Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Thuật ngữ chuyên dụng trong nhiếp ảnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.56 KB, 8 trang )


Thuật ngữ chuyên dụng
trong nhiếp ảnh






“”Cửa chập (shutter).
Là mành chắn được đóng mở cho phép ánh sáng lọt qua để đi tới
phim hay bộ cảm biến khi bấm máy chụp. Khoảng thời gian mành mở
để ánh sáng lọt (qua mành) vào phim hay bộ cảm biến nhận ánh sáng
đối với máy ảnh số -
cũng chính là thời gian phơi sáng của phim hay bộ cảm biến
(exposure time) - được điều chỉnh bởi tốc độ cửa chập (shutter speed)
và thường được tính bằng giây và phần của giây, ví dụ 1 giây, 1/60
(một phần 60 của giây), 1/3200 (một phần 3200 của giây). Tốc độ cửa
chập càng nhanh cho phép chụp được các đối tượng di chuyển nhanh
mà không bị nhòe hình do “dừng” được hình ảnh trong một khoảnh
khắc rất nhỏ, ví dụ để “dừng” được chuyển động của một con chim
đang bay, tốc độ cửa chập phải đạt được tối thiểu từ 1/1250 đến 1/1600
giây mới đảm bảo không bị nhòe. Tốc độ cửa chập càng nhanh đòi hỏi
ánh sáng càng mạnh mới đảm bảo ảnh không bị quá tối.
Khẩu độ mở (apature).
Là lỗ lọt sáng nằm trên ống kính của máy ảnh. Độ to nhỏ của
khẩu độ được điều chỉnh bằng thông số f (f-number), ví dụ f/2.8 hay
f/32, và phụ thuộc khả năng của ống kính. Các khẩu độ phổ biến gồm
f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, and f/22. Lưu ý: thông số f này
càng nhỏ thì độ mở của lỗ lọt sáng càng lớn, ví dụ f/5.6 cho lỗ lọt sáng
lớn hơn so với f/8, như vậy, f/5.6 cho nhiều ánh sáng lọt qua hơn so với


f/8 - đây là cánh tính hay làm nhiều người nhầm lẫn về khẩu độ mở.
Các ống kính càng tốt (và càng đắt tiền do đòi hỏi công nghệ sản xuất
cao hơn) cho phép mở khẩu độ càng to, hiện nay hãng Leica đã sản xuất
ống kính thông thường với độ mở lên tới f/0.95. Khẩu độ mở to (thông
số f nhỏ) cho phép ánh sáng lọt vào phim nay bộ cảm biến nhiều hơn,
tạo khả năng tăng tốc độ cửa chập (shutter speed) giúp đảm bảo hình
không bị nhòe (do rung tay hay vật chuyển động), nhất là trong các môi
trường ánh sáng yếu mà vẫn bảo đảm ánh sáng của ảnh. Tuy nhiên,
khẩu độ mở còn chi phối chiều sâu của ảnh (depth of field): Khẩu độ
mở càng to càng làm giảm chiều sâu của ảnh.
Căn nét / lấy nét (focus).
Điều chỉnh ống kính (nhiều khi là cả vị trí của máy ảnh) để căn
chỉnh tạo hình ảnh sắc nét trên phim hay bộ cảm biến. Ở một số máy
ảnh, khi điều chỉnh, vị trí của phim hay bộ cảm biển cũng di chuyển để
tạo độ nét. Lưu ý: có nhiều người còn gọi việc này là “canh nét”.
Tiêu điểm (focal point).
Là điểm trên trục quang học (của ống kính) ở đó các tia sáng (sau
khi đã đi qua các thấu kính) tạo thành hình ảnh sắc nét của đối tượng
được chụp ảnh. Việc điều chỉnh ống kính (và vị trí của máy ảnh) để
hình ảnh sắc nét nằm trên phim hay bộ cảm biến gọi là lấy/căn/canh nét.
Tiêu cự (focal length).
Khoảng cách giữa bề mặt của phim (hay bộ cảm biến nhận sáng
ở máy ảnh số) tới trung tâm quang học của ống kính (gồm hệ thấu kính).
Tiêu cự thường được tính bằng milimet (mm) và được ghi trên ống kính.
Đối với định dạng phim (kích cỡ cảm biến toàn khổ) 35mm, tiêu cự ở
50mm được coi là tiêu chuẩn (normal, thường được đọc là nóc-man - ở
tiêu cự này hình ảnh qua ống kính sát thực với hình ảnh nhìn thông
thường qua mắt người nhất, và cho độ chính xác cao nhất). Các tiêu cự
ngắn hơn 50mm được gọi là góc rộng (wide) và các tiêu cự dài hơn
50mm có thể được gọi là lớn hay tê-lê (tele). Ở cùng một khoảng cách

giữa máy ảnh và đối tượng cần chụp, ống kính góc rộng cho hình ảnh
rộng hơn (phù hợp với chụp một nhóm người hay toàn cảnh trong nhà,
v.v…) còn ống tele giúp chụp được đối tượng to hơn trong ảnh. Ghi
chú: Việc sản xuất các ống tele có khẩu độ mở lớn (f-number nhỏ) đòi
hỏi kỹ thuật cao, nên các ống kính này rất đắt).
Ống phóng và ống cố định (zoom lens & fixed lens).
Các ống kính có khả năng thay đổi tiêu cự gần xa được gọi là các
ống zoom. Các ống chỉ có một tiêu cự duy nhất gọi là ống cố định
(fixed lens / prime lens). Các chỉ số này thường được ghi trên trên ống
kính hoặc trên thân máy (máy liền ống kính) với chỉ số tiêu cự nhỏ nhất
tới lớn nhất kèm ký hiệu X (đọc là nhân), ví dụ 17-50mm, 18-135mm
hay 12x. Ghi chú: Thuật ngữ tiếng Việt “phóng” và “cố định” ở đây chỉ
được dùng để giải thích; trên thực tế ở Việt Nam, người chơi ảnh
thường sử dụng thuật ngữ vay mượn trong tiếng Anh và gọi là ống
zoom (đọc là dum) và ống fixed (đọc là phích).
Tỷ lệ phóng quang học và kỹ thuật số (optical zoom & digital
zoom).
Tỷ lệ phóng quang học (optical zoom) là khả năng phóng to hay
thu nhỏ hình ảnh đối tượng được chụp ở cùng một khoảng cách từ máy
ảnh tới đối tượng trên ảnh chụp được tạo ra qua điều chỉnh ống kính (hệ
thống thấu kính bên trong ống kính). Đối với các máy ảnh số, việc
phóng to thu nhỏ này còn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tính
năng zoom kỹ thuật số (digital zoom) để phóng to một phần hình ảnh
thu nhận được qua ống kính sao cho bằng với kích thước toàn bộ của
khuôn hình. Tưởng tượng đơn giản, bạn có một hình to bằng khổ giấy
A4, bạn cắt lấy một góc phần tư của ảnh và đem ra hàng photocopy
phóng to lên gấp 4 lần sẽ được một hình to bằng khổ giấy A4 với những
chi tiết đã chọn to hơn trước gấp 4 lần. Việc phóng to như vậy thường
làm giảm chi tiết và chất lượng của ảnh. Việc làm này cũng có thể thực
hiện trên máy tính mà không cần tính năng zoom số của máy ảnh. Vì

vậy, khi mua máy ảnh, người ta thường quan tâm tới tỷ lệ phóng to
quang học hơn là phóng to kỹ thuật số. Ghi chú: Cũng như trên, các
thuật ngữ phóng to thu nhỏ ở đây được dùng chủ yếu để giải thích, trên
thực tế ở Việt Nam, phần lớn mọi người đều sử dụng từ vay mượn là
“zoom” với các cách nói như “dum” ra, “dum” vào hay “dum” to,
“dum” nhỏ.
Chế độ căn nét (focus mode).
Chế độ điều chỉnh ống kinh để căn nét cho hình ảnh. Thông
thường có hai loại là căn nét thủ công bằng tay (manual focus) hoặc căn
nét tự động (auto focus). Ở chế độ căn nét tự động, nhiều hãng máy ảnh
còn phân biệt giữa căn nét cho các vật đứng im và các vật chuyển động.
Chiều sâu ảnh trường (depth of field - DOF).
Đối với một số trường hợp, do sử dụng ống kính hay khoảng
cách giữa các đối tượng được chụp, khi căn nét một đối tượng thì các
đối tượng khác ở trước và sau đối tượng căn nét bị nhòe đi, những
trường hợp như vậy sẽ cho hình ảnh gọi là Đối với một số trường hợp,
do sử dụng ống kính hay khoảng cách giữa các đối tượng được chụp,
khi căn nét một đối tượng thì các đối tượng khác ở trước và sau đối
tượng căn nét bị nhòe đi, những trường hợp như vậy sẽ cho hình ảnh
gọi là nông về chiều sâu của ảnh; trong những trường hợp khác, các đối
tượng trước và sau đối tượng được căn nét vẫn tương đối nét hoặc thậm
chí có độ nét ngang bằng với đối tượng căn nét. Trong các trường hợp
trình bày sau này, ảnh có chiều sâu lớn hơn. Hiệu ứng này được tạo ra
bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tiêu cự (focal lengh), khẩu độ mở
ống kính (f-number), cự ly chụp (khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng
chụp). Khẩu độ mở càng lớn, tiêu cự càng dài và cự ly chụp càng ngắn
thì chiều sâu của ảnh càng giảm, và ngược lại. So với ống kính tiêu
chuẩn (normal lens), ống góc rộng cho chiều sâu ảnh lớn hơn nếu đặt ở
khẩu độ mở (f-number) như nhau, còn các ống tele sẽ cho chiều sâu
nông hơn.

Đây là một khái niệm quan trọng trong nhiếp ảnh, nhất là trong
việc tạo tính nghệ thuật cho một bức ảnh. Một cách đơn giản hơn để
hiểu khái niệm này là khoảng cách giữa các đối tượng (đối tượng lấy
nét, đối tượng trước và sau đối tượng lấy nét) có độ nét chấp nhận được
trong một bức ảnh. Khoảng cách này càng xa thì ảnh càng có chiều sâu.
Ảnh phong cảnh thường có chiều sâu lớn để mọi vật đều nét (nhìn rõ
chi tiết), ảnh chân dung thường có chiều sâu nông để người xem tập
trung vào người được chụp (hay khuôn mặt) hơn là các cảnh vật xung
quanh (thường nhòe đi để không gây chú ý cho người xem).
Bô-kê (bokeh / boke).
Bô-kê là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật có nghĩa là
“nhòa mờ” (blur), được sử dụng trong nhiếp ảnh ngày nay để mô tả
hiện tượng nhòa mờ nhưng mịn của vùng xung quanh điểm được căn
nét trong khuôn hình một bức ảnh có chiều sâu ảnh trường nông do hiệu
ứng của ống kính tạo ra. Bô-kê tạo cho người xem cảm giác mịn màng
dễ chịu ở vùng xung quanh điểm lấy nét và thường được sử dụng để tạo
tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Đây là khái niệm khó đo lường và
thường được đánh giá bằng mắt thường. Chất lượng bô-kê có thể được
đánh giá bằng các vòng tròn ánh sáng nhòa mờ, mịn và phân bố ánh
sáng đều (hơn là chỉ tập trung sáng ở đường viền của mỗi hình tròn)
xung quanh các điểm sáng ngoài vùng nét trong bức ảnh. Các ống kính
có nhiều mảnh thép tạo lỗ lọt sáng (apature) hoặc các mảnh này cắt
cong sẽ tạo được hiệu ứng các hình tròn mờ mịn tốt hơn và cho chất
lượng bô-kê đẹp hơn. Các ống kính có khẩu độ mở lớn hơn (f-number
nhỏ hơn) có khả năng giảm chiều sâu và tạo bô-kê đẹp hơn.
ISO (International Organization for Standardization).
Đơn vị tính độ nhạy của phim hay của bộ cảm biến nhận ánh
sáng ở máy ảnh số do Tổ chức tiêu chuẩn thế giới qui chuẩn. Độ nhạy
ISO ở các máy ảnh số thường được tính từ 80 tới 25000 và càng ngày
càng cao hơn. Đối với phim nhựa truyền thống, độ nhạy được qui định

ở loại phim, ví dụ phim ISO100, ISO400; đối với máy ảnh số, có thể
thay đổi ISO thông qua chức năng điều chỉnh ISO trên máy. Máy ảnh
loại tốt cho phép điều chỉnh ISO cao hơn. Độ nhạy ISO càng lớn cho
phép giảm thời gian lộ sáng (phơi sáng) - tức là tăng tốc độ cửa chập
(shutter speed). Tuy nhiên, ISO càng lớn thường làm cho ảnh càng bị
nhiễu (noise) nhiều hơn, khi phóng to bị rạn và sần. Trong điều kiện
ảnh sáng tốt, nên để ISO thấp nhất có thể. Các cách tính khác đối với
phim nhựa bao gồm ASA (American Standards Association - Hội tiêu
chuẩn Hòa Kỳ) và DIN (Deutsches Institut für Normung - Viện tiêu
chuẩn Đức).

×