MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................5
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nguyên cứu....................................................5
5. Đóng góp mới của tiểu luận..........................................................................6
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của tiểu luận......................................................6
7. Kết cấu tiểu luận............................................................................................6
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TRIẾT LÍ NHÂN SINH TRONG TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1.1 Quan niệm về triết lí nhân sinh...................................................................7
1.2. Triết lí nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam: cơ sở hình thành và đặc
điểm...................................................................................................................8
1.2.1. Quan niệm về tục ngữ và ca dao: một số vấn đề lí luận......................8
1.2.2. Cơ sở hình thành triết lí nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. 12
1.2.3. Đặc điểm và vai trị của triết lí nhân sinh trong tục ngữ và ca dao Việt
Nam.............................................................................................................13
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÍ NHÂN SINH TRONG TỤC
NGỮ VÀ CA DAO VIỆT NAM
2.1. Triết lí về nguồn gốc, bản chất, vị thế con người.....................................16
2.1.1. Triết lí về nguồn gốc con người........................................................16
2.1.2. Triết lí về bản chất, vị thế con người................................................17
2.2. Triết lí về quan hệ con người với tự nhiên ..............................................18
2.3. Triết lí về quan hệ con người với con người ………………………….. 19
2.3.1. Triết lí về sự làm người.....................................................................19
2.3.2. Triết lí về đối nhân xử thế.................................................................21
2.3.2.1. Triết lí về cơng lao sinh thành của cha mẹ...............................21
2.3.2.2. Triết lí về vai trị của người thầy..............................................21
2.3.2.3. Triết lí về tình nghĩa vợ chồng.................................................22
2.3.2.4. Triết lí về tình cảm anh, chị, em...............................................22
2.3.2.5. Triết lí về tình nghĩa bạn bè......................................................23
2
2.4. Triết lí về đạo đức, nhân cách và ý nghĩa cuộc sống................................23
2.4.1. Triết lí về đạo đức, nhân cách............................................................23
2.4.2. Triết lí về ý nghĩa cuộc sống.............................................................24
2.5. Những nét độc đáo của triết lí nhân sinh trong tục ngữ, ca dao...............25
2.5.1. Thừa nhận thực tế đầy mâu thuẫn.....................................................25
2.5.2. Phạm vi ứng dụng rộng, bao quát......................................................26
2.5.3. Trình độ khái quát cao.......................................................................26
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÍ NHÂN SINH TRONG TỤC NGỮ, CA
DAO VIỆT NAM VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
3.1. Thực tiễn đời sống xã hội Việt Nam hiện nay: những vấn đề đặt ra........27
3.2. Ý nghĩa định hướng của triết lí nhân sinh trong tục ngữ, ca dao đối với đời
sống xã hội......................................................................................................27
3.2.1. Triết lí nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần thúc đẩy tư duy lành
mạnh, định hướng hành động hợp lẽ phải...................................................27
3.2.2. Triết lí nhân sinh trong tục ngữ, ca dao góp phần giáo dục quan niệm
sống tốt đẹp và lối sống nhân văn...............................................................28
3.2.3. Hạn chế của triết lí nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam.........30
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ MINH HỌA VẬN DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ VỚI TƯ
TƯỞNG TRIẾT HỌC
4.1. Vận dụng ca dao, tục ngữ minh họa về quan điểm duy vật, quan điểm duy
tâm trong triết học...........................................................................................32
4.2. Vận dụng ca dao, tục ngữ minh họa tư tưởng biện chứng, siêu hình.......33
4.3. Vận dụng ca dao, tục ngữ minh họa về nhận thức và thực tiễn................34
C. KẾT LUẬN
3
A. LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tục ngữ, ca dao là một bộ phận đồng thời là chỉ báo tin cậy phản ánh sự phát
triển của đời sống tinh thần của người Việt Nam từ trong lịch sử xa xưa. Bằng nghệ
thuật ngôn từ trau chuốt, sâu sắc nhưng dung dị, mộc mạc, quen thuộc với người nông
dân, ca dao, tục ngữ, và triết lý nhân sinh chứa đựng trong đó đã thực sự là vũ khí tinh
thần sắc bén, là những chỉ dẫn thế giới quan và nhân sinh quan sáng suốt, định hướng
cho con người sống, lao động, sáng tạo và yêu thương… trong suốt chiều dài lịch sử
dân tộc. Ngày nay, triết lý nhân sinh trong ca dao tục ngữ vẫn là hành trang đắt giá của
xã hội hiện đại.
Nói đến triết lý nhân sinh ở Việt Nam, trước tiên, người ta không thể khơng tìm
kiếm trong văn học dân gian Việt Nam, trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam. Dĩ
nhiên, triết học là tri thức hệ thống, bác học về thế giới quan và phương pháp luận, còn
tục ngữ, ca dao lại là tri thức dân gian (Folk Knowledge) - tri thức của sự phản ánh cái
cụ thể, cái thuộc về những kinh nghiệm, lẽ phải thông thường. Quần chúng nhân dân,
bằng kinh nghiệm và trí khơn của nhiều thế hệ là tác giả của loại hình tri thức này. Sức
mạnh của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao là ở đó.
Như nhiều tài liệu đã khẳng định, tục ngữ, ca dao Việt Nam, trên khắp các vùng
miền, ở tất cả các lĩnh vực, đều chứa đựng trong nó hệ thống phong phú các triết lý
nhân sinh sâu sắc. Mấy nghìn năm dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển, cũng là mấy
nghìn năm triết lý nhân sinh luôn nối tiếp nhau xuất hiện và thực hiện chức năng định
hướng của mình trong tục ngữ, ca dao. Kinh nghiệm sống, lao động và đấu tranh, các
giá trị làm người, các bản sắc đặc trưng về lối sống và ứng xử… không ngừng được
đúc kết và cất giữ trong ca dao, tục ngữ, kể cả trong xã hội hiện đại.
Vấn đề là ở chỗ, hiện hay việc xác định hệ thống triết lý nhân sinh trong kho tàng
tục ngữ, ca dao Việt Nam trên thực tế chưa được tìm hiểu một cách hệ thống. Đại đa số
các tác giả tuy đánh giá cao giá trị của các triết lý nhân sinh, chỉ ra sự tồn tại của một số
triết lý nhân sinh cụ thể trong kho tàng tục ngữ, ca dao và phân tích nội dung của chúng,
nhưng lại chưa tiến hành hệ thống hóa, phân loại, và đánh giá ý nghĩa nhiều tầng, đa diện
của tục ngữ, ca dao đối với các xã hội ở từng giai đoạn lịch sử và trong tồn bộ đời sống
xã hội nói chung. Việc xem xét cũng chủ yếu tiến hành trong khn khổ những nghiên
cứu văn học, văn hóa học… hầu như rất ít được nghiên cứu từ góc độ triết học.
Đối với việc nghiên cứu từ góc độ triết học, những vấn đề cần phải giải đáp là:
Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam gồm
những gì? Làm thế nào để phân loại, xác định và nhận diện hợp lý các triết lý nhân
sinh phong phú, đa dạng trong đời sống xã hội Việt Nam ở các thời kỳ lịch sử khác
nhau? Ý nghĩa định hướng của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao đối với đời sống
xã hội hiện nay thể hiện như thế nào? Cần phải làm gì và làm như thế nào để giữ gìn
và phát huy những nội dung của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam vào
4
giáo dục con người trong bối cảnh hiện nay
Nghiên cứu triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam, do vậy có ý nghĩa
khơng nhỏ trong việc khẳng định những giá trị quý báu của văn hóa dân tộc. Trên cơ sở
đó, việc làm rõ, đánh giá những giá trị của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt
Nam, sẽ góp phần làm tăng cường sức sống của đời sống tinh thần xã hội, củng cố
niềm tin, lý tưởng sống cho mỗi người Việt Nam hiện nay dưới tác động của tồn cầu
hóa.
Vì những lý do đó, tác giả đã chọn: “Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội ở nước ta hiện nay” để làm đề tài tiểu luận
môn Triết học này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu, xác định những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca
dao Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá giá trị và ý nghĩa của những triết lý nhân sinh đó đối với đời sống
xã hội ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Phù hợp với mục đích nghiên cứu nói trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài gồm:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan và xác định khung lý thuyết để
nghiên cứu đến đề tài.
- Nghiên cứu, xác định triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam.
- Phân tích nội dung cơ bản của các loại triết lý nhân sinh chủ yếu trong kho tàng tục
ngữ, ca dao Việt Nam.
- Đánh giá ý nghĩa với những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca
dao Việt Nam đối với đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt
Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận giới hạn nghiên cứu những ca dao, tục ngữ đã được tuyển chọn trong
kho tàng tục ngữ, ca dao các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Chủ yếu là trong các tác
phẩm về tục ngữ, ca dao đã xuất bản.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận của tiểu luận là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch
sử: Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người và đời
sống con người, về tồn tại xã hội và ý thức xã hội…
Cùng với cơ sở lý luận cơ bản đó, tiểu luận cịn chú ý khai thác và sử dụng những
5
giá trị lý luận của các cơng trình nghiên cứu ngoài triết học về chủ đề đời sống con
người được phản ánh trong tục ngữ, ca dao.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp logic - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, tổng hợp phân tích, so sánh - đối chiếu, thống kê,…
5. Đóng góp mới của tiểu luận
Xác định được những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca
dao Việt Nam. Bước đầu phân loại các loại triết lý nhân sinh theo đặc thù của đời sống
người Việt thể hiện trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam.
Chỉ ra những nét độc đáo, góp phần khẳng định giá trị của triết lý nhân sinh trong
tục ngữ, ca dao Việt Nam.
Phân tích làm rõ ý nghĩa của các triết lý nhân sinh trong việc xây dựng nhân sinh
quan lành mạnh của con người Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tiểu luận
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận như nội dung cơ bản, phân loại, ý nghĩa
định hướng… của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam.
Chỉ ra ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam đối với việc
xây dựng nhân sinh quan của con người hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tiểu luận có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy về triết học, triết lý, chủ nghĩa duy vật lịch sử, văn học dân gian, văn hóa
học về ca dao, tục ngữ Việt Nam, đặc biệt về triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao
Việt Nam.
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận
được bố cục làm 4 chương.
6
Chương 1
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TỤC NGỮ CA DAO VIỆT NAM: MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Quan niệm về triết lý nhân sinh
1.1.1. Triết học và triết lý: phân biệt triết lý với triết học
1.1.1.1. Triết học
Có nhiều quan niệm khác nhau về triết học. Tựu trung, các định nghĩa hợp lý về
triết học đều thể hiện rằng, triết học nghiên cứu toàn bộ vũ trụ và con người (hay thế
giới, con người, xã hội và tư duy) trong hệ thống chỉnh thể tồn vẹn vốn có của nó và
của tư duy triết học. Triết học giải thích tất cả các quan hệ trong và ngồi chỉnh thể đó
bằng các nguyên nhân tất yếu, chỉ ra những quy luật phổ biến nhất chi phối, quy định
sự vận động của các sự vật và hiện tượng trong vũ trụ, trong xã hội loài người, trong
con người và trong tư duy. Những tri thức đó được triết học khái quát thành các chỉ
dẫn có tính hệ thống về thế giới quan và nhân sinh quan.
1.1.1.2.
Triết lý
Ở nước ta có nhiều quan niệm khác nhau về triết lý, các quan niệm đó có những điểm
thống nhất là:
Thứ nhất, triết lý khác triết học. Triết học nghiên cứu những vấn đề chung nhất,
phổ biến nhất của sự vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết lý
không nghiên cứu những vấn đề chung nhất của thế giới như triết học, mà chỉ đề cập
tới từng mặt, từng lĩnh vực hẹp của đời sống xã hội, chủ yếu là vấn đề nhân sinh.
Thứ hai, từ những nguyên lý triết học cụ thể nhất định, người ta có thể rút ra
những triết lý về phương diện nào đó của cuộc sống.
Thứ ba, triết lý chủ yếu hướng con người về những vấn đề nhân sinh, có ý nghĩa
làm phương châm cho đối nhân, xử thế, cho hành vi của con người trong đời sống
hàng ngày.
Thứ tư, triết lý có thể được nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người.
Nghĩa là từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, con người có thể rút ra những triết lý sống,
triết lý hành động cho bản thân và cộng đồng.
Thứ năm, có nhiều loại triết lý khác nhau, như triết lý phát triển, triết lý nhân sinh,
triết lý kinh doanh,.v.v..
1.1.1.3.
Phân biệt triết học với triết lý
Luận án chỉ ra mối liên hệ giữa triết học và triết lý như sau:
- Triết học là một hệ thống tri thức, có thể là một bộ mơn khoa học (có thời kỳ cịn được
xem là khoa học của mọi khoa học), triết lý không phải là hệ thống chặt chẽ, hay bộ
môn khoa học. Như vậy, triết lý hẹp hơn triết học.
- Từ triết học người ta có thể rút ra những triết lý, cách ứng xử, phương châm sống và
hành động của những cá nhân và cộng đồng nào đó. Từ triết lý, chưa thấy hệ thống lý
luận triết học nào được xây dựng.
- Trong đời sống tinh thần xã hội, có hiện tượng là khi chưa có một nền triết học thành
văn hồn chỉnh, nhưng đã có triết lý. Như vậy, triết lý có thể có trước triết học.
- Triết lý có thể được rút ra từ triết học. Nhưng phần lớn triết lý nảy sinh từ đời sống
thường ngày, từ ý nghĩa trong một số áng văn thơ, cơng trình kiến trúc, điêu khắc, hội
hoạ; từ một số lễ hội, y học, võ thuật, truyền thuyết, cổ tích, thần thoại,… Triết lý cịn
được thể hiện qua những hành động, đó chính là triết lý hành động. Lại có cả triết lý im
lặng, triết lý vô ngôn của nhà Phật.
1.1.2. Nhân sinh, nhân sinh quan và triết lý nhân sinh
1.1.2.1. Quan niệm về nhân sinh
Nhân sinh (với tính cách là khái niệm dùng để chỉ một lĩnh vực thuộc đối tượng
của nhận thức được phản ánh ở các trình độ khác nhau - từ ý thức thông thường,
triết lý dân gian đến tôn giáo, tư tưởng triết học hay triết học…) là quan niệm về giá
trị của đời sống con người, về ý nghĩa của cuộc đời, về mục đích của cuộc sống, về giá
trị làm người của mỗi cá nhân, về giá trị xã hội của mỗi con người, về vị thế của con
người trong xã hội và trong thế giới…
1.1.2.2. Nhân sinh quan
Nói đến nhân sinh quan là nói tới quan điểm, quan niệm sống với hệ thống giá
trị cá nhân và xã hội định hướng hành vi và hoạt động của con người. Quan điểm sống,
quan niệm sống và hệ giá trị (nhân sinh quan) quy định cách sống, lối sống và hành vi
và phẩm chất của hành vi, quy định việc xác định ý nghĩa của cuộc sống và ý nghĩa
của sự làm người...
1.1.2.3. Khái niệm triết lý nhân sinh.
Triết lý nhân sinh là những chiêm nghiệm, chỉ dẫn, khái quát ở tầm thế giới
quan và nhân sinh quan về giá trị của đời sống con người – con người trong hoạt động
thường ngày, trong đời sống xã hội, trong quan hệ với tự nhiên và với vũ trụ. Triết lý
nhân sinh trong mọi loại hình tri thức thường được biểu hiện trước hết dưới dạng các
quan niệm và thái độ sống, cách sống và cách ứng xử của con người đối với thế giới
xung quanh. Triết lý nhân sinh được hình thành trước hết từ những kinh nghiệm sống
kết hợp với các tri thức văn hóa – xã hội được tiếp nhận từ bên ngoài, kể cả từ triết học
hay tơn giáo.
Hình thức phổ biến của triết lý nhân sinh là những chiêm nghiệm thường ngày
của mỗi cá nhân về mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống.
Hầu hết các triết lý nhân sinh đều hướng con người tới một cuộc sống tốt đẹp
hơn, một xã hội tiến bộ hơn không chỉ cho mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng mà còn cho cả
nhân loại.
1.2. Triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam: cơ sở hình thành và
đặc điểm
1.2.1. Quan niệm về tục ngữ và ca dao: một số vấn đề lý luận
1.2.1.1.
Quan niệm về tục ngữ
Tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm dân gian dưới dạng quy tắc, nguyên tắc, quy
luật về mọi mặt của đời sống con người. Với hình thức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có
nhịp điệu, có hình ảnh nên thể loại văn học dân gian này có sức mạnh đặc biệt.
Tục ngữ phản ánh những điều kiện và phương thức lao động của người dân,
những kinh nghiệm sống và lao động, sáng tạo, phản ánh những đặc điểm của đời sống
dân tộc. Ví như tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất.
1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
2) Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
5) Tấc đất, tấc vàng.
6) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
8) Nhất thì, nhì thục….
Hay như tục ngữ về con người và xã hội:
1) Một mặt người bằng mười mặt của.
2) Cái răng, cái tóc là gốc con người.
3) Đói cho sạch, rách cho thơm.
4) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
5) Không thầy đố mày làm nên.
6) Học thầy không tày học bạn,
7) Thương người như thể thương thân.
8) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
9) Uống nước nhớ nguồn.
10) Một cây làm chẳng lên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
11) Người sống, đống vàng.
12) Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
13) Có cơng mài sắt, có ngày nên kim.
14) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
15) Chết trong còn hơn sống đục,….
Những kinh nghiệm được nảy sinh trong quá trình đấu tranh, cải tạo và chinh
phục thiên nhiên được đúc kết trong tục ngữ, trở thành những chỉ dẫn thế giới quan và
nhân sinh quan, định hướng cho cuộc sống của nhiều thế hệ.
1.2.1.2.
Phân biệt tục ngữ và thành ngữ.
Tục ngữ thường là là một mệnh đề hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý; Tục ngữ
thiên về đúc rút kinh nghiệm sống. Ví dụ như:
1) Uống ước nhớ nguồn
2) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
3) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
4) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
5) Đói cho sạch, rách cho thơm
Cịn thành ngữ chỉ một cụm từ, một bộ phận của mệnh đề, diễn đạt một quy tắc,
một quan hệ tất nhiên, một định hướng nhận thức và hành động. Thành ngữ lại nặng về
khái quát, ẩn dụ bằng nghệ thuật tu từ để định hướng con người. Ví như:
1) Thầy bói xem voi
2) Ếch ngồi đáy giếng
3) Ơng nói gà, bà nói vịt
4) Lãi mẹ đẻ lãi con
5) Cháy nhà mới ra mặt chuột
6) Gắp lửa bỏ tay người
7) Tam sao thất bản
8) Ông nói gà, bà nói vịt
Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân.
Không dễ phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Hầu hết thành ngữ và tục ngữ đều do nhân
dân sáng tác thông qua các hoạt động lao động sản xuất, đời sống tinh thần. Tuy nhiên
cũng có một số ít câu rút ra từ các thi phẩm nổi tiếng, hoặc từ ca dao, dân ca. Ví như
thành ngữ “Nóng tính như Trương Phi, đa nghi như Tào Tháo” được rút ra từ tiểu
thuyết chương hồi “Tam quốc diễn nghĩa”,… Hay như thành ngữ “Thầy bói xem voi”,
“Ếch ngồi đáy giếng”,… được rút ra từ truyện ngụ ngôn cùng tên Thầy bói xem voi và
Ếch ngồi đáy giếng,…
1.2.1.3.
Quan niệm về ca dao
Ca dao là những tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi
diễn xướng. Đơi khi là lời những đoạn dân ca đã thốt ra khỏi đời sống âm nhạc của
nó. Ca dao để lại dấu ấn rõ rệt nhất trong văn học và trong đời sống. Phần lớn nội dung
ca dao thể hiện tình yêu - tình yêu nam nữ hay than thân, yêu thương tình nghĩa.
1) Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
2) Còn duyên kẻ đón người đưa,
Hết dun đi sớm về trưa mặc lịng.
3) Đôi ta cách một con sông,
Muốn sang anh ngã cành hồng cho sang.
4) Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lịng này khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hơm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
5) Ước gì song rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
6) Muối ba năm muối đang còn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy cịn cay
Đơi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa….
Hay như tình yêu gia đình, nghĩa mẹ cha, anh em, yêu quê hương đất nước và
diễn tả các mối quan hệ trong đời sống xã hội... cũng được người dân lao động thể
hiện.
1) Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
2) Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mrj như nước trong nguồn chảy ra.
Một lịng thờ mẹ kính cha,
Cho trịn chữ hiếu mới là đạo con.
3) Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mơng,
Cù lao chín chữ ghi lịng con ơi!
Cơng cha nặng lắm ai ơi,
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
4) Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ Hòa,
Hỏi trong ba chữ, thờ cha chữ nào?
Chữ Trung thì để thờ cha,
Chữ Hiếu thờ mẹ, chữ Hịa thờ anh.
5) Đường vơ xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
6) Đường đi xa lắm ai ơi
Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông.
Đi qua muôn chợ vạn rừng,
Thuyền con một chiếc, vẫy vùng biển khơi…..
1.2.2. Cơ sở hình thành triết lý nhân sinh trong tục ngữ ca dao Việt Nam
1.2.2.1. Khu vực Bắc bộ
Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là một vùng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát
triển cả về kinh tế, văn hóa và quân sự của Việt Nam. Sau hàng triệu năm hình thành
và hàng nghìn năm khám phá cuả người Việt, vùng đồng bằng Bắc Bộ được kiến tạo
dần dần hình thành cho đến ngày nay. Cư dân đồng bằng Bắc Bộ là cư dân sống bằng
nghề lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy, nhưng các nghề thủ cơng nghiệp,
chạy chợ cũng đóng vai trị kinh tế quan trọng.
Ví như những câu ca dao, tục ngữ sau:
1) Được mùa chớ phụ ngô khoai
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
2) Làm ruộng ăn cơm nằm,
Chăn tằm ăn cơm đứng.
3) Lúa chiêm ăn nhánh, lúa mùa ăn cây.
4) Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
5) Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngồi ruộng trâu cày với ta.
Cái cày vốn nghiệp nơng gia,
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.
Bao giờ cây lúa cịn bơng,
Thì cịn ngọn cỏ ngồi đồng trâu ăn.
Sự gắn bó giữa con người với con người trong cộng đồng làng quê không chỉ là
quan hệ sở hữu trên đất làng, đình làng, chùa làng... những nơi diễn ra sinh hoạt văn
hóa, tín ngưỡng chung mà cịn là sự gắn bó về chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội.
Ví như bài ca dao sau:
1) Hơm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả cơng,
Ít bữa lấy chồng anh sẽ giúp cho.
Giúp em một thúng xơi vị,
Một con lợn béo, một vị rượu tăm.
Giúp em đơi chiếu em nằm
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp em quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
2) Qua đình ngã nón trơng đình,
Đình bao nhiêu ngói nhớ mình bấy nhiêu.
3) Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.
1.2.2.2.
Khu vực Bắc Trung bộ
Cộng đồng cư dân Bắc Trung Bộ có những nét văn hóa riêng, mang đặc thù vùng.
Trong lịch sử dân tộc, những giá trị Bắc Trung Bộ có ý nghĩa to lớn. Điều đó được
phản ánh trong tục ngữ ca dao, đặc biệt trong các triết lý dân gian.
1) Nước An Nong vừa trong vừa mát,
Truông Phú Bài nhỏ cát dễ đi.
2) Ơi o bán cốm hai lu,
Có về An Thuận cho tui về cùng
3) Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh theo không kịp
Tội lắm em ơi
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Em có xa anh đi nữa
Cũng tại ông trời nên xa.
4) Quýt Hương Cần em gửi ra Đồng Hới
Ruốc Bảo Ninh em chở tới Đông Ba
5) Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi,
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già
6) Trèo lên Ba Dội tôi coi,
Bốn dội tôi ngồi năm dội tôi trông.
Nồi đồng lại úp vung đồng,
Con gái xứ Huế lấy chồng Đồng Nai.
Giậm chân xuống đất kêu trời,
Lấy chồng trong Quảng biết đời nào ra
Những câu ca dao, tục ngữ về tự nhiên, kinh nghiệm lao động sản xuất được
người đi trước đúc kết lại từ kinh nghiệm thực tế truyền lại cho đời sau. Mặc dù khoa
học nông nghiệp ngày càng phát triển, kỹ thuật canh tác đã thay đổi rất nhiều, nhưng
những kinh nghiệm mà cha ơng truyền lại vẫn có tính ứng dụng trong cuộc sống sản
xuất hiện tại.
1.2.3. Đặc điểm và vai trò của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt Nam
1.2.3.1.
Đặc điểm của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao Việt
Nam
Thứ nhất, ca dao tục ngữ chính là những sáng tạo của người dân, một loại hình
nghệ thuật mang tính tập thể mà tác giả là những người lao động. Triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ, do vậy đa dạng, phong phú, phản ánh hầu hết các mặt của đời
sống xã hội.
Ca dao tục ngữ về cây trồng, các loại vật nuôi:
1) Được mùa chớ phụ ngô khoai.
Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.
2) Làm ruộng ăn cơm nằm.
Chăn tằm ăn cơm đứng
3) Làm ruộng ba năm.
Chăn tằm ba lứa
4) Gió heo may, đường leo lên ngọn.
5) Thứ nhất canh trì. Thứ nhì canh viên. Thứ ba canh điền
6) Lúa chiêm ăn nhánh. Lúa mùa ăn cây.
7) Chiêm bóc vỏ, mùa xỏ tay
8) Đói thì ăn ráy, ăn khoai.
Chớ thấy lúa trỗ tháng hai mà mừng.
9) Chiêm cập cội, mùa đợi nhau
Ca dao tục ngữ về kĩ thuật canh tác:
1) Chắc rễ bền cây
2) Chuối sau cau trước
3) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên
4) Phân tro khơng bằng no nước
5) Tháng sáu thì cấy cho sâu
Tháng chạp cấy nhảy mau mau mà về
6) Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rể bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền
7) Nắng sớm trồng cà
Mưa sớm ở nhà phơi thóc
8) Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa
9) Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng
10) Hòn đất nỏ là một giỏ phân
11) Được mùa lúa, úa mùa cau.
Được mùa cau, đau mùa lúa
12) Khoai đất lạ, mạ đất quen
13) Lúa chiêm đào sâu chôn chặt.
Lúa mùa vừa đặt vừa đi
14) Cấy thưa thừa thóc, cấy dày cóc ăn
15) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
16) Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
Ca dao, tục ngữ về thiên nhiên
1) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
2) Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
5) Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
6) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa
7) Mưa tháng ba hoa đất
Mưa tháng tư hư đất.1
Thứ hai, ca dao tục ngữ là một loại hình nghệ thuật vừa sâu sắc vừa dân dã. Triết
lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ, do vậy có sức thu hút và thích hợp với mọi tầng lớp
nhân dân.
1) Hỡi cơ tát nước bên đàng.
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
2) Nắng lên cho lúa chín vàng.
Cho anh đi gặt, cho nàng đưa cơm.
3) Bao giờ cho đến tháng hai.
Con gái làm cỏ, con trai be bờ.
4) Hạt thóc vàng, cây lúa cũng vàng.
Anh yêu em, bác mẹ họ hàng cũng yêu.
5) Tay mang bó mạ xuống đồng.
Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai.
6) Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em giâm ké dây trầu một bên
Chừng nào trầu nọ bén lên
Cau kia ra trái lập nên cửa nhà.
Những bài ca dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác, phù hợp với mọi
tầng lớp, lứa tuổi, ngành nghề khác nhau.
Thứ ba, ca dao tục ngữ là một loại hình nghệ thuật mang tính truyền miệng. Triết
lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ, do vậy lưu truyền rộng rãi, xun thời gian và
khơng gian. Chính vì đặc tính này nên ca dao tục ngữ thường có nhiều dị bản. Qua mỗi
vùng miền sẽ có nhiều dị bản khác nhau.
Ví như câu ca dao sau:
“Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Đã có dị bản ở Huế:
“Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
1
Vũ Ngọc Phan (2010), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Nxb. Thời đại. Hà Nội, tr.43
Vai trò của triết lý nhân sinh trong tục ngữ, ca dao đối với
đời sống con người
Trong đời sống hàng ngày của người dân, những kinh nghiệm trong lao động sản
xuất, những tri thức đúc kết từ văn hóa bên ngồi, được sử dụng trong những tình
huống sống - đơn giản và phức tạp, gay cấn và bình thường… được thể hiện qua tục
ngữ, ca dao, được cô đọng trong các triết lý lại là vũ khí tinh thần sắc bén, là kim chỉ
nam định hướng hoạt động, là ngọn lửa hy vọng dẫn dắt các thế hệ người. Chính
những triết lý này đã đồng hóa nhiều tư tưởng ngoại lai, là cơ sở tiếp thu có chọn lọc
các giá trị văn hóa – văn minh bên ngồi, biến thành thế giới quan, nhân sinh quan chỉ
đạo, định hướng cuộc sống và phương thức ứng xử của người dân lao động.
Không hệ thống đến mức trở thành học thuyết, nhưng triết lý nhân sinh trong tục
ngữ ca dao lại có sức sống mãnh liệt trường tồn cùng với dân tộc. Ngày nay, những
quan niệm, tư tưởng đó khơng hề cản trở chúng ta trong hội nhâp, trái lại lại là cơ sở,
điều kiện, là hành tranh giúp chúng ta hội nhập và hội nhập thành cơng với các nền
văn hố khác.
Kết luận chương 1
Tục ngữ, ca dao là một hình thức của nghệ thuật ngôn từ tồn tại bằng phương
thức truyền miệng. Nó từ tồn tại xã hội mà ra, phản ánh tồn tại xã hội, dẫn dắt con
người sống, sáng tạo trong tồn tại xã hội.
Tri thức của tục ngữ, ca dao là tri thức dân gian được rút ra trên cơ sở quan sát và
miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những “lẽ phải thông thường”.
Tục ngữ, ca dao là một trong những thể loại của Văn học dân gian nên tác giả là tập
thể, là quần chúng nhân dân. Tục ngữ, ca dao Việt Nam chứa đựng trong nó triết lý
nhân sinh, thứ triết lý có sức mạnh đặc biệt trong việc phát hiện ra bản chất và tính quy
luật của các sự vật và hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người.
Chương 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG
TỤC NGỮ, CA DAO VIỆT NAM
1.2.3.2.
2.1. Triết lý về nguồn gốc, bản chất, về vị thế con ngƣời
2.1.1. Triết lý về nguồn gốc của con người
Từ xa xưa, khi trình độ tư duy khái quát của con người chưa cao, khả năng nhìn
nhận vấn đề chưa bao qt, vậy mà người Việt đã có sự nhìn nhận, đánh giá rất sâu
sắc về con người. Người ta là hoa đất 2 là tư tưởng thể hiện một triết lý sâu sắc - Con
người không phải là thực thể tách khỏi hoàn toàn giới tự nhiên mà bản thân con người
là một phần của giới tự nhiên, là một thực thể phát triển cao của tự nhiên, luôn gắn kết
với tự nhiên. Quan niệm người ta sinh ra từ đất rất gần gũi với quan niệm của các nhà
triết học Hylạp cổ đại, khi họ cho thế giới, con người do nước, lửa, khơng khí hay
Apeirơn sinh ra. Cũng có thể thấy điểm giống nhau giữa triết lý dân gian Việt Nam với
các quan điểm
2
Nguyễn Lân (2003): Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.403
triết học phương Đông. Nhưng ở đây, dĩ nhiên không có căn cứ để nói quan niệm nào bị
ảnh hưởng, chi phối.
Chúng tôi quan tâm đến sự gần gũi, bắt gặp của tư tưởng, quan niệm của ông cha
ta với quan niệm của triết học nhân loại cùng thời. Và quan niệm của người Việt xưa
đã rất gần, đã đạt được tầm mà tri thức nhân loại thời bấy giờ đạt được. Khi nói tới
nguồn gốc của con người, mỗi quốc gia sẽ có những cách lí giải riêng. Với đất nước
Việt Nam ta cũng vậy, từ truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”, mỗi người dân Việt
Nam dù ở nơi đâu cũng đều tự hào có chung nguồn cội, hằng năm đều nhớ về ngày giỗ
tổ. Trong ca dao, tục ngữ nói về nguồn gốc con ngườ cũng rất nhiều. Ví như:
1) Cây có cội, nước có nguồn,
Con chim có tổ, con người có tơng.
2) Tháng ba nơ nức hội đền,
Nhớ ngày giỗ Tổ bốn nghìn năm nay.
3) Con người có tổ có tơng,
Như cây có cội như sơng có nguồn.
4) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây về trồng.
5) Cây có gốc mới nở cành xanh lá,
Nước có nguồn mới bể cả sơng sâu,
Người ta nguồn gốc từ đâu.
Có tổ tiên trước rồi sau có mình.
Ca dao, tục ngữ ra đời trong xã hội phong kiến, giữa một nền sản xuất tiểu nông,
khi đất nước ta phải đương đầu với âm mưu đồng hoá – nơ dịch của ngoại bang, nên
nó mang nội dung tư tưởng tích cực. Nó thể hiện tình u gia đình, làng xóm, quê
hương. Nó biểu thị ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc chính đáng.
2.1.2. Triết lý về bản chất con người
Tục ngữ, ca dao Việt Nam khi xem xét nguồn gốc và bản chất con người có thể
có sự giao thoa tư tưởng ở chỗ cho rằng, bản chất con người là sự kết hợp giữa tư chất
sẵn có với sự giáo dục. Bên cạnh đó triết lý dân gian cũng lại chú trọng đến tư chất di
truyền. Nhiều câu tục ngữ khẳng định bản tính con người do thiên định – tiền định.
1) Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
2) Học tài thi phận
Hơn thế nữa, người Việt đã thấy được tính di truyền đó khơng phải là yếu tố duy
nhất làm nên bản tính con nguời. Yếu tố giáo dục cũng đã được khẳng định. Con
người sinh ra trong môi trường tốt, nhận được sự giáo dục ngay từ nhỏ thì nhân cách
của con người sẽ phát triển tốt.
1) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
2) Khơng thầy đố mày làm nên.
3) Sang sông phải bắc cầu cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
4) Học thầy không tày học bạn.
5) Rèn đức luyện tài
6) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
7) Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
8) Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
9) Khi măng khơng uốn thì tre trổ vòng
10) Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Mối quan hệ đầu tiên mà con người tiếp xúc đó là quan hệ gia đình, mà từ đó,
nhân cách sẽ dần dần hình thành và phát triển. Truyền thống gia đình được lĩnh hội qua
cách giáo dục của cha mẹ:
1)
Cha hiền con thảo
2)
Phúc đức tại mẫu
3)
Con có cha như nhà có nóc
4)
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
5)
Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khơn
6)
Con nhà tơng khơng giống lông cũng giống cánh
7)
Con dại cái mang
2.2. Triết lý về quan hệ con người với tự nhiên
Trong quá trình sống của mình, con người trước hết phải dựa vào tự nhiên, phải
thừa huởng từ tự nhiên, luôn cố gắng tìm cho mình cái ăn, cái mặc, chỗ ở, và luôn luôn
đấu tranh với tự nhiên để vươn lên với mức sống cao hơn. Với phương thức canh tác
chủ yếu là trồng trọt, người Việt hiểu được rằng đất đai là vô cùng quan trọng. Cũng
giống như quan niệm của nhiều dân tộc khác, ở buổi đầu của nhân loại, người Việt
cũng thần thánh hóa tự nhiên. Mỗi lĩnh vực của tự nhiên đều được gán cho các vị thần,
đều được khốc cho các sức mạnh siêu nhiên. Trong tín ngưỡng dân gian người Việt
có thần Sơng, thần Núi, thần Mưa, thần Biển… Hiểu được giá trị của tự nhiên, người
Việt biết quý trọng tự nhiên. Đối với người Việt, rừng là vàng, biển là bạc;
1)
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Tháng bảy kiến bị, chỉ lo lại lụt.
Tấc đất, tấc vàng.
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.
Người Việt coi trọng tự nhiên, thấy được tầm quan trọng của tự nhiên, nhưng
không quá sợ hãi tự nhiên, không khuất phục tự nhiên. Trời có lúc là một lực lượng
đầy quyền năng, đầy sức mạnh, khiến cho con người phải “trông trời, trông đất, trông
mây”. Hữu sự, người Việt xưa (và cả nay) đều “lạy trời”. Thậm chí là thần thánh hóa
trời: “Trời ơi” là khẩu ngữ cảm thán hàng đâu khi bất trắc. Con người tin rằng khơng
được làm điều gì trái với đạo trời, để “trời đánh”, “trời đày”, …
Nhận thức được là một phần của giới tự nhiên, người Việt xem hết sức coi trọng
tìm hiểu tự nhiên. Tìm hiểu để có hiểu biết, để nhận thức đúng, để nắm được quy luật
vận động của tự nhiên, từ đó có điều chỉnh các hoạt động sản xuất, hoạt động sống của
mình sao cho phù hợp với cái quy luật của tự nhiên để tồn tại và phát triển.
1) Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
2) Lúa chiêm lấp ló đầu bờ.
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
3) Tháng giêng trồng lúa, tháng lục trồng tiêu.
4) Bao giờ đom đóm bay ra,
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng
5) Trồng trầu đắp nấm cho cao,
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây.
6) Mồng chín tháng chín có mưa,
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.
Mồng chín tháng chín khơng mưa,
Thì con bán cả cày bừa đi bn.
Suốt q trình dựng nước lâu đời, người Việt luôn phải đấu tranh với thiên tai,
trong đó hiện tượng bão, lũ là các thiên tai đe dọa thường xuyên, năm nào cũng có.
1) Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
2) Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.
3) Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
4) Trăng quầng thì hạn, trăn tán thì mưa.
5) Rét tháng ba, bà già chết cóng,…
Tuy nhiên, con người đã nhận thức đúng, hiểu rõ quy luật vận động của tự nhiên,
cố gắng sống hài hòa với thiên nhiên. Thậm chí, con người cịn lợi dụng quy luật của
tự nhiên để phát triễn hoạt động sản xuất, tồn tại cùng mơi trường dù có khắc nghiệt.
2.3. Triết lý về quan hệ con người với con người
2.3.1. Triết lý về sự làm người
Người Việt Nam vốn ưa hoà đồng, muốn sống thiện với tất cả mọi người. Cách
ứng xử mang tính mềm dẻo là minh chứng cho thái độ sống đó. Người Việt tin rằng
chín bỏ làm mười , biết tha thứ… là điều tốt. Thái độ thiếu kiềm chế chắc chắn là điều
không hay, nên tránh - giận mất khôn, lo mất ngon. Quan niệm “giận mất khôn”, “giận
người dưng thêm phiền” đã thể hiện một tư duy đúng đắn, nhận thức một cách hợp lý
về ứng xử trong mối quan hệ giữa người với người của cộng đồng Việt Nam. Ví như:
1) Nhập gia tùy tục.
2) Chín bỏ làm mười
3) Trời sinh voi, trời sinh cỏ
4) Giận mất khôn, lo mất ngon
5) Uống nước nhớ nguồn
6) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
7) Đói cho sạch, rách cho thơm.
8) Chín người mười ý
9) Sơng có khúc, người có lúc
10) Tiền bạc đi trước, mực thước theo sau,…
Ngoài nhận thức về các mối quan hệ giữa người với người, ca dao tục ngữ Việt
Nam cịn nói về cách đối nhân xử thế:
1) Ai ơi chớ nghĩ mình hèn,
Nước kia dù đục, lóng phèn cũng trong.
2) Cười người chớ vội cười lâu,
Cười người hôm trước, hôm sau người cười.
3) Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trước vẹn bề mới nên.
4) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
5) Cách sơng mới phải lụy thuyền,
Cịn như đường liền ai phải lụy ai.
Quan niệm này cịn có ý nghĩa nhất định trong bối cảnh hội nhập quốc tế để đạt
được sự hòa hợp, hợp tác. Quan niệm này thể hiện một sự hiểu biết sâu sắc về quy luật
của đời sống cộng đồng trên thế giới. Tuy có nhiều điểm chung, nhưng các sự vật hiện
tượng trong thế giới, bên cạnh cái chung cịn có cái đơn nhất. Cái đơn nhất tồn tại
khách quan gắn liền với sự vật hiện tượng và nó ít nhiều làm nên sự khác biệt, sự
phong phú của thế giới. Và chúng ta phải chấp nhận sự khác biệt đó, tơn trọng những
giá trị khác biệt. Đây chính là nguyên tắc của các mối quan hệ quốc gia.
Trong ca dao của người dân tộc Tày cũng có những câu rất sâu sắc khi nói về đối
nhân xử thế của con người. Bản chất người dân tộc Tày sống ngay thẳng và thật thà.
Chính vì vậy, người Tày khơng thích những lời nói và cách sống giả dối, hai lòng.
Giáo dục con cháu phải sống chân chính, họ dạy con cháu rằng: Dú chính bấu lao
ngày páy, cần đây bấu lao phít xá (Đứng thẳng khơng sợ lệch bóng/Người tốt khơng
sợ sai lầm) hay câu: Dú đây kin bấu lẹo, cột quẹo kin bấu đo (Ở ngay ăn không hết,
cong queo ăn không đủ).
Tục ngữ, ca dao có những lối giáo dục chân thực, hóm hỉnh tạo nên đời sống vật
chất và tinh thần phong phú. Trong đời sống hàng ngày, câu ca dao, tục ngữ vẫn được
ông bà, cha mẹ truyền tụng khun răn con cháu. Loại hình văn hóa truyền miệng này
như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ hôm nay và mai sau.
2.3.2. Triết lý đối nhân xử thế
2.3.2.1.
Triết lý về công lao sinh thành của cha mẹ
Vấn đề ân nghĩa, về cơng lao của cha mẹ với con cái, về tình cảm của con cái đối
với cha mẹ đã được nhiều tác giả văn học dân gian nói đến tạo thành những triết lý đạo
đức làm xúc động người đọc. Nghiên cứu ca dao, tục ngữ Việt Nam chúng ta thấy có
rất nhiều những tác phẩm khẳng định một cách khái quát về công lao to lớn của cha
mẹ đối với con cái. Chẳng hạn:
1) Ơn cha ba năm lại láng,
Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang.
2) Lên non mới biết non cao.
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
3) Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
4) Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày.
5) Thương thay chín chữ cù lao
Tam niên nhũ bộ, biết bao nhiêu tình.
Thấu hiểu cơng lao trời biển của cha mẹ, những người con luôn ghi lòng tạc dạ
và thể hiện lòng biết ơn, thương nhớ và khắc sâu công đức cha mẹ. Những câu ca dao,
tục ngữ ấy có sức cảm hóa, làm xúc động tác giả rất mạnh chính là vì trong đó chứa
đựng những tư tưởng mang tính triết lý sâu sắc.
1) Chiều chiều chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.
2) Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
3) Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trơng về q mẹ ruột đau chín chiều.
4) Đói lịng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu rang.
5) Trời cao, biển rộng, đất dày,
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
Triết lý về vai trò của người thầy
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tơn sư trọng đạo. Trong bất kỳ thời đại
nào, người thầy cũng được cả xã hội coi trọng, tôn vinh. Trong kho tàng tục ngữ, ca
dao Việt Nam có rất nhiều câu mang tính triết lý, khẳng định vị trí, vai trị quan trọng
của người thầy. Người Việt ai cũng biết đến những câu tục ngữ:
2.3.2.2.
1) Không thầy đố mày làm nên.
2) Có thờ thầy mới làm được thầy.
3) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
4) Qua sông phải bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Sự quý mến, trân trọng, tôn vinh những người thầy của dân tộc Việt Nam có lẽ là
một trong những nét đặc thù phản ánh quan điểm cộng đồng tin tưởng ở giáo dục.
2.3.2.3.
Triết lý về tình nghĩa vợ chồng
Trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, tình cảm vợ chồng được thể hiện trên 3 nội
dung lớn: Tình cảm người vợ dành cho người chồng, tình cảm người chồng dành cho
vợ và sự đồng cam cộng khổ trong đời sống vợ chồng. Ví như:
1) Muối ba năm muối đang cịn mặn,
Gừng chín tháng gừng hãy cịn cay,
Đơi ta nghĩa nặng tình dày,
Có xa nhau nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
2) Anh em cốt nhục đồng bào,
Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.
3) Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn.
4) Chồng cần, vợ kieemh là tiên,
Ngơng nghênh nhăng nhít là tiền bỏ đi.
5) Đốn cây ai nỡ đứt chồi.
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương.
6) Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt,
Chín đụn, mười con cũng lìa.
Câu ca dao có tính triết lý sâu sắc về tình cảm vợ chồng của cha ông ta thời xưa,
khẳng định quan hệ vợ chồng chân chính và đúng với nghĩa của người dân Việt Nam,
dù có trải qua hờn dỗi, thăng trầm thì yếu tố chủ đạo vẫn là tình u thương sâu sắc.
Phải có một tình cảm sâu đậm như vậy thì các cặp vợ chồng mới cùng nhau chia sẻ
gian khổ, vất vả và tìm thấy niềm vui trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày. Ai
đó trong quan hệ vợ chồng mà khơng có tình u thương chân thành, sâu nặng thì đấy
chính là hiện thân của bất hạnh, bi kịch.
2.3.2.4.
Triết lý về tình cảm anh chị em
Khi bàn luận đến tình cảm của những người anh em ruột thịt, tác giả ca dao, tục
ngữ đã làm nên những triết lý đạo đức rất sâu sắc. Qua sự mô tả, phản ánh của các tác
giả dân gian chúng ta đều thấy rõ tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc nhau. Tình cảm
đạo đức ấy được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động, chứ không phải là chỉ tồn tại ở
dạng trừu tượng hoặc diễn đạt bằng những lời khẳng định suông. Đã diễn tả tình yêu
thương giữa anh chị em với nhau biểu hiện bằng hành động và công việc cụ thể: người
này vận hạn được người kia giúp đỡ.
1) Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần,
2) Anh em như tre cùng khóm,
Chị em gái như trái cau non.
3) Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Tuy nhiên, cũng có lúc anh em bất hịa, mâu thuẫn nhau vì tiền bạc, vật chất. Hay
khi lập gia đình riêng, cha mẹ khơng cịn, tình cảm anh em cũng ngày một dần xa cũng
được nhân dân lao động gửi gắm vào ca dao, tục ngữ.
4) Anh em hiền thật là hiền
Bởi một đồng tiền làm mất lịng nhau.
5) Khơn ngoan đối đáp người ngồi,
Gà cùng một mẹ chớ hịa đá nhau.
2.3.2.5.
Triết lý về tình nghĩa bạn bè
Con người ta sống trong xã hội với phức hợp mối quan hệ. Theo triết lý của các
tác giả dân gian thì quan hệ bạn bè là một trong số đó và mang tính tất yếu khơng thể
thiếu được, nó được ví như: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
1) Học thầy khơng tày học bạn.
2) Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.
3) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
4) Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ.
Con người sống trong xã hội khơng thể khơng có quan hệ bằng hữu bởi trong
nhiều công việc và trong hoạt động xã hội mỗi cá nhân cần có sự hỗ trợ, hợp tác của
bạn bè.
1) Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trước một bề mới nên.
2) Ra đi vừa gặp bạn hiền,
Cũng bằng ăn quả táo tiên trên trời.
3) Sống trong bể ngọc kim cương,
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè.
4) Đã là bạn thì mãi là bạn,
Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.
Quan hệ hợp tác bạn bè có ý nghĩa quan trọng và đem lại hiệu quả tích cực như
vậy trong hoạt động của con người, vì thế nhiều tác giả ca dao Việt Nam đã diễn đạt
triết lý mang tính giáo dục về đạo đức bạn bè.
2.4. Triết lý về đạo đức, nhân cách và ý nghĩa cuộc sống
2.4.1. Triết lý về đạo đức, nhân cách
Trong tục ngữ ca dao Việt Nam, triết lý về đạo đức, nhân cách được xuất hiện với
tần suất khá nhiều và thái độ tích cực thể hiện rất rõ.
Về vai trò của các giá trị tinh thần, tục ngữ ca dao răn dạy, con người ham sống
nhưng không nên sống bằng mọi giá. Cuộc sống thì phải có vật chất, nhưng cuộc sống
cần có cả những cái cao hơn vật chất, đó là tinh thần, là tình thương và danh dự.
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
Giấy rách phải giữ lấy lề
Một lần bất tín, vạn lần bất tin
ở hậu gặp hậu, ở bạc gặp bạc
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng
Nhân vơ tín như xa vơ ln
Qn tử nhất ngơn
Khó mà biết lẽ trời
Biết ăn biết ở hơn người giàu sang
8) Có bột mới gột nên hồ
Có vơi có gạch mới tơ nên nhà
9) Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ơng ơi! Ơng vớt tơi nao
Tơi có lịng nào ơng hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Trong mối quan hệ giữa con người với xã hội, người Việt còn thể hiện một tấm
lịng tương thân tương ái, tất cả vì tập thể. Quan điểm duy vật cho rằng mọi sự vật hiện
tượng đều tồn tại khách quan, độc lập và không hề phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
bất cứ con người nào. Do vậy, qua thành ngữ, tục ngữ phần nào thể hiện được lý tưởng,
quan niệm sống của người Việt. Trong điều kiện khó khăn, con người ln gắn bó giúp
đỡ lẫn nhau: “Chị ngã” thì “em nâng”, chăm lo cho người khác trong điều kiện có thể.
Giúp đỡ người khác là điều kiện để mỗi cá nhân khác có thể cùng tồn tại.
1) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
2) Lá lành đùm lá rách
3) Chung lưng đấu cật
4) Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn
5) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần
6) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
7) Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
8) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hịn núi cao
Tư tưởng tương thân, tương ái khơng chỉ dừng lại ở mối quan hệ trong gia đình, nội tộc
mà đã phát triển nên thành tình thương yêu trong tồn dân tộc. Đó là một dân tộc
thương u giúp đỡ nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến lên trong quá trình phát triển.