Thực phẩm không an toàn có thể
gây ung thư
Để giảm nguy cơ gây
ung thư, các chuyên
gia đều khuyên, ăn
nhiều rau quả tươi
hàng ngày.
Nguồn thực phẩm không an toàn và thói quen ăn uống
thay đổi đã khiến cho tỷ lệ ung thư tăng 20 – 40% so với
năm trước.
35% trường hợp bị ung thư do nguồn thực phẩm không
an toàn
TS Trần Văn Thuấn, phó giám đốc Bệnh viện K cho biết,
nguyên nhân gây bệnh ung thư có rất nhiều nhưng chắc
chắn có sự ảnh hưởng từ môi trường, trong đó có chế độ
dinh dưỡng không hợp lý đóng một vai trò quan trọng.
Khoảng 30 – 35% bị ung thư là do thực phẩm.
Theo đó, khi ăn những thực phẩm có hóa chất độc hại, cơ
thể không có khả năng tự đào thải ra ngoài theo đường tiêu
hóa mà tích tụ lại trong gan, tủy, xương, mô…hoặc ngấm
vào các cơ quan nội tạng khác. Những hoá chất độc hại
được sử dụng trong bảo quản rau, củ, quả sẽ làm biến đổi
gene, khiến những tế bào của cơ thể phát triển bất thường,
đây là căn nguyên dẫn tới bệnh ung thư.
Có rất nhiều chất tồn tại trong những sản phẩm nông
nghiệp không rõ xuất xứ chưa được chỉ mặt đặt tên. TS
Thuấn cho hay, bệnh ung thư từ khi xuất hiện trong cơ thể
đến khi phơi nhiễm mất khoảng thời gian từ 10-20 năm, tùy
vào cơ thể từng bệnh nhân, từng lứa tuổi khác nhau.
GS. TS Nguyễn Bá Đức, viện trưởng Viện nghiên cứu ung
thư cho hay, bằng các chứng minh về dịch tễ học và thực
nghiệm người ta đã chứng minh được chế độ ăn có liên
quan tới 30-40% ung thư ở nam và tới 60% ung thư ở nữ.
Uống nhiều rượu, đặc biệt kết hợp với hút thuốc làm tăng
nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản, thanh
quản.
Ung thư dạ dày liên quan chặt với khẩu phần ăn chứa nhiều
chất hun khói, chất bảo quản thực phẩm và ít hàm lượng
rau, hoa quả tươi. Chế độ ăn nhiều chất béo, ít hoa quả làm
tăng tỷ lệ chết do ung thư tiền liệt tuyến, đại trực tràng,
vú…
Thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Để giảm nguy cơ gây ung thư, các chuyên gia đều khuyên,
ăn nhiều rau quả tươi hàng ngày
Những nghiên cứu cho thấy, ở nữ giới, tỷ lệ ung thư vú cao
nhất ở miền Bắc, trong khi đó ở miền Nam cao nhất lại là
ung thư tử cung. So với miền Bắc thì bệnh nhân ung thư
gan tại miền Trung và miền Nam cao hơn. Một phần quyết
định tỷ lệ này là do thói quen ăn uống của người dân.
Theo GS.TS Đức, bản thân thực phẩm không gây ung thư
nhưng hiện nay các chất bảo quản thực phẩm, các chất
trung gian chuyển hóa, các chất sinh ra từ nấm mốc có
trong thực phẩm là nguyên nhân gây ung thư. Như người
Việt Nam chúng ta thường rất thích ăn dưa cà muối mà
không biết rằng trong chất này có hàm lượng nitrit rất cao,
khi vào cơ thể sẽ tác dụng với các món ăn khác như tôm,
cá, đặc biệt là mắm tôm tạo thành chất gây ung thư rất
mạnh.
Để giảm nguy cơ gây ung thư, các chuyên gia đều khuyên,
ăn nhiều rau quả tươi hàng ngày (càng đậm màu càng tốt:
Màu xanh đậm của rau, đỏ thẫm của cà chua, cà rốt), giảm
chất béo, ăn thịt cá nạc là chính, nên thay mỡ động vật bằng
dầu thực vật, dùng ít thức ăn ướp mặn, các thức ăn bảo
quản lâu bằng cách hun khói, ướp muối, ngâm giấm đều
không tốt. Hạn chế uống rượu và đặc biệt không để tăng
cân quá mức…