Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cái giá của sự tự kiêu và bài học kinh doanh từ Alexander đại đế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.47 KB, 6 trang )

Cái giá của sự tự kiêu và bài học kinh doanh từ
Alexander đại đế

www.SAGA.vn - Tài năng xuất chúng thường đi kèm với tính tự kiêu và chính
điều này đã khiến nhiều CEO đánh mất đi thành quả mình đã gây dựng được.
Lời tựa của cuốn sách Power Ambition Glory có câu: “Tôi luôn tin khả năng của
con người là vô hạn”. Đây là câu nói nổi tiếng của Alexander đại đế - vị vua trẻ
tài ba của thế giới cổ đại. Cuốn sách này tập hợp nhiều bài học từ những nhà
lãnh đạo cổ đại và ngày nay mà các doanh nhân có thể áp dụng của hai tác giả
Steve Forbes and John Prevas (đoạt giải sách viết về doanh nhân năm 2009).
Alexander: Nhà quân sự đại tài hay một CEO biết chia sẻ
Trong số những câu chuyện về thành công trong chiến sự thời cổ đại có thể kể
đến Alexander đại đế, vị vua trẻ tài ba của đế chế Macedonian (336 – 323 TCN)
lừng lẫy một thời.
Alexander là người rất tự tin, tài năng và có khả năng lãnh đạo quân đội tốt.
Chính điều này đã giúp ông chinh phạt gần như toàn bộ thế giới cổ đại mà ông
biết lúc bấy giờ. Những người La Mã đã tôn vinh ông bằng hai từ "đại đế" với
những gì ông đạt.

Trong văn chương hay điện ảnh, Alexander được miêu tả là một người đàn ông
trẻ thành công trong quân sự nhất thời cổ đại trước khi ông mất vào năm 33 tuổi
và đã đem đến Hy Lạp nền văn minh "barbarians" của phương Đông. Nước Mỹ
cũng có một lượng lớn thanh thiếu niên ưa thích hình ảnh Alexander, họ coi ông
như một thần tượng của giới trẻ. Cuộc đời ngắn ngủi của vị vua này và những
vinh quang ông đạt được đã trở thành hình ảnh đẹp trong lòng giới trẻ Mỹ, họ
muốn được tự do như ông và thoải mái mơ ước.
Sinh ra trong một gia đình hoàng tộc của Macedonia vào thế kỉ thứ 4 trước công
nguyên, ông nhanh chóng bộc lộ những tố chất của một nhà lãnh đạo quân sự
đại tài khi mới 16 tuổi và có trận đánh lớn thành công năm 18 tuổi. Hai năm sau,
Alexander chính thức lên ngôi vua của Macedonia khi mới 20 tuổi và chinh phục
toàn cõi trung đông (tương đương 1/2 thế giới lúc đó) vào năm 26 tuổi. Nhưng


ông đã chết ngay trước thềm sinh nhật lần thứ 33, một cái chết đến quá nhanh.
So sánh với một CEO ở thời nay, Alexander là một nhà lãnh đạo hiệu quả, thành
công, và rất phong lưu. Ông sẽ xuất hiện trên trang đầu của những tờ báo
thương mại, làm lóa mắt cả khu Wall Street bởi sự quản lý tài tình của mình, và
bên trong ấy còn có cả sự ngưỡng mộ lẫn sự khiếp sợ của các nhà đầu tư của
ông, các giám đốc quản lý, các đối tác bởi sự kiến nhẫn đến liều lĩnh và phong
cảnh quản lý dám đương đầu.Alexander là ông chủ của mọi tập đoàn, đứng trên
vô khối giám đốc khác. Dù là trong kinh doanh hay làm chính trị, Alexander đều
nắm giữ quyền lực tối cao, áp đặt sự chỉ đạo và luôn luôn dẫn đầu. Những nhà
đầu tư có cổ phần trong tập đoàn của ông đều yêu thích ông vì những lợi nhuận
họ có được nhờ ông.
Phong cách lãnh đạo của Alexander cho thấy ông là một người tài năng, kiên
định và có khả năng thuyết phục các nhân viên làm bất cứ điều gì mà ông muốn.
Ông sẵn sàng trả mọi chi phí nếu thấy cần thiết để đạt được mục tiêu của mình
là đứng trên đỉnh thế giới. Trong những năm đầu kinh doanh, Alexander nhận
thấy rằng thành công không thể đến khi không có chi phí. Con đường dẫn đến
thành công là rất chông gai và yêu cầu phải có nhiều sự hi sinh. Alexander có
thể kết nối với những người dẫn đầu bởi ông tỏ ra rất quyết tâm, tự tin vào sự
khả thi của các dự án, và tạo ra hứng thú, niềm đam mê từ những gì anh làm.
Là CEO của công ty mình, Alexander luôn muốn tham gia vào mọi hoạt động ở
mọi cấp độ của công ty, ông tin vào khả năng lãnh đạo của mình. Dù khi ông chỉ
huy các nhân viên vượt khó khăn hay những chiến binh vượt qua các sa mạc,
núi cao, ông cũng truyền cảm hứng cho họ và luôn khen ngợi lòng can đảm của
họ cũng như những nỗ lực mà họ thực hiện.
Việc ông sẵn sàng có mặt ở tuyến đầu của mọi cuộc hành quân, không bao giờ
đòi hỏi ở những người dưới quyền mình nhiều hơn những gì ông sẵn sàng cho
chính là điều giữ cho đạo quân của ông tuân phục ông lâu đến thế.
Trong một lần hành quân qua sa mạc thuộc vùng Tây Ấn, nhiều lính của
Alexander đã chết khát nhưng họ vẫn chắt những giọt nước cuối cùng từ những
cái bi đông đựng nước của mình để cứu chủ nhân. Nhận một nắp đầy nước từ

tay những người lính của mình, ông hắt xuống cát và nói: "Ta sẽ chia sẻ số phận
với các người". Thật kỳ diệu, Alaxander đã vượt được sa mạc cùng với rất nhiều
người lính trung thành của mình.Bài học lãnh đạo ở đây là lòng trung thành
chính là động cơ để giành được thắng lợi, thậm chí còn có thể thay đổi cả thế
giới.

Tính kỷ luật của bản thân và cái giá của việc đánh mất nó
Về điểm này, nó có thể là một ví dụ hay một câu châm ngôn cho bài học về sức
mạnh và sự thành công đối với bất kì ai. Mặt trái của sự thành công là thiếu tính
kỷ luật. Cùng một cách để giành sự chiến thắng, Alexander đề cao quyền uy và
sự giàu có để có thể dễ dàng chinh phục các mục tiêu. Nhưng kỉ luật trong quân
đội của Alexander cũng rất có chất “thép” và để đạt được điều này chính ông
cũng là một người rất kỉ luật.
Linda Wachner là một ví dụ về sự thiếu tính tự kỷ luật với bản thân và kiêu ngạo
trong khâu lãnh đạo. Bà là người đã biến những cửa hàng bán lẻ quần áo trở
thành một tập đoàn may mặc lớn mang tên Warnaco vào năm 1986. Giống như
Alexander, CEO của Warnaco là người tài ba và vô cùng năng nổ, đã xây dựng
nên một đế chế hùng mạnh của riêng mình nhưng bà lại không giữ được thành
quả lâu dài.
Trong suốt thời kì hoàng kim của mình, Wachner đã nhanh chóng mở rộng quy
mô kinh doanh của công ty mình. Warnaco từng là một thương hiệu lớn, sang
trọng và sở hữu những thương hiệu như Chaps của nhà Ralph Lauren, Calvin
Klein jeans, đồ lót Speedo và Olga với hơn 50.000 đại lý phân phối trên toàn
cầu. Doanh thu của các sản phẩm đồ lót cũng như quần jeans đạt 1.95 tỉ USD
vào năm 1998 - 1 con số đáng mơ ước.
Nhưng Wachner là người luôn cảm thấy rất "đói" tiền, cùng với việc lạm dụng
phong cách quản lý có phần kiêu ngạo, bà đã khiến chính công ty của mình ngày
càng đi xuống. Bà luôn muốn tự mình lái con tàu đi theo sự tài năng của mình.
Trong thời hoàng kim của mình, truyền thông miêu tả Watchner như một người
khó ăn hiếp, một bà sếp giữ lời, một người làm bạn an tâm, người đã được lòng

tin từ các nhà đầu tư bằng cách cắt những giao dịch thừa và xây dựng một
thương hiệu vững bền mang lại hàng tỉ đồng lợi nhuận.
Giống như Alexander được người La Mã gọi là "đại đế", báo chí và các nhà đầu
tư cũng dành những mỹ từ ca ngợi Wachner. Bà trở thành một trong những
người có thu nhập cao nhất thời kì đó, với việc đút túi 158 triệu USD mỗi năm,
chưa tính các khoản lãi suất, cổ tức, và những cổ phiếu đặc biệt trong giai đoạn
năm 1993 - 1999. Linda Wachner đã trở thành nữ quản trị viên cấp cao đầu tiên
điều hành một cơ sở có tên trong danh sách 500 công ty mạnh nhất của Mỹ.
Nhưng trong khi mải mê chạy đua mua các cơ sở cạnh tranh với mình, Warnaco
đã biếng nhác trong việc phát hiện xu hướng mới nơi đám đông tiêu dùng. Sản
phẩm của Warnaco dần dần không còn sức hút người mua nữa. Giới trẻ từng
mê mẩn với sản phẩm Calvin Klein trong những năm đầu thập niên 90 nay đã
trưởng thành hơn, nhưng lại không có hàng CK mới phù hợp cho họ.
Năm 2000, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, thị phần của Warnaco về quần
áo lót nữ ở Mỹ đã thua kém hẳn thị phần của các đối thủ như Intimate Brands
(thương hiệu Victoria’s Secret), Banana Republic (của nhà Gap), VF Corp
(thương hiệu Vanity Fair).
Wachner rất tự tin vào chìa khóa thành công của mình và bỏ qua nhiều lời
khuyên của những cán bộ có uy tín hay thuộc cấp nhiệt huyết. Kết quả là thương
hiệu của bà tại các cửa hàng bán lẻ ngày một xuống thấp và rớt giá trầm trọng.
Trong mắt khách hàng, thương hiệu Warnaco đã trở nên mờ nhạt hơn và
Wachner buộc phải bán đi Calvin Klein để cứu vãn tình hình. (Về sau này thì
Calvin Klein đã phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành đối thủ của chính
Warnaco).
Giống như Alexander, Wachner đã chiến thắng rất nhiều. Nếu không có biến cố
gì, Warnaco Group định giữ Calvin Klein lại đến tận năm 2044, nhưng hoàn cảnh
đã thay đổi và Klein đã trở thành kẻ thù số 1 của Wachner. Mặc dù Wachner
khẳng định nhân viên và các nhà đầu tư vẫn có được những kết quả tốt nhưng
sự thật là thu nhập năm 2000 của Warnaco chủ yếu là từ các khoản mà
Wachner đi vay.

Dù có nỗ lực đến đâu đi nữa, Warnaco cũng không thể tránh được những thất
bại. Công ty đã thua lỗ 334 triệu USD, tổng số nợ khó thanh toán của Warnaco
lên đến 3 tỷ USD vào thời điểm cuối tháng 5 trong năm 2000 và phải nộp đơn
bảo hộ phá sản theo quy định của luật phá sản thuộc chương 11. Thậm chí công
ty này trở nên nổi tiếng từ vụ phá sản vào tháng giêng năm 2003. Wachner đã bị
giải thể nhưng đó vẫn chưa hẳn là tất cả. Wachner đã phải bán đi 22% số cổ
phiếu trong công ty của bà và vay 25 triệu USD trong giai đoạn này. Đối mặt với
các cáo buộc của nhà đầu tư gửi đến SEC, bà đã phải thỏa hiệp và hai năm sau
phải trả nộp phạt cho SEC số tiền 12,85 triệu USD.
Trong một lời bình luận cuối cùng về kết cục Warnaco từ một trong những thuộc
cấp cũ của Wachner trên tờ New York Times đã nói rằng "Bà chính là nguyên
nhân chính khiến công ty thất bại. Có nhiều nét thiên tài, nhưng chính bà cũng
không giữ được một tập đoàn doanh thu 2 tỉ USD".
Bài học từ Alexander
Khi Alexander đến châu Á, gần khu vực thành Troy cổ, ông đã thăm đền thờ
thần Athena và cỗ xe bọc sắt từ thời cuộc chiến thành Troy. Mùa xuân năm 331
trước Công nguyên, Alexander đi thăm Ai Cập. Khi đến thăm đền thờ thần
Amon-Ra (thần Mặt trời), ông cũng coi thần Amon-Ra là cha của mình. Người
dân Ai Cập cúi đầu thuần phục. Khi đến thăm Pasargadae - thành phố hoàng gia
của triều đại Archaemenid, ông phát hiện ra rằng phần mộ của Cyrus đại đế đã
bị mất đi vẻ thiêng
liêng. Ông yêu cầu
phải giữ gìn và bảo vệ
phần mộ đó.
Bài học lãnh đạo ở
đây là mỗi người cần
một người anh hùng,
thậm chí một nhân vật
anh hùng như
Alexander Đại đế.

Chọn và noi gương
những người anh
hùng vĩ đại và cho
mọi người biết họ là ai
và tại sao lại ngưỡng
mộ họ. Cũng cần tôn
trọng và học hỏi
những người tiền
nhiệm. Các nhà lãnh
đạo biết rút kinh nghiệm và học hỏi từ những người tiền nhiệm, sẽ được mọi
người nể trọng. Và Alexander đã làm được điều này.

Alexander là một ví dụ về bài học lãnh đạo trong thời đại ngay nay. Thành công
rồi thất bại không chỉ là chuyện trên thương trường mà cả ở lĩnh vực chính trị,
giải trí và thể thao chuyên nghiệp. Một đế chế có thể sụp đổ nếu như người lãnh
đạo không tập trung vào lĩnh vực quan trọng nhất và chăm sóc nó tốt. Khá nhiều
các chủ doanh nghiệp và CEO ngày nay có trình độ năng lực cao và thành công
khi có được tầm nhìn xa và giữ được thương hiệu bằng việc không tự thỏa mãn.
Những vụ phá sản gây chấn động thế giới ngày nay là những bài học kinh điển
cho nhiều người làm kinh tế nhìn vào và suy ngẫm.
Alexander là người tài năng nhưng đồng thời ông cũng rất “biết người biết ta”.
Những nhà lãnh đạo như Alexander ngày nay không nhiều. Họ tin rằng họ là
người giỏi nhất. Họ dừng việc học hỏi, lắng nghe và quan sát. Họ trở thành một
người cứng nhắc, ưa thích quyền lực và không có tầm nhìn xa và không lắng
nghe những quan điểm của cấp dưới về chiến trường cũng như trên thương
trường. Khi có chuyện xảy ra, tập đoàn của họ sẽ không thể gượng dậy vì mọi
chuyện đã quá muộn!
www.SAGA.vn - Mr_Pooh | Theo Người lãnh đạo


×