Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Bào ngư - món ăn và vị thuốc quý docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.43 KB, 8 trang )

Bào ngư - món ăn và vị thuốc quý


Cùng với yến sào và vi cá mập, bào ngư cũng được xem là món ăn quý
trong các bữa tiệc sang trọng. Nó còn là vị thuốc độc đáo trong cả Đông và Tây y,
giúp sáng mắt, trị ho và tăng cường sinh lực cho nam giới.
Thành phần dinh dưỡng của bào ngư:
Do có hình dạng giống cái tai, bào ngư còn được gọi là hải nhĩ. Tuy có
lượng cholesterol khá cao, song bào ngư lại không gây ảnh hưởng cho người bị
chứng cholesterol cao, do có sự cân bằng trong thành phần.
Trong 100 g bào ngư chứa: chất đạm 17,05 g; đường (carbonhydrat) 5,89 g;
chất béo 0,75 g; cholesterol 84,7 mg; các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và
nguyên tố vi lượng. Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ
thể ở lượng mức tương đối cao như Threonin 0,73 mg; Isoleucin 0,75 mg; Valin
0,7 mg; và axit glutamic 2,31 mg.
Theo y lý Trung Quốc, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng
cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu.
Người ta còn tìm thấy trong bào ngư các hợp chất có tác dụng diệt khuẩn có
tên là Paolin I và Paolin II. Cả hai đều có tính chịu nhiệt cao, 95 độ C trong vòng
45 phút. Trong đó, Paolin I là protein có phân tử lượng cao, từ 5.000 đến 10.000.
Một hợp chất khác của bào ngư cũng có tác dụng kháng khuẩn được gọi là
"Phần C tan trong nước". Kết hợp giữa Paolin I và "Phần C" có thể làm giảm tử
vong ở chuột thí nghiệm bị nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenes và
Straphylococcus aureus kháng Penicillin. Còn kết hợp Paolin II và "Phần C" có thể
ngăn ngăn được 99% số virus Polio và Influenza A trong các thử nghiệm trên tế
bào thận khỉ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ bào ngư có chứa canxi carbonat, magiê, sắt,
silic, photphat và clorua. Vì vậy, Đông y thường dùng vỏ bào ngư để làm thuốc,
được gọi là Thạch quyết minh, có vị mặn, tính hàn, tác động vào kinh mạch thuộc
thận và can, giúp hạ hỏa, trị nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt
Dùng nhiều thuốc trị ho có làm trẻ biếng ăn?




Cháu ngoại tôi 26 tháng tuổi. Trước đây cháu khỏe mạnh, lên cân đều, ăn
uống tốt. Cách đây 3 tháng cháu bị ho, mẹ cháu cho cháu đi khám thầy thuốc tư
và mua về một số thuốc. Tôi hỏi dược sĩ thì biết đó là viên celesten (màu xanh) và
viên cédestarnin (màu hồng).

Tôi theo dõi thấy cháu uống thuốc đó thì nhanh hết ho, nhưng lại rất hay ho
trở lại, tháng nào cũng phải dùng thuốc. Tôi rất lo lắng vì cháu ngày càng xanh
xao và biếng ăn. Rất mong quý báo cho biết 2 loại thuốc đó là thuốc gì, tác dụng
như thế nào? (Hoài Sơn - Ba La, Hà Đông, Hà Tây)
- Theo quy luật chung của sự phát triển, trẻ trên 6 tháng hết miễn dịch mà
mẹ truyền cho nên chúng phải chủ động tự tạo sức đề kháng cho mình bằng cách
sản sinh ra kháng thể khi bị nhiễm bệnh từ môi trường bên ngoài. Mũi họng tiếp
xúc đầu tiên với vi khuẩn nên trẻ rất hay bị viêm mũi họng.
Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể khi có dị vật hoặc những kích thích tác
động vào đường hô hấp để tống đờm rãi hoặc dị vật ra khỏi đường thở, tránh viêm
phế quản, phổi. Ho còn là triệu chứng của viêm mũi họng, có thể là viêm mũi
họng xuất tiết, viêm V.A mạn tính chảy mủ xuống họng miệng hoặc viêm mũi
họng dị ứng
Viêm mũi họng là một bệnh lây theo đường hô hấp khi nước bọt, nước mũi
của bệnh nhân bắn vào không khí, dễ gây thành dịch. Bệnh thường gặp trong mùa
đông xuân khi trời lạnh nhiều và độ ẩm cao. Theo thống kê của Chương trình
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính tại Việt Nam, viêm mũi họng chiếm
khoảng 70-80% trẻ em. Các bệnh mũi họng còn ảnh hưởng nhiều đến ruột.
Triệu chứng ho xuất hiện khi thay đổi thời tiết, khi ăn phải những thức ăn
mà cơ thể trẻ không thích hợp. Tùy theo đặc tính của ho: ho khan hay ho có kèm
đờm trắng, đờm xanh, vàng. Ho từng cơn hay ho từng cái một, ho ban ngày hay ho
vào ban đêm khi ngủ. Ho có kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chảy nước
mũi, ngạt tắc mũi, đau mỏi cơ thể. Tiếng nói, tiếng khóc đục.

Vì ho chỉ là một triệu chứng của rất nhiều bệnh nên cháu phải được khám
và điều trị đúng nguyên nhân mới khỏi được triệt để, tránh được những tai biến
khi dùng thuốc không đúng, bệnh sẽ vừa không khỏi bệnh mà để lại những hậu
quả không tốt cho cơ thể trẻ. Ho chỉ hết khi nguyên nhân gây ra ho bị loại trừ và vì
ho là một phản xạ để bảo vệ cơ thể nên chỉ dùng những thuốc giảm ho khi ho
thành từng cơn kéo dài, ho làm ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ do ho nhiều
gây nôn trớ
Celesten với thành phần chính là betamethason hàm lượng 0,5mg là một
steroid tổng hợp, có tính kháng viêm mạnh, chống dị ứng, được dùng điều trị
những rối loạn có đáp ứng. Betamethason là một glucocorticoid gây hiệu quả
chuyển hóa sâu rộng và khác nhau, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cơ
thể đối với những tác nhân kích thích. Celesten được dùng trong những bệnh nội
tiết, cơ-xương, rối loạn chất tạo keo, da, dị ứng, mắt, hô hấp, máu, ung thư và
những bệnh khác có đáp ứng với corticoid.
Celesten được dùng trong rối loạn nội tiết như: thiểu năng vỏ thượng thận,
tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng
calci huyết có liên quan đến ung thư. Rối loạn về xương - cơ: với vai trò như một
điều trị bổ sung trong thời gian ngắn giúp cho bệnh nhân khắc phục qua giai đoạn
cấp tính và lan tràn, trong chứng thấp khớp do vẩy nến, viêm khớp dạng thấp,
viêm dính khớp sống, viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp
Điều chỉnh liều thuốc tùy theo mức độ đáp ứng tăng giảm của bệnh, đáp
ứng của từng cơ địa, trong những trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Celesten
có thể che khuất một vài biểu hiện của nhiễm trùng. Khi sử dụng thuốc này khả
năng đề kháng của cơ thể giảm và không có khả năng khu trú nhiễm trùng. Sử
dụng corticoid kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể, đặc biệt là ở trẻ em, bệnh tăng
nhãn áp gây nguy hại đến thần kinh mắt và có thể làm tăng các nhiễm trùng nấm
hoặc virut thứ phát ở mắt. Ở liều trung bình hoặc liều cao, celesten có nguy cơ gây
tăng huyết áp và tăng giữ muối nước, tăng bài tiết kali, calci. Thuốc chỉ dùng cho
trẻ trên 24 tháng tuổi.
Do bị giảm miễn dịch nên những bệnh nhân điều trị bằng celesten cần tránh

tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, đặc biệt là thủy đậu và sởi, nhất là trẻ em. Các rối
loạn tâm thần có thể xảy ra trong quá trình điều trị celesten, đồng thời có thể làm
nặng thêm các rối loạn tâm lý và khuynh hướng bị bệnh tâm thần.
Nên thận trọng dùng celesten trong những trường hợp viêm loét dạ dày, đại
tràng không đặc hiệu, có nguy cơ bị thủng. Sử dụng celesten có khả năng gây rối
loạn mức độ tăng trưởng và ức chế sản xuất corticoid nội sinh ở trẻ em. Corticoid
có thể làm thay đổi tính di động và số lượng tinh trùng ở một vài bệnh nhân. Do
biến chứng của celesten phụ thuộc vào liều lượng và thời gian điều trị cho nên
việc quyết định điều trị có thể có lợi hay có hại khác nhau ở từng bệnh nhân.
Viên cédestarnin (màu hồng) mà bạn mô tả chúng tôi không rõ là thuốc gì
nên nếu cần bạn đưa đến bệnh viện hoặc nhà thuốc gần nhất để tham khảo và trao
đổi thêm về thành phần của thuốc, tác dụng và những biến chứng của thuốc cần
được biết rõ trước khi cho cháu bé sử dụng.
Rau khúc chữa bệnh

Rau khúc có tác dụng tiêu đờm, trị ho, hen suyễn, cảm sốt, thấp khớp, chữa
bệnh tăng huyết áp, đắp ngoài trị rắn cắn. Dưới đây là bốn bài thuốc trị bệnh từ
loại rau này.
Rau khúc hay rau khúc vàng, thân thảo cao từ 40-50cm, màu trắng, có lông
như bông, lá nguyên mọc so le thuôn hình dải, tù, có mũi cứng ở đỉnh, thon hẹp
dần lại ở gốc dài từ 4-7cm, rộng 5-10mm có lông mềm, hoa màu vàng ánh, rau
khúc mọc nhiều ở các bãi đất trống, ruộng khô, nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc.
Người dân thường lấy lá để làm bánh khúc và cũng dùng rau khúc để làm thuốc
chữa bệnh, Rau thường được thu vào mùa xuân, mùa hè rửa sạch dùng tươi hay
phơi khô để dùng dần.
Rau khúc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trị ho, hen suyễn, trị
cảm sốt, thấp khớp, chữa bệnh tăng huyết áp, đắp ngoài trị rắn cắn.
Trị rắn cắn: Lấy một nắm lá khúc tươi, rửa sạch giã nát đắp vào chỗ rắn
cắn.
Trị ho: Rau khúc 30g, gừng tươi 3 lát sắc uống 3 lần trong ngày, mỗi lần

uống từ 40-50ml, uống trước khi ăn, uống 5 ngày liền.
Trị hen suyễn: Rau khúc 30g, củ mài 20g, hành khô 10g, gừng tươi 3 lát sắc
uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 40-50ml, uống sau bữa ăn 20-30 phút, sắc
uống từ 5-7 ngày.
Trị viêm họng: Rau khúc 30g, lá rẻ quạt 5g, gừng tươi 3 lát, sắc uống 3 lần
trong ngày, mỗi lần uống 40-50ml, sắc uống từ 5-7 ngày.

×