Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những Điều Lý Thú Về Đôi Mắt ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.05 KB, 5 trang )

Những Điều Lý Thú Về Đôi Mắt




Đã bao giờ bạn thử vừa hắt xì hơi vừa cố mở to mắt chưa? Chắc chắn một điều là
bạn không thể làm được điều đó. Có thể xem sự khép lại của mí mắt là một cơ chế
tự vệ.

Đôi mắt chính là phương tiện giúp bạn quan sát và phán đoán thế giới xung
quanh. Nhờ có đôi mắt mà cuộc sống của chúng ta đầy màu sắc. Nhưng đôi mắt
còn ẩn chứa những điều kỳ thú mà bạn chưa có dịp khám phá.

Mắt luôn giữ nguyên kích thước?

Câu trả lời là không. Sự thật là có một thay đổi nhỏ trong kích thước của đôi mắt
kể từ lúc bạn chào đời đến khi từ giã cuộc sống. Khi vừa chào đời, mắt có đường
kính khoảng 18 mm. Trong vòng một năm sau đó, kích thước này tăng lên đến 19,5
mm.

Một người trưởng thành có đường kính mắt vào khoảng 24-25 mm và nhãn cầu
bằng 2/3 kích thước một quả bóng bàn. Như vậy, trong suốt cuộc đời chúng ta, đôi
mắt chỉ lớn thêm được khoảng 28% so với kích cỡ ban đầu.

Nhận biết bao nhiêu màu?

Chúng ta nhận biết ánh sáng thông qua màu của chúng. Tuy nhiên, con người chỉ
có thể nhận biết ánh sáng có bước sóng trong khoảng giới hạn 380Nm - 740Nm.
Đây là dải nhìn thấy của ánh sáng (quang phổ). Chính từ dải quang phổ này,
Issac Newton đã chia ánh sáng làm bảy loại là đỏ, da cam, vàng, xanh da trời,
xanh đậm, chàm và tím.



Năm 1790, nhà nghiên cứu Thomas Young cho rằng chúng ta chỉ nhìn thấy được
ba màu là đỏ, xanh đậm và vàng. Các màu khác chỉ là sự pha trộn của ba màu cơ
bản đó. Năm 1878, ông Ewald Hering đã đưa ra một lý thuyết về bốn gam màu cơ
bản là đỏ, xanh da trời, vàng và xanh đậm. Theo đó, khi bốn màu cơ bản trên pha
trộn với màu trắng hoặc đen sẽ tạo ra các loại màu sắc khác nhau mà con người
có thể nhận biết.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thật sự có một con số chính xác về lượng màu
mà con người có thể nhận biết. Nghiên cứu gần đây nhất cho thấy con người có
thể nhận ra những khác biệt rất nhỏ giữa các màu.

Các nhà nghiên cứu cho rằng con người có thể phân biệt tối thiểu 10 triệu màu
khác nhau. Tuy nhiên, con số trên chưa hoàn toàn chính xác bởi trong mỗi nền
văn hóa khác nhau thì cách phân biệt màu sắc cũng tương đối khác nhau.

Lông mi có thể mọc trở lại không?

Câu trả lời là có. Nếu đeo kính sát tròng, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn sự thay đổi
này. Thời gian để lông mi hồi sinh là 4-8 tuần. Lông mi cùng với mí mắt có tác
dụng bảo vệ đôi mắt khỏi bụi bẩn cũng như ngăn chặn các thành phần lạ xâm
nhập mắt.

Mắt là giác quan phát triển nhất?

Đúng. Các giác quan của chúng ta bao gồm thính giác (tai), khứu giác (mũi), xúc
giác (da), vị giác (lưỡi) và thị giác (mắt). Chúng liên quan chặt chẽ với nhau và
tiếp nhận, xử lý thông tin cùng lúc. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới nhất,
thị giác là giác quan ưu việt và phát triển nhất của con người.


Màu mắt của một người có thể khác nhau?

Màu mắt của chúng ta được quyết định bởi số lượng melanin - một loại sắc tố màu
nâu đen có trong mống mắt. Nếu thiếu melanin, mắt sẽ có màu xanh, còn dồi dào
melanin thì mắt có màu nâu.

Những người có tóc và da màu sậm thường là những người có hàm lượng melanin
cao, do vậy mắt họ thường có màu nâu. Trong khi đó, những người có tóc và da
màu sáng có hàm lượng melanin thấp và do vậy mắt thường có màu nhạt hơn.
Điều này cũng giải thích nguyên nhân phần lớn mắt của trẻ sơ sinh sáng màu hơn
so với người lớn, do hàm lượng melanin còn thấp.

Rất hiếm người có hai màu mắt, nhưng đối với động vật thì điều này là khá phổ
biến, như ở ngựa, mèo và chó. Điều này có nguyên nhân từ sự biến đổi gene kiểm
soát màu sắc. Mắt hai màu ở người có thể là một sự kế thừa sinh học tiêu biểu
hoặc do những tổn thương trong sắc tố của mắt vì sử dụng thuốc.

Vừa mở mắt vừa hắt xì hơi?

Đã bao giờ bạn thử vừa hắt xì hơi vừa cố mở to mắt chưa? Chắc chắn một điều là
bạn không thể làm được điều đó. Hắt xì hơi là một phản ứng ngẫu nhiên của cơ
thể khi mũi chúng ta bị kích thích. Hắt xì hơi tạo ra một xung lực tác động lên
toàn bộ cơ thể, bao gồm vùng bụng, ngực, cổ và mặt. Xung lực đó tác động lên các
cơ ở mặt, làm cho mí mắt tự động khép lại. Phản ứng này là hoàn toàn tự động và
ta không thể làm ngược lại được.

Hắt xì hơi gây ra một áp lực lớn lên đầu và cơ quan hô hấp. Do vậy, có thể xem sự
khép lại của mí mắt là một cơ chế tự vệ.

×