Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bài học từ cú sảy chân của Toyota docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.44 KB, 6 trang )

Bài học từ cú sảy chân của Toyota

Toyota đang bộc lộ những dấu hiệu khủng hoảng quá rõ rệt. Nhà sản
xuất xe hàng đầu thế giới học được gì sau cuộc cải tổ của các ông lớn
khác trong ngành?
Cách đây chưa đầy hai thập niên, Toyota đã từng vượt mặt General Motors
(GM) trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới và giữ vững vị thế này
trong nhiều năm liền. Vậy mà, giờ đây, không ai khác chính Akio Toyoda -
vị chủ tịch mới và cũng là cháu nội của người sáng lập tập đoàn - lại tuyên
bố tập đoàn đang chao đảo trong vòng xoáy khủng hoảng. Toyota vẫn là một
tập đoàn có quy mô vô cùng lớn. Một số người trong ngành và nội bộ tập
đoàn cho rằng Akio Toyoda đang nghiêm trọng hóa vấn đề. Tuy nhiên, dù
người ta có cố tình chối bỏ thì Toyota vẫn bộc lộ những dấu hiệu khủng
hoảng quá rõ rệt.
Khủng hoảng không chỉ là câu chuyện của riêng Toyota mà của toàn bộ
ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Đó là bài học cho mô hình sản xuất ra
những công nghệ vượt trội nhưng lại được cóp nhặt, chắp ghép từ tinh hoa
công nghệ của vô số các nhà sản xuất khác. Sai lầm Toyota đang thực sự
mắc phải là gì và tập đoàn này cần làm gì để tự cứu lấy mình đều sẽ là bài
học quý giá cho các nhà sản xuất khác trong ngành.
Người khổng lồ ngã ngựa
Trong khi các đối thủ trực tiếp của Toyota điển hình là Volkswagen và
Hyundai đều đã trụ vững trong khủng hoảng thì Toyota lại để mất hoặc
không thể mở rộng thị phần ở tất cả các thị trường trên toàn thế giới ngoại
trừ Nhật Bản - thị trường vốn đã bị thu hẹp từ rất nhiều năm trước cuộc
khủng hoảng năm ngoái. Tại Mỹ - thị trường vốn đem lại doanh số và lợi
nhuận lớn nhất cho hãng - Toyota bị tẩy chay gay gắt sau vụ bê bối cho xuất
xưởng những chiếc xe hơi không đạt tiêu chuẩn an toàn.

Hình minh họa. Nguồn: Economist
Tại Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil - những thị trường hứa hẹn tốc độ tăng


trưởng mạnh mẽ - doanh số bán của Toyota cũng bị chững lại. Thậm chí,
ngay cả trong lĩnh vực sản xuất xe hơi thân thiện với môi trường, Toyota
vốn ở vị trí số một nay cũng đã bị các đối thủ khác bắt kịp bởi nhiều nhà sản
xuất xe đồng loạt cho ra đời các dòng xe bảo vệ môi trường trước khi các
nhà làm luật áp hàng loạt các quy định lượng khí thải ở mức thấp.
Thật sửng sốt khi trong quý đầu 2009, mức thua lỗ của Toyota còn lớn hơn
cả General Motor - một tập đoàn ít lâu sau cực chẳng đã phải tuyên bố phá
sản để tái cơ cấu. Đằng sau tất cả những sự việc này, người của Toyota phải
thừa nhận một sự thực chua chát rằng mình đang dần để các đối thủ đuổi kịp
bởi đối thủ của họ đã cho ra đời những dòng xe có chất lượng đảm bảo và
hợp thị hiếu người tiêu dùng trong khi Toyota chỉ biết rập khuôn các sản
phẩm hàng loạt hết sức cục mịch và bình thường để phục vụ số đông.
Lời báo động của vị tân chủ tịch dựa trên phân tích của tác giả Jim Collins
trong cuốn sách "How Mighty Fall" (tạm dịch là "Người khổng lồ đã gục
ngã ra sao?"). Cuốn sách mô tả chi tiết năm giai đoạn dẫn tới sự sụp đổ của
một tập đoàn và theo cảnh báo của tân chủ tịch, tập đoàn Toyota đã trượt tới
tận mức thứ tư rồi. Theo lời tác giả, các doanh nghiệp đã đến giai đoạn này
dẫu sao vẫn tự định đoạt được số mệnh của mình nhưng họ luôn loay hoay
trong các kế hoạch tái cơ cấu đầy tham vọng để rồi dần trượt dài tới trạng
thái không thể cứu vãn thêm được nữa.
Những lỗi họ thường mắc phải là: nóng lòng tìm kiếm một thương vụ sáp
nhập lớn để chuyển đổi doanh nghiệp của mình trong chớp nhoáng, bắt tay
vào một dự án cải tổ mạnh mẽ mà bỏ qua mọi thế mạnh vốn có của mình,
mất định hướng và rời xa dần triết lý kinh doanh ban đầu bởi tiến hành cải tổ
quá gấp gáp, đặt niếm tin vào những chiến lược không có sức thuyết phục
chẳng hạn như tham vọng tiến xa về công nghệ hoặc trong kinh doanh, kỳ
vọng vào một lãnh đạo có tầm chiến lược nhưng lại không nắm vững về thế
mạnh cốt lõi của doanh nghiệp.
Trong khi đó, tác giả Collins lại đề cao những phẩm chất lãnh đạo dù đã cũ
nhưng vẫn luôn giữ được giá trị là lòng quyết tâm, tính kỷ luật, điềm tĩnh

trước áp lực cùng khả năng đưa ra quyết định có tính chiến lược dựa trên sự
cân nhắc thận trọng căn cứ vào thực tế. Thông thường, một người lãnh đạo
có khả năng chặn đứng sự suy giảm của doanh nghiệp là một người trưởng
thành từ tập đoàn - người biết doanh nghiệp của mình phải làm gì để đồng
thời tạo dựng những thế mạnh vững chắc và xác định, khắc phục được các
điểm yếu.
Chúng ta có vô vàn ví dụ để dẫn chứng về kinh nghiệm của những doanh
nghiệp đã từng kinh qua thời khắc như Toyota hiện giờ. Cuối thập niên 90,
cả Hewlett-Packard và Motorola đều ngập trong khủng hoảng và IBM vốn là
một tập đoàn đầy uy tín tại Hoa Kỳ cũng trải qua những khó khăn tương tự.
Cả ba đều phải đối mặt với bài toán về cách thích ứng trong thời đại Internet.
Nỗ lực để làm mới mình, HP và Motorola đã thuê về một người quản lý mới
từ bên ngoài và liên tục tái cơ cấu doanh nghiệp. Cả hai có cùng một hướng
giải quyết nhưng lại nhận được hai kết cục khác nhau. May mắn cho HP, tập
đoàn này đã có thể thoát khỏi khủng hoảng dưới sự lãnh đạo của Mark Hurd.
Mark Hurd có phong cách lãnh đạo hoàn toàn khác với người tiền nhiệm là
bà Carly Fiorina - người buộc phải rời khỏi ghế lãnh đạo sau 5 năm làm việc
không hiệu quả. Thay vì những kế hoạch sáp nhập và các chiến lược đầy
tham vọng, Mark Hurd chú trọng đến việc duy trì tính hiệu quả, khả năng
giải quyết vấn đề, cải thiện tình trạng tài chính và quan tâm tới khách hàng.
Trong khi đó, Motorola đã không bao giờ gượng dậy được sau bong bóng
công nghệ năm 2000 -2001. Giá trị cổ phiếu của tập đoàn đã rớt xuống chỉ
còn 1/6 so với lúc đỉnh điểm.
Với IBM, tập đoàn này không những vượt qua khủng hoảng mà còn tạo
đựng được cho mình một vị thế mới trên thương trường nhờ việc Lou
Gerstner kiên quyết không chia tách tập đoàn giống như lời "mách nước"
của các nhà phân tích phố Wall, của thống đốc các ngân hàng đầu tư và một
số nhà quản lý cấp cao lúc đó của IBM. Trái lại, Gerstner đã chọn cách dần
dần vực dậy tập đoàn từ chính những thế mạnh đã tạo dựng nên danh tiếng
của tập đoàn để đưa IBM lên vị trí hàng đầu trong thị trường dịch vụ máy

tính. (Một trong những thế mạnh không thể không kể đến kỹ năng tuyệt vời
của đội ngũ nhân viên đang làm việc tại đây).
Toyota học được gì từ thất bại của kẻ khác?
Toyota cũng có thể học được nhiều điều từ thất bại của các nhà sản xuất
khác trong ngành. Một thập niên trước, Ford cũng tưởng rằng mình đã tìm
được vị cứu tinh với sự xuất hiện của chủ tịch Jac Nasser. Vị chủ tịch này
khẳng định quyết tâm chuyển đổi tập đoàn từ một nhà sản xuất ô tô kiểu cũ
sang một doanh nghiệp năng động, khôn ngoan trong thời đại Internet,
hướng tới người tiêu dùng để không ngừng củng cố thương hiệu và dịch vụ
cung cấp ra thị trường. Và rồi vị chủ tịch này cũng bị cuốn vào những
thương vụ sáp nhập quy mô lớn bằng việc mua lại Volvo và Land Rover.
Nhưng không may, trong khi mải mê theo đuổi cuộc cách mạng đậm chất
Nasser, Ford đã dần rời xa mục tiêu ban đầu của mình là tạo ra những
phương tiện trang nhã một cách hiệu quả và đem lại lợi nhuận lớn nhất có
thể - đó mới chính là triết lý kinh doanh đã làm nên tên tuổi của Ford. Và đó
cũng là những gì lúc này, Ford đang nỗ lực vực dậy dưới thời lãnh đạo của
Alan Mulally - một nhà lãnh đạo không ồn ào nhưng lại có cách thức lãnh
đạo chắc chắn hơn Nasser.
Hơn thế, Toyota cũng đứng trước cơ hội lớn để chỉnh sửa sai lầm. Họ sẽ
không phải là một GM thứ hai bởi GM đã lún sâu vào rắc rối về cơ cấu từ rất
lâu trước khi phải vin đến cách tuyên bố phá sản để thoát khỏi bế tắc.
Toyota được dẫn dắt bởi một vị chủ tịch biết rõ vấn đề doanh nghiệp đang
thực sự vấp phải là gì: đó là việc để rơi mất vị thế hàng đầu về chất lượng vì
mải mê chạy theo số lượng bằng mọi giá và việc không còn đặt nhu cầu của
khách hàng lên hàng đầu. Khi nhận ra sai lầm, Toyota đang nỗ lực để lấy lại
chất lượng và sự tin cậy của khách hàng. Giờ đây, họ cần tiếp tục cho ra đời
những mẫu xe hơi mới đầy cảm hứng và sáng tạo.
Những gì chủ tịch Toyota đang làm hoàn toàn không viển vông. Nó thật đơn
giản, hiệu quả và đòi hỏi nhà sản xuất này phải đặc biệt chú trọng đến nhu
cầu của người tiêu dùng. Và đó chẳng phải điều cốt lõi trong kinh doanh hay

sao?

×