Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.26 KB, 7 trang )

ĐỀ THI THỬ SỐ 11
KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010
Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I. (2,0 điểm)
Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ (1953-1959) ở Cu
Ba.
Câu II. (5,0 điểm)
Trình bày chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam. Quân dân miền
Nam đã đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (1965 - 1968) như thế nào?
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của
miền Nam và miền Bắc sau khi kí Hiệp định Giơnevơ. Vì sao có mối quan hệ đó?
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Trình bày những thành tựu, hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1986 đến năm 1991?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm.
.....................................................................................
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – 2010 – Đề số 11
Câu Ý Nội dung Điểm
PHẦN CHUNG (7 điểm)
I
Trình bày những nét chính về cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
(1953-1959) ở Cu Ba.
2.0
1
Tóm tắt tiến trình cách mạng Cu Ba từ năm 1953 đến năm 1959:
Tháng 3 – 1952, đế quốc Mĩ điều khiển cuộc đảo chính, thiết lập chế độ
độc tài quân sự của Batixta (giải tán Quốc hội, xóa hiến pháp tiến bộ, cấm


các đảng phái chính trị, tàn sát những người yêu nước…)
0.25
2
Nhân dân Cu Ba vùng lên tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chống chế
độ độc tài Batixta tay sai của đế quốc Mĩ. Ngày 26-7-1953, nhóm thanh
niên yêu nước (135 người) do Phiđen Caxtrô chỉ huy tấn công vào trại
lính Môncađa ở Xanhchiagô nhằm cướp vũ khí, phát động nhân dân nổi
dậy lật đổ chế độ độc tài. Tuy thất bại, nhiều người bị giết, bị cầm tù
(trong đó có Phiđen) nhưng mở ra giai đoạn đấu tranh vũ trang và sự ra
đời, đảm nhận lãnh đạo của “Phong trào 26-7”
0.5
3
Năm 1955, Phiđen và các đồng chí của ông được trả tự do nhưng bị trục
xuất sang Meehicô. Tại đây, Phiđen tiếp tục chuẩn bị lực lượng. Tháng
11-1956, Phiđen cùng 81 chiến sĩ xuống tàu Granma vượt biển trở về Tổ
quốc để tiếp tục đấu tranh nhưng bị quân đội Batixta bao vây tấn công,
gây nhiều tổn thất, 12 người (trong đó có Phiđen) rút lên vùng rừng Xiera
Maextơria để xây dựng căn cứ địa, tiếp tục xây dựng phát triển lực lượng,
tiến hành chiến tranh du kích.
0.5
4
Trong những năm 1957-1958, phong trào cách mạng ngày càng lan rộng
trong toàn quốc. Cuối năm 1958, quân cách mạng chuyển sang tấn công
trên các mặt trận, giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Tháng 12-1958, quân
cách mạng chiếm pháo đài án ngữ thủ đô La Habana. Ngày 30-12-1958,
Batixta bỏ chạy ra nước ngoài. Ngày 1-1-1959, quân cách mạng làm chủ
Thủ đô La Habana, chế độ Batixta bị lật đổ, cách mạng toàn thắng.
0.5
5
Cách mạng Cu Ba lật đổ ách thống trị độc tài Batixta – tay sai của đế quốc

Mĩ, mở ra thời kì mới cho nhân dân Cu Ba từng bước xây dựng CNXH.
Cu Ba trở thành “lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc” ở Mĩ
Latinh, cổ vũ nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc, giải phóng dân tộc.
0.25
II Trình bày chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam.
Quân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ"
của Mĩ (1965 - 1968) như thế nào?
5.0
1 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam:
- Từ tháng 3-1965, trước nguy cơ phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”, Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu cùng với vũ khí,
phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam nhằm đẩy mạnh chiến
tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam
và mở rộng “chiến tranh phá hoại” miền Bắc.
0.25
- “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965 là loại hình chiến tranh
xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng lực lượng quân viễn
chinh Mĩ, quân chư hầu và quân ngụy, trong đó quân Mĩ giữ vai trò quan
trọng nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
0.25
- Cuối năm 1964, lính Mĩ có mặt tại miền Nam là 26.000 tên; cuối năm
1965 tăng lên 200.000 và đến cuối năm 1967 là 537.000. Ngoài ra còn có
70.000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ Mi ở Guam,
Philíppin, Thái Lan và hạm đội 7 sẵn sàng tham chiến ở miền Nam.
0.25
- Với số quân đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực manh, cơ động nhanh, Mĩ mở
cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “Ánh sáng sao” vào căn cứ của quân
giải phóng ở Vạn Tường, hai cuộc phản công chiến lược mùa khô vào các
năm 1965-1966 và 1966-1967.

0.25
2 Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
(1965-1968)
- Với ý chí “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”, được sự phối
hợp chiến đấu và chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, quân dân miền
Nam đã anh dũng chiến đấu và liên tiếp giành nhiều thắng lợi.
0.25
- Chiến thắng Vạn Tường:
+ Sáng 18-8-1965, Mĩ huy động gần 9.000 quân, gồm phần lớn lính thủy
đánh bộ, sử dụng cả hải lục, không quân với 6 tàu, 105 xe tăng, xe thiết
giáp, 100 máy bay lên thẳng, 70 máy bay chiến đấu mở cuộc hành quân
vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi).
+ Sau một ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với dân
quân du kích, nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch,
tiêu diệt hơn 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.
+ Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân đội Mĩ, mở đầu cao trào
“Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam và chứng minh
khả năng thắng Mĩ trong “chiến tranh cục bộ” của quân và dân ta.
0.75
- Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966
+ Mùa khô năm 1965 – 1966, Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ
nhất với 720.000 quân. Cuộc phản công bắt đầu từ tháng 1-1966 và kéo
dài 4 tháng với 450 cuộc hành quân lớn nhỏ nhằm vào hai hướng chiến
lược chính là đồng bằng khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu đánh bại
chủ lực quân giải phóng và giành thế chủ động trên chiến trường.
- Quân dân ta với thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức
tác chiến khác nhau, đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công khắp
nơi. Kết quả: quân dân ta đã tiêu diệt 67.000 tên địch (trong đó có 3,5 vạn
quân Mĩ và quân chư hầu), bắn rơi và phá hủy 940 máy bay, phá hủy 600
xe tăng và xe bọc thép, 1.810 ô tô.

0.75
- Chiến thắng mùa khô 1966 -1967:
+ Mùa khô 1966-1967, Mĩ mở cuộc hành quân chiến lược lần thứ hai với
980.000 quân với 985 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có ba cuộc hành
quân then chốt nhằm vào hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ như:
cuộc hành quân Attơnborơ đánh vào chiến khu Dương Minh Châu (11-
0.75
1966); cuộc hành quân Xêđaphôn đánh vào Trảng Bàng, Bến Súc, Củ Chi
(1-1967); cuộc hành quân Gianxơn Xity đánh vào chiến khu Dương Minh
Châu (4-1967) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo
bước ngoặt trong chiến tranh.
+ Với thế chủ động tiến công và phối hợp với các chiến trường khác, quân
ta mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân của địch. Ba
cuộc hành quân lớn “Tìm diệt” và “Bình định” của Mĩ đều bị đánh tan.
Kết quả: quân dân ta đã tiêu diệt 175.000 tên địch (trong đó có 76.000 tên
Mĩ và chư hầu), bắn rơi và phá hủy 1.800 máy bay, 1.627 xe tăng và xe
bọc thép. 2.107 ô tô.
+ Ngoài ra, ở nông thôn: quần chúng nông dân được sự hỗ trợ của lực
lượng vũ trang đã vùng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, trừng
trị bọn ác ôn, phá “ấp chiến lược”; ở thành thị: giai cấp công nhân, các
tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử, binh sĩ ngụy…đều nổi dậy
đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ…Từ đó, vùng giải phóng
được mở rộng, uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam được
nâng cao trên trường quốc tế.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân (1968)
+ Xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai
mùa khô và lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống
(1968), ta chủ trương mở một cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trên
toàn miền Nam nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân Mĩ – ngụy,
giành chính quyền, buộc Mĩ phải đàm phán và rút hết quân về nước.

+ Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong ba đợt: (từ 30-1 đến 25-2);
(từ 4-5 đến 18-6); (từ 17-8 đến 23-9), quân dân ta trên khắp miền nam
đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 37/44 thị xã, 5/6 thành phố, hàng trăm thị
trấn, quận lị, hầu khắp các ấp chiến lược, các vùng nông thông. Tại Sài
Gòn, ta tiến công Tòa Đại sứ Mĩ, dinh “Độc lập”, Bộ Tổng tham mưu
ngụy, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, sân
bay Tân Sơn Nhất…
+ Trong đợt 1, quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 150.000 tên địch
(trong đó có 43.000 lính Mĩ), phá hủy một khối lượng lớn vật chất và
phương tiện chiến tranh.
+ Trong đợt 2 và 3, lực lượng ta gặp nhiều khó khăn và tổn thất, bị đẩy
khỏi thành phố. Những người có cảm tình và ủng hộ cách mạng trước đó
bị bắt, bị giết hại, nhiều vùng nông thôn bị địch chiếm.
+ Hạn chế: Do ta chủ quan trong việc đánh giá tình hình của ta và địch; do
tư tưởng nóng vội muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh;
1.5
do chỉ đạo không chủ động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành
phố về nông thôn.
+ Ý nghĩa: mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,
làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải
tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt không điều kiện
chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu đến hội nghị Pari để bàn về chấm dứt
chiến tranh xâm lược.
PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ làm 1 trong 2 câu. (3 điểm)
III.a Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược
cách mạng của miền Nam và miền Bắc sau khi kí Hiệp định Giơnevơ.
Vì sao có mối quan hệ đó?
3.0
1 a. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam và miền Bắc:
- Trong tình hình đất nước tạm thời chia hai miền (theo Điều khoản của

Hiệp định Giơnevơ), Đảng và Chính phủ ta đã đề ra cho cách mạng mỗi
miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu
cầu của các mạng từng miền, nhằm chấm dứt tình trạng đất nước bị chia
cắt
0.25
2 - Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương làm
nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng miền Bắc
thành căn cứ địa cách mạng của cả nước và hậu phương của cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc.
0.5
3 - Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai ,
nên Đảng và Chính phủ chủ trương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trực tiếp đánh bại đế quốc Mĩ và tay sai,
giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiến tới đấu
tranh hòa bình thống nhất nước nhà.
0.5
4 b. Mối quan hệ giữa nhiệm vụ cách mạng hai miền:
- Miền Bắc là hậu phương và căn cứ địa của cả nước nên có vai trò quyết
định nhất đối với sự phát triển toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự
nghiệp thống nhất đất nước.
0.5
5 - Miền Nam là tiền tuyến nên có vai trò quyết định trực tiếp trong việc
đánh đổ đế quốc Mĩ và tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình
thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trong cả nước.
6 c. Nguyên nhân có mối quan hệ trên:
- Mặc dù tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, nhưng cùng do
Đảng Cộng sản lãnh đạo.
0.25

7 - Cùng có chung mục đích là hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. 0.25

×