Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Thuốc chống say tàu xe có thể gây tai biến ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.97 KB, 6 trang )

Thuốc chống say tàu xe có thể gây tai biến


Những người dễ bị nôn, say tàu xe thường tự ý mua dùng thuốc chống
nôn để uống khi cần sử dụng các phương tiện giao thông này. Đã có không ít
trường hợp tai biến xảy ra, nhất là với trẻ em và người vốn có kèm bệnh
khác.
Các nhóm thuốc thường dùng gồm:
Nhóm kháng cholinergic, kháng histamin
Phân nhóm kháng cholinergic: Khi bị cường phó giao cảm, cơ trơn sẽ co
thắt, nhu động và vận động tiêu hóa mạnh lên, dịch tiết tiêu hóa tăng gây nôn, say.
Thuốc kháng cholinergic chống lại hiện tượng này; thường dùng scopolamin (biệt
dược uống là Aeron, biệt dược dán trên da là Transderms scop).
Tác dụng phụ hay gặp: khô miệng, buồn ngủ, mất định hướng (không dùng
khi điều khiển máy móc); ít gặp hơn là lú lẫn, khó tiểu, hội chứng cai thuốc (nếu
dùng miếng dán trên 3 ngày). Không nên dùng miếng dán cho trẻ em.
Phân nhóm kháng histamin: Histamin tiết ra quá mức sẽ gây say, nôn. Có
thể dùng các kháng histamin để chống lại. Thuộc nhóm này có:
- Meclizine (biệt dược: Antivert, Dramamine less drowsy): Dùng chống say
tàu xe. Tác dụng phụ: buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, táo bón, trầm dịu, rối loạn
tâm thần. Không dùng cho trẻ em.
- Diphenylhydramin (biệt dược tiêm: Benadrylinjection, biệt dược uống:
Nautamine). Loại biệt dược tiêm dùng chống nôn, say tàu xe, phụ trị các rối loạn
dị ứng không thể dùng được bằng đường uống và một số bệnh khác. Loại biệt
dược uống giúp dự phòng, điều trị nôn mửa. Cả hai loại đều không dùng cho trẻ
nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng.
Cả 2 phân nhóm kể trên đều làm tăng nhãn áp (không dùng cho người
glaucome góc hẹp), làm tăng tác dụng các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung
ương, thuốc kháng histamin, các thuốc kháng cholinergic khác (nên khi dùng
thuốc không được uống rượu, dùng chung với các loại thuốc trên). Thuốc được
chuyển hóa ở gan, thận (nên thận trọng với người rối loạn chức năng gan, thận, rối


loạn chuyển hóa, người già). Không nên dùng cho người có thai, đang cho con bú,
người bị nghẽn đường dạ dày niệu. Thận trọng: khi bị bệnh hen suyễn, các rối loạn
đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, nghẽn dạ
dày ruột, đường niệu.
Các thuốc trên muốn có hiệu quả chống nôn, say thì phải uống trước khi lên
tàu xe khoảng 30-60 phút. Nếu cuộc hành trình kéo dài, phải uống nhắc lại.
Nhóm điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa
Thuốc ngăn chặn dopamin ngoại biên, làm thay đổi chức năng dạ dày ruột
nên có tính chống nôn. Thường dùng:
Domperidone: Biệt dược là Motilium, Peridys, dưới dạng viên nén, thuốc
cốm sủi bọt (dành cho người lớn), hỗn dịch uống (dành cho trẻ em, trẻ còn bú).
Dùng trị chứng buồn nôn và nôn, đặc biệt là sau phẫu thuật, các chứng gan - tiêu
hóa sau khi dùng thuốc chống ung thư, dự phòng buồn nôn và nôn sau khi thẩm
phân lọc máu, nôn do liên hệ tới rối loạn vận động tiêu hóa. Chống chỉ định: Có
tiền sử vận động muộn sau dùng thuốc hoặc khi có nguy cơ kích thích vận động dạ
dày ruột sẽ gây nguy hiểm (xuất huyết dạ dày ruột, nghẽn cơ học, thủng tiêu hóa).
Thuốc không đi qua hàng rào máu não nên không gây tác dụng phụ ở trung
tâm. Vì thuốc chuyển hóa qua gan thận nên phải hết sức thận trọng khi dùng cho
người suy gan, thận. Dùng cho người suy thận thì phải giảm liều 30-50%, chia liều
dùng mỗi ngày hai lần. Gần đây, người ta phát hiện thấy domperidon gây hiện
tượng xoắn đỉnh (có thể gây đột tử) nhất là khi dùng chung với một số thuốc (như
erythromycin, clarithromycin).
Metoclopramide: Chống nôn mạnh, có loại chỉ dùng cho người lớn (như
biệt dược: Gastrobid 15 mg), có loại thuốc giọt (dành cho trẻ sơ sinh), có loại
thuốc đạn (dành cho trẻ em).
Nhóm thuốc chống nôn mạnh có tính gây nghiện
Thuốc chống nôn mạnh dẫn chất từ canabinoid của cần sa. Thường dùng là
Dronabinol (còn có biệt dược Marinol); dùng trong buồn nôn và nôn mửa do thuốc
trị ung thư. Thận trọng với người có tiền sử nghiện, bệnh tim, rối loạn tâm thần,
trẻ em, người già, người có thai, cho con bú. Khi dùng không uống rượu. Thuốc có

nhiều phản ứng phụ: gây ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, ưu tư, dị cảm, mất điều
hòa vận động, nhịp tim nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp thế đứng.
Dược thảo có tính chống nôn, chống say tàu xe
1.000 mg gừng khô có tác dụng chống nôn như 10 mg metoclopramide. 940
mg bột gừng khô có tác dụng chống say tàu xe tốt hơn 100 mg dramamine nhưng
không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Các thí nghiệm này do các nhà khoa học
Anh, Mỹ công bố trên các tạp chí khoa học.
Một vài điểm lưu ý khi dùng thuốc
Người không có bệnh gì có thể dùng thuốc uống nhóm thuốc thứ nhất.
Nhưng với người có tiền sử bệnh tật (ví dụ như bị glaucome góc đóng) thì ngay
với nhóm thuốc này cũng phải rất cẩn thận, đặc biệt là thuốc dạng tiêm hay cao
dán, bắt buộc phải có sự chỉ dẫn giám sát của thầy thuốc (tuy các thuốc này không
phải thuốc diện cần mua bán theo đơn).
Với nhóm thuốc thứ hai, nhất thiết phải có chỉ dẫn của thầy thuốc vì cơ chế
tác dụng của thuốc có liên quan đến việc ngăn chặn việc sản xuất chất dopamin.
Nên dùng gừng trong chống nôn, say tàu xe vì có tác dụng không kém so
với thuốc hóa dược, không có tác dụng phụ, dùng được cho người có thai.
Hạn chế dùng nhóm thuốc chống nôn gây nghiện.
Lưu ý không dùng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ mới sinh những thuốc đã cấm,
ngay với những thuốc không cấm như domperidone cũng phải rất cẩn thận.



×