Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

skkn phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học chương “động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 40 trang )

Lê Văn Hòa

1

SỞ GIÁO ĐỒNG NAI
TRỪƠNG THPT ĐỊNH QUÁN

Mã số :……………………………

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
THIẾT KẾ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
NHẰM PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ TRUNG TÂM CỦA HỌC SINH
KHI HỌC CHƯƠNG : “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM “
VẬT LÝ 10 – THPT CƠ BẢN .

Ngừơi thực hiện :
Lê Văn Hoà
Lĩnh vực nghiên cứu :
Quản lí giáo dục :
Phương pháp dạy học bộ
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác

Có đính kèm :
Mơ hình

Phần mền

Phim ảnh

Hiện vật khác



Năm học : 2013 - 2014

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

2

SƠ LỰƠC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I .THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN :
1/ Họ và tên

:

Lê Văn Hoà

2/ Ngày tháng năm sinh :

24 / 9 /1976

3/ Nam ,nữ

:

Nam

4/ Địa chỉ :


:

Khu 1 - ấp Hiệp Cừơng - Định Quán - Đồng Nai

5/ Điện thoại

:

CQ : 0613851103

6/ Chức vụ

:

Giáo viên

7/ Đơn vị cơng tác

:

Tổ Hố – Lý – Sinh ,Trừơng THPT Định Quán

II/TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
1/ Học vị :

:

ĐH sư phạm THHCM

2/ Năm nhận bằng


:

1999

3/ Chuyên ngành đào tạo :

Vật lý

III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC :
1/ Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm :
- Giảng dạy mơn vật lý.
2/ Số năm có kinh nghiệm :
- Giảng dạy mơn vật lý : 14 năm
3/ Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
STT
1
2

TÊN SKKN
Phương pháp giải bài tập mắt và các
dụng cụ quang học
thiết kế quá trình dạy h ọc
nhằm phát huy tốt vai trò trung tâm
của học sinh
khi học chương : “Động lực chất điểm
“-lớp 10 –THPT ban cơ bản.
.

Trường THPT Định Quán


NĂM HỌC

CẤP

XẾP LOẠI

2008 -2009

Trường

Khá

2013 - 2014

Trừơng

Tốt


Lê Văn Hòa

3

Phần I : MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kì Cơng nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước .muốn tiến
hành cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục – đào
tạo , phát huy nguồn lực con người , yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững .Trước tình hình đó Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa

VII đã ra Nghị quyết Trung ương IV khảng định : “ Giáo dục là quốc sách hàng
đầu , giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển , là hạ tầng cơ sở xã hội ,đầu tư
cho Giáo dục là đầu tư cho phát triển “ .Quan điểm đó của Đảng đã khắc phục phần
nào tình trạng suy giảm của Giáo dục .
Tuy nhiên với yêu cầu đổi mới đất nước ,giáo dục vẫn chưa đáp ứng kịp .Chính vì
vậy Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khóa VIII đã ra Nghị
quyết 02 về định hướng phát triển Giáo dục và đào tạo ,Nghị quyết đã quyết định
các giải pháp chủ yếu về tạo động lực , đổi mới cơng tác quản lí để phát triển mạnh
mẽ sự nghiệp Giáo dục – đào tạo .
Nghị quyết X của Đảng đã đề ra mục tiêu phát triển Giáo dục : “ Phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao , đổi mới toàn diện Giáo dục và đào tạo . Chấn hưng nền
Giáo dục Việt Nam , làm cho Giáo dục cùng khoa học và công nghệ thực sự là quốc
sách hàng đầu “.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (hay dạy học hướng vào người học) là quan
điểm dạy học ngày càng phổ biến từ vài năm trở lại đây ở tất cả các nền giáo dục
tiên tiến và là cơ sở định hướng cho sự đổi mới không chỉ phương pháp dạy học, mà
đổi mới tất cả các khâu khác của quá trình dạy học, từ mục tiêu, chương trình, nội
dung, đến cách thức tổ chức quá trình dạy học, cách thức đánh giá, … Ở Việt Nam
quan niệm dạy học này đã bắt đầu được quan tâm nhiều từ đầu thập niên 90 của thế
kỷ XX và nay đã trở thành khái niệm khá quen thuộc. Những cố gắng để phát huy
ngày càng tốt hơn vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học trong
những năm qua ở Việt Nam không chỉ thể hiện ở cố gắng đổi mới phương pháp dạy
học giúp học sinh tham gia tích cực vào q trình học tập mà cả việc đổi mới
chương trình, nội dung học và đa dạng hóa chương trình, nội dung học để học sinh
ngày càng có cơ hội phát triển cá nhân trong q trình học tập.
Tuy nhiên vẫn cịn tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau xung quanh
khái niệm này, thể hiện không chỉ về mặt thuật ngữ như: Dạy học lấy học sinh làm
trung tâm, dạy học hướng vào người học, … mà còn cả các quan niệm thế nào là
học sinh là trung tâm? Ngay mức độ trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học


Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

4

ở nhiều quan niệm khác nhau cũng khác nhau, từ đó dẫn đến tồn tại nhiều chiến
lược, phương pháp dạy học hướng vào người học khác nhau.
Làm thế nào để việc dạy học trong bối cảnh giáo dục hiện nay có thể phát
huy tốt nhất vai trị trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học, làm thế nào để
đa số học sinh tìm thấy sự hứng thú và cơ hội học tập, cơ hội phát triển năng lực cá
nhân trong một chương trình học cịn nặng về nội dung như chương trình các mơn
học ở phổ thơng của chúng ta hiện nay? Liệu có thể áp dụng thành công các lý
thuyết dạy học hướng vào người học vào thực tiễn hiện nay?
Đó là lý do tơi chọn đề tài nghiên cứu: Phát huy vai trò trung tâm của học
sinh trong quá trình dạy học chương “Động học chất điểm” lớp 10 trung học
phổ thông ban cơ bản.
Đây là chương mở đầu của phần Cơ học chứa đựng nhiều khái niệm động học
mới và khó, nội dung khá nặng, yêu cầu rất cao cả về kiến thức và kỹ năng, thời
lượng phân phối không nhiều, nhất là thời lượng cho việc rèn kỹ năng giải quyết bài
tập động học nên nhiều giáo viên chọn cách truyền đạt kiến thức đến học sinh và cố
gắng cho học sinh hiểu lý thuyết khi tăng cường thời gian làm và chữa bài tập. Qua
điều tra ban đầu cho thấy nhiều học sinh không hiểu nhiều khái niệm động học quan
trọng với cách dạy này, dẫn đến khó khăn ở các phần học tiếp theo, hậu quả khi
ngay bước đầu gặp khó khăn đã làm cho nhiều học sinh sợ mơn vậy lý.
II/THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI :
1/Thuận lợi
1.1/Thực trạng về mặt tích cực của các vấn đề có liên quan đến đề tài

Những năm gần đây Giáo dục đã và đang được nhà nước và nhân dân thực sự
quan tâm , đầu tư mọi nguồn lực ,tạo mọi điều kiện tập trung phát triển Giáo dục
thể hiện qua cơng tác “Xã hội hóa Giáo dục “ –Nghĩa là toàn xã hội quan tâm ,
chăm lo cho sự nghiệp Giáo dục
1.2/Các yếu tố khách quan
*Về mặt xã hội , các cấp lãnh đạo , các đoàn thể trong nhà trường
- Việt nam đang trong thời kì hội nhập , tất cả các ngành sản xuất đều địi hỏi
người lao động vừa phải có phẩm chất đạo đức tốt , có năng lực chun mơn ( tay
nghề giỏi ) …mới đáp ứng được đơn đặt hàng của xã hội .Trước tình hình đó ngành
Giáo dục –đào tạo phải có nhiệm vụ đào tạo ra những người lao động có đủ đức và
tài , có năng lực ứng xử và năng lực giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn của công
việc .
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

5

-Bộ Giáo dục –đào tạo , sớ Giáo dục Đồng Nai đã có những văn bản chỉ
đạo về cơng tác đổi mới quản lí Giáo dục , đổi mới nội dung ,phương pháp giảng
dạy , đồng thời tổ chức triển khai hướng dẫn việc thực hiện đổi mới .
1.3 Các yếu tố chủ quan :
-Bản thân là giáo viên giảng dạy khá lâu năm , được học hỏi và tích lũy
được một số kinh nghiệm trong giảng dạy mơn vật lý
2/Khó khăn :
2.1/ Thực trạng về mặt tiêu cực của các vấn đề có liên quan
Những năm cuối thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90 Giáo dục có những biểu hiện suy
giảm , một thời gian dài trên thực tế Giáo dục được xem như thuộc về lĩnh vực phi
sản xuất , lĩnh vực phúc lợi nên về mặt đầu tư không được quan tâm đúng mức ,

thuờng được giải quyết sau các ưu tiên khác . Hiện nay vẫn cịn một bộ phận khơng
nhỏ trong nhân dân cũng như trong các nhà quản lí chưa thực sự quan tâm , chăm
lo cho sự nghiệp Giáo dục
2.2/ Các yếu tố chủ quan
-Là giáo viên giảng dạy tại trường Bán công , đối tượng học sinh khá giỏi rất
ít , vì vậy việc cải tiến , đổi mới phương pháp dạy học của bản thân phần nào cũng
gặp khó khăn
2.3/ Các yếu tố khách quan
- Trải qua một thời gian dài , việc dạy học của giáo viên được tiến hành theo
phương pháp truyền thống , sự đầu tư cho việc giảng dạy của giáo viên rất có hạn ,
đa số các giáo viên chỉ chú trọng phần nội dung bài ghi , chưa đầu tư nghiên cứu
đổi mới phương pháp dạy học , việc thiết kế bài soạn , phương pháp tổ chức các
hoạt động học tập của học sinh , kiểm tra đánh giá ( Thực sự chưa có chất lượng )
…Nên chất lượng dạy và học cịn hạn chế ,mặc dù nhìn vào các con số thống kê ,
báo cáo cuối học kì hoặc cuối năm thì điểm số của học sinh khá cao , có thể nói
những con số đó phần nào là do hậu quả của “ Căn bệnh thành tích “. Việc dạy học
theo phương pháp truyền thống đã ăn sâu vào tư tưởng của giáo viên . Việc vận
dụng phương pháp mới
3/ Các số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài :
Năm học
TS học sinh Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2012-2013 255
2%
7%
39%
44%

8%

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

6

Phần II
THIẾT KẾ Q TRÌNH DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TỐT VAI TRÒ
TRUNG TÂM CỦA HỌC SINH KHI HỌC CHƯƠNG “ÐỘNG HỌC CHẤT
ÐIỂM” SÁCH VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG BAN CƠ BẢN.
2.1. Phân tích chương trình, nội dung chương “Ðộng học chất điểm”
− Cơ học là phần kiến thức nền tảng quan trọng không những để học sinh
hiểu và vận dụng vào thực tiễn mà còn để học tốt các phần kiến thức khác của
chương trình Vật lý phổ thông.
− Trong cơ học, động học chất điểm là phần kiến thức mở đầu, cung cấp
những khái niệm cơ học cơ bản để lĩnh hội các phần khác. Nếu học sinh không hiểu
tốt các kiến thức ở chương “Ðộng học chất điểm” thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học
tập của phần sau. Ðặc biệt là có thể gây cho học sinh khó khăn về mặt tâm lý, lo sợ
và khơng có hứng thú với mơn học Vật lý. Ngược lại, nếu như dạy thành công
chương “Ðộng học chất điểm” sẽ giúp cho học sinh có cơ sở vững chắc để học các
phần của chương trình Vật lý tốt hơn, đặc biệt là làm cho các em u thích mơn
học.
− Trong chương này, chứa đựng rất nhiều khái niệm mới và khó địi hỏi học
sinh phải hiểu rõ.
Ví dụ: Học sinh phải phân biệt được hệ tọa độ và hề qui chiếu, chất điểm và
vật, hiểu rõ tính tương đối của vận tốc, …
− Mục tiêu của chương này khá cao.

Ví dụ:
• Nêu được các ví dụ cụ thể về: Chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.
• Trả lời các câu hỏi: Chuyển động là gì? Quỹ đạo của chuyển động là gì?
• Phân biệt được : Hệ tọa độ với hệ quy chiếu, thời điểm với thời gian.
• Trình bày cách xác định vị trí của một điểm trên đường cong và trên mặt
phẳng.
• Giải bài tốn đổi mốc thời gian.
• Nêu được định nghĩa về chuyển động thẳng đều.

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

7

• Vận dụng được cơng thức tính qng đường đi và phương trình chuyển động
để giải các bài tập.
• Giải được các bài tập về chuyển động thẳng đều như hai xe đuổi nhau, xe
chạy nhanh chậm trên các đoạn đường khác nhau…
• Vẽ được đồ thị tọa độ-thời gian của chuyển động thẳng đều..
• Biết cách thu thập thông tin từ đồ thị như xáx định vị trí, thời điểm…
• Nhận biết được chuyển động thẳng đều trong thực tế.
• Viết được cơng thức định nghĩa và vẽ được vectơ biểu diễn vận tốc tức thời,
nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong cơng thức.
• Nêu được định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động
thẳng chậm dần đều.
• Viết được cơng thức vận tốc, gia tốc, quãng đường, phương trình chuyển
động của chuyển động thẳng nhanh dần đều, thẳng chậm dần đều, ý nghĩa
các đại lượng, dấu và chiều của vận tốc và gia tốc …

• Giải được các bài tốn đơn giản trong chuyển động thẳng biến đổi đều…
• Trình bày, nêu và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do.
• Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc của sự rơi tự do.
• Giải được các bài tập đơn giản về sự rơi tự do.
• Trả lời được câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động?
• Phân biệt được hệ quy chiếu chuyển động và đứng n.
• Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối.
• Viết được công thức cộng vận tốc và vận dụng để giải được một số bài toán
chuyển động cộng phương.
Như vậy bên cạnh lượng kiến thức thông báo rất nhiều (các khái niệm) là

hàng loạt kiến thức quy trình nền tảng (Cách xác định vị trí, vẽ đồ thị, giải các bài
tốn động học bằng phương trình và bằng đồ thị) mà học sinh phải lĩnh hội tốt, rèn
được kỹ năng mới giải quyết được bài toán này và các chương sau. Trong khi đó,
thời gian dùng cho giảng dạy là ít, đặc biệt là thời gian để rèn luyện là rất ít (2 tiết ).
Do đây là chương trình mở đầu với nhiều khái niệm mới nên rất khó để phát
huy tính tích cực của học sinh, giáo viên thường bị áp lực cả thời gian và tâm lí khi
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

8

nội dung dạy nặng nề. Thơng thường giáo viên thường truyền đạt một chiều và rèn
luyện nhiều để học sinh có thể giải được các dạng bài tập.
Ðổi mới phương pháp dạy học chương này nhằm hướng tới phát huy tốt nhất
vai trò trung tâm của học sinh, làm cho học sinh hứng thú học tập, tự lực lĩnh hội
kiến thức một cách vững chắc làm nền tảng để học tốt các phần kiến thức khác tiếp
theo là rất cần thiết.

2.2. Sự lựa chọn cách tiếp cận dạy học chương “Ðộng học chất điểm”
Ðây là chương mở đầu của một phần kiến thức nền tảng quan trọng của vật lí
nên học sinh rất cần lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng mới quan trọng . Dựa vào
các định hướng để tổ chức một cách phù hợp và hiệu quả nhất để học sinh tự lực
xây dựng kiến thức, định hướng : Giúp học sinh mở rộng và tinh lọc kiến thức. Sau
cùng, định hướng : Giúp học sinh từng bước áp dụng kiến thức thông báo và kiến
thức quy trình lĩnh hội được vào giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức
tạpngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới là cách vừa lĩnh hội kiến thức và rèn
luyện kĩ năng hiệu quả.
2.3. Vận dụng các định hướng vào dạy học chương “Ðộng học chất
điểm”
• Ðịnh hướng 1:
 Tạo bầu khơng khí lớp học thuận lợi:
− Lựa chọn chủ yếu hình thức học tập là theo nhóm hợp tác , tạo bầu khơng
khí lớp học thoải mái trong trật tự và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh với học
sinh và với giáo viên.
− Thiết lập ra nhóm học tập bằng cách phân loại phong cách học của học
sinh bằng một số test về phong cách học, phong cách tư duy để có cơ sở tổ chức
nhóm học tập thích hợp với từng loại nhiệm vụ học tập. Ở chương này, nhóm ưu
tiên được lựa chọn là nhóm gồm nhiều phong cách học.
− Ngồi ra trong q trình điều khiển lớp học, người giáo viên thông qua
ngôn ngữ, thái độ giao tiếp luôn thể hiện sự khuyến khích, động viên và sẵn sàng hỗ
trợ học sinh.
 Làm cho nhiệm vụ học tập trở nên có giá trị đối với học sinh.
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

9


− Nhiệm vụ học tập phải được đặt trong các tình huống liên quan đến thực

tiễn mà học sinh đang sống và liên quan đến học sinh nhằm tạo nên sự gần gũi để
thu hút nhanh chóng sự quan tâm chú ý của học sinh vào tình huống.
− Cách làm hiệu quả thu hút nhanh chóng sự quan tâm, chú ý của học sinh
vào tình huống giúp học sinh phát huy tốt nhất kiến thức, kinh nghiệm sống đã có
vào phân tích tình huống là làm thế nào khéo léo dẫn dắt học sinh tham gia vào tình
huống đó hay để các học sinh đóng vai trị trong các tình huống đó.
− Tình huống có thể là tình huống giáo viên tạo ra trên lớp hoặc giáo viên
mô tả lại những tình huống điển hình mà đa số học sinh đã trãi qua bằng ngôn ngữ,
đặc biệt là hình ảnh. (Với sự hỗ trợ của cơng nghệ thơng tin thì cách làm này đã trở
thành cách dẫn dắt học sinh vào tình huống một cách hiệu quả nhất mà các thiết kế
dạy học của luận văn này là những ví dụ).
Ví dụ 1. Khi dạy về cách chọn gốc tọa độ ở bài “ Chuyển động cơ “, giáo viên
đưa ra tình huống sau:
Lớp chúng ta cùng đi Du lịch Suối Tiên Xuất phát tại Định Quán lúc 6 h sáng
− Mẹ các em ở nhà sốt ruột muốn biết lúc 10h sáng các em ở cách nhà bao
nhiêu km?
− Một người khác ở Định Quán cũng đặt câu hỏi: Lúc 10h sáng các em ở
cách Định Quán bao nhiêu km?
Nhận xét: Tình huống đưa ra là rất gần gũi với các em học sinh, có nhiều học
sinh đã trãi qua, tình huống đã đặt học sinh vào những nhân vật cụ thể trong tình
huống, và học sinh nhận ra ý nghĩa, giá trị của các câu hỏi mà bài học sẽ giúp họ trả
lời.
Ví dụ 2: Khi dạy về kiến thức chuyển động cơ thì giáo viên trước khi đưa ra
các câu hỏi đã cho học sinh xem đoạn phim tình huống có liên quan đến kiến thức
sẽ được học (hiệu quả của việc làm này khác rất nhiều khi giáo viên chỉ dùng lời mơ
tả tình huống).
Sau khi học sinh xem xong đoạn phim thì giáo viên đưa ra các câu hỏi sau:

− Ơ tơ chuyển động là chuyển động đối với cái gì?

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

10

− Người phụ nữ ngồi trên ơ tơ có thay đổi vị trí so với người đàn ơng lái xe

khi xe đang chạy không?
− Khi hai ôtô ở vị trí song song với nhau người ngồi trên xe này có thấy
người trong xe kia thay đổi vị trí đối với mình hay khơng?
Nhận xét: Do các câu hỏi liên quan đến đoạn phim các em vừa xem nên các
em trả lời rất nhanh, và sẽ cảm thấy thích thú, vì kiến thức mà các em được học
khơng bị áp đặt từ giáo viên, mà do học sinh các nhóm tự xây dựng nên sau khi họ
xem phim và trả lời được các câu hỏi hoàn chỉnh.
* Làm cho nhiệm vụ học tập trở nên rõ ràng đối với học sinh:
Ðó là sự diễn đạt rõ ràng các nhiệm vụ học tập, những yêu cầu học sinh thực
hiện phải phải đặt ra rõ ràng và nhất quán.
Ví dụ: Nếu như khi dạy về mối quan hệ giữa hướng của a , v , ∆v trong
chuyển động thẳng nhanh dần đều mà giáo viên đưa ra câu hỏi như sau:
Một xe ơ tơ chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a , v , ∆v có quan hệ như
thế nào về phương và chiều?
Nhận xét: Với câu hỏi này thì rõ ràng học sinh rất khó hiểu, vì nhiệm vụ học
tập khơng rõ ràng, cịn mơ hồ đối với học sinh.
Ngược lại, để giúp cho học sinh tự lực trả lời được câu hỏi trên thì câu hỏi
trên được chuyển thành phiếu học tập sau:
Phiếu 2:

Lớp:………… Nhóm: ………………………
Nhiệm vụ

Thảo luận và trả
lời của nhóm

Một ơtơ chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc
2m/ s 2 với vận tốc ban đầu là 10m/s
Biểu diễn vectơ vận tốc của ôtô tại thời điểm to và thời
điểm t
Dịch chuyển các vectơ vận tốc về chung một gốc
Xác định hướng và độ lớn của vectơ ∆v
Nhận xét về hướng của vectơ ∆v với các vectơ vận tốc
thành phần
Nhận xét về hướng của vectơ a , vectơ ∆v và các vectơ
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

11

vận tốc thành phần
Nhận xét: Qua phiếu học tập này thì nhiệm vụ học tập rõ ràng hơn, vì các yêu
cầu đã được chia nhỏ thành từng phần nhỏ mà chỉ cần học sinh hoàn thành được các
nhiệm vụ trên, thì học sinh sẽ trả lời được câu hỏi trong chuyển động thẳng nhanh
dần đều thì a , v , ∆v có quan hệ với nhau như thế nào về phương chiều.
Tóm lại, định hướng 1 là định hướng rất quan trọng, bất cứ lúc nào mà người
giáo viên đưa ra các tình huống, cũng như các phiếu học tập thì phải ln quan tâm
đến định hướng 1 này.

• Ðịnh hướng 2: Thu nhận và tổng hợp kiến thức.
− Là hoạt động chính của q trình dạy học các nội dung cụ thể.
− Khác với quan niệm dạy học truyền thống quen thuộc, thu nhận và tổng
hợp kiến thức là hai nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình dạy học: Thu nhận
kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức bài học, hòa nhập kiến thức mới với kiến thức
mới với kiến thức đã học giúp học sinh tổ chức lại kiến thức và nhận rõ vị trí của
kiến thức mới trong một hệ thống đã có.
Các kiến thức thơng báo và kiến thức quy trình của chương “Ðộng học chất
điểm”:
Kiến thức thông báo: Chất điểm, quỹ đạo, hệ tọa độ, hệ quy chiếu, vận tốc,
gia tốc, biểu thức vận tốc,…
Kiến thức quy trình:
− Vẽ đồ thị của các loại chuyển động cơ học trên cơ sở các dữ liệu có được.
− Giải các bài tập động học bằng hai cách: Sử dụng phương trình tốn học và
sử dụng đồ thị.
* Các cách giúp học sinh thu nhận và tổng hợp kiến thức:
Quan điểm xuyên suốt trong các thiết kế dạy học trong đề tài này là giáo viên
khơng được xem học sinh là chưa biết gì mà luôn cố gắng phát huy cao tốt nhất hiểu
biết, kinh nghiệm đã có của học sinh, cố gắng phát huy khả năng tự lực, sự hợp tác
giữa học sinh với học sinh với sự hỗ trợ của giáo viên khi cần thiết để học sinh tự
lực xây dựng kiến thức mới.
Có hai cách giúp học sinh thu nhận và tổng hợp kiến thức:
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

12

− Từ nội dung học đặt ra các câu hỏi, đặt câu hỏi vào các tình huống , giúp


học sinh phân tích để trả lời câu hỏi để từ đó thu nhận kiến thức mới.
− Từ nội dung học thiết kế các nhiệm vụ học tập , tùy thuộc mức độ khó
khăn của nhiệm vụ học tập mà chia việc thực hiện ra thành nhiều bước. Học sinh sẽ
tranh luận, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập và kết quả của việc thực hiện
các nhiệm vụ học tập là kiến thức mới được xây dựng.
Ví dụ 1: Ðể dạy khái niệm chuyển động cơ tôi tiến hành như sau:
Cho học sinh xem đoạn phim
− Ơ tơ chuyển động là chuyển động đối với cái gì?
− Người phụ nữ ngồi trên ơ tơ có thay đổi vị trí so với người đàn ơng lái xe
khi xe đang chạy khơng?
− Khi hai ơtơ ở vị trí song song với nhau người ngồi trên xe này có thấy
người trong xe kia thay đổi vị trí đối với mình hay khơng?
Ví dụ 2: Khi dạy khái niệm gia tốc.
Phiếu 1:
Lớp:………… Nhóm: ……………………..
Dưới đây là 3 bản giá trị về sự biến đổi vận tốc theo thời gian của 3 xe ôtô:
t (s)

1

2

3

v(m/s) 50 50 50
Bảng 1

t (s) 1


3

v (m/s) 10 15

5

t (s)

1

5

9

20

m (m/s)

60

40

20

Bảng 2

Bảng 3

Nhiệm vụ


Kết quả
thảo luận
nhóm

Nhận xét về sự thay đổi vận tốc theo thời gian của 3 xe ô
1

tô được mô tả ở 3 bảng giá trị trên và rút ra nhận xét về
tính chất của từng chuyển động
Tính lượng vận tốc thay đổi trong từng khoảng thời gian

2

liên tiếp 1s của từng ôtô được mô tả trong các bảng giá trị

3

trên
Có nhận xét gì về lượng vận tốc thay đổi trong từng

4

khoảng thời gian liên tiếp 1s của từng ơtơ?
Ơ tơ nào biến đổi vận tốc nhanh hơn

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa


5

13

Ðể biết một chuyển động có sự biến thiên vận tốc nhanh
hay chậm ta cần so sánh cái gì?
Các kiến thức quy trình được học sinh thu nhận một cách hiệu quả thông qua

các nhiệm vụ học tập trong các phiếu học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học
tập là đồng thời lĩnh hội và rèn luyện theo sơ đồ cơ sở định hướng của kiến thức
quy trình.
Ví dụ: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập ở bài 2 khi dạy về phương trình
chuyển động và đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều.
Bảng sau mô tả sự thay đổi tọa độ theo thời gian của ơtơ chuyển động trên lộ
trình TP HCM – Nha trang:

t (h)

0
1
Nhiệm vụ:

2

3

4

5


6

7

- Vẽ hệ trục tọa độ có trục tung là x, trục hồnh là t, gốc tọa độ
30
X tại TPHCM 90 150 210 270 330 390 450
(km)

- Xác định các điểm có các cặp toạ độ (x,t) tương ứng theo bảng
số trên
- Nối các điểm này với nhau
Nhận xét về đồ thị vẽ được
Đường vẽ được trên đồ thị mô tả quỹ đạo của chuyển động hay
cho biết sự thay đổi của tọa độ theo thời gian
Nếu biết rằng ôtô sẽ đến Nha Trang sau 9 tiếng kể từ lúc khởi
hành, hãy xác định bằng đồ thị trên quãng đường từ TP Hồ Chí
Minh đến Nha Trang
Nếu chọn gốc tọa độ tại TPHCM thì Nha trang có tọa độ x bằng
bao nhiêu đối với mốc chọn là TPHCM ?
Nếu nói rằng sau khi khởi hành 2h30ph ôtô sẽ đến Tháp Chàm,
hãy xác định bằng đồ thị trên quãng đường từ TP HCM đến
Tháp chàm
Nếu chọn gốc tọa độ tại TPHCM thì Tháp chàm có tọa độ x
bằng bao nhiêu?
Vẽ đồ thị của chuyển động trên với trục tung là vận tốc (v) và
trục hoành là thời gian (đồ thị Vận tốc - Th ời gian)
Nhận xét dạng đồ thị
Qng đường tính theo cơng thức S = v.t tương ứng với cái gì


Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

14

trên đồ thị này?
− Các nhiệm vụ học tập trong cả chương được thiết kế sao cho học sinh khi
thực hiện nhiệm vụ học tập sau thì học sinh phải sử dụng ngay cả kiến thức thông
báo và kiến thức quy trình vừa lĩnh hội trước đó. Chính vì vậy học sinh hiểu ngay
kiến thức thơng báo ngay trong quá trình học tập, kiến thức quy trình thì từng bước
được lĩnh hội từ việc làm theo sơ đồ cơ sở định hướng đến việc áp dụng các bước
tiếp theo vào giải quyết các vấn đề khác.
Ví dụ: Thu nhận kiến thức thông báo.
Khi học sinh được học về vận tốc thì sử dụng kiến thức vận tốc để thực hiện
các nhiệm vụ phiếu 1( bài chuyển động thẳng biến đổi đều) để xây dựng khái niệm
gia tốc và từ đó có thể biết được tính chất chuyển động của vật và tính được gia tốc
ở phiếu 3 ( bài chuyển động thẳng biến đổi đều).
Phiếu 1:
Lớp: …………. Nhóm:…………………….
Dưới đây là 3 bản giá trị về sự biến đổi vận tốc theo thời gian của 3 xe ôtô:
t (s)

1

v(m/s) 50

2


3

50 50

Bảng 1

t (s) 1

3

v (m/s) 10 15

5
20

t (s)

1

5

v (m/s) 60 40

Bảng 2

9
20

Bảng 3


Nhiệm vụ

Kết quả
thảo luận
nhóm

Nhận xét về sự thay đổi vận tốc theo thời gian của 3 xe
1

ô tô được mô tả ở 3 bảng giá trị trên và rút ra nhận xét
về tính chất của từng chuyển động
Tính lượng vận tốc thay đổi trong từng khoảng thời

2

gian liên tiếp 1s của từng ôtô được mô tả trong các

3

bảng giá trị trên
Có nhận xét gì về lượng vận tốc thay đổi trong từng

4
5

khoảng thời gian liên tiếp 1s của từng ơtơ?
Ơ tơ nào biến đổi vận tốc nhanh hơn
Ðể biết một chuyển động có sự biến thiên vận tốc
nhanh hay chậm ta cần so sánh cái gì?


Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

15

Phiếu 3:
Lớp: …………… Nhóm:……………………..
Nhiệm vụ

Học sinh tính
tốn và kết quả

Một ơ tơ chuyển động thẳng có vận tốc biến thiên theo
thời gian thể hiện qua bảng giá trị sau:
t (s)

1

v(m/s)

3

10

15

5
20


Hãy cho biết tính chất chuyển động của ơ tơ và tính gia
tốc ứng với mỗi đoạn và nêu nhận xét.
Ví dụ: Thu nhận kiến thức quy trình:
Giáo viên giao nhiệm vụ học tập ở bài 2 khi dạy về phương trình chuyển
động và đồ thị tọa độ theo thời gian của chuyển động thẳng đều.
Bảng sau mô tả sự thay đổi tọa độ theo thời gian của ôtô chuyển động trên lộ
trình TP HCM – Nha trang:

t (h)

0

1

X (km)

30

90 150

2

3

4

210

270


5

6

7

330 390 450

Nhiệm vụ:
- Vẽ hệ trục tọa độ có trục tung là x, trục hồnh là t, gốc tọa độ
tại TPHCM
- Xác định các điểm có các cặp toạ độ (x,t) tương ứng theo
bảng số trên
- Nối các điểm này với nhau.
Nhận xét về đồ thị vẽ được
Đường vẽ được trên đồ thị mô tả quỹ đạo của chuyển động hay
cho biết sự thay đổi của tọa độ theo thời gian
Nếu biết rằng ôtô sẽ đến Nha Trang sau 9 tiếng kể từ lúc khởi
hành, hãy xác định bằng đồ thị trên quãng đường từ TP Hồ Chí
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

16

Minh đến Nha Trang
Nếu chọn gốc tọa độ tại TPHCM thì Nha trang có tọa độ x
bằng bao nhiêu đối với mốc chọn là TPHCM ?

Nếu nói rằng sau khi khởi hành 2h30ph ôtô sẽ đến Tháp Chàm,
hãy xác định bằng đồ thị trên quãng đường từ TP HCM đến
Tháp chàm
Nếu chọn gốc tọa độ tại TPHCM thì Tháp chàm có tọa độ x
bằng bao nhiêu ?
Vẽ đồ thị của chuyển động trên với trục tung là vận tốc (v) và
trục hoành là thời gian (đồ thị Vận tốc - Thời gian)
Nhận xét dạng đồ thị
Quãng đường tính theo công thức S = v.t tương ứng với cái gì
trên đồ thị này?
Sau khi thực hiện nhiệm vụ này, thì học sinh biết cách diễn tả một bài tốn
thực tế bằng đồ thị theo sơ đồ định hướng để tự mình thực hiện từng bước. Học sinh
biết được giá trị của việc biểu diễn bằng đồ thị (cho phép xác định vị trí của chuyển
động ứng với từng thời điểm khác nhau, hoặc xác định thời điểm, khoảng thời gian
vật đến vị trí xác định nào đó, …)
Những kiến thức quy trình này được học sinh áp dụng ngay để nắm vững ở
nhiệm vụ sau đó và kiến thức quy trình được rèn luyện ngay tại lớp.
Sau khi học sinh nắm được sơ đồ định hướng kiến thức qui trình, thì đến bài
3 khi làm việc với phiếu học tập sau:
Phiếu 4:
Lớp:……………… Nhóm:……………………….
Nhiệm vụ 1

Kết quả làm
việc nhóm

Một xe máy đang chuyển động với vận tốc 3m/s bỗng tăng
tốc với gia tốc là 0,5m/s2. Chọn chiều dương của trục tọa độ
là chiều chuyển động, gốc tọa độ và thời gian là tại thời điểm
xe bắt đầu tăng tốc. Hãy thực hiện các nhiệm vụ sau:

Viết biểu thức xác định vận tốc của xe tại thời điểm t bất kỳ
Từ cơng thức xác định vận tốc của xe khi nó đã tăng tốc
được 4s
Từ công thức xác định thời gian để xe đạt vận tốc v = 6m/s
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

17

Nhiệm vụ 2: Cũng bài tốn trên hãy:

Kết quả
làm việc
nhóm

Viết biểu thức xác định vận tốc của xe tại thời điểm t bất kỳ
Vẽ đồ thị mô tả sự biến thiên của vận tốc theo thời gian
Từ đồ thị xác định vận tốc của xe lúc t = 4s
Từ đồ thị xác định thời gian để xe đạt vận tốc v = 6m/s
Ở phiếu học tập này thì học sinh giải quyết các nhiệm vụ như: Xác định vận
tốc của xe khi nó tăng tốc được 4s, xác định thời gian để xe đạt vận tốc 6m/s, vẽ đồ
thị mô tả sự biến thiên của vận tốc theo thời gian thì học sinh làm rất dễ dàng dựa
vào những định hướng kiến thức quy trình được học ở bài 2 (Chuyển động thẳng
đều).
• Tổng hợp kiến thức:
− Ðặt câu hỏi giúp học sinh hệ thống nội dung bài học.
− Việc sử dụng ngay kiến thức tiếp thu trước đó vào xây dựng kiến thức mới
là một cách giúp học sinh tổng hợp, tổ chức lại kiến thức, thiết lập mối liên hệ giữa

các kiến thức.
Ví dụ: Khi học sinh học xong về chuyển động thẳng đều, học sinh sử dụng
kiến thức về chuyển động thẳng đều để xây dựng kiến thức của chuyển động thẳng
biến đổi đều. Học sinh có thể hiểu khi a = 0 thì có thể sử dụng các công thức của
chuyển động thẳng biến đổi đều cho chuyển động thẳng đều.
− Ngoài ra để giúp học sinh tổng hợp kiến thức có thể từng bước thực hiện
một sơ đồ hệ thống nói lên mối liên hệ giữa các kiến thức. Việc tổng hợp kiến thức
quy trình trong chương này được diễn ra liên tục trong q trình dạy học.
Ví dụ: Từ kiến thức quy trình về cách vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều
thì học sinh sử dụng để vẽ đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều và cuối cùng
vận dụng để giải bài toán động học bằng đồ thị. Vậy cuối cùng học sinh không cần
nhớ cách vẽ đồ thị của của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều
mà chỉ cần biết cách giải bài toán động học bằng đồ thị. Lúc này học sinh đã tổng
hợp được kiến thức.
• Ðịnh hướng 3: Mở rộng và tinh lọc kiến thức.

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

18

Học tập tự bản thân nó là q trình mở rộng kiến thức, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn là giai đoạn tiếp theo của việc mở rộng kiến thức. Tuy nhiên, mở rộng
và tinh lọc kiến thức là hai quá trình phải diễn ra đồng thời.
Ở chương này q trình dạy học kiến thức mới ln diễn ra quá trình tinh lọc
kiến thức theo cách đã nêu ra đó là đan xen với q trình dạy học, sau khi học sinh
lĩnh hội một số khái niệm cũng là lúc câu hỏi so sánh, phân biệt, phân loại, câu hỏi
yêu cầu học sinh khái quát hóa được đặt ra.

Ở cuối mỗi bài đều có các phiếu giao việc về nhà. Trong các phiếu giao việc
này, có nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ yêu cầu học sinh so sánh, phân loại
Với mục đích mở rộng và tinh lọc kiến thức và giúp học sinh hiểu rõ vấn đề
trọng tâm, phân biệt các khái niệm, hiện tượng với nhau nhằm tránh cho học sinh
nhằm lẫn các khái niệm, sự vật, hiện tượng với nhau. Ngoài ra, khi giao nhiệm vụ
về nhà cũng tạo cơ hội cho các em có thêm cơ hội làm việc theo nhóm, nhằm mục
đích phát triển cá nhân (như khả năng giao tiếp, hợp tác, …)
Ví dụ 1: Ở phiếu giao việc bài 1
Nhiệm vụ 1: Các nhóm hãy phân biệt:
− Chất điểm và vật.
− Hệ tọa độ và hệ quy chiếu.
− Thời gian và thời điểm.
Ví dụ 2: Ở phiếu giao việc của bài 2.
Nhiệm vụ 1: Các nhóm hãy phân biệt:
− Phương trình toạ độ theo thời gian và phương trình đường đi theo thời gian
của chuyển động thẳng đều.
− Ðồ thị tọa độ theo thời gian và đồ thị vận tốc theo thời gian.
Ví dụ 3: Ở phiếu giao việc của bài 3, các nhóm hãy phân biệt:
− Thế nào là chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều,
chuyển động thẳng chậm dần đều?
− Phương trình và đồ thị tọa độ theo thời gian, vận tốc theo thời gian của ba
loại chuyển động thẳng đều, thẳng nhanh dần đều và thẳng chậm dần. Mối quan hệ

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

19


giữa a , v , ∆v của chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm
dần đều.
Ví dụ 4: Phiếu giao việc
Lớp: …………… Tên học sinh: …………………………..
Có thể định nghĩa khác nhau về chuyển động thẳng đều như thế nào?
Có thể dùng phương trình chuyển động, chung nào để diễn tả các
chuyển động thẳng đã học?
Từ phương trình đó thử tìm lại phương trình của chuyển động đều
Từ đó có thêm một định nghĩa khác về chuyển động đều như thế nào?
Làm thế nào để phân biệt chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm
dần đều?
1
2

Các đại lượng trong phương trình chuyển động X = X 0 + V0 t + at 2 là giá
trị đại số hay số học?
Với chuyển động biến đổi có vận tốc ban đầu bằng khơng phương trình
sẽ thế nào?
Với chuyển động châm dần đều giá trị của các đại lượng trong phương
trình như thế nào?
Qua bốn ví dụ trên ta thấy rằng nếu như học sinh các nhóm có thể hồn thành
các nhiệm vụ được giao thì học sinh hiểu rõ vấn đề hơn. Ví dụ ở ví dụ 3, khi học
sinh trả lời được các câu hỏi được giao thì học sinh có thể mở rộng và tinh lọc được
kiến thức vì biết được phạm vi áp dụng các kiến thức và biết được chúng có những
điểm giống nhau, khác nhau như thế nào?
Tóm lại, việc mở rộng và tinh lọc kiến thức là việc cần thiết cho người học,
giúp cho người học không cần phải nhớ nhiều kiến thức, mà chỉ cần nắm được điểm
khác nhau căn bản của các kiến thức với nhau.
• Vận dụng định hướng 4: Sử dụng kiến thức hiệu quả.
Ở chương này có hai mức độ yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức hiệu quả.

1. Vận dụng giải các bài toán động học theo yêu cầu của chương trình
học. Ở chương này học sinh từng bước vận dụng kiến thức để giải quyết các
bài toán động học từ đơn giản đến phức tạp bằng cả hai cách là đồ thị và
phương trình, giúp học sinh thấy được giá trị thực tiễn của các kiến thức được
học.
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

20

Ví dụ: Khi dạy bài 1 “Chuyển động cơ”. Do học sinh chưa quen việc chọn
vật làm gốc tọa độ, cách xác định vị trí của một điểm… nên tôi đã hỗ trợ cho học
sinh hiểu vấn đề bằng cách đưa ra phiếu học tập gồm những câu hỏi rất dễ trả lời
dựa vào sự hiểu biết của các em. Khi học sinh trả lời được các câu hỏi này thì học
sinh đã hiểu được các kiến thức mà giáo viên muốn truyền đạt.
Phiếu học tập:
Lớp: …………… Nhóm: ……………..
Em hiểu gì về những thơng tin ghi trên cột cây số? Nó cho em biết
những gì?
Để xác định được vị trí của một chất điểm chuyển động ở một thời
điểm nào đó ta phải biết những gì?
Làm thế nào để chỉ cho người thợ mộc đúng vị trí cần khoan trên
tường để đóng đinh khi ta khơng có mặt ở đó?
Để xác định vị trí M của chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo
phẳng bất kỳ vào thời điểm xác định nào đó ta cần một hệ tọa độ
như thế nào?
- Vẽ hệ tọa độ.
- Trục tung biểu diễn sự thay đổi của đại lượng nào?

- Điểm được chọn làm gốc của hệ tọa độ?
- Thời điểm được chọn là gốc thời gian?
- Trục hoành biểu diễn sự thay đổi của đại lượng nào?
- Thử xác định vị trí của điểm M theo hệ tọa độ đã chọn.
Để xác định vị trí của chất điểm chuyển động theo một quỹ đạo
thẳng vào thời điểm xác định nào đó, ta cần một hệ tọa độ như thế
nào?
Sau khi học sinh hiểu được gốc tọa độ, cách xác định vị trí của một điểm, thì
ở bài “Chuyển động thẳng đều”, tơi đưa phiếu học tập khó hơn phiếu ở bài 1
“Chuyển động cơ”.
Bảng sau mô tả sự thay đổi tọa độ theo thời gian của ơtơ chuyển động trên lộ
trình TP HCM – Nha trang:

Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hòa

21

t (h)

0

1

X (km)

30


90 150

2

3

4

210

270

5

6

7

330 390 450

Nhiệm vụ:
- Vẽ hệ trục tọa độ có trục tung là x, trục hoành là t, gốc tọa độ tại
TPHCM
- Xác định các điểm có các cặp toạ độ (x,t) tương ứng theo bảng số
trên
- Nối các điểm này với nhau
Nhận xét về đồ thị vẽ được
Đường vẽ được trên đồ thị mô tả quỹ đạo của chuyển động hay cho
biết sự thay đổi của tọa độ theo thời gian
Nếu biết rằng ôtô sẽ đến Nha Trang sau 9 tiếng kể từ lúc khởi

hành, hãy xác định bằng đồ thị trên quãng đường từ TP Hồ Chí
Minh đến Nha Trang
Nếu chọn gốc tọa độ tại TPHCM thì Nha trang có tọa độ x bằng
bao nhiêu ?
Nếu nói rằng sau khi khởi hành 2h30ph ôtô sẽ đến Tháp Chàm, hãy
xác định bằng đồ thị trên quãng đường từ TP HCM đến Tháp chàm
Nếu chọn gốc tọa độ tại TPHCM thì Tháp chàm có tọa độ x bằng
bao nhiêu ?
Vẽ đồ thị của chuyển động trên với trục tung là vận tốc (v) và trục
hoành là thời gian (đồ thị Vận tốc - Th ời gian)
Nhận xét dạng đồ thị
Qng đường tính theo cơng thức S = v.t tương ứng với cái gì trên
đồ thị này?
Khi học sinh đã biết cách xác định vị trí của chất điểm 1 thì đến phiếu học tập
của bài 2, tôi đã yêu cầu cao hơn như vẽ đồ thị toạ độ theo thời gian (học sinh cần
xác định 2 vị trí của chất điểm ở các câu hỏi khác nhau, rồi sau đó vẽ đồ thị, từ đồ
thị, xác định vị trí hoặc khi biết t hay x, hay xác định t khi biết vị trí của chất điểm
từ phương trình tốn, …
Trường THPT Định Qn


Lê Văn Hòa

22

Cuối cùng, ở bài 3 “Chuyển động thẳng biến đổi đều” thì các vấn đề được
giao phức tạp hơn 2 phiếu học tập ban đầu, vì các nhiệm vụ được giao chỉ là những
câu hỏi như tính vận tốc của vật, khi biết t và hoặc bằng đồ thị và bằng công thức
vận tộc hay yêu cầu học sinh vẽ đồ thị.
Phiếu học tập:

Lớp: ………….Nhóm: ………………..
Ðề bài tập:
Cho hai xe ô tô chuyển động biến đổi đều như sau:
- ô tô 1 đang chuyển động với vận tốc 10m/s thì tăng tốc và sau 10s thì đạt
vận tốc 20m/s.
- ô tô 2 đang chuyển động với vận tốc 20m/s thì giảm vận tốc và sau 2s thì
vận tốc còn 18m/s

Câu hỏi:
a) - Xe 1, xe 2 chuyển động nhanh dần đều hay
chậm dần đều? Vì sao?
- Tính gia tốc của hai xe
b) Vẽ các vectơ vận tốc đầu ,vận tốc sau, vectơ độ
biến thiên vận tốc, gia tốc của hai xe ? Nhận xét.
c) Viết công thức vận tốc của hai xe? Vẽ đồ thị vận
tốc theo thời gian của hai xe và nêu nhận xét?
d) Tính vận tốc của xe 1 sau khi tăng tốc được 5s và
của xe 2 sau khi giảm tốc được 5s bằng hai cách:
- Bằng công thức vận tốc.
- Bằng đồ thị.
e) Tính quãng đường xe 1 đi được sau khi tăng tốc
3s và quãng đường của xe 2 sau khi giảm vận tốc
3s.

Trường THPT Định Qn

Ơ tơ 1

Ơ tơ 2



Lê Văn Hòa

23

Nhận xét: Ðối với những phiếu học tập như trên, nếu học sinh chưa được đi
từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp (từ phiếu ở bài 1 đến phiếu bài 2, rồi đến
phiếu bài 3) thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi làm việc với các phiếu học tập như
trên.
2. Vận dụng sáng tạo kiến thức khi học chương này được tiến hành theo
cách:
Yêu cầu học sinh tự ra bài tập từng bước theo chương trình học từ đơn giản
đến phức tạp, tổ chức cho học sinh trao đổi, phân tích lỗi, điều chỉnh và giải chéo
các bài tập giữa các nhóm, cách làm này không những giúp học sinh thiết lập được
mối liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn mà còn là cách rất hiệu quả giúp học sinh
mở rộng và tinh lọc kiến thức.
Ví dụ 1: PHIẾU GIAO VIỆC BÀI 4
Nhiệm vụ 3: Với các số liệu cho trước dưới đây. Hãy xây dựng các bài tốn
có chứa những số liệu đã cho.
Bài tập 1:

 45m
 10m/s2

Bài tập 2:

 20m/s

Trường THPT Định Quán



Lê Văn Hòa

24

 10m/s

2

Nhiệm vụ 4: Các em hãy đặt câu hỏi cho phần nội dung các bài toán sau:
Bài tập 1: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 20m. Lấy g = 10m/s2.
Bài tập 2: Một vật được thả rơi tự do, khi chạm đất đạt vận tốc là 20m/s. Lấy
g = 10m/s2.
Nhiệm vụ 5: Mỗi nhóm tự thiết kế hai bài tập dựa vào các bài tập và các kiến
thức vừa được học.
Ví dụ 2: PHIẾU GIAO VIỆC BÀI 6
Nhiệm vụ 3: Với các số liệu cho trước dưới đây. Hãy xây dựng các bài tốn
có chứa những số liệu đã cho.
Bài tập 1:
 30km trong 2 giờ
 20km/h
Bài tập 2:
 50km/h
 10km/h
Nhiệm vụ 4: Các em hãy đặt câu hỏi cho phần nội dung các bài toán sau:
Bài tập 1: Một chiếc thuyền chuyển động với vận tốc 50 km/h đối với
nước, biết vận tốc của thuyền đối với bờ là 60km/h. Biết rằng thuyền chuyển
động xi dịng nước.
Bài tập 2: Một chiếc thuyền chuyển động với vận tốc 40km/h đối với nước,
biết vận tốc của thuyền đối với bờ 25 km/h. Biết rằng thuyền chuyển động ngược

dòng nước.
Nhiệm vụ 5: Mỗi nhóm tự thiết kế hai bài tập dựa vào các bài tập và các kiến
thức vừa được học.
Qua các ví dụ trên cho ta thấy rằng nếu như học sinh các nhóm hồn thành
được các nhiệm vụ được giao thì học sinh cũng đã hình thành và phát triển được
khả năng giải quyết các vấn đề sáng tạo.
2.4. Các thiết kế dạy học cụ thể
Do ở mục 2.3 đã trình bày kỹ việc vận dụng định hướng 1, 2, 3, 4 theo mơ hình
nhằm phát huy vai trị trung tâm của học sinh khi học chương “Động học chất
Trường THPT Định Quán


Lê Văn Hịa

25

điểm”.Vì vậy, trong mục này, tơi chỉ trình bày các thiết kế dạy học cụ thể của bài 1
“Chuyển động cơ”
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Chia lớp ra làm 9 nhóm, cử nhóm trưởng cho mỗi nhóm
Hỗ trợ của giáo viên

Hoạt động
của học sinh

Dẫn dắt

Bài giảng được soạn trên máy tính
Slide1


1. Thế nào là
chuyển động

Học sinh trả

cơ?

lời cá nhân.

Trình chiếu
đoạn phim
(Slide 1)

Trình chiếu

Slide 2

đoạn phim và
câu hỏi.
(Slide 2)

Học sinh làm
việc nhóm để

Giáo viên

trả lời câu hỏi

chỉnh sửa câu
trả lời của các


và các nhóm
Slide 3

nhóm và đưa

tích lỗi, chỉnh

ra kiến thức

sửa, bổ

chuyển động

sung…

cơ.
=> Trình
chiếu Slide 3.
Trường THPT Định Quán

khác phân

Slide 4


×