Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu Miếu bà chúa xứ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.09 KB, 7 trang )

III/Hiện trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch hành hương tại miếu bà
chúa xứ núi sam:
1/ Hiện trạng phát triển du lịch hành hương tại miếu bà chúa xứ núi sam châu đốc:
Khu di tích miếu bà chúa xứ núi sam là một điểm tham quan nổi tiếng cùa tỉnh an giang
với lễ hội vía bà chúa xứ núi sam mang đậm nét văn hóa của miền song nước nam bộ và
là một trong 15 lễ hội lớn nhất cả nước. hằng năm khu di tích miếu bà thu hút hang triệu
du khách từ khắp các tỉnh nam bộ và du khách nước ngoài đến tham quan cúng viếng với
số tiền cúng viếng lên đến hằng chục tỉ đồng. Theo số liệu của Sở Du lịch An Giang, năm
1990 có khoảng 1 triệu du khách đến miếu bà thì năm 2007 đã có trên 2,5 triệu lượt
người đến.
Để phục vụ cho sự phát triển của khu di tích chính quyền địa phương đã tiến hành xây
dựng nhiều công trình nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách như đường xá,nhà hàng,khách
san và khu mua sắm. bên cạnh đó các ban ngành đoàn thể địa phương cũng đã tích cực
tham gia giữ gìn an ninh trật tự,vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch và đảm bảo các
điều kiện phục vụ tốt như an toàn vệ sinh thực phẩm, văn minh thương mại nhằm tạo
điểm đến hài lòng đối với du khách
Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển nhiều mặt của khu di tích thì cũng đã nảy sinh ra nhiều
vấn đề tiêu cực về xã hội và môi trường không thể tránh khỏi như các tệ nạn xã hội : trộm
cắp, lừa đảo, ô nhiễm môi trường,rác thải…do đó bên cạnh việc chú trọng phát triển hình
ảnh của khu di tích về mặt du lịch thì cũng nên chú trọng đến việccải thiện hình ảnh của
khu di tích về môi trường, xã hội văn hóa.
2/ tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch hành hương tại miếu bà chúa xứ núi sam :
Nằm bên ngã ba con sông Châu Đốc thơ mộng, gần sát biên giới phía Tây Nam Tổ
quốc, nơi giao điểm của 2 dòng sông Châu Đốc và sông Hậu, Thị xã Châu Đốc có một vị
thế đẹp và hấp dẫn. Dãy Thất Sơn hùng vĩ như bức tường thành là sự hứa hẹn phát triển
vững bền cho thị xã khá nổi tiếng này. Châu Đốc vốn là một địa phương có bề dày lịch sử
nên có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Tại đây Bộ văn hóa
thong tin đã xếp hạng di tích quốc gia cho rất nhiều di tích như: Miếu Bà Chúa Xứ, lăng
thoại Ngọc Hầu, chùa Hang, đình Châu Phú, chùa Tây An. Châu Đốc còn có nhiều danh
thắng đẹp như: vườn Tao Ngộ, núi San với đồi Bạch Vân, xóm Chăm Châu Giang, kênh
Vĩnh Tế, pháo đài, nhà nghỉ mát bác sĩ Nu v.v… Cảnh vật, sông nước, di tích lịch sử,


danh lam thắng cảnh, địa hình Châu Đốc đều là tiềm năng lớn cho một thị xã du lịch ở
biên giới phía Tây Nam Tổ quốc phát triển. Hơn nữa nơi đây còn có nhiều đặc sản và
nghệ thuật văn hóa ẩm thực phong phú hấp dẫn. Nếu ai đã từng đến Châu Đốc sẽ phải
nhớ những món gỏi lá sầu đâu ăn có vị đắng mà rất mát, có khô cá tra phồng, mắm thái,
mắm lóc, lạp xường, đường thốt nốt, bò khô, bò bảy món…
Châu Đốc có khu du lịch danh thắng núi Sam, với 4 di tích văn hóa được xếp hạng cấp
quốc gia, trong đó có Miếu bà Chúa xứ Núi Sam, lễ hội Vía bà chúa xứ Núi Sam được
nâng cấp lên lễ hội cấp quốc gia năm 2001. Hàng năm khu du lịch Núi Sam thu hút trên 2
triệu khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, cúng viếng Miếu bà chúa Xứ.
Thường du khách đến khu du lịch Núi Sam cúng viếng Miếu bà chúa xứ xong tiện đường
đi tham quan chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (Núi Sam đi chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh
Biên 12 km).
Chính quyền địa phương cũng chủ động để khai thác tốt lợi thế khu du lịch Núi Sam,
phấn đấu đạt 2,3 triệu lượt khách tham quan du lịch với lượng khách lưu trú đạt trên
19%. Củng cố và phát triển các loại hình dịch vụ du lịch trên sông; mời gọi đối tác tham
gia đầu tư các dự án trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, mở rộng các loại hình
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp du lịch văn hoá tâm linh. Xây dựng đề án tổ chức
lực lượng quản lý trật tự, vệ sinh, văn minh trong mua bán nhằm kiên quyết ngăn chặn
hiện tượng chèo kéo khách, mua bán hàng quan, hàng giả.
Để ngành công nghiệp không khói phát triển ngày càng bền vững, Châu Đốc cũng đề ra
hàng loạt các biện pháp như: Khai thác lợi thế có sẵn về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa
lịch sử, thu hút mọi nguồn lực của xã hội đầu tư vào các khu, điểm du lịch, sản phẩm du
lịch, chú trọng loại hình du lịch sinh thái và du lịch mua sắm, tạo môi trường du lịch văn
hóa lành mạnh, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành… Tập trung đầu tư
nâng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch theo hướng phát huy
thế mạnh hiện có, đi sâu từng loại hình du lịch phù hợp với trình độ quản lý kinh doanh
của doanh nghiệp, đủ tiềm lực về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ quản lý kinh doanh
để tạo ra những sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh, phát triển và vươn ra các thị
trường trong nước và quốc tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
đầu tư vào các hoạt động du lịch, giải trí, thể thao, nghỉ dưỡng… nhằm tạo ra các sản

phẩm du lịch đa dạng thu hút khách và tăng doanh thu cho du lịch và các ngành dịch vụ
có liên quan.
IV/ Đánh giá các tác động của hoạt động phát triển du lịch hành hương tại miếu bà
chúa xứ núi sam:
1/ Các nguồn gây tác động :
Miếu bà chúa xứ núi sam là địa điểm du lịch chủ yếu của thị xã châu đốc và của cả tỉnh
an giang, hằng ngày điểm du lịch này tiếp đón hàng nghìn lượt khách đến cúng viếng và
tham quan,trong quá trình khảo sát ở khu vực này nhóm khảo sát đã rút ra một số nhận
xét về các mặt xã hội và môi trường ở đây:
• Các hoạt động kinh doanh mua bán như hàng rong, dịch vụ kinh doanh ăn
uống, hoạt động kinh doanh nhà nghỉ nhóm khảo sát cũng đã nêu ra một số tác
động tích cực và tiêu cực của các hoạt động kinh doanh này.
• Hệ thống cơ sở hạ tầng như đường xá, nhà ở, hệ thống vệ sinh môi trường.
• Việc quy hoạch môi trường ở địa phương.
2/ Tác động đến môi trường tự nhiên:
2.1/ Tác động tích cực:
Góp phần nâng cao tầm hiểu biết của người dân địa phương về tầm quan trọng của môi
trường,cảnh quan từ đó tạo cho người dân ý thức bảo vệ môi trường,bảo vệ cảnh quan
nơi mình sinh sống.
Đề cao các giá trị của môi trường,của cảnh quan, gây sự chú ý của cộng đồng trong việc
gìn giữ và bảo tồn tự nhiên.
2.2/ Tác động tiêu cực :
Việc đầu tư phát triển vào hoạt động du lịch đã gây ra rất nhiều vấn đề tiêu cực cho môi
trường tự nhiên, việc xây dựng ngày càng nhiều các công trình đã và đang góp phần làm
cho môi trường tự nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, các giá trị thiên nhiên đã bị hao mòn đi
rất nhiều . các tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường được thể hiện rõ nét
nhất qua các hệ môi trường đất,nước,không khí
2.2.1/ Tác động đến môi trường đất:
Việc xây dựng các công trình nhà ở, khu mua sắm đã làm cho đất đai bị thoái hóa, chai
cứng,đồng thời việc bê tông và nhựa hóa đường xá đã làm cho đất đai khô cứng vì không

thể thấm được nước.
Hoạt động du lịch phát triển kéo theo lượng rác thải thải ra ngày càng nhiều,làm ô
nhiễm môi trường, bên cạnh đó hệ thống thu gom rác như thùng chứa,xe chở rác còn
thiếu làm cho lượng rác thải ra không được xử lí hết , rác thải bị thải bỏ trực tiếp ra môi
trường làm mất mỹ quan thiên nhiên khu di tích, lượng rác thải bị tồn đọng gây ra mùi
hôi thối khó chịu.
2.2.2/ Tác động đến môi trường không khí :
Lượng xe cộ lưu thông trên đường nhiều đã thải lượng bụi và khói xe nhiều làm cho
môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề, bên cạnh đó là khói thải ra từ các lò nướng
bánh , thịt , khói nhang mù mịt làm cho không khí ở quanh và trung tâm khu di tích trở
nên ngột ngạt,nóng bức.
Đồng thời ô nhiễm tiếng ồn cũng là một điều đáng lưu tâm ở đây, tiếng còi xe, tiếng rao
bán, gọi nhau… đã gây ra một mớ âm thanh hỗn độn gây khó chịu cho du khách.
2.2.3/ Tác động đến môi trường nước:
Đây là một điều rất dễ nhận thấy ở khu di tích này, nơi đây chưa có hệ thống thoát nước
và xử lí nước cho nên nước thải của hộ dân bao gồm nước thải sinh hoạt và sản xuất
được thải chung ra một dòng suối nhỏ, hiện tượng ô nhiễm đã được thể hiện qua màu sắc
của nước thải.
2.2.4/ tác động đến tài nguyên sinh vật:
Việc dựng nhà trên sườn núi và xây đường lên núi sam đã làm cho động thực vật mất
nơi cư trú làm cho số lượng loài bị giảm sút. Việc bê tông hóa đất đai làm cho thực vật và
động vật sống dưới mặt đất mất đi nơi cư trú.
3/ Tác động đến kinh tế xã hội :
3.1/ Tác động đến kinh tế:
Tạo ra công ăn việc làm cho người dân nghèo ở địa phương, nhờ đó cải thiện được chất
lượng cuộc sống cho người dân.
Tạo ra nguồn thu nhập lớn cho địa phương từ việc kinh doanh các dịch vụ phục vụ du
khách.
3.2/ Tác động về mặt xã hội:
3.2.1/ Tác động tích cực :

Tăng cường tình cảm của nhân dân các miền vói nhau qua việc tìm hiểu văn hóa của
nhau, tăng cường sự hiểu biết của du khách quốc tế với con người, phong tuc tập quán và
cuộc sống của nhân dân địa phương.
Góp phần nâng cao tầm hiểu biết của người dân địa phương về môi trường về thiên
nhiên thông qua các lời kêu gọi bảo vệ môi trường từ đó tạo nên tình yêu quê hương
trong mỗi người dân. Đồng thời cũng tăng cơ hội tìm việc làm cho tất cả các thành phần
người dân, giúp người dân tiếp thu với cái mới, lối sống mới
Cải thiện cuộc sống người dân bản xứ nhờ sự quan tâm từ các cấp chính quyền qua việc
xây dựng các công trình công cộng, y tế, giáo dục
3.2.2/ Tác động tiêu cực :
Ảnh hưởng về mặt văn hóa: nhiều tệ nạn xã hội như trộm cắp,lừa đảo, mại dâm, bói
toán vẫn còn len lỏi.
Công việc mua bán tấp nập làm cho tính quần chúng trong cộng đồng người dân có
khuynh hướng tách rời nhau ra.
V/Đề xuất các công cụ quản lý phục vụ phát triển bền vững:
Dựa trên một số ý kiến và phiếu điều tra, thăm dò về hoạt động du lịch vùng Núi Sam thì
khu du lịch này nên tiếp tục duy trì, phát triển nhưng phải khắc phục một số mặt chưa tốt
và để ra một định hướng khai thác du lịch hợp lý cho mục tiêu cuối cùng là phát triển “du
lịch bền vững”.
Ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào chất lượng môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên
cũng như nhân văn. Trong quá trình diễn ra hoạt động du lịch, nhất là du lịch hành
hương, thì con người tác động rất lớn đến môi trường, khi đó thì môi trường tự nhiên
luôn đứng trước nguy cơ bị suy thoái, ô nhiễm nếu không được quản lý tốt.
Sau đây là các giải pháp được để xuất nhằm vừa bảo vệ môi trường, vừa thu được lợi ích
kinh tế từ hoạt động du lịch
1. Hệ thống các công cụ điều chỉnh vĩ mô:
Giải pháp hệ thống tổ chức quản lý:
• UBND tỉnh cần thiết phải có sự phân công, phân cấp rõ ràng về công tác
quy hoạch và công tác tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thu quy
hoạch và công tác bảo vệ môi trường đối với khu du lịch, tăng cường tuyên

truyền, giải thích phổ biến về quy hoạch cho đội ngủ cán bộ, nhân viên và
người dân.
• Đối với chất thải rắn sinh hoạt thì hệ thống tổ chức phải luôn giám sát chặt
chẽ công tác thu gom và bảo vệ môi trường trong khu vực.
• Mở rộng đường, tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi (khu vực đường vào
miếu bà khá hẹp, khó khăn cho xe du lịch khi di chuyển ở đây).
• Cần phải xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, KDL
Núi Sam – Châu Đốc dù đã có hệ thống cống thoát nước. Tuy nhiên miệng
cống lại đầy rác, không được dọn dẹp thướng xuyên; đường ống thoát nước
thì sử dụng lưới sắt để thoát hơi, làm bốc lên các mùi hôi thối gây khó chịu
cho du khách, nhất là vào mùa khô.
• Hệ thống nước thải trước khi được đổ ra rạch cần phải được xử lý trước.
2. Hệ thống các công cụ hành động
Cải tiến chất lượng phục vụ du lịch
• Ở đồng tháp cần khắc phục vấn đề muỗi.
• Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết xây dựng các tour du lịch liên tỉnh,
liên khu vực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế của tỉnh, chẳng hạn như xây
dựng các tour du lịch phục vụ trọn gói giá rẻ.
• Quy định mức giá hợp lý để kiểm soát giả cả mùa cao điểm, tránh tình trạng
giá cả leo thang vì lòng tham của các đơn vị kinh doanh tư nhân. Mức giá cần
được công bố rộng rãi để tránh tình trạng cò mồi.
• Lồng ghép phát triển Kinh tế - Xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái:: tính
thêm phí môi trường với vé vào cổng (giá hiện nay là 5.000 đ/người. Giá đề
nghị là 10.000đ/người)
• Tổ chức việc trồng cây xanh kỷ niệm ở 1 số khu vực cho du khách.
• Phát triển các loại phương tiện di chuyển ít gây ô nhiễm môi trường (vd như xe
lôi, có thể tạo thêm việc làm cho người dân xung quanh). Tuy nhiên cần quản
lý lực lượng này, tránh tình trạng giành giật khách để tạo nên vẻ mỹ quan cho
khu vực.
• Vệ sinh còn rất thô sơ, cần phải đầu tư xây dựng hoặc hợp tác xây dựng nhà vệ

sinh, bồn rửa mặt vả phải được dọn dẹp thường xuyên.
Giải pháp về mặt kỹ thuật:
• Khống chế - giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn bằng cách tổ chức lại hệ thống
quản lý, thu gom chất thải rắn. Bố trí các thùng rác ven đường đi trong khu du
lịch để khách du lịch bỏ rác.
• Hợp đồng với các công ty Vệ sinh công cộng của tỉnh để thu gom rác thải hằng
ngày.
• Nâng cấp hệ thống thoát nước trong toàn khu vực, giám sát chặt chẽ nguồn
nước thải từ các công trình phục vụ cho du lịch.
• Giám sát môi trường về chất lượng nước mặt, chất lượng không khí, tiếng ồn.
3. Hệ thống các công cụ hỗ trợ
Giải pháp về mặt kinh tế - tuyên truyền giáo dục ý thức:
• Thu phí dịch vụ môi trường (thu gom chất thải rắn sinh hoạt).
• Nâng cao ý thức cộng đồng về phát triển du lịch, tạo điều kiện cho người dân
lẫn khách du lịch thấy được sự cần thiết và ý nghĩa của những công việc phải
làm để bảo vệ môi trường (tuyên truyền giáo dục không xả rác và bảo vệ đa
dạng sinh học, không chặt phá cây cối).
• Xử phạt hành chính đối với mọi hình thức vứt rác bữa bãi của hoạt động buôn
bán, dịch vụ…
• Liên kết ngành du lịch với các nghề khác để thu hút, giữ chân khách tham quan
như phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, sản phẩm nông
nghiệp cũng như tham quan các làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái, kẹo,
cốm…. Bên cạnh đó cần phát triển, nâng cấp các khu nhà nghỉ, khách sạn, nhà
hàng đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi cho du khách đến tham quan.
• Phát triển tiềm năng du lịch trong lĩnh vực ẩm thực với nhiều món ăn tiêu biểu,
mang tính truyền thống rất độc đáo của vùng núi Sam – Châu Đốc.
• Loại bỏ các hình thức tuyên truyền mê tín dị đoan như bói toán, cầu đồng ở 1
số khu vực xung quanh Chùa Bà. Quy định mỗi du khách khi vào khu vực
chính điện của chùa, cũng như miếu bà chỉ được phép đốt 1 lượng nhang nhất
định, có thể phát nhang cho khách.

• Hạn chế việc đốt giấy tiền vàng mã, tổ chức cúng lễ trong khu vực miếu thờ.
Nếu cần thiết thì phải xây 1 lò đốt để cho khách có nhu cầu.

×