Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận biên tập văn bản báo chí biên tập bản thảo có vai trò trung tâm của hoạt động biên tập báo chí liên hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.82 KB, 11 trang )

Tiểu luận
BIÊN TẬP VĂN BẢN BÁO CHÍ

PHẦN I: LÝ THUYẾT
Đề tài:
Biên tập bản thảo có vai trị trung tâm của hoạt động biên tập báo chí. Liên hệ.
PHẦN II: THỰC HÀNH
Biên tập bài “Hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi” của Nguyễn Tất
Hán.

Bài làm
PHẦN I: LÝ THUYẾT
Đề tài:
Biên tập bản thảo có vai trị trung tâm của hoạt động biên tập báo chí. Liên hệ.
A/ Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình biên tập báo chí gồm 3 giai đoạn chính: tổ chức bản thảo, biên
tập bản thảo, xuất bản. Trong đó, biên tập bản thảo là giai đoạn thứ hai và có
vai trị trung tâm của hoạt động biên tập báo chí. Một số người nghĩ rằng biên
tập chỉ là sửa lỗi sai về ngữ pháp, chính tả hay câu từ. Nhưng trên thực tế, công
việc biên tập bản thảo là công việc nhiều khâu nhất trong q trình biên tập báo
chí gồm: đánh giá bản thảo, xử lý bản thảo, sửa chữa bản thảo, biên tập mỹ thuật

1


– kỹ thuật. Việc khơng hiểu rõ vai trị của giai đoạn này có thể dẫn đến hiểu sai
cách thức hoạt động của nó.
Mỗi một giai đoạn trong q trình biên tập lại mang những đặc thù riêng,
đòi hỏi những kỹ năng riêng cũng như sự cần cù, tỉ mẩn của người biên tập viên.
Nếu trong giai đoạn tổ chức bản thảo, người biên tập cần phải có kiến thức sâu


rộng về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, văn hóa – chính trị để lựa chọn, xây
dựng kế hoạch đề tài phù hợp thì đến giai đoạn 2 – chính là giai đoạn biên tập
bản thảo – người biên tập lại cần những kiến thức, năng lực chuyên môn để đánh
giá giá trị nội dung và yêu cầu về chất lượng của bản thảo đó.
Trong q trình biên tập bản thảo, biên tập viên sẽ gặp phải rất nhiều dạng
bản thảo khác nhau. Có một số đã tương đối hồn thiện, chỉ cần thống nhất lại
đơi chỗ với tác giả là có thể tiến hành in ấn, xuất bản nhưng cũng có lúc bản
thảo quá nhiều chi tiết phải sửa – kể cả về hình thức lẫn nội dung – thì cơng việc
biên tập bản thảo sẽ vất vả hơn rất nhiều.
Tóm lại, việc phân tích việc biên tập bản thảo có vai trị trung tâm của
hoạt động biên tập báo chí là vơ cùng quan trọng đối với người học báo nói
chung và người biên tập viên nói riêng. Vậy nên tơi chọn đề tài này để có thể
hiểu rõ hơn vai trị của cơng việc biên tập bản thảo, để phân biệt được sự khác
nhau giữa biên tập bản thảo và biên tập báo chí, để thấy được tầm quan trọng
của công việc biên tập bản thảo trong hoạt động biên tập báo chí.Phân tích vai
trị của biên tập bản thảo cũng chính là để cung cấp cho bản thân những kiến
thức cần thiết để trở thành một biên tập viên báo chí, với những người muốn gắn
liền với lao động biên tập, nắm được những khâu trong giai đoạn biên tập bản
thảo chính là tiền đề cho việc rèn luyện bản thân để có được những phẩm chất
và năng lực phù hợp với công việc này. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kĩ lưỡng
về quá trình biên tập bản thảo sẽ khiến ta có thể hạn chế những sai sót trong việc
sáng tạo và biên tập các tác phẩm báo chí sau này.
2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2


Báo chí có nhiều loại hình khác nhau dẫn đến việc biên tập báo chí của
tùy từng loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ báo truyền hình thì
việc biên tập lại sử dụng nhiều đến các thiết bị hiện đại để cắt, ghép, hay thêm kĩ

xảo, âm thanh vào một tin, phóng sự…; báo mạng điện tử lại sử dụng nhiều hình
vẽ, video, hình ảnh sinh động,…để thu hút độc giả;…
Việc biên tập bản thảo còn có sự khác nhau do mục đích hướng tới của
tùy từng cơ quan báo chí. Ví dụ như tạp chí “Văn nghệ” sẽ có cơng chúng đích
khác so với báo “Hà Nội mới”; những cơ quan báo mạng điện tử, báo truyền
hình sẽ có những nội dụng, hình thức trọng tâm hướng đến khác nhau …
Vì thời gian và tài liệu cịn hạn chế nên trong bài luận của mình, tơi xin đi
sâu vào phân tích vai trị của biên tập bản thảo trong báo in bởi báo in là loại
hình cơ bản nhất của báo chí, có thể làm nổi bật nhất vai trò trung tâm của giai
đoạn biên tập bản thảo trong hoạt động biên tập báo chí.

3


B/ Phần nội dung
Để đi sâu vào phân tích đề tài biên tập bản thảo có vai trị trung tâm của
hoạt động biên tập báo chí, tơi chia nội dung làm 3 phần chính là: tìm hiểu các
khái niệm, vai trò trung tâm của biên tập bản thảo trong hoạt động biên tập báo
in và liên hệ thực tiễn, kết luận.
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm biên tập báo chí
Biên tập báo chí là một q trình tổ chức lực lượng xã hội xây dựng nên
các tác phẩm báo chí; phân tích, đánh giá, sửa chữa và hồn thiện tác phẩm để
đưa xuất bản (hoặc phát sóng) đáp ứng một nhiệm vụ nhất định.
1.2. Khái niệm bản thảo, biên tập bản thảo
Bản thảo là kết quả lao động sáng tạo của tác giả được gửi đến tòa soạn để
biên tập và cho xuất bản.
Biên tập bản thảo là một quá trình từ lúc trực tiếp nhận bản thảo của tác
giả đến lúc biên tập hoàn chỉnh và trở thành tác phẩm được phát hành.
1.3. Khái niệm báo in, biên tập bản thảo báo in

Báo in là thể loại báo chí ra đời sớm nhất trên thế giới và là tiền đề cho
những thể loại báo chí khác ra đời và phát triển. Báo in là tên gọi loại hình báo
chí được thực hiện bằng phương tiện in ấn (báo, tạp chí,…). Báo in là sản phẩm
định kỳ về thời gian, định kỳ về nội dung và có giới hạn về số từ, chữ, trang.
Báo in lấy ngôn ngữ viết là chính văn nên q trình biên tập bản thảo của
báo in cũng mang những đặc trưng cơ bản của một q trình biên tập bản thảo
báo chí. Bằng việc phân tích được vai trị của giai đoạn biên tập bản thảo trong
báo in, ta sẽ thấy rõ được vấn đề cần nghiên cứu: biên tập bản thảo có vai trị
trung tâm của hoạt động biên tập báo chí.
2. Vai trị trung tâm của biên tập bản thảo trong hoạt động biên tập
báo in và liên hệ thực tiễn.

4


Trong báo in, hoạt động biên tập bản thảo này dễ bị người ta hiểu nhầm
thành hoạt động biên tập nói chung.
Với đặc thù ngơn ngữ chữ viết là chính văn, độc giả của báo in tiếp nhận
thông tin chủ yếu thông qua ngôn ngữ ở dạng chữ viết. Ngôn ngữ viết có đặc
điểm là: có tính triển khai mạnh, có tính chủ động cao để độc giả săm soi, có
những địi hỏi khắt khe về ngơn từ, câu chữ. Bởi vậy, việc sử dụng từ ngữ, lỗi
chính tả, câu cú, ngữ pháp hay diễn đạt… đều ảnh hưởng đến thông tin mà độc
giả tiếp nhận và chất lượng của việc xuất bản cũng như uy tín của tịa soạn. Từ
đó ta có thể thấy việc biên tập bản thảo báo in là một công việc phức hợp nhất
và là hoạt động đòi hỏi trách nhiệm cao nhất trong quá trình biên tập một tác
phẩm báo in.
2.1. Phân tích các khâu trong biên tập bản thảo báo in
Hoạt động biên tập báo chí gồm 3 giai đoạn là tổ chức bản thảo, biên tập
bản thảo và xuất bản. Trong đó, riêng biên tập bản thảo có 4 khâu. Ta sẽ đi phân
tích từng khâu một để nổi bật được vai trò của biên tập bản thảo.

Khâu 1: Đánh giá bản thảo.
Đánh giá bản thảo báo in trải qua các bước sau:
Bước 1: Trước hết là đánh giá chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cách nhìn,
cách đề cập và giải quyết vấn đề của tác giả.
Bước 2: Xác định tính chân thực, chính xác của tác phẩm báo in.
Bước 3: Đánh giá tác phẩm về mặt ngôn ngữ ở cấp độ từ, câu, đoạn và cả
văn bản.
Bước 4: Đánh giá tác phẩm về mặt logic văn bản, sự tuân thủ các quy luật
logic, sự suy luận đúng đắn và cấu trúc hợp lý.
Khâu 2: Xử lý bản thảo.
Căn cứ để xử lý bản thảo báo in đầu tiên là dựa vào những kết luận rút ra
từ việc đánh giá bản thảo và các phương tiện tư tưởng, nội dung, ngôn ngữ thể
hiện và cấu trúc logic.
Căn cứ vào tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của tịa soạn và những điều kiện
thực tế của toàn soạn.
Mức độ xử lý bản thảo : biên tập viên đề xuất các giải quyết thích hợp,
bản thảo được chấp nhận hay không được chấp nhận.
5


Xử lý bản thảo là một công việc phức tạp, nó địi hỏi phải đánh giá chính
xác hợp lý và đúng đắn.
Khâu 3: Sửa chữa bản thảo.
Sửa chữa bản thảo là khâu trung tâm trong hoạt động biên tập bản thảo.
Bản thảo của tác giả do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan thường
để lại nhiều lỗi trong nội dung và hình thức trình bày.
Biên tập viên chỉ bắt đầu sửa chữa bản thảo khi đã nắm được toàn bộ tác
phẩm và chỉ sửa chữa khi đã khẳng định được sự cần thiết của nó. Do đó biên
tập viên phải có những phát hiện chính xác, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sửa
theo nguyên tắc “càng sửa ít càng tốt và khơng sửa thì tốt hơn”.

Một trong những nghịch lý của công việc sửa chữa bản thảo báo in là vấn
đề trách nhiệm. Điều chắc chắn mà một biên tập viên phải hiểu rõ là không bao
giờ được thực hiện thay đổi, bổ sung và chỉnh sửa bản thảo nếu khơng có sự
biến đến từ tác giả. Nhưng nếu người sửa chữa muốn quan tâm đến nội dung,
đòi hỏi biên tập viên phải có sự hiểu biết nhất định mà tác giả muốn động tới.
Việc sửa chữa bản thảo báo in là công việc để môi giới giữa tác giả và độc
giả. Người biên tập phải hiểu được dụng ý tác giả cũng như phải đặt mình vào
tâm lý của cơng chúng đích để làm hài hịa bản thảo, phải vừa truyền tải được ý
đồ của tác giả lẫn nắm bắt nguyện vọng của độc giả trong tương lai. Người biên
tập phải hiểu rõ được điều đó, và sự sửa chữa trong quá trình biên tập bản thảo
báo in cần phải đáp ứng được việc loại bỏ các lỗi nhưng vẫn giữ nguyên được ý
đồ của nhà báo và những dấu ấn cá nhân trong bài báo đó.
Sửa chữa bản thảo có nhiều mức độ, từ đơn giản đến phức tạp và trên thực
tế khơng có ranh giới rõ ràng giữa các mức độ sửa chữa.
Khâu 4: Biên tập mỹ thuật, kỹ thuật.
Tác phẩm báo in có nội dung tốt cũng cần phải có cách trình bày phù hợp.
Bài báo hay với cách trình bày tốt sẽ có giá trị tăng lên nhiều lần; đồng thời cách
trình bày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiếp thu từ độc giả.
Biên tập viên phải quán triệt nguyên lý cơ bản của cơng việc trình bày báo chí.
Phải đảm bảo sự thống nhất giữa hình thức và nội dung qua việc dàn
trang, mảng màu, hình minh họa…

6


Hỗ trợ cho người đọc tiếp thu dễ dàng và sâu sắc hơn nội dung tác phẩm :
khổ giấy, chữ in (kiểu và cỡ), các chỉ dẫn…
Sự kết hợp hài hịa giữa trình bày mỹ thuật và kỹ thuật, lựa chọn phương
án minh họa phù hợp với phương pháp in, chất liệu in…
Trình bày minh họa phải phù hợp với từng thể loại tác phẩm và nội dung

tác phẩm.
2.2. Liên hệ thực tiễn
Phần liên hệ thực tiễn về vai trò của biên tập bản thảo trong hoạt động
biên tập báo in, tôi xin đưa ra một số lỗi cơ bản tôi đã sưu tầm được trong thời
gian qua để thấy rõ được những sai phạm của biên tập viên trong q trình biên
tập bản thảo.
Vì báo in có ngơn ngữ viết là chính văn nên việc sử dụng những ngơn từ,
dấu câu vừa phải cần trau chuốt chọn lọc, vừa cần gợi hình biểu cảm.
Tuy nhiên một số lỗi như lỗi chính tả, lỗi viết tắt, lỗi viết sai từ dẫn đến
hiểu nhầm về nghĩa, lỗi viết sai phiên âm, lỗi mơ hồ của các hệ đo lường…vẫn
chưa được các biên tập viên quan tâm nhiều.
Như báo Tiền Phong số ra ngày 28 tháng 03 năm 2013 viết nhầm “Hiến
pháp” thành “Hiếp pháp”, đó là một sai lầm trầm trọng của biên tập viên trong
quá trình biên tập bản thảo:

Bên cạnh đó, lỗi chính tả cũng tồn tại nhiều trên các trang báo in có uy
tín:

7


Từ “mênh mơng” lại được viết thành “mênh mơnh”.

Từ “nóng lịng” lại được biên tập thành “nóng nịng”.
Những lỗi phổ biến thường gặp còn cần phải đề cập đến là lỗi viết tắt
đánh đố người đọc như

Hay lỗi viết phiên âm tên riêng người nước ngoài gây rối mắt:

8



Trên đây là một số lỗi thường gặp trên báo in mà các biên tập viên lơ là
trong việc biên tập bản thảo gặp phải. Những ví dụ thực tiễn về báo in trên đây
là những hình ảnh được ghi lại trong một số tờ báo uy tín. Trong đó, công việc
biên tập bản thảo của các tờ báo này còn nhiều khuyết điểm mà ban biên tập
chưa khắc phục được. Những tờ báo cần phải có một đội ngũ biên tập viên xuất
sắc gắn liền với bản thảo để tránh những lỗi khơng đáng có tại các mặt báo in
hiện nay.
3. Kết luận.
Việc biên tập bản thảo, đánh giá lại tác phẩm trước khi
xuất bản là điều bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc
hoàn thiện nội dung và đảm bảo chất lượng của ấn phẩm. Nhà
báo Mỹ Colin Nickerson, thơng tín viên ở nước ngồi của tờ báo nổi tiếng The
Boston Globe cho rằng : “Sự khác nhau giữa bài báo hay với bài báo dở chẳng
liên quan gì đến nội dung của bài báo đó… mà điều tạo ra sự khác biệt thường
là do có bao nhiêu tâm huyết và nỗ lực người phóng viên và kế đến là những
người biên tập của anh, chị ta sẵn sàng đổ vào bài.”
Vậy nên việc biên tập bản thảo ln là giai đoạn có vai trị trung tâm
của hoạt động biên tập báo chí, nếu hiểu sai hay khơng có sự xuất hiện của
cơng việc này, những lỗi trên mặt báo dù to hay nhỏ đều không được sửa chữa,
như vậy việc tạo uy tín cho tờ báo cũng mất dần đi và độc giả sẽ khơng cịn quan
tâm theo dõi tờ báo đó nữa. Việc biên tập bản thảo cần những con người tỉ mỉ,
kỹ lưỡng. Họ tuy không phải là người được lưu tên ở bên dưới mỗi bài viết với
vai trò là tác giả. Họ luôn làm những công việc thầm lặng nhưng quan trọng bậc
9


nhất để đảm bảo những lời văn câu cú, từng dấu chấm, dấu phẩy được trau chuốt
một cách hoàn hảo nhất.


10


PHẦN II: THỰC HÀNH

Biên tập bài “Hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi” của Nguyễn Tất
Hán.
1. Nội dung chủ yếu của tác phẩm:
Mâu thuẫn trong việc lãng phí chất xám ở khu vực miền núi của nước ta:
thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.
2. Chủ đề tư tưởng của tác phẩm:
Lên án (hoặc phê phán) hiện tượng xuống cấp về chất xám ở miền núi.
3. Sửa chữa bản thảo
4. Nhận xét tổng hợp:
- Đánh giá chủ đề tư tưởng: đây là một đề tài mang tính thời sự, rất phù
hợp để phản ánh những tiêu cực không đáng có ở vùng miền núi – nơi có đơng
dân sinh sống, được đầu tư khá nhiều về việc học tập nhưng vẫn chưa được phát
triển toàn diện bởi sự phân bố trí thức chưa hợp lý.
- Ưu điểm:
+ phù hợp với nhu cầu tiếp nhận thông tin của độc giả, nhiều thơng
tin được đưa ra, có lập luận khá chặt chẽ.
-

Khuyết điểm:
+ cịn nhiều lỗi sai chính tả, cách dùng từ, chia đoạn, dấu chấm câu

-

Kết luận: bài báo có thể được đăng.


11



×