Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Tiền pháp định ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.12 KB, 3 trang )

Tiền pháp định 20/03/2007
Tiền pháp định là công cụ thanh toán mà, theo luật pháp qui định,
không thể bị từ chối khi được sử dụng để thanh toán các khoản nợ
được ghi nợ theo cùng đơn vị tiền tệ đó. Tiền pháp định là vị thế
pháp lý được gán cho một số loại tiền nhất định, tùy thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó có yếu tố mệnh giá, số lượng tiền. Thuật ngữ tiền
pháp định bản thân nó không có nghĩa là tiền.
Do việc định nghĩa khác nhau trong các luật cho nên, khái niệm tiền
pháp định rất hay bị hiểu nhầm. Séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các
phương tiện thanh toán phi tiền mặt tương tự nhìn chung không
được coi là tiền pháp định. Chỉ có một số loại tiền xu và tiền giấy
nhất định thường được coi là tiền pháp định. Theo qui định pháp lý
của một số nước, người ta cấm hoặc hạn chế việc thanh toán bằng
bất kỳ phương tiện thanh toán nào khác ngoài tiền pháp định. Ví dụ,
luật của một nước nào đó có thể sẽ coi việc sử dụng tiền xu và giấy
bạc ngân hàng của nước khác là bất hợp pháp và qui định các giao
dịch tài chính bằng ngoại tệ muốn thực hiện phải có giấy phép.
Trong một số hệ thống luật pháp, tiền pháp định có thể không
được chấp nhận làm công cụ thanh toán nếu như không có nghĩa vụ
nợ nần nào tồn tại trước thời điểm thanh toán. Kết quả là, những
nhân viên các hãng vận tải hành khách hoặc các máy bán hàng tự
động có thể từ chối những tờ tiền giấy có mệnh giá quá lớn dùng để
trả tiền vé xe hoặc để mua một thanh kẹo chocolate, thậm chí những
người bán hàng cũng có thể không nhận tiền giấy mệnh giá lớn. Tuy
nhiên, các nhà hàng không thu tiền trước khi kết thúc bữa ăn sẽ phải
chấp nhận loại tiền pháp định này đối với việc thanh toán cho nghĩa
vụ nợ phát sinh sau khi khách hàng thanh toán sau bữa ăn.
Tiền pháp định theo qui định của một số nước trên thế giới:

Ở Mỹ: tiền xu và tiền giấy (bao gồm tiền giấy của Cục dự trữ liên
bang và giấy bạc lưu thông của Ngân hàng dự trữ liên bang và các


ngân hàng quốc gia), là tiền pháp định đối với mọi nghĩa vụ nợ nần,
các khoản đóng góp công cộng, thuế và phí. Tiền xu bằng vàng, bạc
của nước ngoài không được coi là tiền pháp định với các nghĩa vụ nợ
nần. Không có một qui định liên bang nào khác cấm các công ty tư
nhân, các cá nhân hay các tổ chức từ chối hoặc chấp nhận một
phương thức thanh toán khác. Ví dụ, các đối tượng nói trên hoàn
toàn được tự do trong việc chấp nhận các thanh toán bằng thẻ tín
dụng, hoặc từ chối nhận giấy bạc ngân hàng có mệnh giá lớn. Một số
cửa hàng nhỏ ở Mỹ có chính sách không chấp nhận tiền giấy mệnh
giá lớn (thông thường là trên $20) vào một thời điểm nào đó hoặc
trong suốt cả ngày, việc này cho phép họ giữ một số lượng tiền
không quá lớn trong quỹ và giảm được nguy cơ bị cướp, đồng thời
chịu rủi ro không lớn lắm đối với việc nhận phải tiền giả.
Ở Vương quốc Anh, chỉ tiền xu mệnh giá 1 Bảng và 2 Bảng được coi
là tiền pháp định với số lượng không hạn chế trên khắp lãnh thổ
Vương quốc Anh. Tiền giấy không được cơ quan lập pháp của Anh
coi là tiền pháp định trên toàn Vương quốc Anh. Hiện nay, các đồng
xu 20 xu và 50 xu được coi là tiền pháp định với số lượng không quá
10 Bảng Anh, đồng xu 10 xu và 5 xu với số lượng không quá 5 Bảng,
đồng xu 1 xu và 2 xu với số lượng không quá 20 xu.
Ở Thụy Sĩ và Liechtenstein, đồng Franc Thụy Sĩ là loại tiền pháp định
duy nhất. Các khoản thanh toán bao gồm tối đa 100 đồng xu Thụy Sĩ
được coi là tiền pháp định, còn giấy bạc ngân hàng là tiền pháp định
với số lượng không hạn chế.
Trong khu vực châu Âu, đồng xu và giấy bạc Euro trở thành tiền
pháp định ở hầu hết các quốc gia của khu vực này từ 1.1.2002.
Nhìn chung các nước bao giờ cũng qui định rõ loại tiền, mệnh giá, và
tổng số tiền thanh toán tối đa để khoản thanh toán ấy được coi là
tiền pháp định. Trong trường hợp tiền xu và giấy bạc ngân hàng của
một nước được thay thế bằng loại tiền mới với cùng đơn vị tiền tệ,

thì tiền mới sẽ đương nhiên trở thành tiền pháp định thay thế cho
các loại tiền cũ.

×