Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGUYÊN TẮC TÒA ÁN XÉT XỬ KỊP THỜI, CÔNG BẰNG, CÔNG KHAI.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 10 trang )

ĐỀ 8:
NGUN TẮC TỊA ÁN XÉT XỬ KỊP THỜI,
CƠNG BẰNG, CÔNG KHAI.
.

1


PHỤ LỤC
PHẦN I : LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PHẦN II : NỘI DUNG
I.

Sơ lươc về Tòa án nhân dân Việt Nam

1. Quá trình xây dựng và phát triển của ngành Tòa án Việt Nam
2. Khái niệm
II.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tịa án nhân dân

1.Vị trí của tịa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.
2. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
III.

Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai ( Điều 15

BLTTDS 2015)
1. Quy định chung

2. Nguyên tắc xét xử cụ thể


PHẦN III : KẾT LUẬN
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


PHẦN 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau chặng đường một phần ba thế kỷ đổi mới kể từ năm 1986, hệ thống pháp luật Việt
Nam đã không ngừng được xây dựng và hồn thiện. Tuy nhiên, vẫn cịn đó những
khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, như tính thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn,
thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao. Hoạt động xét xử của Tòa án là hình thức áp
dụng pháp luật quan trọng, đây là hoạt động nhân danh nhà quyền lực nhà nước giải
quyết các vụ việc khi có tranh chấp xảy ra. Tương tự như trong lĩnh vực tố tụng Hình
sự, thì trong tố tụng Dân sự thì vai trị xét xử của tịa án ln ở vị trí được đề cao và
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật vững chắc và
đồng thời giải quyết các yêu cầu trong thực tiễn từng lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó,
theo Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật. Khơng ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội.”. Vì vậy, vai trò xét xử của Tòa án càng trở lên quan trọng hơn, trong đó ngun
tắc Tịa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai là một trong những nguyên tắc quan
trọng nhất vì đây là nguyên tắc tác động trực tiếp tới quyền lợi của các chủ thể, cá
nhân, tổ chức khi có tranh chấp xảy ra. Ở nước ta, bộ máy nhà nước được tổ chức theo
nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân cơng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực
hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất
quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa án nhân dân. Để bảo đảm
cho tòa án xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đảm bảo cho các
bị cáo và đương sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì nhà nước cần phải đưa
ra các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân sao cho phù hợp với thiết
chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, e chọn đề này để làm rõ vai trò xét xử cũng như nguyên

tắc xét xử của kịp thơi, công bằng, cơng khai của tịa án trong lĩnh vực tố tụng dân sự
nói chung.

3


PHẦN 2: NỘI DUNG
I. Sơ lược về Tòa án nhân dân Việt Nam
1. Quá trình xây dựng và phát triển của ngành Tịa án Việt Nam
- Dưới cái nhìn chung, tòa án là cơ quan thuộc hệ thống bộ máy Nhà nƣớc, đảm
nhiệm chức năng xét xử. Nhưng tùy từng thời kì lịch sử, tùy mỗi giai đoạn mà những
quy định về tòa án lại khác nhau. Dưới chế độ phong kiến, vua là người đứng đầu nhà
nước nắm trọn trong tay các quyền lập pháp, thi hành pháp luật và tư pháp. Quan cai
trị cấp dưới vừa là người thi hành pháp luật đồng thời cũng là người xét xử. Cả ba
quyền tập trung vào tay một người thì đó là chế độ độc tài vơ hạn độ, vậy nên dưới
chế độ tư bản, việc xét xử sẽ do một hê thống cơ quan có chức năng riêng biệt và do
các quan tịa là những cơng chức chỉ làm nhiệm vụ xét xử thực hiện. Ở Việt Nam, từ
khi có chính quyền cách mạng, các tịa án là những cơ quan thuộc hệ thống bộ máy
nhà nước được đảm nhiệm chức năng là xét xử.

2. Khái niệm
- Khái niệm: Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp,
- Bao gồm bốn cấp:
 Tòa án nhân dân tối cao
 Các Tòa án nhân dân cấp cao
 Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương


Các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương


 Các Toà án quân sự.

II. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
1.Vị trí của tịa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.
- Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án dân sự và các
Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Tòa án xét sử những vụ án hình sự, dân sự, hơn nhân và gia đình, lao
động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

4


Trong phạm vi chức năng của mình, Tồ án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản
của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm
của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tịa án góp phần giáo dục cơng dân trung
thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của
cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp
luật khác.

2. Những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tịa án nhân dân có thể được xem xét dưới
những góc độ khác nhau và có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau theo
những tiêu chuẩn, dấu hiệu khác nhau. Vậy những nguyên tắc chủ yếu cho việc tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân bao gồm:
 Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân Ở Việt Nam, trước
đây chúng ta thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán.
 Nguyên tắc khi xét xử có hội thẩm nhân dân ( hội thẩm quân nhân ) tham gia,
hội thẩm ngang quyền với thẩm phán.

 Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán, hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo
pháp luật.
 Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
 Ngun tắc tịa án xét xử cơng khai, trừ trường hợp do luật định.
 Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc bảo đảm
quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự.
 Ngun tắc cơng dân Việt Nam có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc
mình trước tịa án.
 Ngun tắc tịa án nhân dân chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước
 Nguyên tắc tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

5


II.

Ngun tắc Tịa án xét xử kịp thời, cơng bằng, công khai ( Điều 15
BLTTDS 2015)
1. Quy định chung

- Theo Điều 15 Luật TTDS 2015 đã nhấn mạnh nguyên tắc xét xử kịp thời và công
bằng – một nguyên tắc mà trước đây BLTTDS năm 2004 chưa đề cập tới. Đồng thời,
nguyên tắc xét xử kịp thời của Tòa án phải trong thời hạn do Bộ luật này quy định.
- Việc Tồ án tiến hành xét xử cơng khai góp phần đảm bảo rằng hoạt động xét xử của
Toà án nhân dân là thể hiện sự dân chủ và phản ánh giá trị của cộng đồng để tạo niềm
tin cho người dân rằng trình tự cũng như kết quả của việc tố tụng là công bằng.
-Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì Tịa án vẫn có thể tiến hành xét xử kín trong
các trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân
tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí

mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo u câu chính đáng của họ (quy định
tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
xử có thể do Toà án quyết định theo sáng kiến của mình hoặc có thể theo đề nghị của
* Trước đây, theo quy định của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), việc
quyết định đưa vụ án ra xét những người tham gia tố tụng. Dù phiên toà được tiến
hành xét xử kín, nhưng bản án và quyết định của phiên tồ đó cũng phải được tun
cơng khai. Việc quy định về xét xử kín của Tịa án là hồn tồn hợp lý vì lợi ích của
đương sự, lợi ích của xã hội phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

BLTTDS 2004 (sửa đổi bổ sung 2011)

BLTTDS 2015

Điều 15. Xét xử cơng khai

Điều 15. Tịa án xét xử kịp thời, công

1. Việc xét xử vụ án dân sự của Tịa án được

bằng, cơng khai

tiến hành cơng khai, mọi người đều có quyền

1. Tịa án xét xử kịp thời trong thời hạn

tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy

do Bộ luật này quy định, bảo đảm công

định.


bằng.

2. Trong trường hợp cần giữ bí mật nhà

2. Tịa án xét xử cơng khai. Trường hợp

nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân

đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ

6


gìn thuần phong mỹ tục của dân
tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật doanh

tộc, bảo vệ người chưa thành niên

nghiệp, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu

hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật

cầu chính đáng của đương sự thì Tịa án xét

kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia

xử kín, nhưng phải tun án cơng khai.

đình của đương sự theo u cầu chính

đáng của họ thì Tịa án có thể xét xử kín

2. Ngun tắc xét xử cụ thể
- Nguyên tắc tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai là một trong những thuộc
tính quan trọng của xã hội dân chủ. Trong tư pháp nói chung và tư pháp dân sự nói
riêng, cơng khai được hiểu như một tư tưởng xuyên suốt quá trình tổ chức và hoạt
động của nó:
 Trước hết ngun tắc trên địi hỏi Tịa án phải xét xử khơng q mức chậm trễ
bởi vì “Cơng lý chậm trễ, đồng nghĩa khơng có cơng lý” (Pascal- luật gia La
mã). Chính vì vậy, Tịa án phải xét xử kịp thời điểm đàm bảo yêu cầu bị cáo
được xét xử mà không bị trì hỗn một cách vơ lý khơng chỉ liên quan đến
khoảng thời gian từ khi bị cáo buộc đến khi mở phiên tòa, mà còn đến thời
gian xét xử tại tòa và thời gian giữa hai phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, tất
cà đều khơng được trì hỗn q lâu.
 Thứ hai, xét xử kịp thời khơng chậm trễ nhằm đảm bảo quyền con người của
những người bị buộc tội. Bởi lẽ, khi bị đưa vào vòng quay tố tụng với tư cách
bị can, bị cáo, những người này có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố
tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, cấm đi khởi nơi cứ trú và bị hạn chế một
số quyền trong khi họ chưa bị coi là có tội thì tính thân của ngun tắc suy
đốn vơ tội. Chính vì vậy, xét xử kịp thời, tịa án sẽ nhanh chóng đưa ra phán
quyết trong nhiều trường hợp tịa tuyên họ vô tội, trả tự do và khôi phục quyên
lợi cho họ.
 Thứ ba, nguyên tắc này đòi hỏi tịa án xét xử cơng bằng. Thể hiện, người bị
buộc tội phải được xét xử bởi một phiên tòa mà ở đó họ được thực hiện các
quyền của mình trong tố tụng hình sự mà Hiến pháp và pháp luật quy định
như: Được thơng báo về phiên tịa, được biết mình bị xét xử về tội gì, được

7



bào chữa hay nhờ người bào chữa, được tranh luận tại phiên tòa, đưa ra các
chứng cứ và yêu cầu. Phiên tịa cơng bằng là phiên tịa mà ở đó quyền của các
bên tham gia tố tụng được đảm bảo và đúng trình tự, thủ tục luật định.
 Thứ tư, việc xét xử công khai, một mặt bảo đảm cho nhân dân có thể kiểm tra,
giám sát được hoạt động của Tịa án, và mặt khác phát huy được tính giáo dục
chính trị - pháp lý và tác dụng phịng ngừa của hoạt động xét xử. Việc xét xử
công khai là một trong những bảo đảm cho hoạt động xét xử được tiến hành
đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên,
Luật sư bào chữa đối với việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đối với việc tuân
thủ nghiêm chỉnh pháp luật.
- Phiên tòa xét xử của Tòa án được tiến hành một cách công khai, mọi ngựời đạt độ
tuổi nhất định (từ 16 trở lên) có quyền tham dự phiên tịa xét xử. Phiên tịa xét xử có
thể được tiến hành tại phịng xét xử trong trụ sở của Tòa án, nhưng cũng có thể được
xét xử lưu động tại nơi xảy ra việc phạm tội hoặc nơi cư trú cùa bị cáo nếu xét thấy
cần thiết.
- Nội dung phiên tòa, thời gian, địa điểm mở phiên tịa phải được niêm yết cơng khai
trước khi xét xử, kết quả xét xử tại phiên tịa có thể được cơng bố trên báo chí, đài
phát thanh, đài truyền hình hoặc bằng các phương tiện thơng tin đại chúng khác cho
mọi người biết.
- Việc xét xử kín chỉ được tiến hành trong trường hợp đặc biệt. Đó là trường hợp cần
giữ bí mật Nhà nước (một số tội phạm liên quan đên bí mật Nhà nước); trường hợp
cần giữ thuần phong mỹ tục của dân tộc (một so tội phạm về tình dục, tội phạm mà bị
cáo là người chưa thành niên); trường hợp cần giữ bí mật của đương sự (một số tội
phạm liên quan đên bí mật đời tư của những người tham gia vụ án).

8


PHẦN 3. KẾT LUẬN
Trong tình hình phát triền hiện nay, có thể nói qua nhiều giai đoạn xây dựng và

phát triển, Tòa án nhân dân đã trải qua nhiều cải cách và đổi mới về tổ chức
cũng như phương thức hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ ngày càng nặng nề của
nền tư pháp, nhất là trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Vai trò của tịa án nhân dân ln được đề cao hơn bao giờ hết, vì vậy, để
góp phần bảo đảm tính ổn định phát triển của đất nước, cần phải xây dựng một mơi
trường pháp lý thơng thống, lành mạnh và tiến bộ, đáp ứng các yêu cầu của công
cuộc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền. Vì vậy cần
phải xây dựng một hệ thống tồ án hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến
địa phương, thực hiện tốt công tác bảo đảm và thực thi pháp luật, tuân thủ Hiến pháp
và pháp luật, đáp ứng các yêu cầu đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng nhân
dân và yêu cầu đổi mới của đất nước. Đặc biệt cơ quan xét xử - Tòa án ln giữ vai
trị chủ đạo trong việc thực thi pháp luật, đảm bảo hoạt động xét xử theo những
nguyên tắc do pháp luật đề ra, quan trọng hơn hết là đảm bảo thực hiện theo đúng
nguyên tắc xst xử kịp thời, công bằng, công khai để xử đúng người, đúng tội. Tạo nên
môi trường pháp luật Việt Nam văn minh, tiến bộ. Góp phần xây dựng và phát triển hệ
thống chính trị, củng cố quyền lực của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

9


IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật tố tụng Dân sự (2018), Nhà xuất bản Công an nhân dân, HN.
2. Giáo trình Luật tổ chức Tịa án nhân dân (2018), Nxb Chính Trị quốc gia sự
thật, HN.
3. Bộ luật Tố tụng Hình sự (2018), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, HN.
4. Bộ luật Tố tụng Dân sự (2015), Nxb Lao động, HN.
5. Luật tổ chức Tòa án nhân dân ( 2014), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, HN
6. Luật sư Hồ Ngọc Diệp ( 2015), Tịa án và ngun tắc xét xử theo lẽ cơng bằng,
tạp chí Tịa án nhân dân điện tử.


10



×