Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.38 KB, 145 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ HỒNG GÁI

NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI
(TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A
LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI, 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG THỊ HỒNG GÁI

NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI
(TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A
LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ)

Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:

8229020

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN LƯƠNG HÙNG



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng tôi. Tôi không sao chép ở bất cứ cơng trình nào khác, mọi trích dẫn
số liệu đầy đủ.
Tác giả

Trương Thị Hồng Gái


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Thầy Phan Lương Hùng – người đã trực tiếp hướng dẫn cho tơi trong
suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Khoa Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã giảng dạy
cho tác giả luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quỹ tài trợ Faro AS của Na Uy. Đặc biệt, xin cảm ơn vợ
chồng Per và Guri, những người rất tốt bụng và tử tế đã thành lập ra quỹ học bổng và tài trợ cho tơi trong q trình học
tập và thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Ngơn ngữ học, PGS.TS Nguyễn Hữu Hồnh chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước
“Nghiên cứu xác định thành phần ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với vấn đề xác định thành phần dân
tộc”, tập thể phịng Nghiên cứu Ngơn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã hỗ trợ cho tôi học tập và thực hiện luận
văn.
Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới cán bộ và nhân dân xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế, đặc biệt là các cộng tác viên người Tà Ôi đã giúp tôi sưu tập tư liệu cho luận văn này.
Do hạn chế về thời gian và vốn kiến thức nên luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được sự góp ý, nhận xét của các thầy cơ và đồng nghiệp, để luận văn hồn thiện hơn.
Người thực hiện

Trương Thị Hồng Gái



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỰC TẾ..................................8
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếng Ta Ơi................................................................................................. 8

1.2.

Cơ sở lí thuyết và thực tế của đề tài................................................................................................................ 10

Chương 2.TỪ ÂM VỊ HỌC VÀ ÂM TIẾT TRONG TIẾNG TA ÔI.......................................................................... 30
2.1.

Đặc điểm chung về cấu trúc từ âm vị học tiếng Ta Ôi..................................................................................... 30

2.2.

Các loại âm tiết trong tiếng Ta Ôi................................................................................................................... 36

Chương 3. HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG TÀ ÔI.......................................................................................................... 45
3.1.

Hệ thống âm đầu tiếng Tà Ôi.......................................................................................................................... 45

3.2.

Hệ thống nguyên âm trong tiếng Tà Ôi........................................................................................................... 53

3.3.


Hệ thống phụ âm cuối trong tiếng Tà Ôi......................................................................................................... 59

3.4.

Khả năng kết hợp giữa các âm vị trong tiếng Tà Ôi........................................................................................ 61

KẾT LUẬN.................................................................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................................. 69
PHỤ LỤC....................................................................................................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1:Bảng thống kê về số thơn và số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã
......................................................................................................................... 12
Bảng 1.2: Bảng thống kê về số thôn và thành phần các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã................................................. 12
Bảng 2.3: So sánh giá trị trường độ hai dạng từ âm vị học.............................................................................................. 35
3.1. Bảng danh sách các phụ âm đầu tiếng Tà Ôi............................................................................................................ 52
3.3 : Bảng nguyên âm với phụ âm đầu đơn.................................................................................................................... 62
3.4 :Bảng kết hợp nguyên âm với tổ hợp phụ âm đầu.................................................................................................... 62
3.5 : Bảng kết hợp nguyên âm với phụ âm cuối và tổ hợp phụ âm cuối......................................................................... 63
Hình 2.1: Sóng âm, phổ đồ của từ âm vị học dạng1 trong từ [hit] (gió)........................................................................... 34
Hình 2.2: Sóng âm, phổ và cường độ từ âm vị học dạng 2 trong từ................................................................................. 35
[bɤrɯɤŋ] (hang)............................................................................................................................................................. 35


QUY ƯỚC TRONG VIỆC TRÌNH BÀY

1. Luận văn sử dụng cách phiên âm quốc tế IPA (The International Phonetic Alphabet) để ghi tiếng Ta Ơi
2. Kí hiệu “ngoặc vng” [ ] chỉ nội dung bên trong ngoặc có giá trị ngữ âm học

3. Kí hiệu “gạch chéo” / / chỉ nội dung bên trong gạch có giá trị âm vị học
4. Kí hiệu “hai chấm” (: ) chỉ sau dấu này là nghĩa tương ứng trong tiếng Việt


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia đa ngôn ngữ đa dân tộc với dân tộc Kinh chiếm đa số và 53 dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc
(ethnic) có thể bao gồm nhiều nhóm tộc người (nhóm địa phương) khác nhau với các đặc điểm về văn hóa vật thể, cũng
như văn hóa phi vật thể (phong tục tập quán, văn hóa dân gian...) khác nhau. Ngôn ngữ là phương tiện của hoạt động tư
duy, giao tiếp, là thành tố quan trọng của văn hóa và cũng là một tiêu chí cơ bản để xác định thành phần dân tộc.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ta Ơi có dân số 43.886 người, sinh sống tại 39 trên tổng
số 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Người Ta Ôi cư trú tập trung tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là huyện A Lưới
(29.558 người, chiếm 67,35%), Quảng Trị (13.961 người, chiếm 31,81%)... Theo các tài liệu dân tộc học, người Tà Ơi có
ba nhóm địa phương là Ta Ơi, Pa Cơ và Pa Hy. Tuy nhiên theo tình hình thực tế ghi nhận được thì ba cộng đồng người
này tự nhận mình là những nhóm tộc người khác nhau. Người Ta Ôi hiện đang cư trú chủ yếu ở Thừa Thiên Huế, huyện A
Lưới với 866 hộ và 3576 khẩu. Tỉ lệ số hộ và khẩu của người Ta Ơi ở A Ngo chiếm số lượng đơng nhất với 703 hộ và
3062 khẩu.
Theo các nhà nghiên cứu, tiếng Ta Ôi thuộc nhánh Cơ tu - Bru (Katuic), chi Mon - Khmer của ngữ hệ Nam Á,
có quan hệ rất gần với tiếng nói của các dân tộc Bru- Vân Kiều và Cơ tu [1]. Về mặt loại hình, tiếng Ta Ơi là một ngơn
ngữ đơn lập. Tiếng Ta Ôi là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ thứ nhất của người Ta Ôi. Đối với mỗi người Ta Ôi thì đây là cơng
cụ giao tiếp và là cơng cụ tư duy quan trọng nhất. Không những thế, tiếng Ta Ôi cùng với nền văn hóa truyền thống giàu
bản sắc dân tộc của dân tộc này đã góp phần làm phong phú và đa dạng hơn nữa cho vườn hoa nhiều màu sắc trong
nền vănhóa chung của đất nước. Làm thế nào để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ này, trong xu hướng mai một ngôn ngữ
của nhiều dân tộc thiểu số hiện nay ở Việt Nam?
Vấn đề dân tộc và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm từ rất sớm,
bởi vì nó liên quan đến việc hoạch định các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là vấn đề bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc nhằm phát triển bền vững đất nước trong công cuộc cơng nghiệp hóa –

hiện đại hóa và hội nhập với thế giới. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những chính sách hợp lý, hiệu quả thì việc nghiên cứu
văn hóa, ngơn ngữ là một việc làm tất yếu và phải đi trước một bước. Tuy nhiên, tùy từng ngơn ngữ mà phải có những
hướng tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Điều này có thể nói rằng: Việc nghiên cứu ngơn ngữ các dân tộc …có
tầm quan trọng riêng về mặt khoa học cũng như về mặt chính trị, văn hóa và xã hội.
Hiện nay đang có một số nhu cầu nảy sinh trong thực tế, chủ yếu thuộc các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, truyền
thơng. Đó là: nhu cầu của người dân thuộc các cộng đồng nói tiếng Ta Ơi trong việc học tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt, đặc
biệt là học sinh các cộng đồng này khi học tiếng Việt và học bằng tiếng Việt; nhu cầu của cán bộ chiến sĩ công tác ở
vùng các cộng đồng nói tiếng Ta Ơi trong việc tra cứu để nắm được và sử dụng được tiếng của đồng bào trong thực tế
công tác (theo tinh thần Chỉ thị 38/2004/CT-TTg); nhu cầu sử dụng tiếng Ta Ôi trong thông tin tuyên truyền, văn nghệ;
nhu cầu bảo tồn tiếng nói chữ viết của cộng đồng Ta Ơi, cùng việc sưu tầm, biên dịch các áng văn nghệ dân gian (truyện
cổ, dân ca, sử thi, thành ngữ tục ngữ, luật tục...) bằng tiếng nói và chữ viết Tà Ôi như bảo tồn những nét bản sắc trong
văn hóa truyền thống của dân tộc này, trước sự tiếp biến văn hóa ồ ạt và xuhướng tồn cầu hóa hiện nay. Các
nhu cầu trên có thể được đáp ứng một phần nhờ những nghiên cứu nhiều mặt, trong đó có ngữ âm Ta Ôi.
Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng Ta Ôi được quan tâm từ lâu, song xung quanh nó vẫn cịn nhiều
vấn đề bỏ ngỏ. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếng Ta Ôi gắn liền với những tên tuổi: Richard Watson và Cubuat
(1969) Nguyễn Văn Lợi (1985), Đoàn Văn Phúc (2002)..., nhưng cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng
biệt và sâu sắc về ngữ âm tiếng Ta Ôi ở địa bàn xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó đây có thể coi là
một đề tài mới, có ý nghĩa về mặt lí luận nghiên cứu khoa học cũng như mặt thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu lien quan đến đề tài

8


Số lượng các cơng trình nghiên cứu về tiếng Ta Ôi được các nhà nghiên cứu ngoài nước tiến hành cịn rất hạn
chế. Các nhà nghiên cứu nước ngồi đến với tiếng Ta Ơi chủ yếu là của Viện Ngơn ngữ học Mùa hè Mỹ (The Summer
Institute of Linguistics (SIL). Chữ của những người Pa Cơ - Ta Ơi đã được tổ chức SIL (The Summer Institute of
Linguistics - Viện Ngữ học mùa hè) chế tác ra vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XX. Bên cạnh đó, cũng đã có một số
cơng trình nghiên cứu về tiếng Pa Cơ - Ta Ơi ở bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Mối quan tâm của các nhà nghiên
cứu ngồi nước chủ yếu dành cho tiếng Pa Cơ.
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam mới nghiên cứu tiếng Ta Ôi trong mấy chục năm gần đây (đặc biệt sau năm

1975). Ngồi ra, cịn có một số cơng trình, về tiếng Bru - Vân Kiều, Cơ tu..., các ngôn ngữ có liên quan và rất gần với
tiếng Ta Ơi, của các tác giả Vương Hữu Lễ, Tạ Văn Thơng, Hồng Văn Ma, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu Hồnh...
Nhìn lại các cơng trình nghiên cứu về tiếng Pa Cơ - Ta Ôi hoặc có liên quan đến tiếng Tà Ôi, ta có thể đưa ra một
số nhận xét như sau:
- Các nhà khoa học nước ngoài tập trung chú ý chủ yếu vào tiếng Pa Cơ (Pakóh). Tiếng Ta Ơi ít được nghiên
cứu. Mặt phương ngữ hầu như chưa ai nói đến. Các nhà khoa học Việt Nam thường sử dụng tên gọi chung của dân tộc Ta
Ơi (Ta-ơih) để gọi cả tiếng Pa Cơ và Ta Ơi.
- Các tác giả đi trước đã có một số nghiên cứu cơ bản về tiếng Pa Cơ - Ta Ơi. Có một số nghiên cứu mang tính
ứng dụng: sách hướng dẫn giảng dạy, sách học tiếng, từ điển đối dịch. Mặt từ vựng – ngữ nghĩa đã được chú ý và có
nhiều kết quả. Tuy nhiên, những cơng trình thuộc loại nghiên cứu cơ bản về tiếng Pa Cơ - Ta Ơi khơng nhiều lắm và chưa
mang đến được một cái nhìn tồn diện về mặt ngữ âm của tiếng nói các cộng đồng này.
Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới chưa có cơng trình nghiên cứu nào mơ tả về hệ thống ngữ âm tiếng Ta Ơi ở
xã A Rồng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích chỉ ra các đặc điểm của hệ thống ngữ âm tiếng Ta Ơi trên bình diện đồng đại (cụ thể là mô tả đặc
điểm của từ âm vị học, hệ thống phụ âm đầu, hệ thống nguyên âm và hệ thống phụ âm cuối tiếng Ta Ôi ở xã A Rồng, huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế). Từ đó góp phần cung cấp một số hiểu biết về thứ tiếng này; đồng thời phục vụ cho việc dạy –
học và sử dụng tiếng Ta Ôi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

3.2.1.

Xây dựng cơ sở lí thuyết của luận văn

3.2.2.

Miêu tả đặc điểm từ âm vị học và âm tiết tiếng Ta Ôi (trên tư liệu tiếng Ta Ôi ở xã A Roàng, huyện A


Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
3.2.3.

Miêu tả đặc điểm hệ thống phụ âm tiếng Tà Ôi (trên tư liệu tiếng Ta Ơi ở xã A Rồng, huyện A Lưới,

tỉnh Thừa Thiên Huế).
3.2.4.

Miêu tả đặc điểm hệ thống nguyên âm tiếng Ta Ôi (trên tư liệu tiếng Ta Ôi ở xã A Roàng, huyện A

Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống ngữ âm tiếng Ta Ôi dựa trên tư liệu tiếng Ta Ơi ở thơn A Ka, xã
A Rồng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trên bình diện đồng đại.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu và tư liệu nghiên cứu
Khi nghiên cứu về một ngơn ngữ nào đó ta có thể tiếp cận nó từ nhiều phương diện khác nhau: ngữ âm, từ

vựng, ngữ pháp, ngữ dụng hay vị thế, chức năng, thái độ của người bản ngữ đối với ngôn ngữ đó trên phạm vi hẹp ở một

9


thôn hay phạm vi rộng trên địa bàn một hay nhiều tỉnh, quốc gia.Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên luận văn chỉ tiến
hành tìm hiểu ngữ âm tiếng Ta Ơi tại xã A Rồng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trên bình diện đồng đại.
Tư liệu nghiên cứu của luận văn này bao gồm 2000 từ cơ bản tiếng Ta Ôi được phiên âm quốc tế và ghi âm kĩ thuật số
dưới dạng file.wav. Cộng tác viên cung cấp tư liệu là anh Viên Xuân Danh, sinh năm 1979, trình độ đại học, là phó chủ tịch ủy ban

nhân dân xã A Roàng, hiện trú tại thơn A Ka, xã A Rồng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và chị Blúp Thị Non, sinh năm
1979, trình độ văn hóa 12/12, hiện trú tại thơn A Ka. Bên cạnh đó, luận văn cũng kế thừa những tư liệu và kết quả nghiên cứu của
các tác giả đi trước.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học là tổng thể những thủ pháp nghiên cứu ngôn ngữ được thống nhất bởi
một diện nghiên cứu nhất định. Mỗi phương pháp nghiên cứu thường dựa trên một phương pháp luận nhấtđịnh. Để thực
hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu chính sau:
5.1.

Phương pháp điền dã ngôn ngữ học

Chúng tôi đã đến địa bàn, tiếp cận trực tiếp với người bản ngữ để thu thập tư liệu. Vốn từ thu thập được lấy từ
bảng từ chuyên dụng để nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (khoảng 2000 từ) do GS.TS Nguyễn Văn Lợi và GS.
M. Ferlus biên soạn. Bảng từ này bao gồm các vốn từ cơ bản thuộc các chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Dựa vào đó,
chúng tơi thu thập những từ tương đương trong tiếng Ta Ôi, rồi trực tiếp phiên âm lại theo bảng phiên âm quốc tế IPA.
Sau đó, nhờ người bản ngữ đọc lại để ghi âm theo hình thức người điều tra đọc 1 lần từ tiếng Việt và tư liệu viên (người
Ta Ôi) đọc lại 2 lần bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Về tư liệu viên chúng tôi lựa chọn 2 người bản ngữ, 1 nam và 1 nữ ở độ
tuổi 40, thông thạo tiếng mẹ đẻ là tiếng Ta Ôi và tiếng Kinh, khơng có khiếm khuyết về bộ máy phát âm.
5.2.

Phương pháp miêu tả

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được dùng trong luận văn này là phương pháp miêu tả đồng đại. Các thủ pháp
nghiên cứu được áp dụng bao gồm: thủ pháp phân loại, hệ thống hóa tư liệu (thành các nhóm khác nhau trên cơ sở các
phương thức cũng như loại "nguyên liệu" tham gia cấu tạo), thủ pháp đối lập, thủ pháp so sánh nhằm chỉ ra các đặc điểm
của hệ thống ngữ âm; đồng thời xác lập hệ thống âm vị tiếng Ta Ơi. Các đặc tính ngữ âm của tiếng Ta Ôi chủ yếu được
xác định bằng cảm nhận thính giác (khi nghe cộng tác viên phát âm) và cảm giác cơ thịt của các khí quan (khi tái tạo lại
các âm) kết hợp với việc quan sát những cử động của bộ máy phát âm của cộng tác viên khi cấu âm. Sau đó, hệ thống âm
vị được xác lập thông qua các thủ pháp thống kê, đối lập, hệ thống hóa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng tham khảo
một số phần mềm phân tích tiếng nói như Praat, Speech Analyzer để phân tích, minh họa một số hiện tượng ngữ âm

tiếng Ta Ôi.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
6.1.

Ý nghĩa lí luận

Về mặt lí luận, những kết quả nghiên cứu về ngữ âm tiếng Ta Ôi dựa trên tư liệu tiếng Ta Ơi tại xã A Rồng,
huyện A Lưới, tình Thừa Thiên Huế sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa diện mạo đồng đại của các ngôn ngữ thuộc tiểu chi
Katuic, chi Môn- Khmer, ngữ hệ Nam Á. Bên cạnh đó việc mơ tả các thổ ngữ Ta Ơi cũng góp phần cung cấp thêm tư liệu
để làm rõ thêm những luận điểm về sự phát triển của ngôn ngữ, tiếp xúc ngôn ngữ, biến đổi ngôn ngữ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về ý nghĩa thực tiễn, những miêu tả về ngữ âm tiếng Ta Ôi dựa trên tư liệu tiếng Ta Ơi tại xã A Rồng trên bình
diện đồng đại sẽ góp phần cung cấp và phổ biến những hiểu biết về ngôn ngữ này. Đồng thời, việc nghiên cứu ngữ âm
tiếng Ta Ơi cịn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy tiếng nói chữ viết của người Ta Ơi. Ngồi ra, nó cịn giúp cho
người Ta Ơi và người các dân tộc khác thêm hiểu và sử dụng tốt hơn tiếng Ta Ôi trong đời sống xã hội ở vùng đồng bào
Ta Ôi.
7. Kết cấu của luận văn

10


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, và Thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lí thuyết và thực tế. Chương 2: Từ âm vị học và âm tiết
trong tiếng Ta Ôi.
Chương 3: Hệ thống âm vị tiếng Ta Ôi.

11


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ THUYẾT
VÀ THỰC TẾ
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về tiếng Ta Ơi

1.1.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Chữ viết Pa Cơ - Ta Ôi đã do tổ chức SIL (The Summer Institute of Linguistics - Viện Ngữ học mùa hè) chế tác
ra, vào khoảng những năm 60 của thế kỉ XX.
Số lượng các cơng trình nghiên cứu về tiếng Ta Ơi được các nhà nghiên cứu ngồi nước tiến hành cịn rất hạn
chế. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đến với tiếng Ta Ơi chủ yếu là của Viện Ngơn ngữ học Mùa hè Mỹ (The Summer
Institute of Linguistics (SIL). Năm 1966, nhà nghiên cứu Saundra K. Watson có bài "Verbal affixation in Pacoh" (Phụ tố
hóa động từ trong tiếng Pa Cô) [21]. Đến năm 1979, tác giả này cùng với các tác giả Richard Watson và Cubuat đã cho
xuất bản cuốn "Pacoh Dictionary, Pacoh- Vietnamese- English" (Từ điển tiếng Pa cô, Pa cô - Việt - Anh) [21]. Gần đây,
công trình "A grammar of Pacoh: a Mon-Khmer language of the central highland of Vietnam" (Ngữ pháp tiếng Pa cô: một
ngôn ngữ thuộc Mon - Khmer ở cao nguyên miền Trung của Việt Nam) của Mark J.Alves được xuất bản ở Australia,
trong đó có phần trình bày sơ lược về đặc điểm hình thái học tiếng Pa cơ [21]...
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về tiếng Pa Cơ - Tà Ơi ở bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Mối quan
tâm của các nhà nghiên cứu ngoài nước chủ yếu dành cho tiếng Pa Cơ.
1.1.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam mới nghiên cứu tiếng Ta Ôi trong mấy chục năm gần đây (đặc biệt sau năm
1975). Có thể kể đến cuốn “Sách họctiếng Pakôh-Taôih” (1986); các bài báo “Về những đặc điểm của một ngôn ngữ đơn
tiết trong tiếng Pakôh-Ta-ôih” (1986), “Về vị trí tiếng Ta-ơih trong nhóm ngơn ngữ Katu” (1986), của các tác giả Nguyễn
Văn Lợi, Đoàn Văn Phúc, Phan Xuân Thành... Năm 2002 - 2003, các tác giả Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông đã biên

soạn các tài liệu “Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số” lớp 1 và lớp 2 ở vùng đồng bào Tà Ôi và
Cơ tu Thừa Thiên Huế.
Năm 2003, trong luận văn thạc sĩ “Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Ta Ôi”, tác giả Nguyễn Thị Sửu đã bước đầu tìm
hiểu về cấu tạo từ Tà Ơi, trên cơ sở cứ liệu ngôn ngữ của cộng đồng này ở thơn Parnghi, xã A Ngo. Sau đó, tác giả đã
hồn thành luận án tiến sĩ “Cấu tạo từ tiếng Tà Ôi (trong sự so sánh với tiếng Việt)”, bảo vệ thành công năm 2008.
“Biên soạn Từ điển Việt – Pa Cơ – Ta Ơi; Pa Cơ – Ta Ơi - Việt” là một đề tài cấp Tỉnh được thực hiện trong sự
hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Sở Khoa học và Công nghệ (Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế) và Viện Từ điển
học và Bách khoa thư Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Trên cơ sở tổng hợp những kết quả nghiên
cứu đã có trong và ngồi nước về tiếng Pa Cơ và Ta Ôi, kết hợp với những điều tra thu thập tư liệu tại chỗ, biên soạn một
cuốn từ điển đối dịch đa ngữ có tên là: Từ điển Việt - Pa Cơ - Ta Ơi, Pa Cơ - Ta Ôi - Việt (khoảng 7. 000 mục từ; hoàn
chỉnh để xuất bản). Đề tài đã hoàn thành và nghiệm thu năm 2016.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình, về tiếng Bru - Vân Kiều, Cơ tu..., các ngôn ngữ có liên quan và rất gần với
tiếng Pa Cơ - Ta Ôi, của các tác giả Vương Hữu Lễ, Tạ Văn Thơng, Hồng Văn Ma, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu
Hồnh...
Nhìn lại các cơng trình nghiên cứu về tiếng Pa Cơ - Ta Ơi hoặc có liên
quan đến tiếng Ta Ơi, có thể nhận xét:


- Các nhà khoa học nước ngoài tập trung chú ý chủ yếu vào tiếng Pa Cơ (Pakóh). Tiếng Ta Ôi ít được nghiên
cứu. Mặt phương ngữ hầu như chưa ai nói đến. Các nhà khoa học Việt Nam thường sử dụng tên gọi chung của dân tộc Ta
Ơi (Ta-ơih) để gọi cả tiếng Pa Cơ và Ta Ơi.
- Các tác giả đi trước đã có một số nghiên cứu cơ bản về tiếng Pa Cơ - Ta Ơi. Có một số nghiên cứu mang tính
ứng dụng: sách hướng dẫn giảng dạy, sách học tiếng, từ điển đối dịch. Mặt từ vựng – ngữ nghĩa đã được chú ý và có
nhiều kết quả. Tuy nhiên, những cơng trình thuộc loại nghiên cứu cơ bản về tiếng Pa Cô - Ta Ôi không nhiều lắm và chưa
mang đến được một cái nhìn tồn diện về mặt ngữ âm của tiếng nói các cộng đồng này.
Tuy nhiên, cho đến nay trên thế giới chưa có cơng trình nghiên cứu nào mơ tả về hệ thống ngữ âm tiếng Ta Ôi ở
xã A Rồng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
1.2.
1.2.1.


Cơ sở lí thuyết và thực tế của đề tài
Khái quát chung về người Ta Ôi và tiếng Ta Ôi

1.2.1.1.

Khái quát chung về người Ta Ôi

- Về địa bàn cư trú và các nhóm người Ta Ơi
Người Ta Ơi có dân số: 43.886 người (2009), cư trú ở các tỉnh: Thừa Thiên Huế (huyện A Lưới), Quảng Trị
(huyện Hướng Hố, Đakrơng).
Dân tộc Ta Ơi cịn gồm các nhóm địa phương: Ta Ơi, Pa Cơ và Pa Hy. Sự phân biệt các nhóm trên gắn liền với
một số điểm khác biệt về văn hoá, trong đó có ngơn ngữ. Tuy nhiên, khi xác định thành phần tộc người của dân tộc này, tên
một nhóm trong số đó đã được lấy để làm tên chung là Ta Ơi. Tên gọi Ta Ơi có thể được hiểu để chỉ vùng cư trú trước đây là
cao nguyên Ta Ơi của Lào; Pa Cơ (cịn được ghi là Pakoh, Pa-Cơ...) có nghĩa là “phía núi, vùng núi”; Pa Hy (hay Ba Hi) có
nghĩa là “phía dưới, vùng thấp”.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ta Ơi ở Việt Nam có dân số khoảng 43.886 người, có mặt
tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ta Ôi cư trú tập trung tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là huyện A Lưới
(29.558 người, chiếm 67,35%), Quảng Trị (13.961 người, chiếm 31,81%)... Tại Lào, người Tà Ôi sinh sống ở tỉnh
Savannakhet.
Người Ta Ơi có ba nhóm địa phương Ta Ơi, Pa Cơ và Pa Hy. Theo danh mục thành phần các dân tộc ở Việt
Nam công bố năm 1979, Người Pa Cô, Pa Hy và Ta Ơi là các nhóm địa phương thuộc dân tộc Ta Ơi. Tuy nhiên, theo tình
hình thực tế chúng tơi điều tra được thì họ tự nhận mình là những nhóm tộc người khác nhau.
Hiện nay, ở vùng người Ta Ơi sinh sống cịn có các dân tộc: Kinh, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu... Trước đây người Ta
Ôi sống quây quần thành từng làng (vil) riêng biệt, hiện nay ở nhiều làng họ đã sống xen kẽ với người các dân tộc khác,
trong đó chủ yếu với người Kinh. Họ cũng thường xuyên đi lại sang Lào, vì có bà con họ hàng và quan hệ trao đổi buôn bán
với nhiều người bên kia biên giới, trong đó chủ yếu với người các dân tộc thiểu số Lào.
Người Ta Ôi chủ yếu sống tại các xã A Ngo, A Đớt, Nhâm, A Roàng huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. A
Lưới là một thị trấn thuộc huyện A Lưới - huyện miền núi biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa bàn này là
căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Thị trấn có diện tích 13,55 km 2với số dân 5019
người, mật độ dân số đạt 370 người/km2..

Theo số liệu của phòng thống kê huyện A Lưới năm 2018, A Rồng là một trong những xã có số lượng người
Ta Ơi khá đơng. Tổng dân số: 678 hộ/2.840 khẩu, trong đó: Nam: 1.414 người; Tồn xã có 7 hộ người Kinh với 29 khẩu;
Cơ tu: 54 hộ/246 khẩu, Dân tộc Mường: 03 hộ/10 khẩu; Dân tộc BaNa: 01 hộ/03 khẩu; Dân tộc Tày: 05 khẩu; Tà ôi: 611
hộ/2.523 khẩu, Dân


tộc Pa Cơ với 24 khẩu; Tồn xã có 1.798 lao động.Tình hình đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện đáng kể,
đói nghèo giảm dần, gia đình làm ăn khá giỏi ngày càng được phát triển, các chính sách xã hội được chú ý quan tâm.
Dựa vào bảng thống kê sau chúng ta có thể thấy rõ điều đó.
Dân số
chung
STT

Hộ nghèo

Tên thơn

1
1
2
3
4

2
A Chi - Hương Sơn
A Ka
Ka Lơ
A Rồng 1
A Rồng 2
6

Ka Rơơng - A Ho
7
A Min - C9
Tổng cộng

Hộ

Khẩu

Nam

3
102
128
72
104
74
101
101
682

4
423
530
311
425
308
452
411
2860


5
13
289
160
220
150
212
215
1459

Lao
động
6
283
34
208
187
187
269
260
1739

Dân
tộc
kinh
Hộ Khẩu
7
8


Hộ cận
DTTS

DTTS

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

16
39
11
35
9
41
18
169

57
156
42
137
34
168
65
659


18
29
17
27
1
16
37
165

75
117
83
114
94
74
167
724

Bảng 1.1:Bảng thống kê về số thôn và số hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã
Thành phần Dân tộc thiểu số

Hộ

Dân
kinh

tộc

DT

Mường

DT Tày

DT
BANA

Pa Cơ

Tà Ơi

Cơ Tu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ


Khẩu

Hộ

Khẩu

Hộ

Khẩu

24

25

26

27

28
2

29

30

1
1

3

4

1

3

1

3

Khẩu

11
102
127
72
104
72
98
100

12
423
526
311
425
302
439
405


13
0
0
0
0
0
0
0

14
5
4
2
5
3
3
2

15
47
127
71
102
72
97
101

16
202
514

303
11
291
427
397

17
55
0
0
0
0
0
0

1
214
8
3
2
8
3

23
trừ
1

2
3
1


6
13
6

1

3

0

3

675

2831

0

24

617

2545

55

244

7


29

3

10

0

5

4

Bảng 1.2: Bảng thống kê về số thôn và thành phần các dân tộc thiểu số trên địa bàn xã
-

Về vấn đề tên gọi của người Ta Ôi
Tà Ôi là tên chính thức của một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Người Ta Ơi có tên tự gọi là Ta Ôih [ta oih], với

các biến thể Ta Uôs [taɂuəs] Ta ôs [taɂos]. Trong các tài liệu khác nhau và trong giao tiếp xã hội, tên dân tộc này còn
được đọc và ghi: Ta Ơi, Ta-ơi, Ta-ơih, Tà Ơih, Taos, Ta- ih, Ta-t, Tih, Pa Cơ-Tà Ơi…
Trong ngơn ngữ Ta Ơi, từ Ta Ơih [ta ɂoih] hay Ta ơs [taɂos] (tiếng Ta Ơi) có nghĩa “đeo khun tai, làm căng
tai”. Đây là tên của dân tộc này dùng để phân biệt với người Kinh và người các dân tộc thiểu số khác.
-

Một số đặc điểm văn hóa của người Ta Ơi
Làng người Tà Ơi theo truyền thống thường có một ngơi nhà cơng cộng kiểu nhà rơng dựng giữa làng: có vùng

lại chỉ có ngơi "nhà ma" dựng ngồi rìa khu gia cư để hội tụ dân làng khi có lễ hội và sinh hoạt chung.



Về hơn nhân thanh niên nam nữ Ta Ơi tự do tìm hiểu nhau qua tục đi "sim" tình tự nơi chòi rẫy. Họ trao vật làm
tin cho nhau, rồi nhà trai nhờ người mai mối. Sau lễ cưới, cô dâu trở thành người nhà chồng. Việc kết hôn giữa con trai
cơ với con gái cậu được khuyến khích, nhưng nếu trai họ A đã lấy vợ ở họ B, thì trai họ B khơng được làm rể họ A mà
phải tìm vợ ở họ C
Người Ta Ơi có tục người chết được vài năm, dòng họ sẽ tổ chức cải táng, lúc này mới làm nhà mồ đẹp, trang
trí công phu và dựng tượng quanh bờ rào mồ.
Nhà ở của người Ta Ơi là nhà sàn dài. Nhìn bề ngồi, nhà Ta Ơi kể cả nhà sàn và nhà đất đều có mơ hình mai
rùa và đều có "sừng" trang trí hình hai đầu chim cu tượng trưng cho tình u q hương và tâm tính hiền hịa của dân tộc.
1.2.1.2.

Khái quát chung về tiếng Tà Ôi

Tiếng Ta Ôi là tiếng mẹ đẻ của một nhóm địa phương thuộc dân tộc Ta Ôi. Theo các tài liệu nghiên cứu và trên
thực tế, cần phân biệt tiếng Ta Ôi, tiếng Pa Cô (Pa Hy được xem là gần với Pa Cô).
Theo cách phân loại cội nguồn phổ biến hiện nay, tiếng Ta Ôi được xếp vào nhánh Cơ Tu - Bru ( Katuic), chi
Môn - Khơ Me (Mon - Khmer), ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic). Nhánh được phân biệt thành hai tiểu nhánh (ở cả Việt
Nam và Lào): Cơ Tu Đông và Cơ Tu Tây.
Trong nhánh Katuic, Paul Sidwell đưa ra sự phân loại các ngôn ngữ như sau:
1. Pa Cô
2. Cơ tu, Kan Tu, Phương, Đac Krang, Triw
3. Tà Ơi, Ta Lan, Ơng, Yir
4. Ky, Si, Bru, Sộ, Trì, Mang Coong, Ka Nay, Khùa.
Ở Việt Nam, tiếng Bru, Pa Cơ và Ta Ơi là tiếng mẹ đẻ của các cộng đồng có số dân khơng lớn lắm, chủ yếu
thiên di từ Lào vào Việt Nam cách đây không lâu. Chủ nhân của các ngôn ngữ này cư trú gần nhau và chủ yếu dọc biên
giới Việt - Lào (các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam) và một số ít ở Đắk Lắk.
Xét về quan hệ loại hình, tất cả các ngơn ngữ của các dân tộc ở Việt Nam (kể cả tiếng Việt và tiếng Ta Ôi)
đều đã được các nhà nghiên cứu xếp vào cùng một loại hình ngơn ngữ là loại hình đơn lập.
Các ngơn ngữ đơn lập (cịn gọi là “các ngơn ngữ phi hình thái” - isolating languages), có một số đặc tính
nổi bật, dễ nhận biết và thường gặp của các ngơn ngữ thuộc loại hình đơn lập như sau:

- Các từ khơng biến đổi hình thái (nên được gọi là “vơ dạng, khơng hình thái, khơng có hiện tượng hợp
dạng…”) trong hoạt động lời nói. Haynói cách khác, hình thái của các từ không biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp và
quan hệ của chúng, trong câu chúng có vẻ như đứng tách biệt một mình (như ở dạng từ điển), và vì vậy gọi là “đơn
lập”.
- Các quan hệ ngữ pháp và các ý nghĩa ngữ pháp được sử dụng trong câu, do khơng được biểu thị bằng
hình thái của từ, nên được biểu thị chủ yếu nhờ trật tự từ và các hư từ.
- Ở nhiều ngôn ngữ thuộc loại hình này, trong vốn từ cơ bản (cơ tầng của từ vựng) phần lớn là các từ có
hình thức đơn tiết. Hình thức một âm tiết này cũng thường là của hình vị. Hay nói cách khác, ranh giới của âm tiết
thường trùng với ranh giới của hình vị và từ…
Theo lí thuyết thì mỗi loại hình chỉ gồm những đặc trưng của riêng nó. Tuy nhiên trên thực tế, ranh giới
giữa các loại hình khơng phải rạch ròi cứng nhắc, bất di bất dịch. Trong các ngơn ngữ của một loại hình lại có thể có
những nhóm với những đặc trưng riêng biệt, tạo thành những tiểu loại hình với những nét riêng biệt.
Đảm nhiệm chức năng âm đầu của âm tiết chính có thể là phụ âm đơn hoặc tổ hợp phụ âm. Các nguyên âm đơn
có sự đối lập đều đặn về trường độ. Các nguyên âm hơi thấp ở vị trí trước và giữa trong tiếng Tà Ôi thực chất là các
nguyên âm căng (tense) khi cấu âm. Hệ thống âm cuối trong âm tiết chính tiếng Tà Ơi khá phong phú, gồm phụ âm đơn
và tổ hợp phụ âm.


Trong vốn từ cơ bản tiếng Ta Ôi, các từ ngữ có nguồn gốc Nam Á chiếm tỉ lệ cao. Sự tương đồng và khác biệt
về từ vựng giữa tiếng Tà Ơi và Pa Cơ với các ngơn ngữ nhánh Cơ Tu - Bru khác đã được ghi nhận trên cơ sở so sánh đối
chiếu vốn từ vựng cơ bản. Theo kết quả so sánh này, tiếng Ta Ôi và Pa Cô rất gần nhau.
Về ngữ pháp, một trong những phương thức được xem là đặc trưng trong cấu tạo từ ở tiếng Ta Ôi, là phương
thức phụ tố. Tuy nhiên, trong tiếngTa Ơi và Pa Cơ, cần chú ý khơng chỉ là phương thức phụ tố mà cịn các phương thức
cấu tạo từ rất giàu sức sản sinh khác, là ghép và láy.
Trong cấu tạo từ tiếng Ta Ôi bằng phương thức phụ tố, đáng chú ý là sự phong phú kiểu loại và vai trò của phương
thức này. Trong tiếng Ta Ơi có các tiền tố và các trung tố, trong đó các tiền tố hoạt động tích cực hơn. Với sự tham gia của các
phụ tố, những nét nghĩa khái quát của các từ phái sinh khá đa dạng: khiển động, phản thân, địa điểm, không chủ ý, hoàn
thành, tự nhiên, cách thức hoặc phương tiện, mục đích hành động hay điểm đến của chuyển động, mức độ cao của trạng thái
tính chất hoặc cường độ lớn của hành động, sự tiếp nhận, trật tự sắp xếp, sự giả vờ, sở thuộc, kết quả... Ở trạng thái hiện nay
của tiếng Ta Ôi, phương thức phụ tố đang tồn tại và giàu sức sản sinh.

Trong cấu tạo từ tiếng Tà Ơi bằng phương thức láy, có khá nhiều kiểu loại láy, đặc biệt trong láy khơng hồn tồn với
những “khuôn” đa dạng. Sự tiếp hợp (thêm vào) và cắt hụt (bớt đi) tiền âm tiết cũng có thể được xem là những phương tiện
cấu tạo nên từ láy. Những nghĩa khái quát của các kiểu loại từ láy khá phong phú: chỉ mức độ thấp (hoặc cao) của trạng thái
tính chất, hành động kéo dài, sự vật ở phạm vi rộng và khơng cụ thể, động tác hồn tất, động tác hoặc trạng thái tính chất bất
định..., với các tình thái chủ quan: khơng hài lịng, hài lịng, ngạc nhiên, chia sẻ, khuyến khích, cam chịu, chê trách, phê phán...
Ở trạng thái hiện nay của tiếng Ta Ôi, láy có vai trị khá quan trọng trong việc thể hiện các nét nghĩa sắc thái hoá hoặc sự đánh
giá của người nói đối với hiện thực.
Sự tiếp hợp và cắt hụt trong cách láy có thể được xem là điểm riêng biệt trong tiếng Ta Ơi. Nhìn chung, cách
láy ở hai ngôn ngữ này mang lại hiệu quả tương đương nhau. Đồng thời, có thể thấy sự khác biệt rất tinh tế của hai cộng
đồng trong cách nhìn nhận hiện thực và bày tỏ thái độ qua từ láy ở mỗi ngôn ngữ.
Trong cách cấu tạo từ tiếng Ta Ôi bằng phương thức biến âm, số lượng các từ biến âm được tạo nên khơng nhỏ, với
khơng ít các kiểu loại. Một số kiểu loại đáng chú ý là: biến âm đầu (biến âm này thành một âm khác, tổ hợp phụ âm biến
thành phụ âm đơn, hay phụ âm đơn thành tổ hợp phụ âm); biến âm chính (biến nguyên âm này thành nguyên âm khác, hoặc
biến nét ngữ âm của một nguyên âm từ “không căng” thành ra “căng”, “không ngắn” thành ra “ngắn”). Các nét nghĩa khái
quát: hành động hướng tới các vật nhỏ, trạng thái tính chất ở mức độ cao, thời điểm trước hoặc sau thời điểm nói (với khoảng
cách x - 1), trạng thái tính chất khơng tự nhiên, cách gọi gián tiếp… Đồng thời ở một số trường hợp, người nói cịn tỏ thái độ
chê trách, giễu cợt, phản đối, không đồng tình..., qua một số kiểu loại biến âm.
Trong cấu tạo từ tiếng Ta Ôi bằng phương thức ghép, với vai trò tạo nên hàng loạt các từ mới để gọi tên hiện thực
theo cách bao gộp và loại biệt hoá, phương thức ghép Tà Ôi gồm các kiểu: đẳng lập (gộp nghĩa, lặp nghĩa), chính phụ (dị biệt,
sắc thái hố).
Ngồi sự phân biệt hai thứ tiếng là Ta Ôi và Pa Cơ trong nội bộ dân tộc Ta Ơi, những sự phân biệt khác trong
mỗi ngôn ngữ không đáng kể. Tiếng nói của cộng đồng Pa Hy gần với tiếng Pa Cơ hơn với Ta Ơi.
Trước năm 1975, tổ chức SIL đã chế tác ra chữ Tà Ôi và Pa Cô (chữ
Pakoh - Ta-oih). Đây là một hệ thống chữ ghi âm, tự dạng latin.
Ngồi ra, cịn có bộ chữ viết để ghi tiếng Pa Cô do ông Hồ Ngọc Mỹ (tức Ku Nô) chế tạo, ra đời trong
những năm 50 của thế kỉ 20, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Về cơ bản, bộ chữ viết này dựa vào bộ vần và cách
ghi của chữ Quốc ngữ kết hợp với cách dùng một vài con chữ kết hợp với dấu phụ để ghi các âm đặc biệt. Hệ thống
chữ này cũng được dùng để ghi tiếng Ta Ôi. Trong quá trình sử dụng, bộ chữ viết này bộc lộ một số nhược điểm trong
cách dùng các kí hiệu ghi âm.



Vào những năm 1984 - 1986, Viện Ngôn ngữ học đã hợp tác với Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên tiến hành
cải tiến chữ viết Pa Cô - Ta Ôi. Hệ thống chữ viết này được dùng cho tới ngày nay.
Song ngữ Ta Ôi - Việt là trạng thái phổ biến hiện nay ở vùng người dân tộc Ta Ôi. Hiện nay, hầu hết người Ta
Ôi từ trung tuổi trở xuống đều biết và sử dụng được tiếng Việt ở những mức thành thạo khác nhau trong những hoàn
cảnh giao tiếp với các dân tộc khác. Ở khu vực gần người Kinh, người Pa Hy còn thành thạo tiếng Việt hơn so với hai
nhóm Ta Ơi và Pa Cơ.
Ở một số nơi, người Ta Ơi cịn biết tiếng Lào. Tiếng Ta Ơi và Pa Cơ hiện chủ yếu sử dụng trong gia đình, làng
bản..., trong nội bộ của dân tộc Ta Ôi, chỉ được dùng trong một số hoàn cảnh giao tiếp nhất định và chủ yếu ở dạng khẩu
ngữ (ít gặp dạng ngơn ngữ thành văn).
Tiếng Ta Ôi hiện nay được dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Thừa Thiên Huế. Trong nhà trường
và các cơ sở giáo dục khác ở vùng Ta Ôi, tiếng Ta Ơi chưa được sử dụng. Ngơn ngữ này được truyền lại cho thế hệ sau
chủ yếu vẫn chỉ bằng cách truyền miệng.
Cũng như ở hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, hiện nay ở vùng đồng bào Ta Ôi trạng thái phổ biến là song
ngữ - sử dụng được hai ngơn ngữ. Trong đó những người Ta Ôi thường sử dụng được (ở những mức độ khác nhau) hai
ngơn ngữ: tiếng Ta Ơi và tiếng Việt. Ở một vài nơi, có người cịn biết cả tiếng Lào… Nhờ sự cư trú đan xen, qua quá trình
giao lưu trong rất nhiều hồn cảnh đa dạng của cuộc sống hiện nay, đặc biệt là với quá trình học tập ở nhà trường, qua các
phương tiện thông tin đại chúng (tivi, đài, sách báo…), khả năng sử dụng tiếng Việt của nhiều người Ta Ôi đã tương đối
thành thạo, đặc biệt ở lớp trẻ, nam giới và những người có học thức. Tuy nhiên, cũng gặp khơng ít những người Ta Ơi sử
dụng được tiếng Việt nhưngtrình độ thấp, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở nói năng trao đổi hàng ngày (chưa có khả năng tiếp
nhận và tạo ra các văn bản viết), và chỉ ở những giao tiếp giản đơn. Nhìn chung, những người có tuổi và phụ nữ, do ít có
hồn cảnh tiếp xúc, nên khả năng tiếng Việt không thành thạo bằng những người trẻ tuổi và nam giới. Đồng bào ở vùng
sâu vùng xa, vùng chưa thuận lợi về giao thông và cư trú rải rác, thường biết tiếng Việt không tốt như ở những vùng có vị
trí trung tâm quan trọng về kinh tế, chính trị hoặc văn hóa và ở những nơi xen kẽ với các dân tộc khác…
Đến vùng đồng bào Ta Ơi , ta cũng có thể gặp một số người dân tộc khác (trong đó có các cán bộ chiến sĩ và
người Kinh) nói được tiếng Ta Ơi khá thành thạo, đến mức đơi khi tưởng đó là người Ta Ơi .
1.2.2.
1.2.2.1.

Cơ sở lí thuyết

Ngữ âm học và âm vị học

Âm thanh là dạng tồn tại tự nhiên và tất yếu của tiếng nói con người. Lần đầu tiên tiếp xúc với ngôn ngữ lạ,
chúng ta đều cảm thấy bối rối vì những âm thanh “lạ tai” tn ra khơng ngừng từ phía người nói. Tất nhiên, việc hiểu họ
nói gì là khơng thể ngay cả việc nghe được chính xác những âm mà họ nói ra cũng không phải là điều dễ. Ngữ âm học và
âm vị học là hai phân ngành ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu âm thanh tiếng nói con người nói chung và giá trị, mối
quan hệ giữa chúng trong từng hệ thống ngôn ngữ cụ thể.
Sự phân biệt giữa ngữ âm học và âm vị học nằm trong xu thế lưỡng phân của ngôn ngữ học thế giới trong thời
kỳ hậu F. de Saussure. Ngay từ cuối thế kỷ 19, J.Winteles là người đầu tiên khẳng định rằng có những sự đối lập thanh
âm được dùng để khu biệt ý nghĩa của từ trong một ngơn ngữ nhất định. Mặt khác, có những sự đối lập thanh âm không
được dùng cho mục đích đó. Tuy nhiên, J.Winteles mới chỉ dừng lại ở nhận xét như vậy chứ không đi đến chỗ phân biệt
ngữ âm học và âm vị học thành hai ngành khoa học riêng


biệt.Mãi đến năm 1928, tại Đại hội các nhà ngôn ngữ học lần thứ nhất được tổ chức tại La Haye, ba nhà ngôn ngữ học
người Nga (đứng đầu là Jakobson) đã trình bày một cương lĩnh vắn tắt. Trong đó nêu bật sự cần thiết phải phân biệt thật
minh bạch ngữ âm học và âm vị học. Đây được coi là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành âm vị học với tư cách là một
phân ngành ngôn ngữ học độc lập bên cạnh ngành ngữ âm học.
Ngữ âm học (phonetics) nghiên cứu về âm thanh tiếng nói con người trên các phương diện âm học, sinh lý cấu
âm. Tương ứng với hai phương diện này, chúng ta có ngữ âm học âm học (acoustic phonetics) và ngữ âm cấu âm
(articulated phonetics). Trong ngữ âm học, việc âm thanh tiếng nói được nghiên cứu thuộc ngơn ngữ nào không quan
trọng. Đơn vị của ngữ âm học được gọi là âm tố (phone).
Âm vị học (phonology) tìm hiểu xem những âm thanh đó có giá trị như thế nào trong ngơn ngữ đó. Âm vị học
tiến tới xác định danh sách âm vị của một ngôn ngữ và các quy luật âm vị học trong ngơn ngữ đó. Đơn vị của âm vị học
là âm vị (phoneme).
Tuy nhiên, việc phân biệt quá rạch ròi giữa ngữ âm học và âm vị học sau này cũng nhận được sự phản đối của
nhiều nhà ngơn ngữ học. Trong đó có L.S.Zinder và L.V.Shchebar: “ hai yếu tố trong ngữ âm học, vốn gắn bó với nhau
khăng khít, khơng thể nào tách ròi ra được, là yếu tố nhân âm học và yếu tố âm vị học” [28, tr14]. Đây cũng là quan niệm
hợp lý hơn cả, bởi vì ngữ âm học và âm vị học vốn gắn liền với nhau. Chúng ta không thể xem xét giá trị xã hội của âm
vị nếu không xuất phát từ việc đối lập những âm tố lại. Âm vị khơng là gì cả nếu nó tồn tại ngồi âm tố. Vậy nên, mọi

quan niệm đối lập triệt để giữa âm vị học và ngữ âm học đều có phần khiên cưỡng.
Về bản chất âm học, âm thanh là kết quả của sự dao động với một tần số nhất định. Sự dao động của nguồn âm tạo
nên sự thay đổi của áp suất khơngkhí diễn ra liên tiếp và rất nhanh. Sự thay đổi của áp suất khơng khí này lan truyền đến
tai người nghe, làm cho bộ phận gọi là màng trống rung (eardrum), truyền qua một hệ thống các xương thính giác, xương
búa… chuyển thành tín hiệu đến thần kinh trung ương. Khoa học nghiên cứu bản chất âm học của âm thanh tiếng nói con
người được gọi là ngữ âm học âm học (acoustic phonetics) hay ngữ âm học vật lý ( physical phonetics). Các thông số âm
học cơ bản của âm thanh bao gồm: cao độ, cường độ và trường độ.
Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua một số khái niệm căn bản trong ngữ âm học và âm vị học để làm cơ sở lý
thuyết cho việc tìm hiểu hệ thống ngữ âm – âm vị học tiếng Tà Ơi.
1.2.2.2.

Âm tiết và sự phân loại âm tiết

Từ bình diện cấu trúc và chức năng, có thể định nghĩa: Âm tiết là đơn vị của lời nói bao gồm ít nhất một
nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm đứng trước, hoặc đứng sau, hoặc đồng thời vừa có đứng
trước, vừa có đứng sau hạt nhân đó.
Về cơ bản, như vậy, có thể hiểu: một khúc đoạn của lời nói được chia thành những đơn vị ngữ âm nhỏ hơn, đơn
vị phát âm nhỏ nhất gọi là âm tiết.
Âm tiết có thể được nhìn nhận từ những bình diện khác nhau:bình diện cấu âm hoặc bình diện cấu trúc và chức
năng.
Từ bình diện cấu âm, âm tiết được hiểu như sau:Âm tiết là một tổ hợp âm tập hợp với nhau quanh một âm có
độ vang lớn nhất, hay âm tiết là sản phẩm của một đợt căng lên của hệ cơ thuộc bộ máy phát âm, làm xuất hiện sự tăng áp
suất của luồng hơi, rồi chùng xuống. Ở mỗi ngôn ngữ, âm tiết có thể có những dạng cấu trúc khác nhau.
Các kiểu âm tiết: Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết, người ta có thể phân âm tiết thành hai loại: mở và khép.
Mỗi loại thì được chia thành hai loại nhỏ. Như vậy có 4 loại âm tiết như sau:


- Âm tiết nửa khép (âm tiết kết thúc bằng một phụ âm vang), ví dụ như m, n, ŋ, ɲ).
- Âm tiết khép (âm tiết kết thúc bằng một phụ âm tắc)vơ thanh, ví dụ như p, t, k, c).
- Âm tiết nửa mở (âm tiết kết thúc bằng một bán nguyên âm), ví dụ như

w, j).
- Âm tiết mở (âm tiết kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của
nguyên âm ở đỉnh âm tiết)
1.2.2.3.

Âm tố và âm vị

Mặt biểu đạt ngôn ngữ không phải là âm thanh đơn thuần mà là âm thanh đã được tổ chức và dùng để biểu đạt.
Thực vậy âm thanh của con người phát ra thì vơ hạn, nhưng quy lại chỉ có mấy chục đơn vị trong một ngơn ngữ như và
chỉ bằng số lượng đó người sử dụng ngơn ngữ kia có thể sắp xếp lại để biểu đạt những đơn vị có nghĩa và giao tiếp được
với người khác. Một từ Việt như "cơm" khu biệt với "cam" bởi có những nguyên âm khác nhau. "cơm" khu biệt với
"rơm" bởi phần đầu khác nhau. "cơm" khu biệt với "cơn" do phần cuối khác nhau. Điều đó nói lên rằng trong từ "cơm" có
ba đơn vị là vì từ đó đã khu biệt với những từ khác bởi ba bộ phận ấy. Người ta gọi ba đơn vị ấy là âm vị. Với ý nghĩa đó
mà nói âm vị là đơn vị khu biệt, đơn vị chức năng.
Nhưng trong thực tế giao tiếp hàng ngày từ "cơm" được mỗi người phát âm ít nhiều khác nhau. Ngay cả một
người, mỗi lúc phát âm cũng một khác,Để phát âm ra âm [k] hay [ɤ] một cá nhân nào đó khơng thể trong một lúc đặt
được lưỡi, để được môi như nhau và như vậy mà phẩm chất âm thanh xét về mặt vật lý trong mỗi trường hợp sẽ khác
nhau. Ta sẽ có số lượng vơ hạn âm tố [k] khác nhau, âm tố [ ɤ] khác nhau. Vậy âm tố là gì? Âm tố là cụ thể, nó là hình
thức thể hiện của âm vị ở mỗi cá nhân khác nhau, trong mỗi chu cảnh, mỗi tình huống khác nhau. Nói đến âm tố là nói
đến những âmđược phát ra và được cảm thụ bằng thính giác và bất kì âm nào được dùng trong lời nói đều là âm tố [5,
tr.202].
Số lượng âm tố là vô hạn tuy nhiên giữa chúng có một số đặc trưng âm học cũng như cấu âm chung nào đó cho
phép phân loại chúng thành những tập hợp gồm các phụ âm và nguyên âm.
Nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm, cịn nói đến âm vị là nói đến mặt xã hội của vấn đề. Nói đến
âm vị là nói đến chức năng khu biệt.
Người ta thường tách mặt xã hội với mặt tự nhiên của ngữ âm và gọi là bình diện âm vị học trong phân biệt với
bình diện ngữ âm học. Nếu gặp hai âm tố nguyên âm đi liền nhau người ta có thể gọi tổ hợp đó là ngun âm đơi, nhưng
đấy là nguyên âm đôi ngữ âm học và loại này hầu như ở ngơn ngữ nào cũng có. Tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Đức có
ngun âm đơi âm vị học, cịn tiếng Nga, tiếng Hán thì khơng có.
Nói đến âm vị là đặt ra một vấn đề của một ngôn ngữ nhất định. Nói rằng /d/ và /t/ là hai âm vị của tiếng Việt

thì đúng, nhưng điều đó lại khơng đúng với tiếng Hán. Trong tiếng Hán chỉ có một âm vị /t/ mà khơng có âm vị
/d/. Trái lại, nói đến âm tố là nói đến một cái gì chung, khơng riêng biệt của một ngơn ngữ nào đó, ví dụ hai âm tố (r, l).
Chỉ có âm vị được phản ánh trong chữ viết chứ không phải âm tố hay biến thể của âm vị dù là biến thể kết hợp hay tự do.
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhát được cộng đồng ngôn ngữ sử dụng để cấu tạo và phân biệt phần âm thanh của
các đơn vị có nghĩa nhỏ nhất (hình vị, từ).
Như vậy, âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ thống âm thanh của ngôn ngữ, là đơn vị chức năng, mang tính xã
hội, khơng phải là của riêng cá nhân nào, nó được khái qt hóa từ vơ vàn lần phát âm một cách cụ thể từ những


con người cụ thể. Hình thức biểu hiện cụ thể của âm vị ở mỗi lần phát âm, trong mỗi tình huống phát âm gọi là âm tố.
Từ bình diện cấu trúc và chức năng, có thể định nghĩa: Âm tiết là đơn vị của lời nói bao gồm ít nhất một
nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm đứng trước, hoặc đứng sau, hoặc đồng thời vừa có đứng
trước, vừa có đứng sau hạt nhân đó.
Về cơ bản, như vậy, có thể hiểu: một khúc đoạn của lời nói được chia thành những đơn vị ngữ âm nhỏ hơn, đơn
vị phát âm nhỏ nhất gọi là âm tiết.
1.2.2.4.

Phụ âm và tiêu chí khu biệt phụ âm

Nếu như khi cấu âm nguyên âm, luồng hơi đi ra tự do thì khi cấu âm phụ âm, luồng hơi bị cản trở ở một điểm
nào đó trong bộ máy phát âm của con người. Khi phát âm một phụ âm, bộ máy phát âm làm việc khơng điều hịa. Vì vậy
luồng khơng khí thốt ra khi phát âm nguyên âm thường có cường độ mạnh hơn. Về mặt âm học, thành phần cấu tạo nên
phụ âm bao gồm cả tiếng thanh và tiếng động. Các phụ âm vang có hàm lượng tiếng thanh lớn. Các phụ âm vô thanh chỉ
được cấu thành bởi tiếng động. Các phụ âm hữu thanh được cấu tạo bằng cả tiếng thanh lẫn tiếng động.
Phụ âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên và qua bộ máy phát âm, bị cản trở hoàn toàn
hoặc cản trở một phần tại một vị trí nào đó, bằng cách nào đó; luồng hơi phải tăng áp lực đủ để thắng được lực cản và
thốt ra ngồi, tạo nên một tiếng động nghe như tiếng nổ nhẹ hoặc tiếng xát, [28, tr.117]. Về cơ bản, phụ âm là tiếng động
được cấu tạo do sự cản trở khơng khí trên lối thốt của nó (ở yết hầu hoặc ở khoang miệng). Có nhiều cách cản trở nhưng
thực hiện ở các vị trí khác nhau gọi là vị trí cấu âm. Miêu tả một phụ âm là xác định phụ âm đó với hai tiêu chuẩn:
phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.

Về phương thức cấu âm, có 3 phương thức cấu âm chính: phương thức tắc, phương thức xát và phương thức
rung.
- Phương thức tắc là: khi phát âm khơng khí bị cản trở hồn tồn, khơng khí từ phổi đi lên, vượt qua chỗ cản
trở ở một vị trí nào đó của bộ máy phát âm, gây nên tiếng động.Phụ âm tắc là phụ âm được cấu âm bằng phương thức tắc.
Âm mũi cùng một phương thức tắc nhưng được xếp ở một nhóm riêng, khi phát âm lưỡi con hạ xuống, khơng
khí đi qua đường miệng, cản trở ra đường mũi gọi là phụ âm vang.
- Phương thức xát: là phương thức cản trở một phần, luồng khơng khí từ phổi đi qua, cọ xát vào thành của khe
hẹp tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm, gây ra tiếng xát. Phụ âm xát là phụ âm được cấu âm bằng phương thức xát.
-Phương thức rung: là phương thức cản trở luồng hơi từ phổi đi lên tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm,
luồng hơi thoát ra bị chặn lại, nó vượt qua chướng ngại,…cứ như thế nó làm cho đầu lưỡi rung lên.
Về vị trí cấu âm, người ta xác định qua dấu hiệu của các cơ quan cấu âm: Âm môi (môi – môi, môi – răng), âm
răng, âm lợi và âm sau lợi, âm ngạc, âm mạc, âm lưỡi con, âm yết hầu và âm thanh hầu.
1.2.2.5.

Nguyên âm và tiêu chí khu biệt nguyên âm

Khi phát âm nguyên âm, bộ máy phát âm hoạt động điều hòa, căng thẳng tồn bộ. Luồng khơng khí từ dưới đi
lên và thốt ra ngồi tự do, khơng bị cản trở. Về mặt âm học, nguyên âm là tiếng thanh. Luồng khơng khí khi phát âm
ngun âm có một chu lỳ điều hòa, nhịp nhàng [2, tr117]. Do chỗ nguyên âm được cấu tạo thuần túy bởi tiếng thanh nên
nó có vai trò làm hạt nhân của âm tiết. Tuyệt đại đa số âm tiết trong các ngôn ngữ trên thế giới đềucó sự xuất hiện của
nguyên âm. Ngoại trừ một số phụ âm âm tiết tính trong một vài ngơn ngữ như Nùng An, Phù Lá…
Tiếng thanh được tạo bởi dây thanh rung với một tần số nhất định và nó được cộng hưởng khi lên trên khoang
miệng. Mỗi hình dáng của khoang miệng sẽ cộng hưởng với một tần số cơ bản nhất định, tạo nên âm sắc đặc trưng của
nguyên âm. Người ta thường dựa vào ba tiêu chí cơ bản sau đây để phân loại nguyên âm.
Nguyên âm là những âm được tạo thành khi luồng hơi từ phổi đi lên, qua khoang miệng (với những hình dạng
khác nhau của môi, không khép, lưỡi ở những vị trí khác nhau), khơng bị cản trở, thốt ra ngồi một cách tự do. [18,
tr.104]


Sự phân biệt phẩm chất các nguyên âm thì căn cứ vào âm sắc của chúng mà âm sắc của chúng lại phụ thuộc vào

khả năng cộng hưởng các khoang cấu âm. Xác định nguyên âm tức là xác định âm sắc với ba tiêu chí:
-Lưỡi cao hay thấp (hay cịn gọi là tiêu chí về độ nâng của lưỡi) hoặc tương ứng với nó là độ mở của miệng.
-Lưỡi trước hay sau (hay cịn gọi là tiêu chí về vị trí của lưỡi)
-Mơi trịn hay dẹt
Theo tiêu chí 1: Lưỡi cao hay thấp hoặc miệng mở hay khép tạo thành 4 nhóm nguyên âm khác nhau: nguyên
âm thấp (nguyên âm mở); nguyên âm thấp vừa (mở vừa), nguyên âm cao vừa (khép vừa) và nguyên âm cao (khép)
Theo tiêu chí 2: Lưỡi trước hay sau tạo thành 3 nhóm nguyên âm sau: nguyên âm trước, nguyên âm giữa và
nguyên âm sau.
Theo tiêu chí 3: Mơi trịn hay dẹt tạo thành 2 nhóm: ngun âm trịn mơi và ngun âm khơng trịn mơi
(ngun âm dẹt)
Ngồi các tiêu chí trên, khi nói về ngun âm, người ta cịn sử dụng những tiêu chí về cấu âm như:
a, Tiêu chí về độ căng chia làm 2 nhóm là nguyên âm căng và nguyên âm lơi.
b, Tiêu chí về trường độ chia làm 3 nhóm là ngun âm ngắn, bình thường và dài.
c, Tiêu chí mũi hóa chia làm hai nhóm là ngun âm có đặc trưng mũi và ngun âm khơng có đặc trưng mũi
(bình thường).
Trên thực tế, khơng phải bao giờ các tiêu chí cũng biểu hiện một cách tuyệt đối, rành mạch. Vì thế, trong ngữ
âm học, người ta đưa ra một số nguyên âm tiêu biểu (được gọi là các nguyên âm cơ bản), mang những đặc trưng điển
hình, định vị trên lược đồ để lấy đó làm căn cứ so sánh, miêu tả nguyên âm cần xác định. Lược đồ thường dùng là hình
thang nguyên âm. Hình thang này biểu thị nội dung quy ước mang tính quốc tế nên gọi là hình thang nguyên âm quốc tế.
Trong nhiều ngơn ngữ, khơng chỉ có các ngun âm như trên mà cịn có các ngun âm được gọi là ngun âm
đơi.
Ngun âm đơi là những ngun âm có sự thay đổi về phẩm chất trong quá trình phát âm một âm tiết chứa nó.
Mỗi ngun âm đơi có thể được coi như một chuỗi của hai nguyên âm hoặc một nguyên âm và một âm lướt. Nếu phát âm
thật chậm, ta sẽ thấy rõ là lưỡi bắt đầu xuất phát từ một vị trí này và di chuyển đến một vị trí khác trong miệng.
Như vậy, về bản chất âm học, nguyên âm do thanh cấu tạo nên, còn phụ âm là do tiếng động. Về mặt cấu âm,
phụ âm tạo nên do cản trở khơng khí vốn cần thiết để gây nên tiếng động, còn cấu tạo nguyên âm là do luồng hơi phát ra
tự nhiên, luồng hơi cần cho sự phát âm các phụ âm bao giờ cũng mạnh, ngược lại luồng hơi cần cho sự phát âm các
nguyên âm bao giờ cũng yếu. Cấu âm các phụ âm, bộ máy phát âm chỉ căng ra cục bộ, cịn ngun âm thì được cấu âm
với sự căng thẳng của toàn bộ cơ quan phát âm.
Ngoài nguyên âm, cịn có các âm được gọi bằng thuật ngữ bán nguyên âm. Bán nguyên âm không phải là

nguyên âm theo đúng nghĩa của thuật ngữ này. Bán nguyên âm là những âm được tạo nên bằng cách cho luồng hơi từ
phổi đi lên, chuyển động qua miệng và/ hoặc mũi với một tiếng xát cực nhẹ.
Về mặt cấu âm, các bán nguyên âm rất giống nguyên âm. Nhưng, về mặt chức năng, các bán nguyên âm lại
hoạt động như một phụ âm. Nó khơng bao giờ đóng vai trị làm hạt nhân, làm đỉnh âm tiết.
Tiểu kết chương
Phần trình bày ở chương này cho phép chúng ta đi đến một số kết luận như sau:
Các nhà khoa học nước ngoài tập trung chú ý chủ yếu vào tiếng Pa Cô (Pakóh). Tiếng Ta Ơi ít được nghiên cứu.
Mặt phương ngữ hầu như chưa ai nói đến. Các tác giả đi trước đã có một số nghiên cứu cơ bản về tiếng Pa Cơ - Ta Ơi. Có
một số nghiên cứu mang tính ứng dụng: sách hướng dẫn giảng dạy, sách học tiếng, từ điển đối dịch. Mặt từ vựng – ngữ
nghĩa đã được chú ý và có nhiều kết quả. Tuy nhiên, những cơng trình thuộc loại nghiên cứu cơ bản về tiếng Ta Ơi khơng
nhiều lắm và chưa mang đến được một cái nhìn tồn diện về mặt ngữ âm của tiếng nói các cộng đồng này.


Cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nào mơ tả về hệ thống ngữ âm tiếng Ta Ơi ở xã A Roàng, huyện A
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Theo cách phân loại cội nguồn phổ biến hiện nay, tiếng Ta Ôi được xếp vào nhánh Cơ Tu - Bru (Katuic), chi
Môn - Khơ Me (Mon - Khmer), ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic).
Tiếng Ta Ơi là ngơn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình “cổ”, cận âm tiết tính ( quasi-syllabic). Đây có
thể xem là một ngơn ngữ cận âm tiết tính điển hình. Từ âm vị học (phonological word) tiếng Ta Ơi có thể có hình
thức đơn tiết hoặc đa tiết.
-Trong luận văn cao học này, cách chủ yếu để miêu tả tiếng Ta Ôi ghi nhận những cảm giác ở cơ quan thính
giác và thị giác của người nghiên cứu đối với các hiện tượng ngữ âm Ta Ôi. Những khái niệm (âm tiết; nguyên âm, phụ
âm...) được luận văn dựa vào là của Ngữ âm –âm vị học truyền thống. Kết hợp giữa việc lắng nghe, tái tạo với việc quan
sát những cử động của cơ quan cấu âm khi các cộng tác viên phát âm, có thể mơ tả đặc điểm hệ thống ngữ âm tiếng Ta
Ôi.


Chương 2
TỪ ÂM VỊ HỌC VÀ ÂM TIẾT TRONG TIẾNG TA ÔI
2.1.


Đặc điểm chung về cấu trúc từ âm vị học tiếng Ta Ôi

Xét về mặt ngữ âm, từ của tiếng Ta Ơi có thể có hai dạng: từ đơn tiết; từ đa tiết.
 Từ đơn tiết: chỉ gồm một âm tiết (một tiếng), ví dụ:
/ thac / : trời sáng
/ hit / : gió
/ bɔ / : mưa
/ bɔŋ/ : lỗ
/ dak / : nước
/ taʔ / : lũ...
Khác với các từ đa tiết, các từ đơn tiết chỉ có một âm tiết. Đây là âm tiết mang trọng âm, có vai trị như âm tiết
chính trong từ đa tiết.
 Từ đa tiết: gồm một hoặc hai âm tiết đứng trước (gọi là “tiền âm tiết” hoặc còn được gọi là “âm tiết phụ”) và
một âm tiết đứng sau được phát âm nhấn mạnh hơn: có trọng âm (gọi là “âm tiết chính”), ví dụ:
/ ɂarbaŋ /: trời
/ ɂarlut / : mây
/ ɂapus /: nóng
/ ɂatiɤk / : đất
/ ɂǎmpa / : nách
/ ɂukriŋ / : lỗ đít...
Trên chữ viết (chữ Pa Cơ – Tà Ơi), từ đa tiết được ghi thành một khối.
Trong từ đa tiết, các âm tiết (tiền âm tiết và âm tiết chính) được phát âm tiếp nối thành một khối (đọc liền
nhau), không tách bạch ra như các từđơn tiết đứng cạnh nhau. Đây là một đặc tính riêng biệt của tiếng Ta Ơi, cũng
như ở một số ngơn ngữ gần gũi với nó về loại hình như Cơ Tu, Chăm, Bru – Vân Kiều... (không thấy ở các ngôn ngữ
khác như tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hmông...).
Chất liệu ngữ âm tham gia cấu tạo nên các từ đa tiết nói trên là hai loại âm tiết khác nhau:
Loại thứ nhất thường được gọi là “tiền âm tiết” (hay những cách gọi khác: “âm tiết phụ”; “âm tiết yếu”…), là
một hoặc âm tiết đứng ở vị trí trước, vị trí thứ nhất (so với âm tiết cịn lại), là các âm tiết khơng mang trọng âm, thường
chỉ được phát âm lướt qua, phát âm yếu, khơng được nhấn mạnh…Ví dụ đó là các âm tiết: / ɂar-/; /ɂa-/... trong các trường

hợp sau:
/ɂarlut/ : mây
/ɂapus/: nóng
/ɂatiɤk/ : đất
/ɂǎmpa/ : nách
/ɂukriŋ/ : lỗ đít...


Loại thứ hai thường được gọi là “âm tiết chính” (hay có cách gọi khác: “âm tiết mạnh”), là âm tiết đứng sau, ở vị
trí thứ hai (so với tiền âm tiết). Loại âm tiết này mang trọng âm, được phát âm rõ ràng, vang to và kéo dài, nhấn mạnh
hơn (so với âm tiết đứng trước nó). Khi phát âm âm tiết chính, luồng hơi từ phổi đi ra mạnh, các cơ quan phát âm (miệng,
khoang thanh hầu) căng thẳng… Sở dĩ nó được gọi là “chính”, có thể là vì âm tiết này được quan niệm là có vai trị chính
trong chuyển tải ý nghĩa của từ. Nói cách khác: Nếu người nói cố gắng phát âm rõ ràng âm tiết chính khi nói, thì người
nghe cũng tập trung chú ý để nhận diện xem nó như thế nào, vì có như vậy người nói và người nghe mới hiểu nhau.
Âm tiết chính hay cịn gọi là “âm tiết mạnh” trong từ song tiết, đứng ở vị trí cuối từ, đứng sau trong mối tương
quan với tiền âm tiết. Trong từ, âm tiết chính này được phát âm mạnh hơn, vang to và kéo dài khiến nó nổi bật hơn so với
âm tiết trước. Khi phát âm âm tiết chính, các cơ quan phát âm căng thẳng, luồng hơi mạnh. Hay nói cách khác: Âm tiết
chính là âm tiết được quan niệm là mang trọng âm, tức là được người nói phát âm nó với lực âm học lớn hơn, nhấn mạnh
hơn so với tiền âm tiết. Trong từ song tiết, tiền âm tiết và âm tiết chính được liên kết với nhau thành một khối (đọc liền
nhau), chứ không phát âm tách rời như hai từ đơn tiết đứng cạnh nhau.
Ví dụ đó là các âm tiết: /-lut/; /-pus/; /-tiɤk/; /-pa/; /-kriŋ/ trong các trường hợp sau:
/ɂarlut/ : mây
/ɂapus/: nóng
/ɂatiɤk/ : đất
/ɂǎmpa/ : nách
/ɂukriŋ/ : lỗ đít...
Trong từ đa tiết, các âm tiết (tiền âm tiết và âm tiết chính) được phát âm tiếp nối thành một khối (đọc liền nhau),
không tách bạch ra như các từ đơn tiết đứng cạnh nhau. Đây là một đặc tính riêng biệt của tiếng Ta Ôi, cũng như ở một số
ngơn ngữ gần gũi với nó về loại hình như Bru – Vân Kiều, Hrê, Cơ Tu, Chăm... (không thấy ở các ngôn ngữ khác như
tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hmơng...).

Xét về mặt cấu tạo, âm tiết chính và tiền âm tiết trong từ đa tiết cũng có một số điểm khác biệt. Âm tiết chính có
cấu trúc phức tạp hơn so với tiền âm tiết, đồng thời các loại âm (nguyên âm và phụ âm) tham gia cấu tạo nên âm tiết
chính cũng đa dạng hơn rất nhiều.


Mơ hình phổ biến của tiền âm tiết, với các thành tố và các loại âm cấu tạo nên nó như sau:
TIỀN ÂM TIẾT

ÂM ĐẦU
c

+ ÂM CHÍNH
+

v

+ ÂM CUỐI
+c

(Ghi chú: c nghĩa là “phụ âm”; v nghĩa là “nguyên âm”; Dấu + nghĩa là “và, với, cùng với”; Dấu ngoặc đơn có
nghĩa là “có thể có hoặc khơng”)
Đối chiếu mơ hình này với các ví dụ đã dẫn ra ở trên, có thể thấy giữ vai trị âm đầu trong tiền âm tiết chỉ là một
phụ âm (m, t, r, h…); giữ vai trò vần chỉ là một nguyên âm (i, , a), khơng có phụ âm kết thúc âm tiết. Tóm lại, tiền âm
tiết chỉ gồm có hai âm (một phụ âm và một nguyên âm) và có thể chỉ là một âm (phụ âm). Một số điểm đáng chú ý:
Khơng phải phụ âm và ngun âm bất kì nào (trong hệ thống các âm có trong tiếng Ta Ôi) đều có thể tham gia cấu tạo
nên tiền âm tiết; Thường chỉ gặp các phụ âm: m, t, , r, h… và chỉ có 3 nguyên âm: i, , a; Các nguyên âm này, trong
cách phát âm nhanh, chúng có thể bị lướt đi, hoặc chuyển biến thành một âm duy nhất là . Thậm chí, trong giọng nói ở
một số vùng, cả tiền âm tiết bị phát âm lướt đi, chỉ cịn lại âm tiết chính. Khi đó, từ đa tiết được biến thành đơn tiết.
Mơ hình của âm tiết chính, với các thành tố và các loại âm cấu tạo nên nó như sau:
ÂM TIẾT CHÍNH


ÂM ĐẦU

ÂM
ĐỆM

VẦN


×