Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Gầy dựng niềm tin từ công bố thông tin pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.44 KB, 5 trang )

Gầy dựng niềm tin từ công bố thông tin

Một công ty sản xuất có phân xưởng bị cháy do chập điện, sản phẩm
nước uống của một doanh nghiệp bị phát hiện có tạp chất bên trong, lô
hàng xuất khẩu của một đơn vị bị trả về vì kém chất lượng, lãnh đạo
một công ty bị bắt vì liên quan này nọ
Những sự kiện bất ngờ đó có thể gây nên cuộc khủng hoảng ở công ty đại
chúng, công ty niêm yết, khiến giá cổ phiếu biến động. Lúc ấy vai trò của
người phát ngôn, công bố thông tin thật sự nổi bật Hãy cho biết cách công
bố thông tin của công ty anh, nhà đầu tư sẽ cho biết doanh nghiệp anh thuộc
đẳng cấp nào!
Xử lý khủng hoảng
“Các nhà đầu tư thường rất tò mò” - ông Chris von Selle, Giám đốc điều
hành của J. Walter Thompson Vietnam, nói trong hội thảo “
Giá trị lâu dài
của quan hệ nhà đầu tư
” do Vietnam Holding và Tổng công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tổ chức tuần trước tại TPHCM - “
Nếu
doanh nghiệp công khai rủi ro, nêu rõ chiến lược đối phó với rủi ro, họ có
cơ hội tạo được niềm tin nơi nhà đầu tư. Những người sở hữu cổ phiếu sẽ
xem xét khả năng và hy vọng doanh nghiệp ngăn chặn được rủi ro. Họ sẽ
giữ lại cổ phiếu thay vì bán tháo”.

Xử lý rủi ro một khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng cần minh bạch và kịp
thời. Những công ty đại chúng chuyên nghiệp sẽ phải chuẩn bị sẵn một lộ
trình giải quyết khủng hoảng, chẳng hạn ai tiếp xúc với báo chí, ai nói
chuyện với nhà đầu tư, ai gặp gỡ hội đồng quản trị để truyền tải thông tin, ai
gặp cơ quan công quyền. Một chương trình đặc biệt phòng chống rủi ro phải
được “
tung” lên website của công ty tức thời, vì đấy là nơi nhà đầu tư sẽ


“vào” đầu tiên để tìm hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Lâu nay đa số các công ty đại chúng không dành nhiều công sức cho việc
tạo dựng, gìn giữ quan hệ với nhà đầu tư qua kênh công bố thông tin, nói gì
đến xử lý khủng hoảng. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhìn nhận vấn
đề này dưới khía cạnh văn hóa của người Việt trong công bố thông tin: “
Đến
giờ vẫn còn quan niệm chuyện làm ăn của công ty giống như chuyện riêng
tư, chỉ nên giữ trong nhà, việc gì phải công khai cho người không quen
thuộc biết. Thay đổi cách công bố thông tin chẳng dễ dàng, nhất là trong số
nhà đầu tư không chỉ có trí thức, mà đủ mọi tầng lớp, từ anh nông dân, bà
bán rau, ông đạp xích lô
Có lãnh đạo doanh nghiệp thậm chí còn hỏi liệu bà bán rau có quan tâm
đến các chỉ số tài chính của công ty tôi?
”. Doanh nghiệp có lẽ chưa thấu
hiểu rằng mọi nhà đầu tư, dù thuộc thành phần xã hội nào, đã sở hữu cổ
phiếu công ty, đều có quyền được cung cấp thông tin như nhau, cùng một
thời gian, bình đẳng. Không phải từ những học giả trí thức cao siêu, mà tin
đồn và sự lên xuống của giá cổ phiếu nhiều khi bắt nguồn từ những nhà đầu
tư bình dân như bà bán rau nọ.

Công bố thông tin không phải để làm tăng giá cổ phiếu
Hiện nay, một số công ty niêm yết đã thành lập nhóm hay bộ phận chuyên
trách quan hệ với nhà đầu tư. Theo ông Erik Floyd, Phó tổng giám đốc Hiệp
hội Đầu tư trách nhiệm và bền vững châu Á (Asria), chọn người phát ngôn,
người tiếp xúc với nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng với doanh nghiệp.
Thông thường đó phải là người hiểu biết về tài chính, (nếu công ty chỉ chọn
người có năng lực PR thì chưa đủ), hiểu các câu hỏi của nhà đầu tư, đồng
thời là người mà các tổng giám đốc (CEO), giám đốc tài chính (CFO) có thể
truyền đạt thông tin (qua đó chuyển tải đến nhà đầu tư) mà không lo lắng
rằng thông tin bị hiểu không đúng, không thấu đáo.


Công bố thông tin không phải để làm giá cổ phiếu tăng vọt hay rớt mạnh,
mà chính là giúp cổ phiếu có một mức giá hợp lý, ổn định, phản ánh đúng
kết quả kinh doanh và triển vọng tương lai của công ty
” - ông Erik Floyd
nhấn mạnh.
Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, một trong những mối quan tâm của họ là
doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả đến đâu trong tương lai. Xác định được
điều này có nghĩa là họ xác định được sự tăng trưởng của cổ phiếu và đó là
yếu tố quyết định nhà đầu tư sẽ nắm giữ cổ phiếu đến thời hạn nào. Để tạo
sự tin cậy cho nhà đầu tư ngay từ đầu, việc công bố thông tin cần nhất quán
và càng ít đính chính, điều chỉnh càng tốt.
Một trong những xuất phát điểm không thể thiếu trong tiếp xúc nhà đầu tư là
trang web, trong đó cần có một mục riêng biệt cho nhà đầu tư tổ chức bằng
cả tiếng Việt và tiếng Anh, giúp họ quyết định chuyển từ giai đoạn nghiên
cứu, quan tâm sang giai đoạn giải ngân.
Đối với các thị trường mới nổi, bảo vệ môi trường đang là vấn đề thu hút sự
chú ý của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những thông tin tài chính, những
thông tin phi tài chính như bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp đang ngày càng cho thấy ưu thế của nó. Có những tổ chức đầu tư
kiên quyết không bỏ vốn vào những doanh nghiệp liên quan đến ô nhiễm
môi trường. Mục trách nhiệm xã hội thường chiếm một diện tích nhỏ của
trang web, chừng 1-2 trang, song nó rất có ích cho doanh nghiệp để đón đầu
những xu hướng đầu tư mới.
Thực ra trong giới đầu tư cũng có ý kiến nhận xét ở những thị trường mới
nổi như Việt Nam, nơi tính minh bạch chưa cao, nơi nhiều khi nhà đầu tư cá
nhân nhỏ lẻ có thông tin trước thị trường, các đợt sóng thường lớn đi kèm độ
rủi ro cao. Tuy nhiên cũng chính điều này cuốn hút nhà đầu tư.
Trong trường hợp thị trường ổn định, với cơ chế công bố thông tin minh
bạch, các đợt tăng trưởng giá cổ phiếu chỉ 3-4%, thì nhà đầu tư lại chọn lựa

các thị trường phát triển hơn là những thị trường như Việt Nam. Dẫu vậy,
mù mờ thông tin và phương cách công bố thông tin không công bằng chỉ có
thể “
bẫy” nhà đầu tư được một vài lần, sau đó họ sẽ không tham gia nữa.
Việc nhà đầu tư rời bỏ thị trường mới chính là cái giá đắt nhất mà nền tài
chính quốc gia phải gánh chịu.

×