Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

tiểu luận triết Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần : Triết học Mác-Lênin

ĐỀ TÀI: Nguồn gốc , bản chất , vai trò của ý thức và
các giải pháp nâng cao tính tích cực , sáng tạo trong học
tập của sinh viên hiện nay

Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Thu Hiền
Sinh viên thực hiện

: Đinh Thị Hương

Lớp

: K24KDQTA

Mã sinh viên

: 24A4051285

Hà nội, ngày 04 tháng 01 năm 2022


1

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................2
NỘI DUNG.......................................................................................4
Phần 1 . Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức


1.1.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về nguồn gốc của

ý thức............................................................................................................4
1.2.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về bản chất của ý

thức..............................................................................................................5
1.3.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật về vai trò của ý

thức...............................................................................................................6
Phần 2 . Giải pháp nâng cao tính tích cực , sáng tạo trong học tập
của sinh viên hiện nay
2.1.

Thực trạng của tính tích cực , sáng tạo trong học tập

của sinh viện hiện nay...................................................................................7
2.2 .

Nguyên nhân .........................................................10

2.3 .

Giải pháp ..............................................................13


KẾT LUẬN.....................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................14


2

LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi người chúng ta đều có thể thành công hay thất bại, mỗi một đất nước
trên thế giới đều có thể trở thành một đất nước độc lập , phát triển . Vậy điều
gì giúp con người chúng ta có thể thành cơng, giúp một đất nước phát triển ?
Một yếu tố tiên quyết mà không thể không nhắc đến đó là ý thức . Chúng ta
hãy nhìn Mark Elliot Zuckerberg – nhà sáng lập ra facebook . Facebook
không phải là ứng dụng đầu tiên mà anh tạo ra , trước đó anh cũng tạo ra rất
nhiều ứng dụng khác như hệ thống tin nhắn , trò chơi điện tử hay công cụ học
tập và anh cũng đã thất bại rất nhiều lần . Nhưng nếu khơng có sự kiên trì ,
sáng tạo ... liệu anh có tạo ra được một facebook như ngày nay . Hay chúng ta
hãy nhìn vào chính đất nước Việt Nam chúng ta . Nếu khơng có tinh thần
chống giặc , đồn kết , tinh thần u nước .. thì sẽ khơng có đất nước Việt
Nam độc lập tự do như ngày hôm nay . Tất cả những hoạt động thực tiễn
trên, tính kiên trì , tinh thần u nước , đồn kết đều được quyết định bởi ý
thức . Ý thức có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai
, thành cơng hay thất bại . Có thể thấy tác động của ý thức đối với xã hội vô
cùng to lớn . Ngày nay , xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức càng lớn .
Chúng ta hãy nhìn vào lớp trẻ ngày nay , những sinh viên – tương lai của đất
nước . Và ta có thể thấy được thực trạng hiện nay có rất nhiều sinh viên Việt
Nam lười biếng , thụ động , mang tư tưởng “ học cho qua môn , đi thi sẽ gian
lận ” hay thậm chí là tin vào bói tốn ... rất nhiều những thói xấu, những ý
thức kém của sinh viên. Nhưng bên cạnh đó cũng có những bạn sinh viên có ý
thức tốt , chăm chỉ , nỗ lực và có tư tưởng cầu tiến . Bản thân em cũng là sinh
viên , vì thế em hồn tồn có thể hiểu rõ được tính quan trọng và vô cùng cần

thiết của ý thức đối với đời sống xã hội cũng như của chính bản thân em .
Chẳng hạn như đơi lúc vẫn cịn hơi lười , ham chơi nhưng cũng rất có tinh
thần học hỏi , cố gắng trong học tập không thụ động vào thầy cơ , bạn bè mà
chủ động đi tìm hiểu kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn . Và ý thức cũng


3

hồn tồn có thể làm chúng ta nhận ra nhược điểm của chính mỗi chúng ta
giúp chúng ta có thể sửa đổi hay nhìn ra ưu điểm để giữ vững và phát huy
khiến bản thân mỗi người trở nên hoàn thiện hơn , thành người có ích cho đất
nước , cho xã hội . Vậy một câu hỏi , nhưng cũng là thử thách – mang tính
thời sự vơ cùng cần thiết được đặt ra “Làm thế nào để nâng cao ý thức , tính
năng động sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay và phát huy những ý
thức tốt đã có?”
Thách thức mang tính thời đại này hồn tồn có thể giải quyết dưới góc
nhìn của triết học khi ta đi tìm hiểu về nguồn gốc , bản chất và vai trị của ý
thức . Đó cũng chính là lý do em chọn đề tài :
“ Nguồn gốc, bản chất, vai trò của ý thức và các giải pháp nâng cao tính tích
cực, sáng tạo trong học tập của sinh viên hiện nay.”


4

NỘI DUNG
Phần 1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc ý thức
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng : Ý thức xuất hiện là kết quả của
q trình tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên , đồng thời là kết quả trực tiếp
của thực tiễn xã hội – lịch sử của con người ; trong đó , nguồn gốc tự

nhiên là điều kiện cần , còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức
hình thành , tồn tại và phát triển .
Xét về nguồn gốc tự nhiên , ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất
sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người . Mối quan hệ giữa bộ óc người
hoạt động bình thường và ý thức khơng thể tách rời bộ óc . Ý thức là chức
năng phản ánh của bộ óc người hoạt động bình thường , là kết quả hoạt
động sinh lý thần kinh của bộ óc con người . Như vậy , sự xuất hiện con
người và hình thành bộ óc của con người có năng lực phản ánh hiện thực
khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức .
Sự ra đời của ý thức khơng phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn do
nguồn gốc xã hội . Lao động và ngôn ngữ là cơ sở trực tiếp hình thành ý
thức ở con người
Lao động là quá trình sử dụng cơng cụ lao động tác động vào giới tự
nhiên , tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phastt triển ở con
người . Lao động đem lại dáng đi thẳng bằng cho hai chân . Lao động làm
cho giới tự nhiên bộc lộ những thuộc tính , những kết cấu , những quy luật
vận động . Và lao động là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngơn ngữ
Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin mang nội
dung ý thức . Ngôn ngữ để giao tiếp , trao đổi thông tin; để khát quát tổng


5

kết kinh nghiệm và ngơn ngữ cịn dùng để truyền đạt tư tưởng từ thế hệ
này sang thế hệ khác
Lao động và ngôn ngữ là nhân tố làm cho não bộ phát triển , tri thức
không ngừng được củng cố , hồn thiện và phát triển . Có thể thấy nhân tố
cơ bản , trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của
ý thức là nhân tố lao động
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý

thức
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan . Ý thức là cái
phản ánh thế giới khách quan , ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là “
hình ảnh ” của sự vật ở óc người . Nội dung mà ý thức phản ánh là khách
quan , cịn hình thức phản ánh là chủ quan . Ý thức chẳng qua chỉ là vật
chất được đem chuyển vào đầu óc con người và được cải biến đi trong đó.
Ý thức phản ánh thế giới khách quan thơng qua lăng kính chủ quan : Tâm
tư , tình cảm , nhu cầu , ....
Phản ánh của ý thức là phản ánh năng động , sáng tạo . Ý thức không
phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên , đơn lẻ , thụ động thế giới
khách quan . Trái lại , đó là kết quả của q trình phản ánh có định hướng,
có mục đích rõ rệt . Ý thức có khả năng sáng tạo ra tri thức mới về sự vật .
Phản ánh của ý thức có thể là phản ánh về dự báo tương lai , tưởng tượng ,
tạo ra các lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và khát quát . Ngoài ra , ý
thức cịn có thể vận dụng tri thức để cải tạo thực tiễn
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội . Nguồn gốc
của ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử – xã hội : lao động và ngơn ngữ .
Vì thế sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn ,
chịu sự chi phối của quy luật sinh học và quy luật xã hội nên ta có thể thấy


6

ý thức cũng chính là một hiện tượng xã hội . Bằng các hoạt động thực tiễn
đa dạng , phong phú của mình , con người đã làm biến đổi thế giới và qua
đó chủ động khám phá bề rộng và chiều sâu của thế giới phản ánh . Và ý
thức phản ánh các mối quan hệ xã hội khách quan .
1.3 Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trị của ý
thức
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất . Khi đã ra

đời , ý thức có “ đời sống ” riêng , quy luật vận động , phát triển riêng
khơng lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất . Ý thức thường thay đổi
chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất
Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực
tiễn của con người . Nhờ hoạt động thực tiễn , ý thức có thể làm biến đổi
những điều kiện , hồn cảnh vật chất , thậm chí cịn tạo ra “ thiên nhiên
thứ hai ” phục vụ cho cuộc sống của con người .
Ý thức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người . Ý thức có thể quyết
định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai , thành công hay thất
bại . Và ý thức cũng có thể phản ánh đúng hiện thực làm cho sức mạnh
hiện thực tăng lên gấp bội hoặc là tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai
sự thật
Xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn , nhất là
trong thời đại ngày nay , thời đại thông tin , kinh tế tri thức của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ hiện đại
Bài học phát huy tính năng động chủ quan . Phải phát huy tính năng
động sáng tạo của ý thức , phát huy vai trò của nhân tố con người , chống
tư tưởng , thái độ thụ động , ỷ lại , ngồi chờ , bảo thủ , trì trệ , thiếu tính


7

sáng tạo , coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng , coi trọng giáo
dục lý luận của chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh . Đồng
thời , phải nâng cao trình độ tri thức khoa học , củng cố , bồi dưỡng nhiệt
tình , ý chí cho cán bộ , đảng viên và nhân dân nói chung . Coi trọng việc
giữ gìn , rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ , đảng viên , đảm bảo
sự thống nhất giữ nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học .
Phần 2 . Giải pháp nâng cao tính tích cực , sáng tạo trong học tập của
sinh viên hiện nay .

Thực trạng của tính tích cực , sáng tạo trong học tập của sinh

2.1

viên hiện nay
Nhắc đến sinh viên là nhắc đến tương lai của đất nước . Sinh viên là
thế hệ nắm trong tay tri thức cùng sức mạnh của một đất nước . Tầng lớp
sinh viên là tầng lớp tri thức được đào tạo những chuyên ngành học trên
khắp các lĩnh vực khoa học , tự nhiên và xã hội một cách toàn diện , đầy
đủ .
Trước tiên , ta hãy nhìn vào thế hệ sinh viên Việt Nam hiện nay , họ là
một thế hệ trẻ đầy sự sáng tạo , năng động . Họ có một tinh thần tự giác
cao , tự học , tìm tịi học hỏi những kiến thức mới . Họ đạt được những
thành tích cao hay thậm chí là những thành tựu về khoa học kĩ thuật do
nước nhà ta tổ chức hoặc là ở những sân chơi quốc tế . Chẳng hạn như
anh Đồng Ngọc Hà – sinh viên trường đại học Quốc gia Hà Nội đã vượt
qua 3500 ứng viên tới từ 94 quốc gia khác nhau để góp mặt vào top 50
sinh viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2021 . Chị Bùi Thị Ngọc – sinh viên
học viện Ngoại Giao , dù hồn cảnh vơ cùng khó khăn nhưng chị vẫn nỗ
lực , có ý thức học tập và xuất sắc dành được học bổng Kết Duyên . Chị
không hề bị hoàn cảnh khuất phục , chị cố gắng vươn lên với ý chí kiên


8

cường khiến rất nhiều sinh viên phải thán phục . Và vơ vàn những gương
mặt sinh viên Việt Nam có thành tựu xuất sắc . Họ có ý thức vươn lên
trong học tập cùng với sự sáng tạo đã đạt được kết quả cao trong năm
2021 . Có thể thấy được rằng có rất nhiều sinh viên tích cực và cũng như
là có sự sáng tạo rất lớn trong quá trình học tập

Tuy nhiên , bên cạnh những sinh viên tiêu biểu , xuất sắc đó thì chúng
ta cũng khơng thể bỏ qua những bạn sinh viên lơ là , thụ động , lười
biếng, ham chơi đua đòi hay thậm chí là ngủ quên trên chiến thắng . Họ
lười biếng và họ luôn tự tạo ra vô vàn lý do để biện hộ cho sự lười biếng
của mình . Họ thụ động vào thầy cô , vào bạn bè . Khi học bài trên giảng
đường , thầy cô bảo ghi thì ghi , bảo học thuộc thì học thuộc khơng hề có
tính tự giác nghiên cứu bài . Họ ngại giao tiếp , trao đổi với giáo viên , họ
đi học với tâm lý hết sức rụt rè và lơ đãng . Thậm chí có những sinh viên
đi lên lớp chỉ để điểm danh mà không hề quan tâm giảng viên dạy gì , họ
tin vào bói tốn để rồi lơ là học tập . Với một suy nghĩ “ Đến đâu thì đến ,
học tủ trúng thì trúng chả trúng thì thơi , thi rớt thì thi lại ” .Và nhất là
trong tình hình dịch bệnh COVID 19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp .
Dẫn đến việc đa phần những sinh viên không thể đến trường học trực tiếp
được . Đây chính là một trở ngại cũng chính là thách thức đối với sinh
viên nói chung . Những sinh viên phải học online , họ chỉ có thể học qua
một màn hình máy tính , vơ cùng nhàm chán . Sinh viên năm nhất thì họ
khơng thể học trực tiếp , bỡ ngỡ bước vào một trường hoàn tồn lạ lẫm ,
thầy cơ mới , bạn bè mới . Đó là một rào cản rất lớn đối với sinh viên năm
nhất . Hay những sinh viên năm cuối , họ phải học những mơn chun
ngành online . Có thể nó cũng sẽ hiệu quả nhưng chắc chắn nó sẽ không
thể nào đem lại hiệu quả 100% như những sinh viên học offline . Đây là
một thực trạng vô cùng phổ biến ở thế hệ sinh viên . Họ hoàn toàn trái


9

ngược với những sinh viên giỏi , xuất sắc . Họ quá mức thụ động , lười
biếng với nhiều ý thức không tốt.
Bản thân em là sinh viên của học viện Ngân Hàng . Em hồn tồn có
thể nhìn ra được về ý thức học tập của em . Em cũng có những ưu điểm

chẳng hạn như : Em chưa bao giờ ngại trao đổi với giáo viên , có những
phần em khơng hiểu thì em có thể nhắn tin hoặc trao đổi với thầy , cô qua
email . Và em tin chắc chắn rằng không thầy cô nào mà không phản hồi
hay bỏ qua tin nhắn của sinh viên về những vấn đề mà sinh viên chưa rõ .
Dù em là sinh viên năm nhất , tất cả mọi thứ từ nhập học , học tập hay
họp lớp đều là online nhưng em vẫn tích cực xây dựng bài , hịa nhập với
các bạn , với mơi trường học tập mới một cách nhanh chóng. Bên cạnh
những ưu điểm đó thì em cũng có thể nhìn ra những khiếm khuyết của
chính em . Em chưa năng nổ , tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường
. Đôi lúc em vẫn còn hơi lười , để bản thân mình bị cuốn vào mạng xã hội
. Thế nhưng em cảm thấy em rất may mắn khi vào được môi trường tốt ,
bạn bè thận thiện và thầy cô luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của em , họ
vô cùng tận tình chỉ bảo cho em những điều mà em chưa rõ , chưa hiểu .
2.2

Nguyên nhân
Không một sự việc , sự kiện nào xảy ra trong cuộc sốngcủa chúng ta

mà khơng có có ngun nhân cả . Vậy thì ta hãy cùng đi tìm hiểu xem
nguyên nhân của việc những sinh viên lười học , thụ động và thiếu sự
sáng tạo trong học tập là gì ?
Trước hết là nguyên nhân khách quan . Có thể là do những yếu tố bên
ngồi như mơi trường học tập , do thói quan , tính cách hoặc bị cuốn vào
vịng xoay của cuộc sống lo cơm áo gạo tiền . Làm thêm , làm gia sư , bán
hàng .... dẫn đến lơ là học tập . Đi làm để có thêm những kinh nghiệm ,


10

trải nghiệm là rất tốt nhưng có những bạn sinh viên sẽ bị cuốn vào cuồng

công việc , lo đi chơi , cuốn vào vòng xoay cuộc sống . Dẫn đến khó tập
trung vào học , khơng hiểu bài cộng thêm mệt mỏi khi đi làm sẽ khơng
cịn tâm trí để học bài . Khơng có tâm trí để tìm tòi , học hỏi . Cứ như vậy
dần dần các bạn sinh viên trở nên chán nản , không hứng thú và bị thụ
động trong học tập . Nhưng có những bạn không đi làm vẫn thụ động ,
thiếu tinh thần tích cực trong học tập vì các bạn mải mê yêu đương . Khi
yêu các bạn thường có tâm lý rằng : “ À , mình yêu nhưng mình vẫn học ,
mình khơng bỏ bê học hành . Mình cùng người yêu mình sẽ động viên
nhau cùng nhau cố gắng ” . Nếu các bạn làm được điều đó thì rất tốt . Vậy
hãy nhìn lại xem mấy ai làm được điều đó . Thực tế cho thấy rằng trong
10 đơi thì sẽ chỉ có khoảng 2 đơi làm được điều đó . Và 8 bạn cịn lại thì
sao , quá tập trung vào yêu đương cũng dẫn đến bỏ bê học tập , khơng thể
kiểm sốt bản thân . Nghĩ rằng “ mình phải dành thời gian ra cho người
u mình khơng thì cơ ấy giận . Mình phải đưa cơ ý đi chơi để duy trì tình
cảm khơng thì cơ ấy sẽ chán “ ... Rất nhiều lý do mà tự các bạn sinh viên
có thể kể ra để bỏ bê học tập , không dành thời gian cho việc học , không
chịu bỏ thời gian ra để học hỏi những kiến thức mới . Và có thể có một
nguyên nhân nữa là do việc dạy học của giảng viên quá nhàm chán . Họ
lên lớp giảng dạy chưa gây ra cảm hứng học tập cho sinh viên , làm cho
họ chán với việc học . Hay những sinh viên năm nhất , mới chân ướt chân
ráo vào giảng được đại học . Họ phải học những môn đại cương , giấc
mộng về đại học của họ hồn tồn khơng như những gì họ đã nghĩ khiến
họ chán nản , bị mất phương hướng . Và nhất là trong thời buổi dịch bệnh
ngày nay thì nó lại là một trở ngại lớn với sinh viên nói chung . Việc học
offline đơi khi cịn khó hiểu chứ nói gì đến học online . Nó chính là một
trở ngại cũng chính là thách thức với sinh viên Việt Nam ta cũng như là
sinh viên trên thế giới


11


Vậy cịn ngun nhân chủ quan thì sao . Ta hãy cùng nhìn vào những
bạn sinh viên năm nhất , họ nghĩ mình đã miệt mài 12 năm đèn sách rồi ,
giờ mình phải nghỉ ngơi , hưởng thụ việc học để sau . Và rồi bỏ học một
buổi , hai buổi ... Đến khi động vào sách thì khơng hiểu được , và đã
quen với việc “ nghỉ ngơi ” thì họ lại càng bị động khơng muốn tìm hiểu
kiến thức . Có những bạn thì học trái ngành , chọn ngành đó vì cha mẹ , vì
bạn mình chọn , vì xu hướng . Đến khi vào học mới phát hiện ra rằng bản
thân mình khơng hề có tài năng cũng như hứng thú với nó nên cũng chả
quan tâm , tìm hiểu để học hỏi nó làm gì . Có những bạn sinh viên thì bị
động trong học tập vì ngại giao tiếp . Họ sợ giơ tay phát biểu trong giờ
học , ngại làm bài tập nhóm , sợ khi phát biểu sai sẽ bị cả lớp chê cười .
Ngồi ra cịn là vì các bạn có suy nghĩ rằng “ lời phát biểu của mình
khơng ai nghe , không ai chú tâm và không được trọng dụng ” Chỉ từ
những điều nhỏ nhặt lâu dần nó sẽ thành trở ngại tâm lý , sẽ khó để trở
nên năng động hơn trong việc học tập . Đối với bản thân em thì em thấy
nguyên nhân lớn nhất là do chính bản thân mình . Chỉ có mình mới thay
đổi được thói quen của mình . Thói quen tốt sẽ tạo ra tính cách , tương lai
tốt hơn . Vì thế , nguyên nhân lớn nhất với em chỉ là do bản thân em chưa
nỗ lực , cố gắng hết sức để sáng tạo hơn , năng động hơn và tích cực hơn
trong học tập .
3. Giải pháp
Khi mới xảy ra đại dịch COVID 19 thì đúng là nó đã gây ra rất nhiều
trở ngại với sinh viên cũng như tồn thể xã hội . Khơng được đến trường
học trực tiếp , phải ở nhà học online . Nhưng cũng rất may mắn với các
bạn sinh viên vì họ cũng đã thích ứng rất nhanh với việc này . Ta không
thể không phủ nhận được rằng học online là giải pháp tốt nhất cũng như
hiệu quả nhất khi đại dịch xảy ra . Mặc dù giảng viên sẽ phải cực khổ hơn
khi dạy online nhưng với sự yêu nghề cùng tâm huyết làm giảng viên thì



12

chắc chắn nó khơng phải là vấn đề với thầy cơ giáo . Bởi khơng gì hạnh
phúc hơn khi những người học trị của mình hiểu bài , tích cực xây dựng
bài và trở thành người có ích cho xã hội , đất nước . Với những bạn có
hồn cảnh khó khăn thì bản thân em thấy rằng về phía các trường đại học
đã có những cách làm rất tốt . Thức tế cho thấy rằng rất nhiều trường có
những chương trình để hỗ trợ tài chính cho những sinh viên có hồn cảnh
khó khăn . Trường trao học bổng hay là giảm học phí , thậm chí là miễn
phí hồn tồn nếu sinh viên nào có hồn cảnh khó khăn . Đó là biện pháp
tốt nhất đối với họ rồi . Nhưng đó chỉ là những yếu tố bên ngoài . Điều
quan trọng và cần thiết nhất để sinh viên có thể sáng tạo , tích cực trong
học tập là từ chính bản thân . Sẽ khơng có biện pháp nào hữu hiệu bằng
việc thay đổi chính bản thân mình cả . Vì thế các bạn cần phải cố gắng từ
chính bản thân mình . Tạo cho mình những thói quen tốt , đề ra mục tiêu
để có động lực hơn trong việc sáng tạo và tích cực học tập .
Như em đã nói thì bản thân em là sinh viên năm nhất của học viện
Ngân Hàng . Để tích cực hơn , sáng tạo hơn trong học tập thì em đã cố
gắng thay đổi từng ngày để bản thân mình trở nên tốt hơn . Trong một
buổi học , mới trao đổi lần đầu với giáo viên sẽ bị ngại . Nhưng em đã
nghĩ rằng , nó là một điều rất tốt , giúp hoàn thiện bản thân hơn , giúp lớp
học không bị nhàm chán mà trở nên sơi nổi hơn . Đơi khi nó cũng là cảm
hứng để các bạn khác cũng năng động trong việc học . Em sẽ tạo ra những
thói quen tốt như : Tìm hiểu những kiến thức mới ngồi những điều mà
thầy cơ giáo dạy , nâng cao tính tự học của bản thân mình . Suy nghĩ lạc
quan , tích cực rằng đại dịch sẽ mau hết . Và có thể học hỏi từ những
người bạn , những người nổi tiếng về phương pháp học tập của họ . Để
thay đổi được người khác thì trước hết phải thay đổi chính mình . Vì thế ,
thay đổi từng ngày , từng ngày , kiên trì chính là điều quan trọng nhất để



13

có thể giúp bản thân mình trở nên tích cực và sáng tạo hơn . Từ những
điều nhỏ nhặt sẽ tạo ra được những điều lớn lao .


14

KẾT LUẬN
Khoa học kĩ thuật sẽ càng ngày càng phát triển , ta đã nhìn thấy sự thay
đổi chóng mặt của công nghệ từ những năm 1990 đến nay . Cùng với sự phát
triển của nó chính là đời sống , vật chất ngày càng được nâng cao , cải tiến .
Và vai trị của ý thức cũng khơng ngoại lệ với điều đó . Có thể ý thức nâng
cao , cũng có thể ý thức sẽ đi xuống . Tất nhiên ai ai cũng muốn sống trong
một xã hội văn minh , ý thức tốt . Để làm được điều đó thì giáo dục chính là
điều cốt lõi , quan trọng . Điều hơn hết trong giáo dục chính là tính tích cực ,
sáng tạo của sinh viên . Sinh viên là những thế hệ trẻ , họ quyết định tương lai
của một đất nước . Sự tích cực , sáng tạo của sinh viên sẽ làm cho xã hội trở
dần trở nên văn minh hơn , tốt đẹp hơn và giúp đất nước có thể phát triển theo
chiều hướng đi lên . Vì thế , nhiệm vụ quan trọng nhất của những anh/chị sinh
viên là học tập một cách tích cực , sáng tạo , tránh bảo thủ , thụ động . Họ cần
nỗ lực cố gắng từ chính bản thân họ , từ những điều nhỏ nhất . Chỉ có thế thì
họ sẽ khơng bị bỏ lại sau xã hội đang ngày càng phát triển như ngày nay .


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Giáo trình "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin", nhà xuất
bản chính trị quốc gia sự thật Hà Nội – 2021
2 . “ Tấm gương vượt khó của nữ sinh viên học viện Ngoại Giao Bùi Thị
Ngọc ”
, truy cập lúc 14:00 , 18/05/2021 .
3. Dương Tâm ( 2021 ) , “ 10X Việt vào top 50 sinh viên xuất sắc toàn cầu”
, truy cập lúc 00:00 , 10/09/2021.



×