Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 06 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.13 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ SỐ 6
KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010
Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I. (2,0 điểm)
Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nêu nội dung cơ bản của
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945.
Câu II. (2,0 điểm)
Đế quốc Mĩ đã dùng thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu ba
dân tộc Việt Nam – Lào – Campuchia trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “
Đông Dương hóa chiến tranh”? Kết quả ra sao?
Câu III. (3,0 điểm)
Khái quát tình hình hai miền Bắc – Nam Việt Nam từ khi Hiệp định Pari được kí
kết (1 – 1973) đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Nêu nhận xét về những chuyển biến to lớn của khu vực Đông Nam Á từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Phân tích những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Âu từ năm 1950 đến
năm 1973.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu I. (2,0 điểm)
1. Sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 1đ
- Ngày 25/08/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Ủy ban
dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội.
- Ngày 28/08/1945, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/09/1945, Chính phủ lâm thời
ra mắt quốc dân ở thủ đô Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm
thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
2. Nêu nội dung cơ bản của Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 – 9 – 1945.1đ
- Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Pháp chạy,
Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần
100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ
quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.
- Khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở
thành một nước tự do, độc lập”
- Cuối bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh khẳng định ý chí sắt đá: Toàn thể dân tộc Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền
tự do và độc lập ấy”.
- Ngày 2 – 9 – 1945 là một trong những ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân
tộc ta.
Câu II. (2,0 điểm)
1. Mĩ đã dùng thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu ba dân
tộc Việt Nam – Lào – Campuchia 1đ
- Thất bại chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Việt Nam
hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến
lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
- “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” được tiến hành
bằng lực lượng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của hỏa lực, không
quân Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. Đó là chiến lược chiến tranh
xâm lược toàn diện: Mĩ đánh trên tất cả các mặt trận: quân sự, ngoại giao, kinh tế,
văn hóa, tư tưởng
- Mĩ sử dụng quân đội Sài Gòn như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong việc
mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực
chất là thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương trị người Đông Dương”
2. Kết quả:1đ

- Mĩ thất bại về chính trị, ngoại giao :
+ Trong hai năm 1970 – 1971, nhân dân ta cùng với nhân dân hai nước
Campuchia và Lào đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên
mặt trận quân sự và chính trị.
+ Ngày 24 đến 25/4/1970: Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp nhằm đối
phó việc Mĩ chỉ đạo bị tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập của
Xihanúc (18/3/1970) để chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới; biểu thị
quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.
b. Mĩ thất bại về quân sự :
+ Từ ngày 30/4 – 30/6/1970, quân dân Việt – Campuchia đập tan cuộc hành quân
xâm lược Campuchia của 10 vạn Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến
17.000 địch, giải phóng 5 tỉnh đông bắc với 4,5 triệu dân.
+ Từ 12/2 đến 23/3/1971, quân dân Việt – Lào đập tan cuộc hành quân “Lam
Sơn 719” của Mỹ và quân Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến 22.000 địch, giữ vững
hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
 Như vậy, Mĩ dã thất bại trong mọi thủ đoạn nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết của 3
nước Đông Dương trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương
hóa chiến tranh”
Câu III. (3,0 điểm)
Khái quát tình hình hai miền Bắc – Nam Việt Nam từ khi Hiệp định Pari được kí
kết (1 – 1973) đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.
1. Miền Bắc:1đ
- Sau Hiệp định Pari 1973, thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách
mạng. Miền Bắc trở lại hòa bình, vừa tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh,
khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền
Nam.
- Trong hai năm 1973 - 1974 :
+ Miền Bắc cơ bản khôi phục mọi mặt, kinh tế có bước phát triển. Đến cuối năm
1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971,
đời sống nhân dân ổn định.

+ Đưa vào chiến trường 20 vạn bộ đội. Đột xuất trong hai tháng đầu năm 1975,
miền Bắc đưa vào Nam 57.000 bộ đội cùng khối lượng vật chất - kỹ thuật khổng lồ, đáp
ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc Tổng tiến công chiến lược.
2. Miền Nam:2đ
- Sau Hiệp định Pari 1973, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính
quyền Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành
chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, mở những cuộc hành quân “bình định - lấn chiếm” vùng
giải phóng của ta, tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- Nhân dân miền Nam tiếp tục chống âm mưu và hành động mới của Mĩ và chính
quyền Sài Gòn, đạt một số kết quả nhất định. Nhưng do không đánh giá hết âm mưu của
địch, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc…, nên tại một số địa bàn quan
trọng, ta bị mất đất, mất dân.
- Tháng 7/1973, Hội nghị Trung ương lần thứ 21 nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách
mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cách mạng dân tộc, dân chủ nhân
dân bằng con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên
quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Thực hiện nghị
quyết 21, quân dân miền Nam kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ và mở rộng vùng giải
phóng.
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự Đông – Xuân vào
hướng Nam Bộ, trọng tâm là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng
lợi lớn trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long, giải phóng Đường 14, tỉnh
Phước Long. Chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại nhưng thất
bại, còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, dùng áp lực từ xa.
- Nhân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tố cáo Mĩ và
chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Paris, nêu cao tính chính nghĩa cuộc chiến đấu
của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn thiệu, thực hiện các quyền tự do,
dân chủ.
- Tại vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng
nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b

Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Nêu nhận xét về những chuyển biến to lớn của khu vực Đông Nam Á từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
a) Có 3 chuyển biến quan trọng: 2đ
- Thứ 1: Từ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trước chiến tranh thế giới thứ hai, đến
nay Đông Nam Á trở thành các nước độc lập và xây dựng đất nước theo mô hình kinh
tế –xã hội khác nhau:
- Thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước ĐNÁ ra sức xây dựng và phát triển nền kinh
tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn như :
+ Malaysia, Inđônêsia,Thái Lan ( đặc biệt là Sigapore, nước phát triển nhất Đông Nam
Á)
- Thứ 3: Đến 30/4/1999 có 10/10 nước ĐNÁ là thành viên của khối (ASEAN), đây là
một liên minh kinh tế, chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một ĐNÁ vững mạnh, tự
lực tự cường.
b) Biến đổi quan trọng nhất:1đ
- Là biến đổi từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa trở thành nước độc lập.
Nhờ đó các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Phân tích những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế của Tây Âu từ năm 1950
đến năm 1973.
- Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đại để tăng năng
suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành
- Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lí, điều tiết
- Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như nguồn viện trợ của Mĩ, nguồn nguyên liệu
từ các nước thế giới thứ ba, hợp tác EU
 nhờ đó, từ năm 1950 đến năm 1973, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh, trở thành 1
trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới

×