Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Các Yếu Tố Gây Viêm Nha Chu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.31 KB, 5 trang )

Các Yếu Tố Gây Viêm Nha Chu



Sinh non cũng là một yếu tố dẫn đến viêm nha chu.

Nha chu là bệnh có liên quan trực tiếp đến tổ chức mô nâng đỡ quanh chân răng,
như bệnh nướu răng và các bệnh có tính phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu
răng gồm xương răng và dây chằng nha chu.

Có thể nhận biết bệnh viêm nha chu khi có các triệu chứng sau:

- Chảy máu răng khi đánh răng

- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng

- Hơi thở hôi dai dẳng

- Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu

- Răng lung lay khi nhai.

Viêm nha chu không chỉ là nguyên nhân chính gây mất răng mà còn là nguy cơ
của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
1. Bệnh tim mạch và chứng xơ vữa mạch máu

X
ơ cứng mạch máu là một bệnh thoái hóa tiến triển ảnh hưởng đến kích thước
lòng động mạch. Các đám xơ vữa được tạo ra từ những tế bào bị phân hóa, các
tinh thể cholesterol và protein huyết tương làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến sự
thiếu tưới máu, làm tế bào hoại tử.



Nguy cơ cổ điển của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol - huyết và
thuốc lá chiếm đến 1/2-2/3 nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho
thấy bệnh nhân bị viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần
người không bị viêm nha chu. Viêm nhiễm lợi răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
mạch, tương đương với những nguy cơ cổ điển.

2. Sinh non

Sinh thiếu tháng (< 2,5kg) là nguyên nhân đáng kể gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Những yếu tố nguy cơ đã được biết đến gồm: phụ nữ lớn tuổi (trên 34 tuổi), phụ
nữ trẻ (dưới 17 tuổi), thu nhập thấp, thiếu chăm sóc tiền sinh, thai phụ nghiện ma
túy, nghiện rượu và thuốc lá, cao huyết áp, nhiễm trùng sinh dục - tiết niệu, đái
tháo đường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những phụ nữ sinh non bị viêm nha
chu nhiều hơn so với những phụ nữ sinh con đủ tháng.

3. Đái tháo đường

Nguy cơ của viêm nha chu đối với bệnh đái tháo đường rất lớn vì bệnh nhân đái
tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân đái tháo đường nếu bị viêm nha chu
cần phải giảm liều Insulin. Viêm nha chu nặng là yếu tố nguy cơ quan trọng đối
với tiến triển của đái tháo đường và làm bệnh nhân khó kiểm soát được lượng
đường trong máu.

4. Nhiễm khuẩn huyết

Vết trầy da cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thoáng qua. Trong miệng, sự
nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra do nhai, nhổ răng, đánh răng. Viêm nha chu
cũng có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết.



5. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Nguyên nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn, làm van tim hay
nội tâm mạc bị tổn thương. Vi khuẩn đi vào máu và tấn công vào bề mặt nội tâm
mạc. Ở người khỏe mạnh có tình trạng nha chu bình thường sẽ ít xảy ra hiện
tượng nhiễm khuẩn huyết. Với những người bị sa van hai lá, bị thấp khớp thì phải
được điều trị kháng sinh dự phòng, nếu cần phải can thiệp phẫu thuật về răng để
tránh nhiễm khuẩn huyết.


6. Bệnh đường hô hấp

Viêm phổi là bệnh gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và
virus tấn công mô phổi. Bệnh thường nặng và có thể gây tử vong. Viêm phổi do vi
khuẩn có xu hướng ngày càng nguy hiểm vì tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh,
mà miệng lại là một nguồn nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

×