Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tài liệu Tiểu luận "Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.85 KB, 16 trang )

Tiểu luận "Phân
phối thu nhập
trong thời kỳ
quá độ"
1
Mục lục
Ti u lu n "Phân ph i thu nh p trong th i k quá đ "ể ậ ố ậ ờ ỳ ộ ...........................1
M c l cụ ụ ....................................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU
Phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản
xuát và là một trong ba mặt của hệ thống quan hệ sản xuất, có liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh
tế của các tổ chức, các chủ thể và cá nhân trong xã hội. Phân phối thu nhập vừa là mục tiêu, vừa
là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa là thước đo mức độ phát triển giữa sản xuất và tiêu
2
dùng. Vì vậy mà từ lâu nó đã trở thành vấn đề nhạy cảm, chi phối sự vận động của quá trình kinh
tế – xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mô hình mới
mẻ, chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của phân phối thu nhập, Ngay từ những ngày đầu trong
công cuộc xây dựng đất nước, Đảng ta đã hết sức quan tâm đến việc cải tiến, từng bước hoàn
thiện quan hệ phân phối thu nhập.Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ:
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối thu nhập là chủ yếu theo
kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các
nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua quỹ phúc lợi xã hội”. Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này.
Ở nước ta trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để giải quyết vấn đề phân phối thu
nhập. Đặc biệt rõ nét là từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đến nay, hàng lọat các chính
sách kinh tế được áp dụng để giải quyết vấn đề tiền lương, lợi nhuận, lợi tức địa tô, bảo hiểm,
trợ cấp xã hội... nhằm tháo gỡ những khó khăn trong phân phối lưu thông, để “cởi trói” cho lĩnh
vực sản xuất. Tuy nhiên vấn đề phân phối thu nhập vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đã kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế nước ta. Vấn đề đặt ra là cần làm sao để phân phối thu nhập phải dựa
trên các nguyên tắc của kinh tế thị trường một cách triệt để.


Vì vậy, chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu thêm về vấn về này từ đó đưa ra được các
giải pháp thích hợp để phân phối thu nhập ngày càng hợp lý, đảm bảo công bằng trong xã hội.
Từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội./.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG
I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
1/ Bản chất và vị trí của phân phối thu nhập.
a. Phân phối thu nhập là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội:
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
Các khâu này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Phân phối thu nhập phụ thuộc vào sản xuất, do sản xuất quyết định và có tác động trở lại
tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển; Ph.Ăngghen viết: “Phân phối thu nhập không phải chỉ
đơn thuần là kết quả thụ động của sản xuất và trao đổi. Nó cũng có tác động trở lại đến sản
3
xuất và trao đổi”. Phân phối thu nhập cũng liên quan mật thiết với việc ổn định tình hình kinh tế
- xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.
b. Phân phối thu nhập là một mặt của quan hệ sản xuất:
Theo C.Mác: “Quan hệ phân phối về thực chất cũng đồng nhất với quan hệ sản xuất ấy,
chúng cấu thành mặt sau của quan hệ sản xuất ấy”. Xét về quan hệ giữa người với người thì
phân phối thu nhập do quan hệ sản xuất quyết định. Vì vậy, mỗi phương thức sản xuất có quy
luật phân phối của cải vật chất thích ứng với nó. Cơ sở của quan hệ phân phối là quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất và quan hệ trao đổi hoạt động cho nhau. Quan hệ phân phối có tác động trở
lại đối với quan hệ sở hữu.
Các quan hệ phân phối vừa có tính đồng nhất vừa có tính lịch sử.
Phân phối có tác động rất lớn đối với sản xuất nên Nhà nước cách mạng cần sử dụng
phân phối như là một công cụ để xây dựng chế độ mới, để phát triển kinh tế theo hướng xã hội
chủ nghĩa.
c. Những chức năng cơ bản của phân phối thu nhập:
- Cùng với lưu thông nối liền sản xuất với tiêu dùng

- Xác định tỉ lệ giữa tích lũy và tiêu dùng trong thu nhập quốc dân để đảm bảo công bằng
xã hội
3. Các hình thức phân phối thu nhập trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa.
a. Phân phối thu nhập theo lao động:
Phân phối theo lao động tức là dùng thước đo số lượng, chất lượng lao động để đo mức
độ cống hiến và hưởng thụ của người lao động.
- Căn cứ phân phối theo lao động:
+ Số lượng lao động.
+ Chất lượng lao động.
+ Tính chất lao dộng.
+ Điều kiện và môi trường của người lao động.
+ Các ngành nghề cần đươc khuyến khích.
- Ưu điểm:
+ Kích thích người lao động quan tâm đến kết quả lao động, nâng cao năng suất
lao động.
+ Tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện.
+ Góp phần phân phối và sử dụng hợp lý nguồn lao động
- Khuyết điểm:
4
Theo C.Mác, phân phối theo lao động về nguyên tắc vẫn là sự bình đẳng
trong khuôn khổ “Pháp quyền tư bản”.
b. Phân phối thu nhập theo vốn đóng góp:
- Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ là một nền kinh tế nhiều thành phần, để có thể khai
thác được khả năng của nền kinh tế, huy động được mọi nguồn vốn trong xã hội và phát triển
sản xuất cần phải có hình thức phân phối theo vốn đóng góp.
- Hình thức thực hiện:
+ Trong kinh tế tư bản nhà nước, phần giá trị mới được phân thành khoản trả
công lao động và quản lý, khoản nộp thuế chi nhà nước, phần còn lại được chia theo số
lượng cổ phần dưới hình thức lợi tức.

+ Trong thành phần kinh tế tư bản tư nhân phần giá trị mới được phân thành
khoản trả công lao động và quản lí, khoản nộp thuế cho nhà nước, phần còn lại là lợi nhuận của
nhà tư bản.
+ Trong xã hội nhiều tầng lớp dân cư có những khoản thu nhập dưới hình thức
tiền tệ tạm thời để rỗi chưa sử dụng, họ đem gửi ngân hàng hoặc cho vay để nhận lợi tức.
c. Phân phối thu nhập thông qua phúc lợi xã hội:
Trong xã hội ngoài những người có vốn, có sức lao động góp vào quá trình sản xuất để
nhận được thu nhập còn có nhũng người không có khả năng lao động (tật nguyền) hoặc hết khả
năng lao động mà xã hội vẫn phải đảm bảo cuộc sống của họ. Đồng thời để đảm bảo công bằng
xã hội, những người lao động ngoài thu nhập về tiền lương, tiền công, đặc biệt là những người
có thu nhập thấp cũng cần nhận được một phần thông qua các quỹ phúc lợi xã hội.
Phân phối thông qua trợ cấp xã hội có ý nghĩa quan trọng, phát huy tính tích cực của mọi
thành viên trong xã hội, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân đặc biệt là những người có
thu nhập thấp, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện để giáo dục ý thức cộng đồng.
II. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về phân phối thu nhập trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1/ Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Trong “Bài nói tại hội nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp toàn
miền Bắc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Sản xuất được nhiều đồng thời phải chú ý phân
phối cho công bằng. Muốn phân phối cho công bằng, cán bộ phải chí công vô tư thậm chí có khi
cán bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt một phần nào. Chớ nên cái gì tốt thì dành cho mình,
xấu để người khác.” Đứng trên tư tưởng này, Người đã phê bình những việc làm sai trái của các
cấp chính quyền và của cá nhân một số cán bộ đảng viên.
5
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng: "Phân phối phải theo mức lao động. Lao động
nhiều thì được phân phối nhiều, lao động ít thì được phân phối ít. Lao động khó thì được phân
phối nhiều, lao động dễ thì được phân phối ít. Không nên có tình trạng người giỏi, ngưòi kém,
việc khó việc dễ cũng công điểm như nhau. Đó là chủ nghĩa bình quân. Phải tránh chủ nghĩa
bình quân.”
Bằng những bài nói và viết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chủ tịch Hồ Chí minh đã để lại

cho chúng ta những quan điểm, tư tưởng cơ bản về phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Những quan điểm và tư tưởng đó mang đậm tính nhân văn.
2/. Quan điểm của Đảng ta về phân phối thu nhập:
Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đến nay, Đảng ta luôn
nhận thức rằng phân phối thu nhập là một nội dung quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội
của đất nước.
Trên cơ sở đổi mới tư duy kinh tế nhằm trở lại với những tư tưởng đích thực của chủ
nghĩa Mac - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta xác định phân phối thu nhập trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải trên cơ sở sự đóng góp thực tế của mỗi
người về lao động, tài năng, vốn, tài sản… vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra xã hội phải điều tiết thu nhập cá nhân giữa những người có thu nhập cao, thấp
khác nhau do đóng góp sức lao động và các nguồn lực vào sản xuất khác nhau nhằm đảm bảo
công bằng xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: “Việc thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đòi hỏi sửa đổi mộtc cách căn
bản chế độ tiền lương theo hướng đảm bảo yêu cầu tái sản xuất sức lao động, khắc phục tính
chất bình quân… áp dụng các hình thức trả lương gắn chặt vói kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế”.
Phải thực hiện phân phối một cách công bằng “ở cả khâu phân phối hợp tư liệu sản xuất
lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát
triển và sử dụng tốt năng lực của mình”.
Quan điểm phân phối được bắt nguồn từ mục đích tối cao của đảng là dân giàu nước
mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nó thể hiện đặc trưng của quan hệ phân phối trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lấy phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh
tế làm phương tiện. Đây là quan điểm mới về phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Việc thực hiện quan điểm đó sẽ tạo nên động lực cho việc huy động và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực của xã hội vào sự nghiệp phát triển đất nước.
CHƯƠNG II: Thực trạng phân phối thu nhập trong thời gian qua ở Việt Nam
6

×