Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.66 KB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam lần thứ V (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Bên cạnh việc phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải xây dựng một nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hết sức coi trọng, bảo
tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyền thống, văn hóa cách
mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Tinh thần đó tiếp tục được
bổ sung và khẳng định trong kết luận của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc
tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới
của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy
các giá trị truyền thống của dân tộc”.
Để đạt được những mục tiêu trên chúng ta phải tiến hành đồng thời
nhiều biện pháp khác nhau. Một trong những biện pháp có vai trị hết sức quan
trọng đó là cần xuất phát từ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, mà
nhân tố góp phần tạo nên sức mạnh của truyền thống đó là kho tàng văn học
dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng. Ca dao, tục ngữ là di sản tinh
thần quý báu, là kho tri thức về kinh nghiệm cuộc sống và đạo lý làm người, là
“túi khôn” mà ông cha ta đã dày công xây dựng và lưu giữ. Những triết lý giáo
dục sâu sắc, đậm chất nhân văn về thế giới, về con người của nhân dân ta đã
được khái quát và đúc kết qua ca dao, tục ngữ sẽ có tác dụng quan trọng trong
việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Là
cơ sở định hướng cho hoạt động thực tiễn giáo dục và xây dựng con người.
Vận dụng ca dao, tục ngữ nhằm khơi dậy niềm say mê học tập của học sinh,
sinh viên trong việc giảng dạy môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa


2



Mác – Lênin và môn Giáo dục công dân trong các trường trung học phổ thông.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nếu huyền thoại và truyền
thuyết tạo nên tâm điểm căn bản văn hóa dân tộc và hồn con người Việt Nam
thì ca dao, tục ngữ là cẩm nang bí quyết, là một cuốn từ điển mà tiền nhân đã
tích lũy theo thời gian và để lại cho con cháu. Trong đó hàm chứa triết lý dân
tộc, phản ánh tâm thức Việt Nam và được lưu truyền từ đời này sang đời
khác. Nó là một thành tố quan trọng, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần, bản
sắc văn hóa độc đáo của dân tộc ta. Thế nhưng, hiện nay văn học dân gian là
nguồn tư liệu ít được khai thác, tiếp cận về mặt triết học vì có ý kiến cho rằng
đây là loại văn phong khơng un bác, lạc hậu và có nhiều hạn chế. Tuy
nhiên, nếu chúng ta dày công sưu tập và nghiên cứu thì từ kho tàng văn học
dân gian ấy có thể khám phá ra khí phách con người Việt Nam, khám phá ra
những đặc điểm về tâm – sinh lý, tình cảm, cũng như quan niệm về thế giới,
về con người của người Việt Nam. Đồng thời nó cịn thể hiện năng lực tư duy,
phán đốn, phân tích và nhận thức của cha ông ta về vũ trụ và con người. Vậy
nên, muốn tìm hiểu hồn dân tộc Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua kho
tàng này, qua đó chứng tỏ cha ơng ta đã có một khối hiểu biết, kinh nghiệm
và luân lý sâu sắc. Nhờ vậy mà đất nước và dân tộc ta sống còn và sống mạnh
cho đến hôm nay sau những chiến tranh, xâm lược từ bên ngoài và phân
tranh, chia rẽ ngay trong nội bộ.
Mặt khác, Nghị quyết của Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam Về chính sách khoa học và kỹ thuật cũng đã chỉ rõ:
“Nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học của dân tộc và sự thắng lợi của tư tưởng
triết học Mác - Lênin ở Việt Nam” là một việc làm hết sức cần thiết khơng chỉ
có ý nghĩa trọng đại trong giai đoạn hiện nay mà cịn có ý nghĩa lâu dài.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường và sự mở cửa, giao lưu đã đưa nước ta
hội nhập mạnh mẽ vào nền văn minh nhân loại, làm thay đổi nhanh chóng



3

diện mạo và đời sống đất nước. Thực tiễn đó cũng đặt ra nhiều vấn đề liên
quan đến đạo đức trong ngành giáo dục khi mà gần đây, tình trạng vi phạm
đạo đức nhà giáo và bạo lực học đường ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm
trọng, vấn đề giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách hơn bao giờ hết trở thành
mối quan tâm trước hết của toàn xã hội. Để phát huy hơn nữa sức mạnh của
dân tộc, đồng thời khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường nhằm thực hiện
thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hơn bao giờ hết
lại càng đòi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến những giá trị tinh thần, đó là
truyền thống văn hóa của dân tộc, là nền văn học dân gian nói chung – kho
tàng ca dao, tục ngữ nói riêng; đồng thời kết hợp hài hịa với tinh hoa văn hóa
của nhân loại để tạo nên sự phát triển bền vững cho nền văn hóa nước nhà.
Lịch sử là một dịng chảy liên tục, tiếp nối không ngừng. Xưa - nay và
cả ngày mai, vốn có quan hệ chặt chẽ theo dịng thời gian. Lý luận và kinh
nghiệm giáo dục có tính kế thừa và phát triển. Giữa sự phát triển xã hội và
giáo dục cũng như giữa lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục có mối
quan hệ khăng khít với nhau. Nhìn lại q khứ để mạnh tiến đến tương lai –
đó là những lý do để tơi chọn đề tài: “Triết lý giáo dục trong ca dao, tục
ngữ Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học triết học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về ca dao, tục
ngữ. Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu đều tập trung dưới góc độ
văn học dân gian là chính, chưa có cơng trình nào chuyên đi sâu nghiên cứu
về vấn đề triết lý giáo dục trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Cụ thể:
- Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện văn học 1 (2001),
Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, 5 tập, Nhà xuất bản giáo dục.
- Vũ Ngọc Phan (1995), “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”, Nhà xuất
bản Văn học.



4

- Cao Huy Đỉnh (1974), “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam”,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
- Phúc Khánh (1961), Thử tìm hiểu những yếu tố tư tưởng triết học
trong thần thoại Việt Nam, Nhà xuất bản Sự thật.
- Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2000), Văn học dân
gian Việt Nam, Nxb Giáo dục.
- Nguyễn Nghĩa Dân (2011), Đạo làm người trong tục ngữ ca dao Việt
nam, Nhà xuất bản Thanh niên.
- Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt
Nam, Nxb Hội nhà văn.
- Phương Thu (2004), Ca dao, tục ngữ Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
- Triều Nguyên (2005)“Ca dao Thừa Thiên - Huế”, Nhà xuất bản Hội
liên hiệp văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế, Huế.
- Triều Nguyên (2010), “Khảo luận về tục ngữ Người Việt”, Nxb Khoa
học xã hội.
- Phạm Việt Long (2010), “Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình”, Nxb
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Vui (2004), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
Những cơng trình nghiên cứu trên các tác giả đã đi sâu và làm sáng tỏ
những vấn đề của ca dao, tục ngữ của Việt Nam như khái niệm, nguồn gốc, sự
hình thành, phát triển, nội dung và các hình thức nghệ thuật nói chung của ca
dao, tục ngữ. Làm rõ nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ như: ca dao, tục
ngữ nói về thiên nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ gia đình, xã hội và
về giáo dục, về đạo đức. Ca dao, tục ngữ thể hiện tình yêu quê hương đất



5

nước; thể hiện tình cảm đơi lứa, thể hiện về quan hệ hơn nhân - gia đình,…
Ngồi ra, tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ với các thể loại
văn học dân gian khác.
- Một số luận văn đã nghiên cứu liên quan đến đề tài này là: Lương Thị
Lan Huệ (2004), “Một số vấn đề triết học qua ca dao, tục ngữ Việt Nam”.
Tác giả đã trình bày một số tư tưởng triết học trong ca dao, tục ngữ người
Việt như: Tư tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với
thế giới tự nhiên và mối quan hệ giữa con người đối với xã hội. Tác giả cũng
đã rút ra một số nhận xét về ca dao, tục ngữ Việt Nam, nêu ý nghĩa triết học
của ca dao, tục ngữ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Phạm Thị Thúy Hằng (2006), “Những tư tưởng triết học trong truyện
kể dân gian Việt Nam”. Tác giả cũng đã trình bày một số tư tưởng triết học về
thế giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đề cập đến những
ảnh hưởng của truyện kể dân gian đối với việc xây dựng nền văn hóa của dân
tộc.
Cao Thị Hoa (2011), “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa
Thiên - Huế”. Tác giả đã đi sâu phân tích và làm sáng tỏ triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa thực tiễn về
quan niệm sống (nhân sinh quan, thế giới quan) của con người Việt Nam ở tỉnh
Thừa Thiên - Huế, vận dụng nó ở góc độ kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hóa trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Một số bài viết đăng trên các tạp chí triết học như: Lê Huy Thực
(2004 - 2005), “Triết lý dân gian về hạnh phúc trong tục ngữ, thơ ca dân gian
Việt Nam”, Tạp chí triết học số 2 (153); “Tiêu chí kiểm định đạo đức con
người qua tục ngữ thơ ca dân gian”, Tạp chí triết học số 9 (172). Đỗ Lan Hiền
(2005), “Những nét độc đáo trong tư duy người Việt qua văn học dân gian”,

Tạp chí triết học số 6 (169).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


6

* Mục đích: Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ triết lý giáo dục trong
ca dao, tục ngữ Việt Nam. Trên cơ sở đó vận dụng vào việc giáo dục đạo đức,
nhân cách cho con người Việt Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống văn
hóa của dân tộc trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đã nêu trên, đề tài làm rõ:
- Quá trình hình thành của ca dao, tục ngữ Việt Nam.
- Những nội dung triết lý giáo dục thể hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là ca dao, tục ngữ Việt
Nam qua các cơng trình đã được xuất bản.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm, phương pháp luận của
triết học Mác - Lênin. Đó là sự kết hợp những nguyên lý của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với nguyên tắc thống nhất giữa
lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, thống kê, so
sánh và đối chiếu, khách quan và biện chứng trong việc nghiên cứu tư tưởng
triết học.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống về vấn đề triết lý giáo dục
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Làm rõ những vấn đề về giá trị giáo dục, giá
trị nhân sinh được thể hiện trong ca dao, tục ngữ của dân tộc.
Luận văn hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy, học tập môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
và môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 2 chương, 5 tiết.


7

CHƯƠNG 1
VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CA DAO TỤC NGỮ VÀ TRIẾT LÝ GIÁO
DỤC TRONG CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM
1.1. Vấn đề chung về ca dao, tục ngữ Việt Nam
1.1.1. Khái niệm ca dao, tục ngữ
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, ca dao luôn giữ
một vị trí hết sức quan trọng, được coi là nền văn học khởi nguồn. Đó là
những viên ngọc quý, những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ông
cha ta để lại. Là tâm hồn, trí tuệ, tình cảm và đời sống tinh thần của nhân dân
ở từng chặng đường lịch sử. Là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những triết
lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống của người dân lao động. Do đặc
điểm nội dung và hình thức ngắn gọn, tinh tế, có vần và dễ nhớ nên ca dao,
tục ngữ luôn luôn được nhân dân vận dụng, giữ gìn và lưu truyền qua nhiều
thế hệ. Mặc dù ln được trau chuốt, có những thay đổi nhất định nào đó về
ngơn từ khi đến “cư trú” ở các địa phương khác nhau nhưng ca dao, tục ngữ
vẫn luôn giữ được cái hồn, cái hình của mình. Ca dao, tục ngữ vừa là một
hiện tượng ngôn ngữ, vừa là một hiện tượng thuộc về ý thức xã hội, phản ánh
cuộc sống sinh hoạt muôn hình mn vẻ của nhân dân, biểu hiện những nhận
xét, những ý nghĩ của nhân dân trong cuộc đấu tranh với các hiện tượng thiên
nhiên bất lợi hoặc trong đấu tranh xã hội và xây dựng đất nước, từ đó kết tinh
thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
1.1.1.1. Ca dao
Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt thì ca dao là một thuật ngữ Hán

Việt. Theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; giao là bài hát
ngắn, khơng có giai điệu, chương khúc. Cho nên, ca dao là lời của các bài hát


8

dân ca đã được tách những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu
thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca.
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, thì “ca dao thường là những
câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát, phản ánh đời sống, phong tục,
đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặc biệt là tình yêu nam nữ” [43, tr.303].
Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3, 4 câu. Cũng có một số ít bài
ca dao dài. Những bài ca dao xưa thường có nguồn gốc dân ca. Dân ca, tước bỏ
làn điệu đi, lời ca ở lại, đi vào kho tàng ca dao. Trong quá trình sáng tác của
thơ ca dân gian, khái niệm ca dao được dùng để chỉ bộ phận cốt lõi, tiêu biểu,
đó là bộ phận những câu hát đã trở nên phổ biến và được truyền tụng rộng rãi
trong nhân dân. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân
gian, do đó tất cả những sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu
hát cổ truyền, người ta gọi là ca dao.
Như vậy, ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những
tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao
động, trong sinh hoạt gia đình và xã hội, hoặc nói lên những kinh nghiệm
sống và hành động thì bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan chứ không phải
miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề. Cho nên trong
ca dao, cái tơi trữ tình nổi lên một cách rõ nét. Cũng như các thể loại văn học
dân gian khác, ca dao phản ánh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam
qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc
Việt Nam. Thể hiện một cách sâu sắc, rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan
của con người Việt Nam. Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc
con người. Đó là tinh thần lạc quan trong khó khăn, tinh thần tương thân tương

ái giữa những con người lương thiện, đó cịn là nhận thức sâu sắc về bạn, về
thù, về chính nghĩa. Tóm lại, qua ca dao có thể thấy rõ hiện thực cuộc sống của


9

nhân dân, cái hiện thực vốn có được hiện lên một cách chân thực nhất.
Nội dung của ca dao rất phong phú, đa dạng. Phản ánh những quan
niệm về trời, đất, về thời thế, nguồn gốc con người; phản ánh lịch sử, công
cuộc đấu tranh chống thiên nhiên, chống áp bức bóc lột và xâm lược. Miêu
tả khá chi tiết phong tục tập quán, những kinh nghiệm trong sinh hoạt vật
chất và tinh thần của người dân lao động, những kinh nghiệm trong sản xuất,
chăn nuôi, gieo trồng mùa vụ, trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và
đời sống xã hội. Qua đó thấy được đức tính cần cù, chịu đựng gian khổ, khó
khăn và những phẩm chất tốt đẹp của người dân trong cuộc đấu tranh với
thiên nhiên, với xã hội để sinh tồn và vươn lên giành lấy hạnh phúc.
Nét nổi bật trong bộ phận ca dao lịch sử là nội dung của nó đã thể hiện
một cách mạnh mẽ, sâu sắc tình cảm của nhân dân đối với quê hương, đất
nước, với nòi giống, tổ tiên: “Thương chi đồng nỗi thương con/ Nhớ chi đồng
nhớ nước non q nhà”; “Con người có tổ có tơng/ Như cây có cội, như sơng
có nguồn”.
Hay những câu ca dao phản ánh những sự kiện của lịch sử dân tộc, nói
lên thái độ, quan điểm, lịng u nước của nhân dân ta trong khi bà Triệu khởi
nghĩa chống quân Ngô xâm lược: “Ru con, con ngủ cho lành/ Để mẹ gánh
nước rửa bành cho voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi
đánh cồng/ Túi gấm cho lẫn túi hồng/ Têm trầu cánh kiến cho chồng đi qn”.
Ca dao cịn là tiếng nói của trái tim, bày tỏ sự uất ức, phẫn nộ của nhân
dân, là tiếng hát đấu tranh chống áp bức của chế độ phong kiến, cường quyền,
chống quân xâm lược, vạch trần những cái xấu, những tội ác mà chế độ phong
kiến đế quốc gây ra cho nhân dân ta.

Hình ảnh nổi bật trong những câu ca dao nói về đất nước, quê hương,
dân tộc,…là những hình ảnh về con người Việt Nam cần cù trong lao động,


10

dũng cảm trong đấu tranh, nhân ái, vị tha, giàu đức hy sinh trong quan hệ
giữa người với người và luôn luôn lạc quan, yêu đời. Ca dao thể hiện những
phẩm chất tốt đẹp đó của người Việt Nam và hướng con người vươn tới cái
chân, thiện, mỹ trong cuộc sống: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người
trong một nước phải thương nhau cùng”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Tình yêu quê hương, đất nước, cảm hứng về một non sông tươi đẹp,
về một nòi giống vẻ vang, về một dân tộc anh hùng,… là một cảm hứng vừa
nồng nàn, vừa đằm thắm, lắng sâu. Nhiều tên núi, tên sông, tên các làng q,
các di tích lịch sử - văn hóa, các sản vật, các cảnh sinh hoạt cùng phong tục
tập quán ở các địa phương được thể hiện rất phong phú trong ca dao.
Ca dao cịn là tiếng hát nghĩa tình, tiếng hát yêu thương của con người.
Phong phú và đặc sắc nhất, giàu cung bậc nhất trong tình cảm của con người
là mảng ca dao giành cho tình u đơi lứa. Những tâm tình, những khía cạnh
của tình u và trạng thái tâm lý của trai gái lúc yêu nhau, được ca dao diễn
đạt bằng một ngôn ngữ vừa giản dị, vừa bay bổng, vừa ý nhị, vừa đậm đà, chứ
không mang màu sắc ủy mị, sướt mướt, trái lại nó rất rắn rỏi, bền chặt, trong
sáng mặc dù trong cuộc sống, trong hơn nhân có khơng ít trắc trở, khổ đau:
“Thuyền về có nhớ bến chăng?/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền!”.
Nội dung của ca dao đã phản ánh được mọi biểu hiện sắc thái, cung bậc
của tình yêu, thể hiện quan niệm tự do trong yêu đương, tự do hơn nhân.
Những tình cảm thắm thiết trong hồn cảnh may mắn hạnh phúc với những
niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết hoặc cảm xúc nảy sinh từ những
rủi ro ngang trái, thất bại, khổ đau với những lời than thở ốn trách, tình u

cho con người thêm mạnh mẽ trong cuộc sống, trong lao động, trong đấu
tranh để bảo vệ tình yêu, hạnh phúc của mình.
Ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ đã kết hợp chặt chẽ chủ đề tình yêu


11

với chủ đề lao động, những nét sinh hoạt, những cảnh vật quen thuộc trong
đời sống hằng ngày của nhân dân. Sự kết hợp giữa các chủ đề đó làm cho ca
dao không chỉ phản ánh quan hệ nam nữ trong khn khổ tình cảm cá nhân,
mà cịn có nội dung xã hội phong phú và tính tư tưởng cao.
Trong xã hội cũ giai cấp phong kiến Việt Nam dùng triết lý Khổng
Mạnh, lấy luân lý Khổng Mạnh làm những sợi dây tinh thần để trói con người
ta về tình cảm, tình u, với người phụ nữ ln lý đó lại càng nghiệt ngã. Họ
khơng có quyền tự do u đương, họ bị khn vào “tam tịng, tứ đức”, số
phận của họ thật giống với số phận của hạt mưa sa: “Thân em như hạt mưa
sa/ Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”; “Thân em như giếng giữa đàng/
Người khơn rửa mặt, người phàm rửa chân”.
Vì vậy, trong ca dao bên cạnh tiếng hát ước mơ về một cuộc sống hạnh
phúc, là những tiếng kêu đau khổ, xót xa về những trắc trở, ngang trái trong
tình u. Chính xã hội phong kiến cùng với những lễ giáo hà khắc là ngun
nhân chính làm cho tình u tan vỡ: “Hai ta là bạn thong dong/ Như đôi đũa
ngọc nằm trong mâm vàng/ Bởi chưng thầy mẹ nói ngang/ Cho nên đũa ngọc,
mâm vàng xa nhau”.
Một trong những bộ phận quan trọng của ca dao là những nhận định về
con người và về việc đời như là sự tổng kết các kinh nghiệm, triết lý, quan
niệm đạo đức, nhân cách, là cách ứng xử, giao tiếp giữa người với người:
“Vàng thời thử lửa, thử than/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”;
“Nói lời thì giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”.
Như vậy, với tính cách là thơ theo ý nghĩa đầy đủ của nó, ca dao đã vận

dụng mọi khả năng về ngôn ngữ của dân tộc để biểu hiện một cách chính xác,
trung thực, tinh tế hiện thực cuộc sống. Nói lên mong ước và nguyện vọng
của nhân dân về một cuộc sống tươi đẹp. Ở ca dao, tư tưởng và tình cảm một
mặt được cơ đúc dưới hình thức ngơn ngữ vững chắc, mặt khác lại được diễn
đạt trong sự vận động rất phong phú và đa dạng của ngôn ngữ văn học.


12

Về mặt hình thức, ca dao gồm nhiều loại, phản ánh nhiều mặt khác
nhau của đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nói đến ca dao tức là nói đến thơ. Thể
thơ được dùng nhiều nhất trong ca dao truyền thống là lục bát và song thất lục
bát. Bên cạnh đó phải nói đến nhịp điệu, vì đó là một đặc điểm nổi bật của
thơ, thể hiện tính chất thể loại. Nhịp điệu giữ một vai trị hết sức quan trọng,
nó ln có tác dụng tạo cảm xúc, làm tăng thêm sức biểu đạt của thơ. Ca dao
ngắt nhịp hai là phổ biến, nhưng nhiều trường hợp ca dao ngắt nhiều nhịp rất
sáng tạo nhằm làm nỗi bật quyết tâm vượt lên mọi khó khăn của những con
người muốn được xích lại gần nhau, được chung sống cùng nhau:
- Yêu mình/ chẳng lấy được mình/
Tựa mai/ mai ngã/ tựa đình/ đình xiêu/
- Thương nhau/ chẳng quản gì hơn/
Phá Tam Giang/ anh cũng lội/ núi Mẫu Sơn/ anh cũng trèo/
Ca dao thường là những bài ngắn, âm điệu lưu loát. Đặc điểm của ca
dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thốt, khơng gị ép, lại giản
dị và tươi tắn, nghe có vẻ như lời nói nhưng lại rất nhẹ nhàng, gọn gàng, chải
chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Dưới hình thức truyền khẩu, trải
qua nhiều thế hệ, nội dung có chỉnh sửa, nhưng nó vẫn giữ được chủ đề tư
tưởng và tính chất mộc mạc, không cầu kỳ.
Phương pháp ẩn dụ là một biểu hiện cao hơn, tế nhị hơn của lối so sánh
ví von. Với phương pháp này, chủ thể nhập làm một với những sự vật, hiện

tượng được dùng để so sánh. Nhiều sự vật, hiện tượng thiên nhiên quen thuộc
đối với người nơng dân lao dộng đã trở thành những hình tượng so sánh cổ
truyền trong ca dao: “Gặp đây mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay
chưa?/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.
Ngồi ra cịn có hình thức nhân cách hóa, cũng là một biểu hiện tế nhị
của lối so sánh ví von. Từ những vật vơ tri, vơ giác đến chim muông, đều


13

được ca dao gán cho những tâm tư, tính cách, tâm hồn, ý nghĩa như con
người. Trong nhiều trường hợp phương pháp nhân cách hóa cịn thể hiện sự
thơng cảm hài hòa của con người với vạn vật: “Đêm qua ra đứng bờ ao/
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ/ Buồn trông con nhện chăng tơ/ Nhện ơi
nhện hỡi nhện chờ mối ai”.
1.1.1.2. Tục ngữ
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ, là những dấu vết
còn lại của ngôn ngữ thường ngày của con người Việt Nam. Là loại hình có
mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Khối lượng tục
ngữ do nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền, tích lũy từ lâu đời rất phong
phú. Tục ngữ cung cấp cho lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, cho ngơn
ngữ văn chương một hình thức biểu hiện súc tích, có tính khái qt cao.
Theo định nghĩa của Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4: tục ngữ là
“một bộ phận của văn học dân gian, gồm những câu ngắn gọn, có vần điệu, đúc
kết tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức thực tiễn của người dân” [44, tr.676].
Theo M. Gorki, nghệ thuật ngôn ngữ sinh ra do quá trình lao động của
con người từ thời xưa, là xu hướng con người muốn đúc kết kinh nghiệm lao
động vào một hình thức ngơn ngữ dễ nhớ và bám chặt vào ký ức – những hình
thức thơ hai chữ, tục ngữ, truyền ngôn là những khẩu hiệu lao động thời cổ.
Cho nên, tục ngữ được ước đoán đã có từ thời cổ. Đó là lời ăn tiếng nói của

nhân dân, nhằm đúc kết những kinh nghiệm, những điều quan sát được, những
chân lý thông thường trong quá trình lao động của nhân dân về các hiện tượng
tự nhiên, về lao động sản xuất, về quan hệ gia đình, về con người và đời sống
xã hội được lưu truyền qua nhiều thế kỉ. Nhân dân lao động dùng tục ngữ để
thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của mình. Tục ngữ được sáng tạo ra
trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu tổng kết và phổ biến kinh nghiệm đời sống,
kinh nghiệm lịch sử - xã hội của mỗi cộng đồng. Những kinh nghiệm ấy được


14

rút ra trong quá trình đấu tranh thiên nhiên và đấu tranh xã hội, được thể
nghiệm nhiều lần trong thực tiễn, đã trở thành những chân lý có tính chất phổ
biến, được tồn thể nhân dân lao động cơng nhận và sử dụng. Tục ngữ vừa
tổng kết những kinh nghiệm sống, vừa thể hiện lí tưởng sống của nhân dân,
biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã hội và con
người. Tóm lại, theo các nhà biên khảo thì các câu tục ngữ là một “quyển
sách khôn, một kho tàng kinh nghiệm và hiểu biết về vũ trụ và về nhân sinh”
giúp cho dân gian ta “có được một tri thức thơng thường để làm ăn và cư xử ở
đời”. Trí khơn đó rất phong phú và đa dạng, được nhân dân vận dụng trong
đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội như lời ăn tiếng nói và
khuyên răn, bộc lộ một cách sâu sắc kinh nghiệm sống, lối sống, tư tưởng đạo
đức, qua đó thể hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với những
vấn đề của cuộc sống: “Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân dân lao động” [17, tr.229].
Sự hình thành của tục ngữ có thể quy vào ba nguồn chính: Một bộ phận
được hình thành trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân. Một bộ
phận khác được rút ra, tách ra từ những sáng tác dân gian khác (ca dao, truyện
cổ tích, câu đố). Và một bộ phận những câu tục ngữ hình thành do con đường
dân gian hóa những lời hay ý đẹp rút ra từ các tác phẩm văn học. Trong đó, có

thể nói, nguồn chủ yếu hình thành tục ngữ là từ thực tiễn đời sống của nhân
dân, vì vậy tục ngữ là “tấm gương phản ánh đời sống xã hội và tự nhiên”.
Nội dung tục ngữ là những nhận định, quan niệm, những nhận xét phán
đoán, những kinh nghiệm, kết luận của nhân dân về lao động, về tự nhiên,
lịch sử - xã hội và con người,… có khi được tổng kết lại dưới dạng các tư
tưởng triết lý dân gian. Những kinh nghiệm ấy thông qua tập thể, được đúc
kết bằng những câu xuôi tai hoặc vần vè và được phổ biến trong dân gian.
Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất. Tục ngữ về


15

lao động sản xuất phản ánh một số nét chính điều kiện và phương thức lao
động của nhân dân, phản ánh đặc điểm đời sống dân tộc. Những kinh nghiệm
được nảy sinh trong quá trình đấu tranh, cải tạo và chinh phục thiên nhiên được
đúc kết trong tục ngữ được phổ biến rộng rãi, trở thành tri thức khoa học kỹ
thuật dân gian. Biểu đạt những kinh nghiệm, những tập quán làm ăn lâu đời của
nhân dân Việt Nam trong hồn cảnh một nước nơng nghiệp với kĩ thuật sản
xuất thô sơ. Khi nhận xét về thời tiết và các hiện tượng tự nhiên, người lao
động đã đúc rút ra được những kinh nghiệm hết sức có giá trị về đặc điểm và
sự biến dịch của thời tiết ở từng vùng, từng mùa: “Nắng chóng trưa, mưa
chóng tối”; “Kiến cánh vỡ tổ bay ra, bão táp mưa sa gần tới”; “Cầu vồng
mống cụt, khơng lụt thì bão”; “Dày sao thì nắng, vắng sao thì mưa”.
Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện tinh thần sáng tạo của nhân dân
trong lao động, song chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn. Nhiều kinh nghiệm chỉ
phản ánh những biểu hiện cụ thể của những quy luật tự nhiên ở địa phương, ở
từng thời điểm nhất định.
Bộ phận chủ yếu của tục ngữ là nói về các hiện tượng lịch sử - xã hội,
những quan niệm nhân sinh, tư tưởng chính trị và xã hội, phản ánh những tập
quán, thị hiếu, cuộc đấu tranh của nhân dân. Một số câu tục ngữ ghi lại một vài

ký ức về thời kỳ bình minh của lịch sử dân tộc, với những nét phác họa về một
cuộc sống hoang dã: “Ăn lông ở lỗ”; “Con dại cái mang”; “Năm cha ba mẹ”.
Tục ngữ Việt Nam chủ yếu phản ánh những tập tục sinh hoạt của gia
đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời phong
kiến về mọi mặt như ăn, ở, mặc, giao tế, cưới xin, ma chay, hội hè, sinh hoạt
tơn giáo. Khơng những thế, nó cịn thể hiện triết lý dân gian của dân tộc. Phản
ánh những kinh nghiệm sống và lối sống của nhân dân, phản ánh truyền thống
tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động, trong đó bao hàm những tư tưởng
chính trị xã hội và tư tưởng triết học.


16

Tục ngữ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo chân chính của nhân dân lao
động, trước hết là tư tưởng đề cao con người và giá trị cao quý của con người,
xem con người là tinh hoa của trời đất: “Người ta là hoa của đất”; “Người
làm ra của, của không làm ra người”; “Người như hoa ở đâu thơm đó”.
Biểu hiện ở thái độ đánh giá về lao động, cách xét đoán con người qua
lao động: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”; “Của một đồng, công một
nén”. Phản ánh khá phong phú những đức tính tốt đẹp của nhân dân lao động,
thể hiện truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân thông qua những nhận
xét, suy ngẫm rất sâu sắc về hiện thực. Tục ngữ là tấm gương phản ánh, qua
lời nói hàng ngày, mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, quan niệm của nhân
dân về lao động, về các hiện tượng lịch sử - xã hội, về đạo đức, tôn giáo,…
đều được phản ánh một cách chân thực.
Về hình thức nghệ thuật, tục ngữ, xét cho nghiêm ngặt, chưa phải là
những tác phẩm văn học hoàn chỉnh về tất cả các mặt. Nhưng trên nhiều
phương diện của nghệ thuật biểu đạt, nó đã vươn tới những tiêu chuẩn của
một sáng tác nghệ thuật dân gian với những nét độc đáo, đặc sắc riêng của
mình. Là một loại sáng tác dân gian nảy sinh và gắn liền với lời ăn, tiếng nói

trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tục ngữ có phần gần với nhận thức
khoa học, nhận thức lý luận và được xem như một loại triết lý dân gian mang
tính chất bền vững. Tính chất bền vững của tục ngữ biểu hiện ra cả về mặt nội
dung cũng như về mặt hình thức.
Đa số tục ngữ đều có 1 vế, chứa 1 phán đốn, mang tính độc lập tương
đối: “Nắng tháng tám rám trái bưởi”; “Gái một con trơng mịn con mắt”.
Nhưng cũng có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đốn, thường cân xứng về
số chữ, về ý và lời: “Ăn vóc, học hay”; “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thể để nói
lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ biến, vì vậy ở mỗi
câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Cái cụ thể, cá biệt


17

tạo nên nghĩa đen, còn cái trừu tượng, phổ biến tạo nên nghĩa bóng.
Hai thể loại tục ngữ, ca dao có mối quan hệ với nhau, có những trường
hợp xâm nhập lẫn nhau. Trong ca dao cũng có xen tục ngữ và cũng có những
câu ca dao chỉ có hình thức là ca dao còn nội dung lại là tục ngữ, khi những
câu tục ngữ có thêm yếu tố cảm xúc thì lúc đó tục ngữ sẽ tiếp cận với ca dao,
thí dụ những câu như: “Ai ơi chẳng chóng thì chày/ Có cơng mài sắt có ngày
nên kim”; “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thường được nhân dân sử dụng như những câu tục ngữ, đồng thời do
nội dung cô đọng, hàm súc, nhiều câu ca dao chủ yếu là những câu ca dao
nhận định về con người và việc đời lại được dùng như tục ngữ: “Hơn nhau
tấm áo, manh quần/ Đến khi cởi trần ai cũng như ai”; “Đem cực mà đổ lên
non/ Còng lưng mà chạy cực còn theo sau”.
Tuy nhiên, nếu nội dung tục ngữ là một phán đốn, thiên về lý trí, đúc
kết kinh nghiệm về cuộc sống một cách khách quan thì nội dung ca dao lại
thiên về tình cảm, phơ diễn tâm tình một cách chủ quan. Hay nói cách khác,

nếu tục ngữ thường dừng lại ở nhận thức hiện thực khách quan, nhận thức
“cái vốn có” thì ca dao tiến thêm một bước rất quan trọng là bộc lộ nguyện
vọng của nhân dân đối với việc cải tạo hiện thực, đề xuất ra “cái nên có”, giúp
nhận thức cuộc sống và xây dựng lý tưởng về cuộc sống, do đó nhận thức ở
ca dao mang tính chủ quan.
Như vậy, cả ca dao và tục ngữ đều có giá trị nhất định về mặt trí tuệ,
tình cảm và nghệ thuật biểu hiện. Thơng qua việc sáng tác ca dao và tục ngữ,
nhân dân đã góp phần đưa ngơn ngữ văn học đến trình độ nghệ thuật cao, vận
dụng mọi khả năng về ngôn ngữ của dân tộc để biểu hiện một cách chính xác,
tinh tế cuộc sống và hơn nữa để biểu hiện một cách sinh động, đầy hình tượng
nguyện vọng của nhân dân về cuộc sống ấy. Đối với các nhà văn, nhà thơ, ca
dao, tục ngữ vừa là nguồn tài liệu quý báu, vừa là nguồn sống gián tiếp. Vì


18

vậy, việc nắm vững kho tàng ca dao, tục ngữ sẽ giúp họ giàu thêm vốn sống
cũng như ngôn ngữ của dân tộc, và do đó các sáng tác của họ sẽ tăng thêm
sức sống, đậm đà màu sắc dân tộc và gần gũi với tâm hồn của quần chúng.
1.1.2. Ca dao, tục ngữ - một trong những hình thái ý thức đặc biệt
phản ánh tồn tại xã hội
Ca dao, tục ngữ Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn
học dân gian Việt Nam, một thành tố của ý thức thẩm mỹ phản ánh tồn tại xã
hội. Bởi thế, ca dao, tục ngữ Việt Nam cũng chính là một khía cạnh của hình
thái ý thức xã hội.
Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, ca dao, tục ngữ phát sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất có ý thức của tập thể những con người
sống thành xã hội, trình độ tư duy đã phát triển ở một mức độ nhất định và
những cảm xúc thẩm mỹ đã bước đầu nảy sinh. Ca dao, tục ngữ, xét thực chất
và chức năng của nó, chính là tấm gương phản chiếu cuộc sống xã hội. Chính

sự phong phú của cuộc sống sản xuất chiến đấu, dựng nước và giữ nước đã
tạo nên sức sống mãnh liệt cho tục ngữ, ca dao Việt Nam. Và cũng vì sức
sống ấy tượng trưng cho khả năng tồn tại không bao giờ bị đứt đoạn của nhân
dân Việt Nam, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam. Nói cách khác, ca
dao, tục ngữ Việt Nam đã phản ánh mọi mặt của đời sống, mọi khía cạnh văn
hóa tinh thần của dân tộc, đã thể hiện bản lĩnh của dân tộc kết tinh ở chủ
nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của
xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng khơng
thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là
khơng thể tìm trong đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất.
Với lịch sử lâu đời và bản lĩnh của mình, dân tộc ta đã hình thành và phát triển
trong một quá trình đấu tranh gian khổ và vinh quang. Từ bốn nghìn năm trước,


19

các bộ lạc người Việt và các bộ lạc khác ở trên đất nước ta vốn cùng chung
nguồn gốc Nam Á, đã cùng nhau phấn đấu xây dựng và bảo vệ quê hương
chung, đã giao phối huyết thống, giao phối văn hóa để rồi đi tới chỗ coi nhau là
đồng bào, là anh em cùng chung một mẹ, xây dựng nên một nền văn hóa độc
đáo. Gắn với sự nghiệp dựng nước và giữ nước ấy, văn học dân gian mà đặc
biệt là ca dao, tục ngữ đã được hình thành và phản ánh mọi mặt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân ta. Chính Mác và Ăngghen đã nhiều lần nhận
xét, các sáng tác dân gian gắn liền chặt chẽ với lịch sử và sinh hoạt của nhân
dân. Nhờ đó mà chúng ta có thể tìm thấy trong ca dao, tục ngữ những tiếng
vang của quá khứ, những dấu vết do bao thế hệ để lại.
Theo quan điểm của triết học Mác, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại
xã hội, vì ý thức xã hội có nguồn gốc từ tồn tại xã hội. Ca dao, tục ngữ Việt
Nam là tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế - xã hội và các quan hệ xã hội

của quần chúng nhân dân lao động Việt Nam trong những giai đoạn lịch sử
khác nhau. Tuy nhiên, khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một
yếu tố thụ động, trái lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội
đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Cho nên, cũng như mọi khía cạnh
của hình thái ý thức xã hội khác, khi phản ánh sự tồn tại của đời sống hiện
thực đã khơng chỉ có tác động một chiều, tức là bị tác động bởi tồn tại xã hội
mà nó cịn có sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội ấy. Nói cách khác, ca
dao, tục ngữ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta từ xưa đến nay. Bằng sự truyền đạt những giá trị tinh thần của
mình tục ngữ, ca dao đã giúp cho bao thế hệ người Việt Nam củng cố lịng tự
hào dân tộc, tiếp nối hồi bão nối gót các thế hệ cha ơng để khai thác và làm
giàu thêm di sản truyền thống của dân tộc. Có thể nói, ca dao, tục ngữ đã góp


20

phần nâng cao phẩm giá của mỗi cá nhân trong xã hội, từ đó góp phần nâng
cao phẩm giá của cả dân tộc. Nó chính là thước đo để đo lường mức độ cuộc
sống tinh thần của một dân tộc, trình độ trưởng thành của họ về tình cảm, tư
duy và thẩm mỹ. Do đó, nó được xem là thứ chất liệu quý có giá trị cao để
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.
Khi nói ca dao, tục ngữ Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh
hoạt của người lao động Việt Nam, chúng ta khẳng định rằng ca dao, tục ngữ
ra đời từ trong lao động. Là bức tranh toàn diện về cuộc sống lao động và đời
sống tinh thần của người bình dân. Đồng thời nó gắn liền với đời sống lễ hội
truyền thống của người lao động Việt Nam.
Đi cùng chiều dài của q trình lịch sử, ta thấy có những câu ca dao,
tục ngữ ra đời từ rất sớm, ngay từ buổi bình minh của nhân loại. Tuy nhiên

khơng phải ngay từ thời kỳ mơng muội mà khi trình độ tư duy của con người
phát triển ở một mức độ nhất định, đồng thời là sự nảy sinh và phát triển của
những cảm xúc thẩm mỹ của con người. Mác đã vạch rõ nghệ thuật chỉ xuất
hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người khi nào cảm xúc thẩm
mỹ không bị “lệ thuộc vào những nhu cầu thực tiễn thơ thiển” [31, tr.77].
Như vậy, tìm trong tục ngữ, ca dao chúng ta sẽ thấy được môi trường
sinh hoạt của ca dao tục ngữ suy đến cùng là do những điều kiện lịch sử - xã
hội của đời sống nhân dân, do những hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần
của đời sống nhân dân quy định. Những bức tranh này hòa quyện vào nhau,
xâm nhập và bổ sung cho nhau một cách chặt chẽ.
Khi tìm hiểu bức tranh sinh hoạt vật chất và tinh thần của đời sống xã
hội, ta thấy trong bất kỳ một hình thái xã hội nào, sản xuất để dựng nước và
chiến đấu để giữ nước là hai bánh xe của lịch sử, không hề đi chệch ra ngoài
quỹ đạo của độc lập, tự chủ, bảo đảm cho cuộc sống trường tồn, bền vững của
mỗi dân tộc. Đó là hai nhân tố khơng tách rời nhau của sự tồn tại và phát triển



×