Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đạo đức nơi công sở: Chuyện không đơn giản doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.66 KB, 4 trang )

Đạo đức nơi công sở: Chuyện không đơn giản
Đáp lại áp lực căng thẳng đối với những kết quả ngắn hạn phải đạt được,
những người làm việc cho các công ty thường có cách phản ứng mà đáng lẽ
ra họ không nên làm như vậy.

Chúng ta sử dụng tất cả các lý giải hợp lý để biện hộ cho những ứng xử như
vậy - tất cả mọi thứ từ "mọi người đều làm thế" đến "không ai sẽ bị tổn
thưởng bởi điều này" đến "tôi có thể bị sa thải nếu tôi có ý kiến phàn nàn".
Hầu hết chúng ta đều muốn cư xử đúng đạo đức và chúng ta cũng biết khi có
điều gì không đúng. Nhưng việc lên tiếng ủng hộ cho niềm tin của chúng ta
có thể không dễ dàng gì. Trong những năm gần đây, tôi đã khai thác câu hỏi
về việc mọi người cư xử như thế nào trong những tình huống có thỏa hiệp về
đạo đức. Những quan sát của tôi, cùng với rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh
vực tâm lý xã hội học, khoa học thần kinh về nhận thức, và kinh tế học hành
vi ứng xử - đã giúp tôi hiểu những điều kiện giúp cho việc lên tiếng có hiệu
quả trở nên dễ dàng hơn.
Dưới đây là cách bạn có thể ứng xử với các vấn đề về đạo đức tại nơi làm
việc:
Trước hết, nhận thức rằng các vấn đề nan giải về đạo đức là bình thường và
có thể dự đoán trước được trong công việc của bạn. Mỗi nhà quản lý, giám
đốc tài chính và chuyên gia marketing phải lựa ra các vấn đề đạo đức phức
tạp (hoặc không quá phức tạp). Nó gắn liền với lĩnh vực chịu trách nhiệm
của mỗi người và công nhận điều đó sẽ giảm thiểu được căng thẳng, áp lực
có thể hạn chế sự tự tin và năng lực giải quyết những vấn đề này một cách
hiệu quả.
Tiếp theo, coi vấn đề về đạo đức như những vấn đề về kinh doanh. Không
đưa ra những bài phát biểu nhỏ tự cho là đúng đắn, thay vào đó hãy đưa ra
chứng cứ và các lập luận, xác định những người bạn cần nói chuyện và sau
đó đưa ra trường hợp cụ thể xác thực để làm điều đúng đắn.
Thứ ba, giải quyết những xung đột giữa những lý giải hợp lý. Ví dụ như nếu
"mọi người đều làm việc đó", tại sao chúng ta phải lại đi ngược lại thái độ


như vậy? Nếu "nó không tổn hại đến ai" tại sao khách hàng phải kiện các
công ty khác vì những hoạt động tương tự? Và vân vân.
Thứ tư, học cách chống lại những định kiến về tâm lý của người nghe. Ví
dụ, mọi người đều gặp khó khăn trong việc tập trung vào các kết quả dài
hạn, vì vậy hãy cố gắng chỉ ra những thành tựu trong ngắn hạn có thể có
được từ những hành vi ứng xử đúng mực, hợp tình hợp lý. Việc bạn nhận
định một vấn đề như thế nào sẽ tạo ra sự khác biệt.
Những người tham gia trong một cuộc thảo luận gần đây về một sản phẩm
tiềm năng có liên quan đến mối quan ngại về sự an toàn trở nên cởi mở hơn
đối với việc đưa ra ý kiến khi vấn đề được đặt ra cho họ tập trung vào việc
làm thế nào họ có thể truyền dẫn một thông điệp tới báo chí và quần chúng
hơn là tập trung vào việc liệu thông điệp đó có phải là phương pháp tiếp cận
hợp đạo đức với tình huống đó hay không.
Khi đưa ra một vấn đề về đạo đức mọi người dường như hiệu quả nhất khi
họ viết lời sẵn cho những điều họ sẽ nói và cách thức họ sẽ xử lý. Điều này
cũng thường giúp họ có được những chỉ dẫn của những người đồng cảnh.
Gần đây tôi thấy rằng việc chuẩn bị sẵn lời và đưa ra chỉ dẫn cho những
người đồng cảnh có thể rất thú vị (có thể ẩn danh nếu thấy cần).
Với suy nghĩ đó, tôi mời các bạn chia sẻ câu chuyện về lúc nào đó khi bạn
có những lập luận hoặc phương pháp thuyết phục để có thể lên tiếng về
những giá trị bạn coi trọng. Hoặc bạn có thể chia sẻ một tình huống bạn
đang nghĩ đến lúc này (tất nhiên là với những chi tiết cụ thể đã được thay
đổi) và kêu gọi gợi ý từ những người đồng cảnh về việc làm thế nào để làm
được điều đó.

Bài viết của Mary Gentile trên Harvard Business Publishing

×