Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sức mạnh của "đường dẫn" trong nhiếp ảnh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.55 KB, 5 trang )


Sức mạnh của "đường dẫn"
trong nhiếp ảnh


Leading line là khái niệm về những đường thẳng,
đường cong có sức “lôi” mắt người xem đến chủ thể của tấm ảnh,
hút họ vào đó với cảm xúc mạnh mẽ.

Đường dẫn dạng xoắn ốc mềm mại của cầu thang dẫn đến đôi
tình nhân đang nhảy càng làm tăng vẻ lãng mạn - Ảnh: Slrlounge
Đây là một cách bố cục ảnh có sức quyến rũ bởi tấm hình chỉ có
một điểm nhấn. Cần chú ý rằng điểm nhấn đó phải là một đối tượng
nổi bật, hoặc cùng với bối cảnh xung quanh làm nên được một chủ đề
nào đó, truyền tải được cảm xúc nào đó cho người xem. Chủ thể
không nên quá bé nhỏ đến nỗi càng xem càng mất hút.
Khi chụp theo bố cục này, người chụp cần phối với ánh sáng tốt,
hậu cảnh sau chủ thể thật đơn giản để mắt không bị phân tán. Dù chủ
thể sẽ rất nổi bật nhưng phần hợp thành của bức ảnh là đường dẫn cần
được xử lý rất khéo. Đường dẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, như một
con đường trên thực tế, luống hoa, hàng rào, cầu thang, dẻo đất, dòng
nước, bờ sông, thậm chí đoàn người xếp thành hàng hoặc chính cái
bóng của đối tượng.
Bố trí hướng chạy cho đường dẫn thường là chạy chéo từ góc
dưới của khung hình về trung tâm hoặc điểm 1/3 (kết hợp với quy tắc
1/3), tùy theo ý tưởng của tác giả. Nhưng một điều cần chắc chắn là
đường dẫn phải dẫn vào trong bức ảnh chứ không được dẫn vượt ra
ngoài ảnh hoặc dẫn đến một thứ thiếu rõ ràng.
Nhiều bức ảnh chụp lên có con đường rất đẹp và tác giả cho
rằng họ đã dùng leading line. Tuy nhiên, thực tế đó chỉ là bức ảnh
chụp con đường đẹp, với chủ thể tấm hình chính là con đường, chứ họ


không dùng con đường làm đường dẫn đến một đối tượng khác.
Lý tưởng nhất là người chụp căn được đúng lúc chủ thể của ảnh
ở vị trí cuối con đường hoặc đúng điểm mà con đường đó ngoặt đi.
Nếu bên đường dẫn có các vật thể có thể làm pattern (hình mẫu, họa
tiết) lặp lại thì càng ấn tượng.
Cách bố cục bằng đường dẫn còn giúp người ta chụp được
những tấm hình gọi là “ảnh hút”, nghĩa là mắt người xem sẽ bị dẫn
đến đối tượng và bị “khóa” vào đó như có lực hút nam châm. Để chụp
được “ảnh hút”, các nhiếp ảnh gia thường bố trí ảnh dưới dạng thu
nhỏ dần bằng cách đặt đường dẫn chạy từ góc trái hoặc phải của
khung hình và khép góc đối tượng vào một vật thể (bức tường, bóng
đêm & ánh sáng…) để diện tích quanh và trước mắt đối tượng rất nhỏ.

Những luống hoa đồng màu dẫn đến cối xay gió, làm nổi bật
“kẻ thù của Đông-ki-sốt” trên nền trời xanh đơn giản - Ảnh:
Photographic

Lợi dụng ánh sáng của mặt trời, tác giả đã dùng cái bóng của
mỹ nữ để làm đường dẫn đến thân hình uyển chuyển của cô - Ảnh:
Photographic

Ảnh này theo mô tuýp khá quen thuộc: ánh sáng cuối đường
hầm trong nhiều phim và game. Dòng nước chính là leading line, các
phiến đá bên cạnh làm hình mẫu lặp lại, dẫn đến chủ thể là cô gái

×