Tiểu ra máu
Tiểu máu là gì ?
Tiểu máu có nghĩa là có máu trong nước tiểu. Tiểu máu vi thể là tình trạng
mà máu chỉ được thấy khi quan sát nước tiểu dưới kính hiển vi, trong khi tiểu máu
đại thể có nghĩa là có máu trong nước tiểu đủ để thấy được bằng mắt. Dẫu số
lượng máu trong nước tiểu có khác nhau, nhưng nhiều bệnh có thể gây ra tiểu máu
giống nhau, do vậy việc chuẩn bị kỹ lưỡng hoặc đánh giá thì rất cần thiết để xác
minh vấn đề này.
Vì máu trong nước tiểu phải xuất phát từ một trong những cơ quan có liên
quan tới việc tạo ra hoặc vận chuyển nước tiểu, do đó việc đánh giá tiểu máu đòi
hỏi chúng ta phải xem xét toàn bộ đường tiết niệu. Hệ thống cơ quan này bao gồm
2 thận, 2 niệu quản ( là ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang ), bàng quang,
tiền liệt tuyến, niệu đạo ( là ống dẫn nước tiểu khỏi bàng quang ). Cần phải nhấn
mạnh rằng dù chỉ có một chi tiết tiểu máu đơn độc, chúng ta cũng cần phải đánh
giá kỹ dẫu nó tự hết.
Những nguyên nhân của tiểu máu là gì ?
Xác định tiểu máu bao gồm hỏi bệnh sử, thăm khám lâm sàng, quan sát
nước tiểu dưới kính hiển vi và cuối cùng phải cấy nước tiểu. Hỏi bệnh sử cẩn thận
bao gồm hỏi người bệnh có tiểu máu liên tục hay không liên tục, có đau hay khó
chịu kèm theo không, tiểu máu đầu dòng, cuối dòng hay toàn dòng và cuối cùng
hỏi về tiểu sử cá nhân có hút thuốc, sỏi thận, tổn thương đường tiết niệu, khó tiểu
hoặc những đánh giá về hệ tiết niệu trước đây không .
Nều không có vấn đề gì thì làm sao tiểu máu xảy ra được. Do vậy việc đánh
giá toàn bộ thì hầu như luôn luôn cần thiết để loại trừ bệnh nền tảng rất nặng như
là ung thư chẳng hạn. Thường có 3 xét nghiệm chẩn đoán cần cho chúng ta quan
sát toàn bộ đường tiết niệu bao gồm chụp cản quang thận - niệu quản bằng đường
tĩnh mạch, nội soi bàng quang, và xét nghiệm tìm tế bào bất thường trong nước
tiểu .
Chụp cản quang thận - niệu quản bằng đường tĩnh mạch để đánh giá đường
tiết niệu. Trong quá trình này một chất cản quang được tiêm vào tĩnh mạch và nó
sẽ được lọc qua đường tiết niệu. Một loạt X-quang sẽ được chụp cách nhau
khoảng 30 phút để tìm những bất thường. Xét nghiệm này đặc biệt dùng để đánh
giá 2 thận và niệu quản, nhưng không đánh giá được bàng quang, tiền liệt tuyến và
niệu đạo. Do vậy, xét nghiệm thứ hai gọi là nội soi bàng quang thì cần thiết. Trong
tiến trình này, có một ống soi nhỏ hoặc ống soi bàng quang được dùng để quan sát
các mặt của bàng quang và niệu đạo. Đa số các trường hợp, có thể dùng chất gel
gây tê tại chỗ để không gây khó chịu cho bệnh nhân. Ống nội soi sẽ đi xuyên qua
niệu đạo và trong bàng quang, từ đó bác sĩ sẽ quan sát kỹ lưỡng. Quan sát toàn bộ
bàng quang mất trên dưới 10 phút. Xét nghiệm cuối cùng là tế bào học nước tiểu,
cho nước tiểu vào một ly nhỏ. Sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát dưới kính
hiển vi để tìm tế bào ung thư .
Tiểu máu được điều trị như thế nào ?
Xử trí tiểu máu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nhiều lúc, nguyên nhân
không thể tìm ra nhưng may mắn là những trường hợp này thường gợi ý không có
hại lắm. Cần nhớ rằng tìm nguyên nhân thật sự của tiểu máu không phải để chứng
minh bệnh đặc hiệu nhưng để giúp loại trừ những trường hợp nặng. Nếu tiểu máu
mà không tìm được nguyên nhân, nên kiểm tra nước tiểu mỗi năm một lần nếu
không có gì thay đổi cả. Tuy nhiên, nếu tiểu máu đại thể tái phát, thì có thể làm
lại những xét nghiệm trên và bác sĩ nên kiểm tra kỹ. Xét nghiệm máu để đánh giá
chức năng thận và kiểm tra huyết áp nên được thực hiện. Đàn ông trên 50 tuổi nên
làm PSA mỗi năm một lần để sàn lọc ung thư tiền liệt tuyến.
Những bàn luận thêm về tiểu máu tùy thuộc vào diễn tiến và nguyên nhân
chính xác của tiểu máu. Chuyên gia về niệu sẽ thực hiện những thăm khám trực
tiếp và tiến hành điều trị thên hoặc theo dõi khi cần thiết.
Tóm lược về tiểu máu
Tiểu máu đôi khi chỉ được thấy dưới kính hiển vi.
Đánh giá đòi hỏi xem xét toàn bộ đường tiết niệu.
Xét nghiệm dùng để chẩn đoán tiểu máu bao gồm chụp thận- niệu quản cản
quang bằng đường tĩnh mạch ( IVP ) nội soi bàng quang, và tế bào học nước tiểu.
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Màu nước tiểu trở nên bất thường có thể do thay đổi lối sống. Nhưng nếu
bạn thấy có máu trong nước tiểu thì hãy đi khám vì đó là dấu hiệu của bệnh, rất
nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng.
Nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc trong. Tiểu ra máu là hiện
tượng có máu trong nước tiểu. Trên thực tế, bạn có thể thấy máu đỏ tươi trong
nước tiểu; nhưng máu cũng có thể bị hòa tan, làm cho nước tiểu có màu hồng, màu
gỉ sắt hoặc nâu.
Tiểu ra máu xuất hiện đột ngột và không kèm theo đau là dấu hiệu phổ biến
nhất của ung thư bàng quang. Niệu huyết cũng có thể là dấu hiệu của ung thư thận
hoặc ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, đặc biệt với những người trên 50 tuổi.
Những dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt thường thấy hơn ở đường tiết niệu, bao
gồm dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng, tiểu tiện nhiều hoặc ít đi, cảm giác đau
hoặc rát bỏng khi tiểu tiện. Tuy nhiên, hầu hết mọi bệnh nhân chỉ thấy có một vài
triệu chứng nào đó. Để điều trị, có thể phải dùng phẫu thuật cắt bỏ tuyến, tia xạ
hoặc điều trị bằng nội tiết.
Tiểu ra máu không phải bao giờ cũng do ung thư. Nếu kèm theo đau hoặc
tiểu nhiều lần, có thể chỉ đơn giản là nhiễm trùng đường tiết niệu khởi nguồn từ
thận hoặc từ bàng quang. Khi đó, bạn có thể dùng kháng sinh theo đơn của bác sĩ
để điều trị nhiễm trùng. Nếu đau ở vùng xương mu, ở hai bên hố chậu hoặc vùng
thắt lưng thì có thể bạn bị sỏi tiết niệu như ở bàng quang, niệu quản hoặc thận.
Những sỏi nhỏ có thể tự đào thải; hoặc được bác sĩ lấy qua đường niệu đạo. Với
những sỏi lớn hơn ở thận, có thể phải phẫu thuật để lấy sỏi hoặc tán sỏi ngoài cơ
thể.
Tiểu ra máu cũng có thể do viêm thận mạn tính, xuất phát từ nguyên nhân
nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị, sỏi đường tiết niệu, do các chất
độc hoặc dùng một số thuốc kéo dài. Viêm thận mạn tính có thể dẫn đến suy thận.
Màu nước tiểu bất thường không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh
nghiêm trọng. Một số thực phẩm có thể tạm thời khiến nước tiểu có màu hồng,
màu nâu. Việc dùng một số thuốc Đông y như cây đại hoàng, lá cây muồng có
thể làm cho nước tiểu có màu vàng sẫm. Bất thường về màu của nước tiểu sẽ mất
đi khi ngừng sử dụng các thuốc trên. Những hôm thời tiết nắng nóng, nước tiểu có
thể bị cô đặc và có màu vàng sẫm. Đó cũng là dấu hiệu bạn cần phải uống thêm
nhiều nước.