Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.26 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 12
KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010
Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I. (4,0 điểm)
Âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965).
Quân và dân miền Nam đã chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ như thế nào?
Câu II. (3,0 điểm)
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), nền kinh tế Nhật Bản phát triển thế nào?
Hãy làm rõ nguyên nhân của sự phát triển đó.
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình ở Việt Nam. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định đó
Câu III.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Cộng sản Việt Nam?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm.
.....................................................................................
ĐÁP ÁN 12
Câu Ý Nội dung Điểm
I Âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961-1965). Quân và dân miền Nam đã chiến đấu chống “Chiến
tranh đặc biệt” của Mĩ như thế nào?
4.0
1 Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:
Để đối phó với tình hình các mạng đang lên ở Việt Nam cũng như trên
toàn thế giới, Tổng thống Mĩ Kennơđi đề ra chiến lược toàn cầu “phản
ứng linh hoạt” Miền Nam Việt Nam được Mĩ chọn làm nơi thí điểm tiến
hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”


- “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ, được
tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thốn “cố vấn”
quân sự và dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của
Mĩ nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- Để thực hiện âm mưu đó, Mĩ đề ra kế hoạch Stalây Taylo nhằm bình
định miền Nam trong vòng 18 tháng bằng các biện pháp: bắt lính, tiến
hành càn quét, dồn dân lập ấp chiến lược, tăng viện trợ quân sự, cố vấn
quân sự…; sau được bổ sung bằng kế hoạch Giônxơn – Mác Namara,
“bình định” miền Nam có trọng điểm trong vòng 2 năm.
1.5
2 Cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam:
Đáp ứng yêu cầu cách mạng, ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang cách
mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam. Mặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam đã phát triển rộng rãi, có cơ sở khắp các địa phương.
2.5
0.25
Dưới ngọn cờ đoàn kết của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh
đạo, quân và dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và tay sai,
kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công
trên cả ba vùng chiến lược, tiến công địch bằng ba mũi giáp công: chính
trị, quân sự, binh vận.
0,5
Trên mặt trận quân sự:
Ngày 2-1-1963, quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc
(Mĩ Tho)…bước đầu chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận của địch bị
phá sản…
0. 5
Tiếp theo, trong Đông – Xuân 1964-1965, quân dân miền Đông Nam Bộ
đã mở cuộc tấn công vào Bình Giã (2-2-1964). Với chiến thắng Bình Giã,
quân và dân miền Nam đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh

đặc biệt” của Mĩ…
0.25
Trên mặt trận chống phá bình định, từ cuối năm 1964 đến 1965, từng
mảng lớn “ấp chiến lược” do địch lập nên bị phá vỡ
0.5
Phong trào đấu tranh chính trị lên cao khắp các đô thị và nhiều vùng nông
thôn rộng lớn. Đặc biệt là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Ở Huế, phong trào của
Phật tử phát triển mạnh và lanh nhanh khắp các vùng. Tại Sài Gòn, ngày
11-6-1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối Mĩ –
Diệm. Ngày 16-6-2963, một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài
0.5
Gòn làm rung chuyển chế độ ngụy.
Đến đầu năm 1965, trước sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc
biệt”, Mĩ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền
Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và Hải
quân.
0.5
II
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), nền kinh tế Nhật Bản phát
triển thế nào? Hãy làm rõ nguyên nhân của sự phát triển đó.
3.0
1
Bối cảnh Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc
địa, đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Kinh tế Nhật Bản lâm vào
tình trạng khó khăn nghiêm trọng (thất nghiệp, lạm phát…). Nhật Bản
phải dựa vào “viện trợ” của Mĩ dưới hình thức vay nợ để phát triển kinh
tế.
0.5
2

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế:
+ Những năm 1945-1950, kinh tế Nhật Bản phát triển chậm chạp và phục
thuộc chặt chẽ vào kinh tế Mĩ. Nhưng từ sau chiến tranh Triều Tiên (6-
1950), công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh lên là nhờ những đơn đặt
hàng quân sự của Mĩ…
+ Bước sang nhưng năm 60, nền kinh tế Nhật Bản có những bước phát
triển “thần kì”, đuổi kịp và vượt các nước Tây Âu, vươn lên đứng hàng
thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Trong khoảng thời gian hơn 20 năm
(1950-1973), tổng sản phẩm quốc dân tăng 20 lần.
+ Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế, tài chính của thế giới; dự trữ vàng và ngoại tệ vượt Mĩ; hàng hóa
Nhật Bản xâm nhập, cạnh tranh khắp các thị trường thế giới
1.5
3
Nguyên nhân:
- Nhật Bản biết lợi dụng vốn của nước ngoài để tập trung đầu tư vào
những ngành công nghiệp then chốt;Nhật ít chi tiêu về quân sự;biên chế
nhà nước gọn nhẹ
- Nhật Bản biết lợi dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật của thế giới
để phát triển kinh tế, biết “len lách”, xâm nhập vào thị trường của các
nước
- Những cải cách dân chủ sau chiến tranh (cải cách ruộng đất, xóa bỏ
những tàn tích phong kiến…) đã thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển
- Truyền thống “tự lực, tự cường” của nhân dân và khả năng điều hành
nền kinh tế của giới kinh doanh cũng như những nhà lãnh đạo Nhật Bản
1.0
III.a Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nội dung cơ bản và ý nghĩa
của Hiệp định đó.
3.0

1 Hoàn cảnh:
- Bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc, Mĩ buộc phải đàm phán
với ta ở Hội nghị Pa-ri từ 13-5-1968 để bàn về việc chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở VN. Đến 25-1-1969, bắt đầu hội nghị bốn bên
(VNDCCH, Hoa Kì, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và
VNCH)
- Hội nghị Pa-ri diễn ra trong bối cảnh Mĩ liên tiếp thất bại trong chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đặc biệt là trong cuộc tiến công chiến
lược của ta vào mùa hè 1972. Ta cũng đã đánh bại cuộc chiến tranh phá
hoại trở lại của Mĩ ở miền Bắc. Phong trào đòi chấm dứt chiến tranh xâm
lược của Mĩ tiếp tục diễn ra trên thế giới và cả ở Mĩ.
- Tháng 10-1972, khi nước Mĩ chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử tổng
thống , bản dự thảo Hiệp định Pa-ri được hoàn tất và cả hai bên đã thỏa
thuận ngày kí chính thức. Mĩ trở mặt, gây sức ép buộc ta phải nhân
nhượng, bằng cách mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào
Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972. Nhưng chúng đã bị đánh bại, buộc
phải kí Hiệp định Pa-ri ngày 27-1-1973.
1.5
2 Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri:
Mĩ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Việt Nam
- Mĩ rút hết quân Mĩ và quân của các nước thân Mĩ; phá hết các căn cứ
quân sự; cam kết không dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội
bộ của miền Nam Việt Nam.
- Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của mình
thông qua Tổng tuyển cử tự do.
- Các bên công nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền,
hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
1.0

3 Ý nghĩa hiệp định:
- Hiệp định Pa-ri đã ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của VN là độc lập
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; Mĩ và các nước khác không
được dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ của Việt Nam.
- Hiệp định Pa-ri mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ
0.5
cứu nước. Quân Mĩ và quân đội nước ngoài phải rút toàn bộ ra khỏi miền
Nam, tạo điều kiện để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất
đất nước.
III.b Phân tích tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
3.0
1 Cương lĩnh được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cơ sở lí
luận là hoàn toàn đúng vì chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng tiến bộ
nhất, khoa học nhất và đúng đắn nhất.
0.5
2 Cương lĩnh khẳng định cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn:
cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN là đúng vì:
Trong thời kì đầu của CNTB, giai cấp tư sản còn là lực lượng tiến bộ
trong xã hội thì họ nắm vai trò lãnh đạo các cuộc CMTS lật đổ chế độ
phong kiến
Sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì: giai cấp tư sản thành lực lượng
phản động, không thể lãnh đạo các cuộc CMTS chống chế độ phong kiến,
mà vai trò lãnh đạo thuộc về giai cấp vô sản;vì vậy, những cuộc cách
mạng tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo thông qua chính đảng của học thì
đương nhiên sau khi hoàn thành cách mạng tư sản dân quyền phải tiến lên
cách mạng XHCN. Đó chính là tư tưởng cách mạng không ngừng.
0.5
3 Cương lĩnh khẳng định cách mạng tư sản dân quyền có hai nhiệm vụ
chiến lược là chống đế quốc và chống phong kiến là đúng và là sự áp

dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào hoàn cảnh cụ thể của cách
mạng Việt Nam. Xã hội VN lúc đó có hai mâu thuẫn cơ bản là: mâu thuẫn
giữa nông dân VN với địa chủ phong kiến và mâu thuẫn giữa dân tộc VN
với thực dân Pháp. Cách mạng là sự giải quyết các mâu thuẫn trong xã
hội, nên đương nhiên phải có hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống
phong kiến.
Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó, Cương lĩnh đề cao vấn đề dân tộc
và chống phong kiến là đúng và sáng tạo vì: trong xã hội VN có hai mâu
thuẫn cơ bản là: nông dân với địa chủ và toàn thể dân tộc VN với đế quốc
Pháp, nhưng mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Pháp là mâu thuẫn
bao trùm, chi phối toàn bộ sự vận động xã hội của lịch sử VN, vấn đề giải
phóng dân tộc là vấn đề bức xúc nhất.
0.5
4 Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng, ngoài giai cấp công nhân và
nông dân, phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông…còn
phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản VN chưa lộ rõ mặt phản cách mạng
thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập. Nghĩa là ngoài công
nhân và nông dân còn phải tranh thủ được tiểu tư sản, tư sản dân tộc và
địa chủ yêu nước. Điều đó đúng với thực tế lịch sử VN vì: ngoài công
nhân và nông dân, các giai cấp và các tầng lớp khác cũng có những bộ
phận yêu nước cần phải tranh thủ lợi dụng. Đó cũng là vấn đề ưu tiên cho
nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
0.5

×