Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu CÁCH XỬ TRÍ MỘT TRƯỜNG HỢP DỊ ỨNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.42 KB, 11 trang )

CÁCH XỬ TRÍ MỘT TRƯỜNG HỢP DỊ ỨNG

Dị ứng là sự gia tăng nhạy cảm với một chất (dị ứng nguyên) mà chất này
được xem như có hại. Đáp ứng của cơ thể có thể nhẹ nhưng kích thích hoặc nặng,
nhanh và đe dọa tính mạng. Đáp ứng thường nhất là phản vệ mà có thể gây ra
chock phản vệ, nếu không điều trị, có thể dẫn tới tử vong. Số lượng người bị dị
ứng đang gia tăng ở các quốc gia đã phát triển.
(Hình)
Mở đường thở bằng cách nâng đầu và nghiêng má, và theo dõi nhịp thở.
Những dấu hiệu và triệu chứng:
- Ngứa da
- Hồng ban
- Mặt đỏ, chảy nước mắt
- Nhảy mũi
- Mặt phừng, ấm
- Chóng mặt
- Khó thở
- Phù nề, đặc biệt ở mắt, lưỡi và mặt
- Buồn nôn
- Nôn ói
- Đau và vọp bẽ
- Gia tăng khó thở
- Người bị sẽ gia tăng đau đầu và u ám
- Ngưng thở
Giúp nạn nhân uống thuốc nếu được và gọi xe cứu thương
Dị ứng thường cũng gây ra đối ứng với làm khởi kích cơn hen phế quản và
chàm da.
Điều trị những phản ứng quá mức:
1. Đối với những phản ứng quá mức ảnh hưởng tới nhịp thở, gọi
xe cứu thương và giúp nạn nhân uống thuốc nếu có thể được.
2. Theo dõi đường thở và nhịp thở và chuẩn bị hồi sinhnếu cần.


Xem phần shock phản vệ
Những bằng chứng mà một người có thể bị:
Phản vệ:
- Mang theo bút tự tiêm
- Bác sĩ cảnh báo vòng đeo tay hay vòng cổ (dây chuyền)
- Thẻ y tế
- Thuốc như adrenaline
Chế độ điều trị thuốc đối kháng: Vàiphản ứng dị ứng có thể dễ điều trị với
thuốc đối kháng chứa antihistamin, làm dãn mạch máu và thư dãn cơ. Cần có sự
trợ giúp về thuốc từ dược sĩ.
Điều trị những phản ứng nhẹ.
-Những phản ứng nhẹ thường gây kích thích da, sưng nhẹ và nổi hồng ban.
Vài phản ứng dưới dạng kích thích đỏ mắt và nhảy mũi. Nếu người bị cho thấy có
dấu hiệu của khó thở và suy giảm tri giác, phải cho rằng phản ứng đó nặng và gọi
ngay sự trợ giúp y tế lập tức.
-Những dị ứng nguyên thường gây ra phản ứng nhẹ bao gồm côn trùng cắn
hoặc đốt, cỏ dài, hoa hoặc lông dài của thú vật.
◦ Hồng ban ở da xảy ra do phản ứng dị ứng thường làm ngừa. Thuốc rửa
calamine và uống antihistamine có thể giúp giảm triệu chứng.
◦ Chườm băng ép lạnh để giảm ngứa.
DÙNG DỤNG CỤ TỰ NHIÊN
Nếu bạn đã được huấn luyện để làm điều đó, bạn có thể giúp một người nào
đó tiêm thuốc của chính người đó. Đảm bảo rằng thuốc đó là của nạn nhân. Giúp
nạn nhân bọc lộ vùng da và mở nắp của ống kim tiêm. Để ống tiêm trên da và giúp
nạn nhân đẩy thuốc vào cơ thể.
1. Hãy để ý và phát hiện ra nếu người đó có tiền sử phản ứng dị
ứng.
2. Đưa băng ép lạnh hoặc thuốc rửa calamine nếu có hồng ban
hoặc ngứa da.
3. Cố gắng xác định nguồn gốc của dị ứng để có thể tránh. Phản

ứng có thể trở nên nặng hơn nếu người đó tiếp xúc với cùng loại kháng
nguyên trong tương lai.
4. cần sự trợ giúp của nhân viên y tế do test có thể cần để xác
định loại kháng nguyên
Viêm mũi dị ứng, cảm mạo và mề đay
Nếu một người đã từng bị phản ứng dị ứng sau khi hít phải một chất khí
trên không đặc biệt, màng niêm mạc mũi, họng và các xoang trở nên bị viêm, tình
trạng này gọi là viêm mũi dị ứng. Điều này làm gia tăng tạo nhày và gây ra sung
huyết xoang. Triệu chứng có thể bao gồm nghẹt hay chảy nước mũi, ngứa, đỏ,
chảy nước mắt, hắc hơi, buồn ngủ và viêm họng. Tùy thuộc vào dị ứng nguyên,
triệu chứng có thể xảy ra quanh năm hay theo mùa, lúc đó những rối loạn này
được gọi là cảm mạo. Mề đay, còn được gọi là chứng ban phát, là một ban ngứa
dữ dội thường xảy ra do một phản ứng dị ứng. Ban bao gồm mảng trắng và đỏ,
vùng bị viêm có thể ảnh hưởng toàn bộ cơ thể, và thường biến mất sau một vài
giờ. D(iều trị tất cả những tình trạng này tùy thuộc vào sử dụng kháng histamine
và tránh dị ứng nguyên khi có thể.
Dị ứng thức ăn
Những thực phẩm thường hay gây dị ứng là thủy hải sản (tôm, cua, sò,
mực, cá ), trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, bột mì, ngô và chế phẩm của chúng, men
rượu, bia
Dị ứng thực phẩm gặp ở không ít người. Cũng như biểu hiện dị ứng chung,
dị ứng thực phẩm xảy ra khi có kết hợp giữa IgE của cơ thể với kháng nguyên và
giải phóng histamin. Nồng độ histamin tăng đột ngột đã gây nên những biểu hiện
cấp tính như nổi mày đay, mẩn ngứa, chàm, đau bụng, tiêu chảy, khó thở Một số
trường hợp nặng có thể gây choáng phản vệ và dẫn tới tử vong nếu không được
cứu chữa kịp thời.
Những thực phẩm thường hay gây dị ứng là thủy hải sản (tôm, cua, sò,
mực, cá ), trứng, sữa, đậu đỗ, lạc, bột mì, ngô và chế phẩm của chúng, men rượu,
bia Thủy hải sản dễ gây dị ứng do có hàm lượng protein cao, dễ bị biến tính, và
khi biến tính thì lại sinh ra nhiều histamin. Đôi khi, do môi trường nước bị ô

nhiễm, nguyên nhân gây dị ứng lại do vi khuẩn hoặc hóa chất khác ô nhiễm vào
thực phẩm.
Loại thực phẩm gây dị ứng thì còn tùy thuộc cơ địa từng người và còn thay
đổi ở những thời điểm khác nhau ở mỗi người. Chính vì vậy, cho dù bị dị ứng một
lần thì cũng chưa thể khẳng định là bị dị ứng với thực phẩm đó.
Có thể thử một vài lần với số lượng ít thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị ứng,
nếu vẫn bị dị ứng thì mới khẳng định là nguyên nhân do thực phẩm đó. Tuy nhiên
nếu nghi ngờ bị dị ứng với lạc và tôm thì không được thử như vậy vì nếu ăn sẽ có
thể bị choáng phản vệ, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Dị ứng với bia = dị ứng thực phẩm?
Sau khi sử dụng bia rượu thì trên người em nổi nhiều mẩn đỏ, như vậy
có sao không? Trên lưng em thường nổi những chấm đỏ rồi dần dần chuyển
sang mụn bọc, có phải là do nóng hay không? (Ngô Thanh Tân).
- BS Đào Xuân Dũng (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Nổi mẩn đỏ sau
khi uống bia cũng là biểu hiện của dị ứng thực phẩm. Loại dị ứng này có thể chỉ
gây khó chịu nhưng cũng có khi rất đáng sợ, đe doạ sinh mạng.
Thường xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi ăn; những dấu hiệu và triệu chứng
thường gặp nhất của dị ứng đích thực là: nổi mày đay, ngứa hoặc lở loét ở
da. Sưng môi, mặt, lưỡi, họng và nhiều vị trí khác của cơ thể. Thở khò khè, xung
huyết mũi hoặc rối loạn hô hấp. Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn. Chóng
mặt, choáng váng hay ngất.
Trường hợp nặng, những phản ứng nói trên còn nghiêm trọng hơn, giống
như choáng phản vệ: co thắt đường hô hấp, gồm cả phù nề họng gây rối loạn hô
hấp, choáng, tụt huyết áp, mạch nhanh, choáng váng hay mất ý thức.
Dị ứng thực phẩm đích thực bao giờ cũng là đáp ứng của hệ miễn dịch với
thành phần của một loại thực phẩm cụ thể. Hệ miễn dịch bài tiết ra kháng thể IgE
để chống lại thành phần đó dù chỉ có rất ít trong thực phẩm, và thành phần này làm
tiết ra chất histamine và nhiều chất khác để gây ra những dấu hiệu và triệu chứng
đe doạ sinh mạng. Chất histamine góp phần gây ra phần lớn các dấu hiệu dị ứng
như chảy nước mũi, ngứa mắt, khô miệng, ban đỏ và nổi mày đay, tiêu chảy, khó

thở và thậm chí choáng phản vệ.
Đại đa số trường hợp dị ứng thực phẩm là do protein của sữa bò, trứng, lạ,

Nổi mẩn rồi chuyển sang những mụn bọc là bệnh cảnh thường gặp của dị
ứng (ví dụ dị ứng với thuốc cũng gây phát ban dạng dát sẩn; dạng mày đay và phù
Quinke; hồng ban sắc tố tái phát ).
Đối với người mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với chất lạ (kháng
nguyên) có thể là thức ăn, đồ uống, bụi bậm, phấn hoa, lông chó, lông mèo, dược
phẩm… cơ thể sẽ sản sinh ra chất chống lại chất lạ đó (kháng thể). Cuộc chiến
giữa kháng nguyên và kháng thể ở những người mẫn cảm rất mãnh liệt, dẫn đến
rối loạn, làm cho các histamin, ở trạng thái tự do, được phóng thích ra nhiều,
chẳng hạn như histamin tách khỏi hêparin, từ trong các hạt, nằm trong dưỡng bào,
phóng thích ra bên ngoài. Histamin tự do khi được phóng thích, sẽ đến gắn vào các
thụ thể của nó.
Histamin có 2 loại thụ thể: thụ thể H1 và thụ thể H2 (H chữ viết tắt của
histamin).
Khi histamin tự do, gắn vào thụ thể H1 sẽ gây ra các hiện tượng dị ứng
như:
Trên da: gây ngứa ngáy, nổi mẩn, mề đay, phù quincke,…
Trên hệ hô hấp: gây sổ mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, khó thở.
Trên hệ tiêu hoá: gây nôn mửa, co thắt đường tiêu hoá, hen,…
Trên tim mạch: tụt huyết áp,…
Trên mắt: gây viêm kết mạc, đỏ mắt, ngứa mắt,…
Đặc biệt khi histamin tự do phóng thích ra quá nhiều, gắn vào thụ thể H1 có
thể dẫn đến dị ứng rất nặng, gọi là sốc phản vệ, nếu không cấp cứu kịp thời, rất dễ
tử vong. Còn khi histamin tự do, gắn vào thụ thể H2, nằm ở dạ dày, sẽ làm dạ dày
tiết nhiều axít, dễ gây viêm loét dạ dày, tá tràng.
Nên đi khám để có chẩn đoán chính xác hơn về nguyên nhân và được điều
trị. Nếu có biểu hiện dị ứng thì cần đi khám ngay. Nếu dị ứng thực phẩm chỉ là sự
khó chịu thì dùng thuốc chống histamin để ngăn chặn sự bài tiết histamin của hệ

miễn dịch. Bôi kem ngoài da cũng giúp giảm bớt phản ứng miễn dịch.
Phòng bệnh: cần biết loại thực phẩm nào gây dị ứng để tránh.

×