Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Đề và đáp án thi thử ĐH môn Sử khối C năm 2010_Đề 08 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.23 KB, 6 trang )

ĐỀ THI THỬ SỐ 8
KÌ THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ NĂM 2010
Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa của Đảng và nhân dân ta từ sau Hội nghị
lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5 – 1941). Nêu ý nghĩa của công cuộc chuẩn bị đó.
Câu II (2,0 điểm)
Trình bày những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965 – 1968).
Câu III (2,0 điểm)
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 –
1975).
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973).
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Khái quát tình hình bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 2000.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu – Giám thị không giải thích gì thêm.
………………………………….
GỢI Ý ĐÁP ÁN
PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (3,0 điểm) Công cuộc chuẩn bị….
1. Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang : 1,5đ
a) Xây dựng lực lượng chính trị:0,5đ
•Nhiệm vụ cấp bách: vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi
thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc. Năm 1942 khắp 9 châu của Cao Bằng đều
có Hội Cứu quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh liên
tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.
•Ở miền Bắc và miền Trung, các "Hội phản đế" chuyển sang các "Hội cứu quốc",


nhiều "Hội cứu quốc" mới được thành lập.
•Năm 1943, Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam" và vận động thành lập
Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng dân chủ Việt Nam đứng
trong Mặt trận Việt Minh (6/1944). Đảng cũng tăng cường vận động binh lính
Việt và ngoại kiều Đông Dương chống phát xít.
b) Xây dựng lực lượng vũ trang:0,5đ
Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn -
Võ Nhai. Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc
quân số I (01/05/1941), phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng. Ngày 15/9/1941,
Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.
c) Xây dựng căn cứ địa cách mạng:0,5đ
2 căn cứ địa đầu tiên của cách mạng nước ta là:
• Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11/1940) chủ trương xây dựng Bắc Sơn – Võ
Nhai thành căn cứ địa cách mạng .
• 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ai Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ
địa.
2. Công tác chuẩn bị Tổng khởi nghĩa :1đ
- Tháng 02/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp vạch ra kế hoạch chuẩn
bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể
Việt Minh, các Hội Cứu quốc được xây dựng và củng cố .
- Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời (25/02/1944).
- Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19
ban xung phong “Nam tiến” được lập ra để liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và
phát triển lực lượng xuống miền xuôi .
- 07/05/1944: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”
- 22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải
phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đội thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần.
3. Ý nghĩa : 0,5đ
o Lực lượng chính trị và vũ trang cả nước được xây dựng và phát triển mạnh, sẵn
sàng nổi dậy khi thời cơ đến.

o Công việc chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền được tiến hành
gấp rút, tạo điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa giành thắng lợi nhanh chóng.
Câu II (2,0 điểm)
1. Quân dân miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” :
- Quân dân ta chiến đấu chống “chiến tranh cục bộ” bằng sức mạnh cả dân tộc, của tiền
tuyến và hậu phương với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược.
a. Quân sự :
* Trận Vạn Tường (Quãng Ngãi )
- 08/1965: Mỹ huy động 9000 quân tấn công Vạn Tường.
- Kết quả: Sau 1 ngày chiến đấu, ta loại khỏi vòng chiến 900 địch…
- Ý nghĩa: Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với Mỹ, mở đầu cho cao trào
“tìm Mỹ đánh, tìm ngụy diệt” trên khắp miền Nam.
* Cuộc tấn công 2 mùa khô :
- 1965 - 1966 :
+ Mỹ mở nhiều cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn,
nhắm vào hai hướng chiến lược chính: Liên khu V và Đông Nam Bộ.
+ Ta tấn công khắp nơi, giành nhiều thắng lợi, loại khỏi vòng chiến 104.000 địch

- 1966 - 1967 :
+ Mỹ mở 895 cuộc hành quân, có 3 cuộc hành quân “bình định” và “tìm diệt” lớn,
tiêu biểu là Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu nhằm tiêu diệt
quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
+ Ta tấn công khắp nơi, đập tan cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” của
Mỹ, loại khỏi vòng chiến 151.000 địch…
b. Chính trị :
+ Khắp nơi từ thành thị đến nông thôn , nhân dân nổi dậy đấu tranh trừng trị ác ôn,
phá Ấp chiến lược, đòi Mỹ rút về nước , đòi tự do dân chủ.
+ Uy tín Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam lên cao. Cương lĩnh của
mặt trận được 41 nước, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực ủng hộ.
Câu III (2,0 điểm) Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

1. Nguyên nhân thắng lợi :1đ
• Nguyên nhân chính là do có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối
cách mạng đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu
tranh quân sự, chính trị, ngoại giao…
• Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu
dũng cảm vì sự nghiệp cách mạng. Hậu phương miền Bắc đáp ứng kịp thời các
yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
• Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương.
• Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ
trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa
khác…
2. Ý nghĩa lịch sử :1đ
• Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của
chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
• Mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên
CNXH.
• Tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng
thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
PHẦN RIÊNG – Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: IV.a hoặc IV.b
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn (3,0 điểm)
Trình bày sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973).
- Sau khi được phục hồi, từ 1952 – 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh,
nhất là từ năm 1960 đến 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “ thần kì”.0,5đ
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ 1960 - 1969 là 10,8%; từ
năm 1970 đến 1973, tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với
các nước phát triển khác.1đ
- Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức, Italia và

Canađa, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới tư bản ( sau Mĩ).0,5đ
- Từ những năm 70 trở đi, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn
của thế giới.( cùng với Mĩ và Tây Âu ).0,5đ
- Về Khoa hoc – kĩ thuật: Nhật Bản đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua các bằng
phát minh sáng chế, tập trung vào sản xuất, ứng dụng dân dụng: các sản phẩm như ti vi,
tủ lạnh, ô tô cầu đường bộ nối liền các đảo 0,5đ
Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao (3,0 điểm)
Khái quát tình hình bán đảo Triều Tiên từ năm 1945 đến năm 2000.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo sự thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Triều
Tiên bị chia thành hai miền, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh tạm thời. Bắc Triều Tiên
do quân đội Liên Xô chiếm đóng, quân đội Mĩ chiếm đóng phía Nam.0,5đ
- Trong bối cảnh chiến tranh lạnh, chính phủ chung không thực hiện ở bán đảo
Triều Tiên.0,25đ
- Tháng 8 – 1948, nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập,
tháng 9 – 1948 nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời. Mĩ
và Liên Xô rút quân.0,25đ
- Từ 1950 – 1953: chiến tranh hai miền diễn ra ác liệt, đến 27 – 7 – 1953, Hiệp
định đình chiến được kí kết, vĩ tuyến 38 làm ranh giới tạm thời.0,5đ
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: tiến hành công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, khôi phục, các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều kết quả như: hoàn
thành điện khí hóa trong cả nước, công nghiệp nặng đã đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội…năm 1999, hoàn thành xóa nạn mù chữ…0,5đ
- Hàn Quốc: từ thập niên 60 của thế kỉ XX, kinh tế phát triển nhanh chóng, trở
thành “con rồng kinh tế” của châu Á…0,5đ
- Quan hệ hai miền từ những năm 70 chuyển dần sang đối thoại, năm 1990, có
bước đột phá tiến hành giao lưu, hợp tác. Tháng 6 – 2000, Hiệp định hòa hợp
giữa hai quốc gia được kí kết, mở ra quá trình hòa hợp và thống nhất bán đảo
Triều Tiên.0,5đ
Hết.

×