Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BÀI THU HOẠCH: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ VẬN DỤNG THỰC TIỄN TẠI TỈNH LS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.97 KB, 16 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG
TÊN MƠN HỌC: QUAN HỆ QUỐC TẾ

TÊN BÀI THU HOẠCH:
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA VỀ CHỦ ĐỘNG
VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VẬN DỤNG THỰC
TIỄN TẠI TỈNH LS

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số
Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
MỤC LỤC


Phần I: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
Phần II: NỘI DUNG.......................................................................................2
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan..................................................2
2.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế................................................2
2.1.2. Quan niệm của các nước về hội nhập quốc tế.....................2
2.1.3. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung hội nhập quốc tế
của Đảng và Nhà nước ta..................................................................................3
a) Về mục tiêu...............................................................................3


b) Quan điểm chỉ đạo....................................................................4
c) Nội dung “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”..................5
2.2. Thực trạng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tại tỉnh LS
trong thời gian tới............................................................................................5
2.2.1. Tình hình hội nhập quốc tế tại địa phương..........................5
a) Đặc điểm tình hình....................................................................5
b) Thực trạng.................................................................................6
2.2.2. Tồn tại và hạn chế.............................................................10
2.3. Một số giải pháp chủ yếu về chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế trên địa bàn tỉnh LS.........................................................................11
Phần III: KẾT LUẬN...................................................................................12


3

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta được chính thức đánh dấu
từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần VI năm 1986 và Nghị quyết 13 của Bộ Chính
trị năm 1988. Việt Nam chủ động và tích cực hơn trong hội nhập và đang
ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là trong khối cộng đồng ASEAN. Với thế
giới, Việt Nam đã tiến những bước dài trong hội nhập quốc tế thông qua việc
gia nhập APEC, WTO và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009 và 2020-2021. Đạt được thành tựu ấy một
phần quan trọng nhờ sự đổi mới tư duy sâu sắc về cục diện thế giới cũng như
đường lối, phương châm hoạt động trên lĩnh vực đối ngoại, góp phần tạo ra
diện mạo của đất nước; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đảng ta căn cứ vào tình hình thực tiễn trong và ngồi nước để có đường
lối đối ngoại phù hợp phát triển của đất nước, đó là: “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa

phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới...”
Hội nhập quốc tế là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá
trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng
đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam. Là một chủ
trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, phát triển
đất nước. Ngay từ Đại hội VI của Đảng (1986) xác định nhiệm vụ hàng đầu là
tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội


4

và bảo vệ tổ quốc. Tại Đại hội lần thứ VIII, IX và X của Đảng tiếp tục bổ
sung, phát triển đường lối đối ngoại đổi mới, Đại hội XII của Đảng (2016)
tiếp tục khẳng định: “Tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh”. Đại hội XIII của Đảng
(2021) nhấn mạnh: “Triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả hoạt động đối
ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng”.
Là học viên lớp cao cấp lý luận chính trị, tơi nhận thức được tiến trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam đã và đang được triển khai tích cực trong bối
cảnh mới của thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Bên cạnh
thuận lợi, nước ta tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhận
thức được vấn đề này, tôi chọn đề tài “Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và vận dụng thực tiễn tại tỉnh LS” để
làm bài thu hoạch môn Quan hệ quốc tế.
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Những vấn đề lý luận liên quan.
2.1.1. Khái niệm hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng
cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị,
nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật
chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
Hội nhập quốc tế là hội nhập trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội. Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là hình thức phát triển cao
của hợp tác quốc tế nhằm đạt được mục tiêu hoặc lợi ích chung nào đó. Q
trình hội nhập quốc tế ngày nay phát triển nhanh chóng và diễn ra trên nhiều
lĩnh vực, ở nhiều cấp độ khác nhau: song phương, tiểu khu vực, khu vực, liên
khu vực và toàn cầu với sự tham gia của hầu hết các nước trên thế giới.


5

2.1.2. Quan niệm của các nước về hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế, nhìn chung đều thống nhất ở một số điểm sau:
Thứ nhất, bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế nhưng khơng giới hạn ở đó, mà có
thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội: từ kinh tế đến chính
trị, an ninh - quốc phịng, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác.
Thứ hai, là q trình khơng giới hạn thời gian, đó là q trình liên tục
trong quan hệ hợp tác giữa các nước từ thấp đến cao, từ một lĩnh vực cụ thể
đến tồn diện.
Thứ ba, khơng chỉ diễn ra thông qua việc tham gia các cơ chế hợp tác
đa phương mà trên nhiều bình diện. Về bản chất, hợp tác song phương nhưng
lại dựa trên cơ sở các luật lệ và chuẩn mực chung thì cũng có đầy đủ tính chất
của hội nhập quốc tế.
Thứ tư, bản chất của hội nhập quốc tế là quá trình xây dựng và áp dụng
các luật lệ và chuẩn mực chung. Đây là đặc điểm để phân biệt hội nhập quốc
tế với các hoạt động hợp tác quốc tế khác như trao đổi, tham vấn, phối hợp
chính sách…

2.1.3. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung hội nhập quốc tế của
Đảng và Nhà nước ta.
Kế thừa chủ trương hội nhập quốc tế của Đại hội XI và XII, Đại hội
XIII của Đảng khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết
tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hội nhập
quốc tế tồn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc,
bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia”.
Chủ trương hội nhập quốc tế gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Về mục tiêu.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố mơi trường
hịa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất
nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản


6

sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín
quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
b) Quan điểm chỉ đạo.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế phải chú trọng một số quan
điểm chỉ đạo sau:
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính
trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Hội nhập quốc tế phát huy tối đa nội lực; hoàn thiện thể chế, nâng cao

chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh
tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng
cường mức độ liên kết giữa các vùng, khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải
tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế,
củng cố quốc phịng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh
vực phải được phát triển đồng bộ trong chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể
với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi
ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khơng
để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng,
các liên minh của bên này chống bên kia.
- Thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đơi
với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng các quy tắc, luật lệ
quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ
động đề xuất sáng kiến, hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng


7

cao vai trò của cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
c) Nội dung “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.
- Hội nhập về kinh tế quốc tế: Đó là q trình thực hiện đầy đủ các cam
kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, đồng thời triển khai có hiệu quả các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và thúc đẩy quan hệ song phương.
- Hội nhập về lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh: Đưa quan hệ này
của Việt Nam với các đối tác trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng đi
vào chiều sâu, tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích một cách lâu dài và bền

vững giữa Việt Nam và các đối tác; hình thành nên các cơ chế hợp tác có hiệu
quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ, kiểm soát
các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có thể tác
động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của Việt Nam. Phát huy vai trò
của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế.
- Hội nhập trên các lĩnh vực khác: Chủ động hơn trong việc nghiên cứu,
lựa chọn các bộ tiêu chí, xây dựng và triển khai lộ trình áp dụng, đồng thời
tham gia xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực chung, góp phần nâng trình độ
phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực…
2.2. Thực trạng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế tại tỉnh LS
trong thời gian tới.
2.2.1. Tình hình hội nhập quốc tế tại địa phương.
a) Đặc điểm tình hình.
Tỉnh LS là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long có diện tích
tự nhiên là 3.536,8 km2, một phần nằm trong tứ giác Long Xun. Tỉnh có
phía Tây Bắc giáp Campuchia (104 km), phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang
(69,789 km), phía Nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía Đơng giáp
tỉnh Đồng Tháp (107,628 km).
b) Thực trạng.


8

- Trong tình hình hiện nay, hội nhập quốc tế là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu và cấp bách. Do đó, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh LS
đã quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương,
triển khai chủ động, tích cực các hoạt động đối ngoại trên cả ba lĩnh vực đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo an ninh - quốc phòng, giữ

vững chủ quyền lãnh thổ. Hoạt động hội nhập quốc tế là trọng tâm của tỉnh
huy động nguồn nội lực và ngoại lực tập trung phát triển theo chiều sâu tạo
nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và cơng nghiệp nhằm góp
phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Việc quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường
lối của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, UBND tỉnh quan tâm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức kịp thời các
hội nghị Tỉnh ủy mở rộng để quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của
trung ương liên quan đến công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đến cán bộ
lãnh đạo chủ chốt của tỉnh. Đồng thời, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ
đạo như: Quyết định số 953/QĐ-UBND ngày 19/4/2019 về việc phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Đề án phát triển thương mại biên giới và phát triển hệ thống
logistics; Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 28/02/2019 triển khai thực hiện
Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP); Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 05/3/2019 thực
hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức các bộ,
ngành, địa phương về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc
tế giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 583/KH-UBND ngày 24/9/2019 về
tăng cường và nâng cao hiệu quả quan hệ đối ngoại Đảng trong tình hình mới;
Kế hoạch số 582/KH-UBND ngày 24/9/2019 về đẩy mạnh và nâng tầm đối


9

ngoại đa phương đến năm 2030; Kế hoạch số 749/KH-UBND ngày
27/11/2020 triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn
2021-2025; Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 10/3/2021 về triển khai thực
hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế; Kế hoạch số 291/KH-UBND ngày
02/6/2021 về công tác thông tin đối ngoại; Kế hoạch số 299/KH-UBND ngày

04/6/2021 về phát triển thương mại biên giới giai đoạn 2021-2025; Quyết
định số 1249/QĐ-UBND ngày 09/6/2021 về Chương trình tăng cường hợp tác
và vận động viện trợ khơng hồn lại khơng thuộc hỗ trợ phát triển chính thức
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch
số 297/KH-UBND ngày 04/6/2021 về phát triển hệ thống logistics giai đoạn
2021-2025.
- Công tác tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế: Thường xuyên
tổ chức hội thảo nội dung tập trung ở các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục. Các
hội nghị, hội thảo được tổ chức đều đảm bảo thời gian và kế hoạch đề ra, phù
hợp với nhu cầu hoạt động và phát triển xã hội của tỉnh. Các cơ quan chức
năng của địa phương cũng đã phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý hội nghị,
hội thảo quốc tế từ khâu thẩm định nội dung, tuyên truyền, quảng cáo đến
việc quản lý người nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại,
đồng thời, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế: Do ảnh hưởng
tình hình dịch Covid-19, các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế
của tỉnh đã bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, Tỉnh cũng đã chủ động xây dựng các
phương án tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch trên
địa bàn tỉnh như: Quảng bá tiềm năng thế mạnh kinh tế và thu hút các nhà đầu
tư Đài Loan vào LS trong thời gian tới, kêu gọi đầu tư từ các quốc gia như:
Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản về các lĩnh vực sản xuất vải, dịch vụ xây
dựng nhà xưởng công nghiệp, may mặc..., Tham gia Diễn đàn đầu tư Ấn Độ Việt Nam do Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tổ chức ngày 22/01/2021 tại Thành


10

phố Hồ Chí Minh. Trong sự kiện, Đồn cơng tác của tỉnh đã giới thiệu đến
các đối tác, doanh nghiệp Ấn Độ về tiềm năng thế mạnh đầu tư, môi trường
chính sách đầu tư của tỉnh và danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh
vực: năng lượng, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch…

Bên cạnh đó, tỉnh cịn tập trung đẩy mạnh tun truyền, quảng bá hoạt
động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, kết nối trên các phương tiện báo
đài, trang website, trang mạng xã hội. Xây dựng các cẩm nang, ấn phẩm nhiều
ngôn ngữ như: Việt - Ấn Độ - Trung - Hàn… phù hợp với các sự kiện quốc tế
để quảng bá đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thơng tin của du khách trong và ngoài
nước; triển khai thực hiện xây dựng các phim đầu tư nước ngoài đang hoạt
động kinh doanh hiệu quả trên địa bàn tỉnh LS. Thực hiện lời bình bằng các
thứ tiếng Hoa, Hàn, Nhật, Nga, Pháp… để giới thiệu, quảng bá tại các sự
kiện, hội nghị, hội thảo quốc tế.
- Các dự án được đầu tư và liên kết với nước ngoài cũng đã được triển
khai như: nhà máy sản xuất và gia công hàng may mặc Oriental Garment
(Thái Lan); nhà máy sản xuất và gia công giày dép xuất khẩu Samho (Hàn
Quốc); nhà máy may mặc Lu An (Trung Quốc); nhà máy may mặc NVA của
Công ty TNHH NV Apparel; nhà máy sản xuất, gia công giày dép các loại Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam - Chi nhánh LS của Công ty
TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam (Anh); nhà máy chế biến bột cá, mỡ cá
Kovie Vina (Hàn Quốc); nhà máy chế biến tinh bột khoai lang và miến Chang
Woo Jin Vina (Hàn Quốc); Dự án công nghệ may mặc Spectre LS của Công
ty Spectre Real Estate A/S (Đan Mạch).
- Cơng tác vận động và viện trợ Phi chính phủ: Được các Tổ chức nước
ngoài tài trợ Dự án đầu tư xây dựng bể bơi và nhà vòm bảo vệ phòng chống
đuối nước cho học sinh tại Trường tiểu học A thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn
và Trường tiểu học B thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh LS do Quỹ cộng
đồng Phòng tránh thiên tai tài trợ; Ủy ban nhân dân tỉnh đang xem xét phê


11

duyệt tiếp nhận hỗ trợ dự án xây dựng 03 phòng học trường tiểu học A An
Hảo, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên do Tổ chức SAIGON CHILDREN’S
CHARITY CIO tài trợ giai đoạn 2021-2023; Ngoài ra, tỉnh đang tổ chức lấy ý

kiến thẩm định dự án triển khai mơ hình nước sạch trên địa bàn tỉnh LS do
Viện dân số, sức khỏe và phát triển và Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai
tài trợ.
- Cơng tác văn hóa đối ngoại: UBND tỉnh LS đã xây dựng hồ sơ khoa
học di tích Ĩc Eo - Ba Thê và hồ sơ khoa học Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi
Sam trình UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Cơng tác thông tin đối ngoại: Tăng cường hoạt động thông tin đối
ngoại với Campuchia; tổ chức truyền thông, quảng bá hình ảnh của tỉnh thơng
qua việc tăng cường hợp tác với các cơ quan thơng tấn, báo chí, truyền thơng
quảng bá đối với một số lĩnh vực thuộc thế mạnh của tỉnh như: du lịch, văn
hóa, nơng nghiệp, kêu gọi đầu tư; xây dựng ấn phẩm, các sản phẩm nông
nghiệp, hàng hóa, dịch vụ,....; tổ chức tuyên truyền các sự kiện hội nhập quốc
tế, nhân quyền, biển, đảo; tình hình đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và
biên giới lãnh thổ quốc gia;…
- Công tác phân giới, cắm mốc và công tác quản lý biên giới: Đến nay,
tỉnh đã xác định, xây dựng xong 35/46 mốc chính, 92 mốc phụ, 63 cọc dấu và
154 đặc điểm đặc trưng trên đường biên giới; đã phân giới được 76,390
km/98,211 km (trong đó: 65,772 km trên đất liền và 10,618 km trên sơng);
hiện cịn 21,821 km chưa phân giới trên thực địa.
- Tình hình hợp tác với các địa phương Campuchia: Tiếp tục duy trì
quan hệ gắn kết với các tỉnh Kandal, Takeo - Campuchia. Thực hiện hiệu quả
kế hoạch hợp tác trong cơng tác phịng, chống các loại tội phạm như buôn lậu,
mua bán trái phép chất ma túy, buôn bán vũ khí, bn bán người, vượt biên
trái phép. UBND tỉnh đề nghị tỉnh Kandal - Campuchia hỗ trợ xác nhận cửa
khẩu Kaomsomnor (đối diện cửa khẩu Vĩnh Xương) là cửa khẩu quốc tế


12

đường bộ để làm cơ sở bổ sung hồ sở gửi Bộ Ngoại giao trình xin Chính phủ

cho phép nâng cấp cửa khẩu Vĩnh Xương lên cửa khẩu quốc tế đường bộ.
2.2.2. Tồn tại và hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như:
- Thiếu cán bộ chuyên trách về công tác tuyên truyền Hội nhập quốc tế
nên công tác triển khai thực hiện cịn chậm;
- Cơng tác phối hợp, triển khai thực hiện của các huyện, thị xã, thành
phố chưa sâu sát với tình hình tại địa phương, chưa kịp thời, thiếu chiều sâu,
chưa có hiệu quả cao trong việc phổ biến chính sách, thơng tin, nhất là các hỗ
trợ cho doanh nghiệp trong tỉnh;
- Công tác vận động viện trợ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid19 bùng phát khơng huy động được nguồn lực tài chính.
- Cơng tác phân giới cắm mốc cịn gặp khó khăn do hai bên chưa thống
nhất một số vị trí, có sự khác biệt từ cơng nghệ đo đạc và những khó khăn do
tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết.....LS có 02 khu vực tồn đọng là khu
vực chóp nón Vĩnh xương và sơng Bình Ghi.
- Các hoạt động đối ngoại trong thời gian qua khi triển khai tổ chức gặp
nhiều hạn chế về nguồn kinh phí thực hiện và cán bộ chưa thông thạo về
ngoại ngữ để làm công tác phiên dịch.
- Nguồn kinh phí dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
làm công tác đối ngoại cịn hạn chế nên việc cử cán bộ, cơng chức tham gia
các khố đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ do Bộ Ngoại giao tổ chức
tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh cịn khó khăn.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu về chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế trên địa bàn tỉnh LS.
Để thực hiện thắng lợi và đưa hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, trong
những năm tới, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, cập nhật đầy đủ thông tin về hội
nhập quốc tế cho doanh nghiệp và người dân được thực hiện thường xuyên
trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức nhiều cuộc hội nghị, hội
thảo, tập huấn phổ biến các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế.



13

- Đẩy mạnh hoạt động, đổi mới phương thức xúc tiến, vận động thu hút
các nguồn vốn FDI, ODA, NGO nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực trọng điểm như
nông nghiệp, du lịch, ...
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào Khu Kinh tế Cửa
khẩu mang tính đặc thù, tách biệt với chính sách áp dụng cho Vùng kinh tế
đặc biệt khó khăn. Đồng thời ưu tiên nguồn vốn đầu tư các tuyến đường dẫn
ra biên giới tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng cường xuất
khẩu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng biên giới.
- Xúc tiến thương mại thông qua nền tảng số, trên môi trường thương
mại điện tử, khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin, các hội nghị kết nối
giao thương trực tuyến...; đẩy nhanh tiến độ hoạt động thông tin, truyền thông
quảng bá sản phẩm xuất khẩu, kết nối giao thương trực tuyến với các đối tác
có nhu cầu nhập khẩu...
- Thống nhất quan điểm, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành phân giới cắm
mốc với Campuchia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên hoạt động bảo
vệ lãnh thổ, chủ quyền biên giới quốc gia.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đủ năng lực tham gia quá
trình hội nhập quốc tế của tỉnh. Trước mắt, đẩy mạnh việc nâng cao năng lực
ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức trong tồn tỉnh.
- Thực hiện triệt để phương châm “triển khai đồng bộ” các định hướng
đối ngoại của Đại hội XIII của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa đối ngoại
đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
- Để bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc, Tỉnh cần đẩy mạnh và sâu sắc
hơn quan hệ đối tác, nhất là đối tác chiến lược và đối tác tồn diện, đảm bảo
mơi trường hịa bình, ổn định của đất nước, thúc đẩy quan hệ trên tất cả các

lĩnh vực, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.


14

- Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế. Tỉnh cần tăng cường công tác
phổ biến các cam kết quốc tế mà đã ký kết, làm cho mỗi tổ chức, mỗi người
dân nhận thức đúng thách thức cũng như cơ hội mà họ có được từ q trình
hội nhập quốc tế, để họ tham gia một cách chủ động và tích cực.
- Cần tập trung thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm
2030, tầm nhìn năm 2030 và các đề án, kế hoạch triển khai Nghị quyết 22 của
Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế; khẩn trương hoàn thiện, nâng cao
năng lực các thể chế hội nhập quốc tế; tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập để mức độ hội nhập trên các lĩnh
vực.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, hội nhập quốc tế trở thành xu thế chung mà
mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù mạnh hay yếu đều tìm cách để tham gia.
Với thế và lực mới của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam
tiếp tục khẳng định vị trí trên nền quốc tế nên đã gặt hái thêm nhiều thành tựu
lớn hơn, đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Cho đến nay Việt Nam đã thiết lập được quan hệ thương mại tự do với hầu hết
các nước đối tác quan trọng nhất trên thế giới, tạo sơ sở vững chắc cho việc
tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại – đầu tư song phương cũng như
tăng cường hội nhập quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu.
Việc đề ra chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế là một hướng đi
đúng đắn, sáng suốt, thiết thực mà Đảng, Nhà nước đã lựa chọn, thể hiện một
sự thay đổi thức thời trong tư duy và bắt kịp với xu thế của thời đại. Đây là
định hướng chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển và vững mạnh. Việc thực

hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về hội nhập quốc tế Việt Nam nói chung
và tỉnh LS nói riêng đã đạt nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi


15

trường hịa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát
triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc
gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an tồn xã hội; kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
(2) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2021), Giáo trình Quan
hệ quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
(3) Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong
bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H.2016.
(4) Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 10/4/2013, của Bộ Chính trị, về hội
nhập quốc tế


16


(5) Phạm Bình Minh: Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong
giai đoạn mới, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, H.2011, tr69 – 79
(6) TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2021), về Hội nhập quốc tế và tham gia
tiến trình tồn cầu hóa của Việt Nam, ,
10/10/2021.
(7)

Cổng

thơng

tin

điện

tử

LS,

/>
nguồn KH số
123/KH-UBND ngày 10/3/2021, 10/10/2021.



×