2. Đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước:
- Từ trước đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tài

liệu lưu trữ là bằng chứng có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, được khai thác và
sử dụng để chứng minh chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên đất liền, trên
biển; cung cấp thông tin để nhà nước và các cơ quan có cơ sở hoạch định chính
sách; phát triển quan hệ hợp tác quốc tế; đảm bảo an ninh quốc phòng và xây
dựng, phát triển kinh tế, văn hoá; đảm bảo an sinh xã hội và những quyền lợi
chính đáng của công dân v.v…
- Trong hoạt động quản lý, tài liệu lưu trữ nói chung là nguồn thông tin
quá khứ và bằng chứng pháp lý giúp các cơ quan có căn cứ và cơ sở trong việc
ban hành các quyết định quản lý; phục vụ việc xây dựng kế hoạch, tổng kết hoạt
động; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra và là bằng chứng
tin cậy trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và tố cáo
- Về mặt khoa học, tài liệu lưu trữ được hình thành qua các thời kỳ lịch sử
của đất nước là nguồn sử liệu phong phú, đa dạng và chân thực nhất đối với việc
nghiên cứu khoa học nói chung, đặc biệt là nghiên cứu lịch sử. Tài liệu lưu trữ
cung cấp những chứng cứ, tư liệu để các nhà nghiên cứu tái dựng, xác minh các
sự kiện lịch sử và những vấn đề liên quan phục vụ cho việc biên soạn lịch sử bao
gồm lịch sử dân tộc, lịch sử các cơ quan nhà nước, lịch sử ngành, lịch sử địa
phương, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tiểu
sử các danh nhân…
- Dưới góc độ văn hoá, tài liệu lưu trữ là một trong những di sản văn hoá
đặc biệt, phản ánh phong tục, tập quán và đời sống của nhân dân, bảo tồn những
giá trị văn hoá của quốc gia, dân tộc.
Với những ý nghĩa đặc biệt trên đây, tài liệu lưu trữ luôn được tất cả các
quốc gia, các nhà nước quan tâm lưu giữ, bảo quản và khai thác để phục vụ lợi
ích quốc gia, dân tộc, lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5
Muốn thực hiện được nhiệm vụ trên đây, tất cả các quốc gia đều phải quan tâm
tổ chức công tác lưu trữ, thiết lập các cơ quan lưu trữ và đào tạo nguồn nhân
lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về lưu trữ để có thể giúp nhà
nước và các cơ quan sưu tầm, bảo quản và phục vụ nhu cầu khai thác thông tin

trong tài liệu lưu trữ.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ,
nên ngay từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, công tác lưu trữ đã được tổ chức
thành một ngành hoạt động của Nhà nước và xã hội. Hai hệ thống tổ chức lưu
trữ từ trung ương đến địa phương đã được hình thành; đó là hệ thống lưu trữ
Đảng và hệ thống lưu trữ của Nhà nước, bao gồm các cơ quan quản lý, các
phòng, kho và các trung tâm lưu trữ. Ngoài ra còn có các cơ sở đào tạo, nghiên
cứu khoa học về lĩnh vực này. Nguồn nhân lực làm công tác lưu trữ cũng đã
được đào tạo ở các bậc học khác nhau.
Như vậy, công tác lưu trữ được hình thành xuất phát từ nhu cầu sử dụng
và bảo quản thông tin quá khứ và hiện tại để phục vụ cho hoạt động quản lý, xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác của
tổ chức, công dân.
Công tác lưu trữ là công tác mang tính chất khoa học, nghiệp vụ, đòi hỏi
người làm công tác này phải qua các trường lớp đào tạo ở các bậc học khác
nhau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ.
Ở nước ta, nguồn nhân lực làm công tác lưu trữ và công tác văn thư qua
đào tạo trung học và đại học đã lên đến hàng nghìn người. Tuy nhiên số cán bộ
có trình độ tiến sĩ lưu trữ học thì rất ít, chỉ trên dưới 10 người. Phần lớn các cán
bộ có trình độ tiến sỹ được đào tạo ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu trong các thập niên 70, 80 của thế kỷ XX. Nhiều người trong số đó đã nghỉ
hưu hoặc sắp nghỉ hưu. Hiện tại, số cán bộ có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo
sư để đáp ứng các nhu cầu trên chỉ còn 10 người là cán bộ cơ hữu và được phân
bổ như sau:
- Bộ Nội vụ: 1 TS.
- Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước: 2 TS.
- Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn: 2 TS và 3 PGS.
- Trường Cao đẳng Nội vụ (Bộ Nội vụ): 3 TS.
6

- Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (Phân viện
Thành phố Hồ Chí Minh): 1 TS.
- Học viện Báo chí và tuyên truyền: 1 TS
Hiện nay, nước ta đang đứng trước thực trạng thiếu nguồn nhân lực có
trình độ cao về lưu trữ học để quản lý, chỉ đạo công tác lưu trữ ở tầm vĩ mô, làm
công tác nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận về lĩnh vực này, giảng dạy đại
học và sau đại học về lưu trữ học. Bởi vậy, mở hệ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành
lưu trữ là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng Trường Đại học KHXH&NV Đại học Quốc gia Hà Nội.
Việc mở hệ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành lưu trữ nhằm cung cấp cho xã
hội nguồn nhân lực có trình độ cao để đảm nhiệm các công việc sau:
- Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để xây dựng lý luận và phương pháp về
công tác lưu trữ và khoa học lưu trữ (lưu trữ học).
- Tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, chính
sách và tổ chức quản lý về công tác lưu trữ ở nước ta.
- Đảm nhiệm công tác quản lý văn thư - lưu trữ ở các cơ quan và các kho
lưu trữ, các Trung tâm lưu trữ quốc gia, các trung tâm lưu trữ của tỉnh, thành
phố, các kho lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức khác.
- Làm cán bộ quản lý, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cán bộ lưu trữ ở các
bậc khác nhau.
Với lý do trên, có thể khẳng định rằng việc mở hệ đào tạo tiến sĩ lưu trữ
hiện nay đã trở nên vô cùng cấp thiết đối với ngành lưu trữ Việt Nam.
3. Tình hình đào tạo trên thế giới và Việt Nam về chuyên ngành lưu trữ
Việc đào tạo cán bộ lưu trữ đã được tiến hành ở một số nước ở châu Âu từ
thế kỷ XVI, tuy nhiên từ đầu thế kỷ XIX mới bắt đầu đào tạo đại học lưu trữ.
Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới mở trường đào tạo cán bộ lưu trữ bậc đại
học vào năm 1821 với tên gọi Đại học Lưu trữ và Cổ tự học (Ecole des Chartes).
Đến nửa sau thế kỷ XIX Viện nghiên cứu lịch sử Áo - Hung đã mở lớp đào tạo
sau đại học về lưu trữ học. Ở Liên Xô: Sau Cách mạng tháng 10 năm 1917, nước
Nga Xô viết đã mở chuyên ngành đào tạo cán bộ lưu trữ lịch sử ở Trường Đại

học Tổng hợp Mátxcơva và XanhPetecbua. Đến năm 1931, Trường Đại học Lưu
trữ Lịch sử Quốc gia Matxcơva được thành lập trên cơ sở phát triển khoa Lưu
trữ - Lịch sử từ Trường Đại học Tổng hợp mang tên Lômônôxốp. Năm 1934
Trường này bắt đầu mở hệ đào tạo nghiên cứu sinh.
7
Công tác đào tạo cán bộ đại học và sau đại học lưu trữ ở Liên Xô phát
triển mạnh mẽ từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trường Đại học Lưu trữ lịch sử
Quốc gia Mátxcơva, nay là Trường Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia Nga
không chỉ đào tạo cán bộ có trình độ cử nhân, phó tiến sĩ và tiến sĩ khoa học về
Lưu trữ - lịch sử, Văn kiện học, Công bố học cho toàn Liên bang mà còn đào tạo
cán bộ có trình độ cao cho các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và nhiều nước
trên thế giới. Hiện nay, Trường Đại học Tổng hợp Nhân văn Quốc gia Nga vẫn
đang phát triển. Ngoài cơ sở đào tạo này, ở Mátxcơva còn có Viện nghiên cứu
toàn liên bang về văn bản học và lưu trữ học (VNIIDAD), Viện này cũng có
chức năng đào tạo tiến sĩ lưu trữ học. Ở Liên bang Nga còn một số cơ sở khác
cũng được phép đào tạo chuyên ngành lưu trữ bậc sau đại học như Trường Đại
học Tổng hợp Xanh Petecbua,…
Ở nhiều nước châu Âu khác như Vương quốc Anh, Cộng hoà Liên bang
Đức, Cộng hoà Pháp, Ba Lan, Hungari, Bungari… đều mở chuyên ngành lưu trữ
ở các Trường Đại học Tổng hợp; có nước mở thành một khoa độc lập, có nước
là bộ môn trong khoa Lịch sử hoặc khoa Thông tin - Thư viện. Ở Trung Quốc,
hệ đào tạo đại học Lưu trữ được đặt ở trường Đại học Nhân dân Bắc Kinh từ đầu
thập niên 50 của thế kỷ XX, là một khoa độc lập. Sau thời kỳ cải cách mở cửa
của Trung Quốc, khoa này được nâng cấp thành Học viện khoa học Lưu trữ trực
thuộc Trường Đại học nhân dân Bắc Kinh. Ở Trung Quốc hiện có 20 trường đại
học có hệ đào tạo lưu trữ học. Nhiều trường trong số đó đã tổ chức đào tạo tiến
sĩ như Học viện Lưu trữ học thuộc Đại học nhân dân Bắc Kinh; Trường Đại học
Tôn Trung Sơn…
Ở Việt Nam, hệ đào tạo cử nhân Lưu trữ lịch sử được mở ở Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1967. Hệ đào tạo cao học chuyên

ngành Lưu trữ học và tư liệu học được mở theo Quyết định số 193 QĐ/ĐT-SĐH
ngày 03 tháng 02 năm 1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mã ngành 51002 tại
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Đây là cơ sở duy nhất đào tạo thạc sĩ
Lưu trữ học và Tư liệu học ở nước ta hiện nay. Tính đến năm 2008 đã có 65 học
viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ. Năm 2009, số
lượng này lên tới 70 học viên. Những người này đã trở thành những cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu và quản lý ở các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp, Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung
8
ương Đảng, các Trung tâm lưu trữ Quốc gia, Lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Do nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực có trình độ sau đại học về Lưu
trữ học ngày càng tăng, nên số học viên cao học của chuyên ngành cũng ngày
một đông hơn. Mỗi khoá tuyển từ 10 đến 15 thí sinh thi vào học chuyên ngành
Lưu trữ. Nhiều người đã tốt nghiệp thạc sĩ ngành này có nguyện vọng được học
tiếp lên bậc tiến sĩ.
4. Tuyển sinh cho chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ lưu trữ học
4.1. Điều kiện dự tuyển
Những người dự tuyển cần bảo đảm các điểu kiện sau:
- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp, hoặc gần chuyên
ngành đăng kí dự thi.
- Có bằng thạc sĩ chuyên ngành khác và có bằng tốt nghiệp đại học chính
quy ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng kí dự thi. Trường hợp này
thí sinh phải có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập
công trình hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi và phải dự thi theo chế
độ đối với người chưa có bằng thạc sĩ.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại giỏi trở lên và
có ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình
hội nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành đúng, loại khá và có ít

nhất 02 bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội
nghị khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi.
Nội dung các bài báo phải phù hợp với hướng chuyên ngành đăng kí dự
thi.
* Người dự thi nghiên cứu sinh (NCS) cần có ít nhất 2 năm làm việc
chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng kí dự thi (tính từ ngày kí
quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp
được chuyển tiếp sinh.
9
4.2. Các môn thi tuyển
4.2.1. Đối với thí sinh chưa có bằng thạc sĩ:
a. Môn cơ bản: Công tác văn thư.
b. Môn cơ sở: Lý luận và phương pháp công tác lưu trữ.
c. Môn Ngoại ngữ: Chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung
Quốc.
d. Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
4.2.2. Đối với thí sinh đã có bằng thạc sĩ:
a. Môn Ngoại ngữ: Chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Đức, Nga, Pháp, Trung
Quốc.
b. Bảo vệ đề cương nghiên cứu.
4.3. Nguồn tuyển sinh
- Dự kiến tuyển sinh từ các ngành sau: Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
(cử nhân), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà
Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Thạc sĩ Lưu trữ học và Tư liệu học (nay là Lưu trữ) Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ngành lịch sử Việt Nam cổ - trung đại, cận - hiện đại.
- Ngành Hành chính, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ngành Thông tin, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại
học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

5. Điều kiện tổ chức đào tạo của đơn vị
5.1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy
5.1.1. Đội ngũ cán bộ, giảng viên:
Đội ngũ cán bộ giảng viên gồm: Đội ngũ cán bộ giảng viên, cán bộ cơ hữu
thuộc biên chế của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm có 6 cán
bộ, trong đó 05 Phó Giáo sư, 02 tiến sĩ; Cán bộ kiêm nhiệm thuộc biên chế ngoài
Đại học Quốc gia Hà Nội (công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ; Cục Văn thư
Lưu trữ Nhà nước…) và một số cán bộ, giảng viên đã nghỉ hưu, trong đó có 01
Giáo sư, 04 Phó giáo sư, 03 Tiến sĩ. Chi tiết Phụ lục 1.
5.1.2. Lý lịch khoa học, năng lực nghiên cứu, đào tạo của cán bộ giảng
viên:
10
Lý lịch khoa học, năng lực nghiên cứu, đào tạo của cán bộ giảng viên
được tổng hợp thành Quyển Lý lịch khoa học, bản sao văn bằng cao nhất và văn
bản tham gia đào tạo của thành viên.
5.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Lưu trữ học và QTVP
5.2.1. Các đề tài Khoa đã thực hiện:
Kể từ khi thành lập đến nay (năm 1996), Khoa Lưu trữ học và Quản trị
văn phòng đã triển khai nhiều đề tài khoa học các cấp. Bảng thống kê các
đề tài nghiên cứu mà Khoa đã thực hiện: Xem Phụ lục 2, Phụ lục 3.
5.2.2. Các hội thảo khoa học chuyên ngành Lưu trữ đã tổ chức: Khoa lưu
trữ học và Quản trị văn phòng đã tổ chức được 04 cuộc hội thảo. Chi tiết xem
Phụ lục 4.
5.2.3. Danh mục hướng nghiên cứu cho các đề tài luận án tiến sĩ Lưu trữ:
Xem Phụ lục 5.
5.2.4. Dự kiến Danh mục đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ và
dự kiến cán bộ hướng dẫn: Xem Phụ lục 6.
5.3 Cơ sở vật chất
a. Trang thiết bị:
- Hệ thống giảng đường, thư viện trường, trang thiết bị phương tiện giảng

dạy đảm bảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
- Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN.
- Phòng Tư liệu của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, bao gồm hệ
thống tư liệu phong phú trong và ngoài nước.
- Thư viện thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ văn thư lưu trữ, Cục
Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. (có Biên bản Thoả thuận hợp tác, trao đổi tư liệu
giữa Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng với Trung tâm Khoa học và Công
nghệ văn thư lưu trữ số 63/BB-LTH ngày 02 tháng 10 năm 2009 kèm theo)
b. Sách và tạp chí phục vụ cho công tác đào tạo Tiến sĩ Lưu trữ:
Hệ thống tư liệu của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng rất đa dạng
và phong phú, đáp ứng yêu cầu của đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ.
Bên cạnh đó là hệ thống các cơ quan lưu trữ từ Trung ương đến địa phương. Đây
cũng là những địa chỉ cung cấp các tư liệu quan trọng cho các nghiên cứu sinh
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.
11
Một số tư liệu cơ bản: Xem Phụ lục 7.
c. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội có đủ kinh phí đáp ứng yêu cầu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ. Với bề
dày kinh nghiệm của mình, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hoàn toàn
có đầy đủ năng lực quản lý công tác đào tạo Tiến sĩ theo đúng yêu cầu của Bộ
Giáo dục Đào tạo và Đại học Quốc gia Hà Nội.
c.1. Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch đào tạo
c.1.1. Cơ cấu nguồn:
Nguồn thu để chi phí trực tiếp cho chương trình đào tạo được lấy từ nguồn
chủ yếu sau:
- Học phí từ NCS đóng góp: Nguồn thu này tất cả NCS phải nộp.
- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho
những đối tượng hưởng lương từ ngân sách được cơ quan cử đi học và trong chỉ
tiêu được tuyển sinh duyệt.

c.1.2. Mức thu:
Căn cứ Quyết định số 1310/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
02/8/2009 về việc điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và căn cứ Văn
bản hướng dẫn số 2439/KHTC-HD của ĐHQGHN ngày 08/7/2009 về việc
hướng dẫn xây dựng ngân sách năm 2010 của các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN,
mức thu và đối tượng thu cụ thể như sau:
c.1.2.1. Nguồn thu từ người học:
- NCS có bằng thạc sỹ:
+ Học phí:
Mức thu 330,000đ/NCS/tháng.
Thời gian thu: 10 tháng/năm và được thực hiện trong 03 năm.
- NCS có bằng cử nhân:
+ Học phí:
Mức thu 330,000đ/NCS/tháng.
Thời gian thu: 10 tháng/năm và được thực hiện trong 04 năm.
c.1.2.2. Nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp:
12
Ngân sách nhà nước cấp theo định mức của từng năm cụ thể cho NCS
thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan cử đi học và trong
chỉ tiêu tuyển sinh được phê duyệt: 4,220,000đ/NCS/năm
c.1.3. Tổng nguồn thực hiện kế hoạch đào tạo:
Trên cơ sở định mức thu theo quy định chung của nhà nước và nguồn bổ
sung của nhà trường thì kinh phí để chi cho một NCS cụ thể như sau:
- NCS có bằng cử nhân:
30,080,000đ/NCS/khoá.
- NCS có bằng thạc sỹ:
22,560,000đ/NCS/khoá.
c.2. Chi tiết thực hiện kế hoạch đào tạo
c.2.1. Hội đồng bảo vệ luận án cấp cơ sở:

Chủ tịch hội đồng: 500,000đ x 01 người
Phản biện: 650,000đ x 03 người
Uỷ viên: 450,000đ x số người
Uỷ viên - Thư ký: 500,000đ x 01 người
Đại biểu: 100,000đ x 03 người
c.2.2. Hội đồng bảo vệ luận án cấp nhà nước:
Chủ tịch hội đồng: 650,000đ x 01 người
Phản biện: 800,000đ x số người
Uỷ viên: 550,000đ x số người
Uỷ viên - Thư ký: 650,000đ x 01 người
Đại biểu: 100,000đ x 04 người
c.2.3. Chi phí nhận xét tóm tắt luận án: 200,000đ/bài (01 luận án có 50
bản tóm tắt).
Tổng chi phí của nhận xét tóm tắt là 10,000,000đ.
c.2.4. Chi phí hướng dẫn luận án: 3,500,000đ/năm
5.4. Dự kiến kế hoạch đào tạo chung cho toàn khoá học và kế hoạch cụ thể cho năm học
2010 - 2011
- Dự kiến tuyển sinh: Năm 2010.
- Chỉ tiêu: 06.
- Chương trình học của bậc đào tạo Tiến sĩ Lưu trữ: Theo Quy chế hiện
hành, chương trình đào tạo Tiến sĩ gồm 03 phần:
13
a. Phần 1: Các chuyên đề trong chương trình Thạc sĩ Lưu trữ theo quy
định ở các điểm a, b; khoản 3, điều 5 Quy chế đào tạo sau đại học hiện hành;
b. Phần 2: Các chuyên đề Tiến sĩ.
- Chuyên đề 1: Xã hội hoá công tác lưu trữ.
- Chuyên đề 2: Lưu trữ và phát triển.
- Chuyên đề 3: Tài liệu lưu trữ với nghiên cứu khoa học.
- Chuyên đề 4: Luật pháp lưu trữ.
- Chuyên đề 5: Quản lý công tác lưu trữ.

- Chuyên đề 6: Lưu trữ chuyên ngành.
- Chuyên đề 7: Bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
- Chuyên đề 8: Giải mật tài liệu lưu trữ.
- Chuyên đề 9: Lý thuyết hệ thống và việc xử lý thông tin văn bản.
c. Phần 3: Luận án tiến sĩ.
6. Các hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng hiện đang có quan hệ hợp tác với
Bộ môn Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời đang
xúc tiến hợp tác đào tạo với một số trường đại học trên thế giới có đào tạo
chuyên ngành lưu trữ.
7. Các khung chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ của một số
Trường đại học trên thế giới (Xem Phụ lục 8).
7.1. Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lưu trữ của Trường Đại
học Tổng hợp London (Anh)
7.2. Chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ của Trường Đại học Tổng hợp
Nhân văn Quốc gia Nga.
7.3. Chương trình đào tạo tiến sĩ của Viện nghiên cứu khoa học toàn Nga
về Văn bản học và Lưu trữ học (VNIIDAD).
7.4. Chương trình đào tạo tiến sĩ của Đại học Tổng hợp New South Wales
(Úc)
14
Phụ lục 1. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THAM GIA ĐÀO TẠO TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ
STT
Họ và tên, năm sinh,
Chức vụ hiện tại
Chức danh
khoa học,
năm công nhận
Học vị,

nước tốt
nghiệp, năm
cấp bằng
Chuyên ngành
đào tạo
Cơ quan, đơn vị
chủ quản
I Cán bộ giảng viên, cán bộ cơ hữu thuộc biên chế của Trường ĐHKHXH&NV
1 Đào Xuân Chúc, SN 1949
Chủ nhiệm Bộ môn: Quản trị VP
PGS năm 2003 TS năm 1995
tại Việt Nam
Biên soạn Lịch sử -
và Sử liệu học
Trường ĐH KHXH &
NV, ĐHQG HN
2 Hoàng Hồng, SN 1953 PGS năm 2006 TS năm 1994
tại Việt Nam
Lịch sử sử học và
Sử liệu học
Trường ĐH KHXH &
NV, ĐHQGHN
3 Nguyễn Liên Hương, SN 1958
P. Chủ nhiệm Khoa
P. Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ học
TS năm 2002
tại Việt Nam
Lịch sử Trường ĐH KHXH &
NV, ĐHQGHN
4 Nguyễn Văn Hàm, SN 1944 PGS năm 1991 Lưu trữ - Lịch sử Trường ĐH KHXH &

NV, ĐHQGHN
5 Đoàn Thị Hoà, SN 1971
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lưu trữ học
TS năm 2003
tại Nga
Lưu trữ học Trường ĐH KHXH &
NV, ĐHQGHN
6 Vũ Thị Phụng, SN 1959
Chủ nhiệm Khoa
Chủ nhiệm Bộ môn: Văn bản và
Hành chính học
PGS năm 2005 TS năm 1999
tại Việt Nam
Biên soạn Lịch sử -
và Sử liệu học
Trường ĐH KHXH &
NV, ĐHQG HN
II Cán bộ kiêm nhiệm thuộc biên chế ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội
7 Nguyễn Cảnh Đương, SN 1953
Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng
TS năm 1989
tại Nga
Lưu trữ học Trường Cao đẳng
Nội vụ Hà Nội
15
Nội vụ
8 Nguyễn Hữu Hùng, SN 1950
Trưởng Ban
PGS năm 1996 TS năm 1985
tại Nga

Khoa học thông tin Bộ Khoa học Công
nghệ
III Cán bộ, giảng viên đã nghỉ hưu
9 Vương Đình Quyền, 1932 PGS năm 1992 Lưu trữ - Lịch sử Hội Văn thư Lưu trữ
Việt Nam
10 Nguyễn Lệ Nhung, SN 1954 TS năm 2000
tại Việt nam
Biên soạn Lịch sử -
và Sử liệu học
Hội Văn thư Lưu trữ
Việt Nam
11 Dương Văn Khảm, SN 1943
Chủ Tịch Hội Văn thư Lưu trữ VN
PGS năm 2005 TS năm 1985
tại Berlin
(Đức)
Lưu trữ - Lịch sử Hội Văn thư Lưu trữ
Việt Nam
12 Nguyễn Minh Phương, SN 1941 PGS năm 2003 TS năm 1986
tại Bungari
Lưu trữ - Lịch sử Hội Văn thư Lưu trữ
Việt Nam
13 Nguyễn Văn Thâm, SN 1943
Giảng viên cao cấp
Giáo sư năm
2006
TSKH năm
1991 tại
Liên Xô
Lưu trữ và

Văn bản học
Học viện Hành chính
Quốc gia
16
Phụ lục 2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TRONG 5 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY PHÙ HỢP VỚI
CHUYÊN NGÀNH LƯU TRỮ (DO CÁN BỘ THUỘC BIÊN CHẾ CỦA ĐHQGHN THỰC HIỆN)
TT
Tên đề tài, công trình
Tên tác giả Nguồn công bố
1 Suy nghĩ về xác định mục tiêu và chương trình
đào tạo ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
Đào Xuân Chúc “Những vấn đề của khoa học lưu trữ ở các tỉnh
phía Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước” -
Nxb ĐHQG Tp Hồ Chí Minh, 2005, tr.127-133
2 Giảng dạy môn Lưu trữ tài liệu nghe nhìn ở Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng - Kết quả và
những vấn đề đặt ra.
Đào Xuân Chúc Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “40 năm nghiên cứu
và đào tạo đại học Lưu trữ ở việt Nam - Thành
tựu và những vấn đề đặt ra”, Nxb ĐHQGHN,
2007, tr.231-236
3 40 năm nghiên cứu và đào tạo đại học Lưu trữ ở
Việt Nam: Thành tựu và những vấn đề đặt ra
Đào Xuân Chúc Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “40 năm nghiên cứu
và đào tạo đại học Lưu trữ ở việt Nam - Thành
tựu và những vấn đề đặt ra”, Nxb ĐHQGHN,
2007, tr.15-21
4 Văn phòng và Quản trị văn phòng - Một số nhận

thức lý luận.
Đào Xuân Chúc Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Quản trị văn phòng
- Lý luận và thực tiễn”, Nxb ĐHQGHN, 2005,
tr.46-60
5 Tổ chức lao động khoa học công tác văn phòng -
Một nội dung của Quản trị văn phòng
Đào Xuân Chúc Kỷ yếu Hội thảo Khoa học “Quản trị văn phòng
- Lý luận và thực tiễn”, Nxb ĐHQGHN, 2005,
tr.167-179
6 Đào tạo nguồn nhân lực quản trị văn phòng ở
Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN.
Đào Xuân Chúc Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 8 - 2007
17
7 Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển ngành
đào tạo Nguồn nhân lực Lưu trữ học và Quản trị
văn phòng.
Đào Xuân Chúc Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 10 -
2007
8 Hơn nửa thế kỷ bảo tồn và phát huy giá trị của tài
liệu lưu trữ nghe nhìn ở Việt Nam.
Đào Xuân Chúc Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 12 -
2008
9 Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam - Nguồn tư
liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu khoa học và
đào tạo đại học, sau đại học ở Việt Nam.
Đào Xuân Chúc Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 4 - 2009
10 Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảnh
trong công tác nghiên cứu lịch sử và công tác giáo
dục – đào tạo
Đào Xuân Chúc Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 9 - 2009

11 Phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nghe nhìn trong
nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
Đào Xuân Chúc Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị tài
liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn”, ngày 30/12/2009
12 Các nguồn tài liệu lưu trữ về quan hệ Việt Nam –
Liên Xô (1950 – 1991).
Đào Xuân Chúc Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1 - 2010
13 Một số thành tựu bước đầu trong hoạt động của
Trung tâm Bảo hiểm Tài liệu lưu trữ Quốc gia.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 - 2006
14 Tiết kiệm giấy - Việc làm thiết thực hưởng ứng
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5 - 2007
15 Đổi mới, nâng cao toàn diện chất lượng công tác
văn thư, lưu trữ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo
của Đảng.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9 - 2007
16 45 năm bảo vệ, bảo quản an toàn TLLTQG.
Phát huy giá trị TLLT trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 8 - 2007
17 Chấn chỉnh công tác thu, nộp hồ sơ khoa học. Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1 - 2008
18
18 Những lợi thế và hạn chế cơ bản khi sử dụng tài
liệu điện tử trong hoạt động của cơ quan quản lý
nhà nước.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 7 - 2008
19 Bàn về khái niệm tài liệu điện tử. Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 8 - 2008

20 Khái niệm. vai trò và tầm quan trọng của siêu dữ
liệu trong quản lý tài liệu điện tử.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 9 - 2008
21 Quan điểm mới về mô hình quản lý tài liệu - Tiền
đề đổi mới công tác văn thư - lưu trữ.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11 - 2008
22 Quảng Nam đẩy mạnh đổi mới công tác văn thư
lưu trữ tạo động lực cho sự phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 3 - 2008
23 Phố Nguyễn Cảnh Chân ở Hà Nội có từ bao giờ. Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 - 2008
24 Bi kịch của Tiết nghĩa trung thần Đặng Tất: Vua
không sáng Chết hiền thần.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5 - 2008
25 Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành. Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6 - 2008
26 Quản lý tài liệu hộp thư điện tử. Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 2 - 2009
27 Sáng suốt chọn lối, mở đường thúc đẩy sự nghiệp
văn thư, lưu trữ phát triển bền vững.
Nguyễn Cảnh Đương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 - 2009
28 Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ - Nhìn nhận
từ thực tiễn Việt Nam.
Nguyễn Văn Hàm Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 3 - 2003
29 Công bố, giới thiệu tài liệu trên Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam - Những đóng góp quan trọng về mặt sử
liệu.
Nguyễn Văn Hàm Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 5 - 2003
30 Trao đổi về một số nguyên tắc chung trong công
bố tài liệu.
Nguyễn Văn Hàm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5 - 2005
31 Một số vấn đề lý luận công bố tài liệu lưu trữ. Nguyễn Văn Hàm Tạp chí Dấu ấn thời gian số 1 - 2005

32 Phân loại tài liệu trong công tác lưu trữ Nguyễn Văn Hàm Đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản cấp
ĐHQGHN, Mã số CB.04.01, nghiệm thu năm
19
2005
33 Nhìn lại 40 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại
học lưu trữ ở Việt Nam
Nguyễn Văn Hàm 40 năm nghiên cứu và đào tạo đại học lưu trữ ở
Việt Nam - Thành tựu và những vấn đề đặt ra.
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2007, trang 22-
39
34 Công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ phục vụ xã hội Nguyễn Văn Hàm Kỷ yếu hội thảo Việt Nam học lần thứ 3 từ
ngày 5-7/12/2008
35 Công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên Tạp chí
Văn thư Lưu trữ Việt nam
Nguyễn Văn Hàm Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 4 - 2009,
trang 18-19, 24
36 Vài nét về Luật Lưu trữ Liên bang Nga 2004. Đoàn Thị Hoà Tạp chí Văn thư lưu trữ Việt Nam, số 1- 2007.
37 Suy nghĩ về việc giảng dạy Sử liệu học cho sinh
viên Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
Đoàn Thị Hoà 40 năm nghiên cứu và đào tạo đại học lưu trữ ở
Việt Nam - Thành tựu và những vấn đề đặt ra.
Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2007.
38 Longlots Ch. Seignobos và vấn đề phương pháp
nghiên cứu lịch sử
Đoàn Thị Hoà Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 11+12 - 2008
39 Bàn về quan hệ giữa Lưu trữ học và Sử liệu học Đoàn Thị Hoà Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11 - 2009
40 Giá trị sử liệu của tài liệu lưu trữ có xuất xứ cá
nhân
Đoàn Thị Hoà Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị tài
liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu khoa học xã

hội và nhân văn”, ngày 30/12/2009
41 Tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn hình thành
trong hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường
Nguyễn Liên Hương Đề tài nghiên cứu cấp Trường, nghiệm thu năm
2005
42 Tài liệu lưu trữ và vấn đề dạy và học môn lịch sử
Việt Nam
Nguyễn Liên Hương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11 -
2007
43 Quản lý tài liệu chuyên môn hình thành từ hoạt
động của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguyễn Liên Hương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6 - 2007
44 Mối quan hệ và trách nhiệm giữa các chủ thể
trong hoạt động khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
Nguyễn Liên Hương Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị tài
liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu khoa học xã
20
hội và nhân văn”, ngày 30/12/2009
45 Vấn đề cấp bách trong phân loại và tổ chức lưu
trữ tài liệu khoa học – công nghệ ở Việt Nam.
Nguyễn Liên Hương Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 -2010;
46 Thông tin: Từ lý luận tới thực tiễn. Nguyễn Hữu Hùng NXB văn hoá Thông tin, H.VHTT, 2005, 835tr
47 Thông tin học - Khoa học của thời đại thông tin. Nguyễn Hữu Hùng Tạp chí Hoạt động khoa học, số 8 - 2007
48 G.M Dobrov và sự phát triển ngành Khoa học
Luận ở Việt Nam
Nguyễn Hữu Hùng Tạp chí Quốc tế về Khoa học luận, số 1 - 2009,
(Tiếng Nga)
49 Sách: Lý luận và phương pháp công tác văn thư Vương Đình Quyền NXB ĐH Quốc gia, 2005
50 Thể thức văn bản và thể thức văn bản quản lý nhà

nước - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1
-2004;
51 Vấn đề tiêu chuẩn hoá văn bản quản lý nhà nước
nhìn từ góc độ lý luận
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6 - 2004
52 Luật lệ kiêng huý trong văn bản đặt tên người và
địa danh thời phong kiến Việt Nam
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 3 - 2005;
53 Trở lại vấn đề bản chính, bản sao, bản thảo và bản
gốc
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5 - 2005;
54 Cơ cấu lại ngành nghề đào tạo, điều chỉnh bổ
sung chương trình đào tạo đại học, một nhiệm vụ
cấp thiết của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng
Vương Đình Quyền Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Quản trị văn phòng
- lý luận và thực tiễn”, NXB Đại học Quốc gia
HN, năm 2005;
55 Lưu trữ Việt Nam 60 năm sau cách mạng tháng
Tám 1945 - những nhân tố quyết định sự phát
triển
Vương Đình Quyền Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 1 - 2005;
56 Đào tạo cán bộ đại học và sau đại học về lưu trữ
học và quản trị văn phòng - Thành tựu và kinh
nghiệm
Vương Đình Quyền Kỷ yếu Hội thảo khoa học “100 năm đào tạo
các ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt
Nam”, NXB ĐHQG Hà Nội, 2006;
57 Tài liệu lưu trữ - Một thuật ngữ lưu trữ cần được

hiểu và định nghĩa chính xác
Vương Đình Quyền Dấu ấn thời gian, số 3 - 2007
21
58 Tàng thư lâu - Một di tích lịch sử - văn hoá về lưu
trữ cần được tôn tạo, bảo tồn và phát huy tác dụng
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 3 - 2007;
59 Văn bia thời phong kiến Việt Nam - Những trang
sử đá, một nguồn sử liệu có giá trị
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 7 - 2007;
60 Quá trình chuẩn bị thành lập cơ quan quản lý lưu
trữ của Đảng và Nhà nước,
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 8 -
2007;
61 Quản lý và sử dụng con dấu của các hoàng đế
triều Nguyễn
Vương Đình Quyền Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 4 - 2007;
62 Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo việc giữ gìn bí
mật quốc gia, bảo vệ công văn, tài liệu trong
kháng chiến chống Pháp
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 12 -
2007;
63 Nhìn lại chặng đường hơn một thập niên đào tạo
cao học của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng
Vương Đình Quyền Kỷ yếu Hội thảo khoa học “40 năm nghiên cứu
và đào tạo đại học Lưu trữ ở Việt Nam - thành
tựu và những vấn đề đặt ra” NXB ĐHQG HN,
2007.
64 Vua Minh Mệnh và công tác văn thư triều
Nguyễn

Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 12 -
2008
65 Sơ tán và bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ trong
chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ
(1964 - 1972) - Một chiến công lịch sử của ngành
lưu trữ Việt Nam
Vương Đình Quyền Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 -
2009;
66 Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm - Một tài liệu lưu trữ có
giá trị đặc biệt cần được quản lý
Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6 - 2005
67 Bài học về Cải cách giáo dục từ kinh nghiệm
Đông kinh nghĩa thục.
Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 12 - 2007
68 Vụ án Lệ chi viên và món nợ đối với tài liệu lưu
trữ
Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 11 - 2007
69 Văn Miếu Quốc Tử Giám - Ảnh hưởng Nho giáo Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 8 - 2007
22
thời kỳ Hậu Lê
70 Nguyên tắc xuất xứ và lý thuyết phân loại tài liệu Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 6 - 2007
71 Thành cổ Luy Lâu với dấu ấn khai sinh Phật giáo,
Nho giáo Việt Nam
Dương Văn Khảm Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 9 - 2007
72 Những tên gọi biệt danh trong hoạt động cách
mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 - 2007
73 Truyền thuyết - Lịch sử và Quan điểm của người
làm lưu trữ
Dương Văn Khảm Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 8 - 2008

74 Tài liệu lưu trữ qua các triển lãm tài liệu Nguyễn Lệ Nhung Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 2 - 1006
75 Vài nét về quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Nga
qua tài liệu lưu trữ
Nguyễn Lệ Nhung Tạp chí Bạch dương và ,
2007
76 Giới thiệu triển lãm chuyên đề quan hệ hợp tác
Việt Nam - Cu Ba qua tài liệu lưu trữ
Nguyễn Lệ Nhung Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 3 - 2006
77 Viện Nghiên cứu khoa học toàn Nga về Văn bản
học và Lưu trữ học (VNIIDAD)
Nguyễn Lệ Nhung Tạp chí Dấu ân thời gian, số 3 - 2006
78 Vài nét về việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ
Đảng với yêu cầu xây dựng cơ sở sử liệu cho
nghiên cứu lịch sử
Nguyễn Lệ Nhung Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1 - 2007
79 Tài liệu lưu trữ Đảng với công tác nghiên cứu
biên soạn lịch sử.
Nguyễn Lệ Nhung Tạp chí Dấu ân thời gian, số 4 - 2007
80 Công tác văn thư trong giai đoạn hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Lệ Nhung Báo cáo hội nghị khoa học “45 năm hoạt động
KHCN của Cục VT&LTNN”, 4 - 2007
81 Quan hệ Việt Nam - Liên Xô qua tài liệu lưu trữ Nguyễn Lệ Nhung Báo cáo Hội thảo khoa học Trường
ĐHKHXH&NV HN “Quan hệ Việt Nam - Liên
Xô - Quá khứ và hiện tại”, 2007
82 Nghiên cứu, xây dựng bảng thời hạn bảo quản
mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động quản lý
Nguyễn Lệ Nhung Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, nghiệm thu
năm 2008
23

83 Vài nét về khái niệm tài liệu, tài liệu điện tử Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 3/3/2009
84 Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 3/3/2009
85 Các vấn đề pháp lý và hệ thống luật pháp liên
quan đến TLLT điện tử.
Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 14/4/2009
86 Các siêu dữ liệu của tài liệu điện tử dưới góc nhìn
của tiêu chuẩn Nga và tiêu chuẩn quốc tế.
Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 14/4/2009
87 Vài nét về Dự án xây dựng Cơ sở dữ liệu “Sách
chỉ dẫn các phông lưu trữ Nga”
Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 19/11/2009
88 Giới thiệu đôi nét về lưu trữ điện tử Quốc tế Cộng
sản online
Nguyễn Lệ Nhung Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát huy giá trị tài
liệu lưu trữ phục vụ nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn”, ngày 30/12/2009
89 Giới thiệu phương pháp tính số lượng biên chế
của cơ quan lưu trữ trên cơ sở định mức lao động
ở Liên bang Nga
Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 06/01/2010
90 Phương pháp xác định số lượng biên chế cần thiết
của một cơ quan lưu trữ
Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 02/03/2010
91 Dự toán số lượng biên chế cần thiết cho các hoạt
động cơ bản của lưu trữ
Nguyễn Lệ Nhung www.archives.gov.vn, 10/3/2010
92 Sự khẳng định chủ quyền quốc gia của các nhà
nước quân chủ Việt Nam
Vũ Thị Phụng Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 - 2004
93 Các biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia của các

nhà nước quân chủ Việt Nam
Vũ Thị Phụng Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 - 2005
94 Quá trình xây dựng mô hình tổ chức của Chính
phủ trong hiến pháp 1959 qua tài liệu lưu trữ.
Vũ Thị Phụng Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 - 2005
95 Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam - Nửa
thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy ở Trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội
Vũ Thị Phụng Kỷ yếu hội thảo khoa học của Trường
ĐHKHXH&NV Hà Nội. Nxb ĐHQGHN, 2006
96 Cán bộ văn phòng trong các cơ quan nhà nước - Vũ Thị Phụng Kỷ yếu Hội thảo khoa học - HV HCQG và tạp
24
trình độ chuyên môn và một số kiến nghị về đào
tạo
chí Quản lý nhà nước, số 2 - 2004
97 Thu thập tài liệu của các đơn vị sản xuất và kinh
doanh vào lưu trữ - Thực trạng và giải pháp
Vũ Thị Phụng Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 5 - 2004
98 Những quy định của triều Nguyễn về bảo mật
thông tin trong văn bản
Vũ Thị Phụng Tạp chí Văn thư, lưu trữ Việt Nam, số 1 - 2005
99 Từ quản trị học đến Quản trị văn phòng - Một số
vấn đề lý luận
Vũ Thị Phụng “Quản trị văn phòng - lý luận và thực tiễn” -
Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB ĐHQG, 2005
100 40 năm đào tạo chuyên viên lưu trữ bậc đại học ở
Việt Nam - Đánh giá kết quả, dự báo nhu cầu và
giải pháp đào tạo trong thế kỷ 21
Vũ Thị Phụng Kỷ yếu hội thảo khoa học về giáo dục và đào
tạo lưu trữ ở các nước thuộc khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương, Tokyo, Nhật Bản, 2006
101 Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy trình tổ
chức đánh giá, lựa chọn hồ sơ có giá trị của các
doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu vào trung tâm
lưu trữ thuộc thành phố Hà Nội
Vũ Thị Phụng Kỷ yếu hội thảo Trung tâm lưu trữ thuộc thành
phố Hà Nội, 2006.
102 40 năm nghiên cứu KH và ĐT cán bộ lưu trữ ở
bậc ĐH và SĐH ở trường ĐHKHXHNV
Vũ Thị Phụng Kỷ yếu hội thảo khoa học “40 năm nghiên cứu
và đào tạo đại học lưu trữ ở Việt Nam - thành
tựu và những vấn đề đặt ra, 2007
103 Nền hành chính Việt Nam thời phong kiến - một
số di sản cần kế thừa và tham khảo
Vũ Thị Phụng Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2 - 2008
104 Giá trị của tài liệu lưu trữ và trách nhiệm của các
cơ quan lưu trữ
Vũ Thị Phụng Tạp chí Văn thư, lưu trữ Việt Nam, số 12 -
2008
105 Khai thác và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ phục
vụ sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
Vũ Thị Phụng Tạp chí Văn thư, lưu trữ Việt Nam, số 12 -
2009
106 Một số suy nghĩ bước đầu về luật pháp lưu trữ
nước ngoài để xây dựng luật pháp lưu trữ Việt
Nam
Nguyễn Minh
Phương
Kỷ yếu hội nghị khoa học Lưu trữ học và Quản
trị văn phòng - ĐHKHXH&NVHN, 2005

25

×