Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Ths. triết học_về tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cỏn bộ chủ chốt cấp cơ sở của tỉnh hưng yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.15 KB, 129 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện cơng cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong
hơn hai thập kỷ qua đã mang lại những thành quả to lớn trong sự phát triển
kinh tế - xã hội. Những năm qua đất nước ta đã từng bước thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề và điều kiện cần thiết để chuyển
sang thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố,
thực hiện "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
Trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
chủ chốt cấp cơ sở là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thắng lợi của
q trình đổi mới. Đội ngũ này giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính trị, là
cầu nối có hiệu lực nhất giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Chính đội ngũ
lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở là người chỉ đạo cuối cùng và trực tiếp đối mặt, giải
quyết những vấn đề cụ thể nảy sinh trong hoạt động thực tiễn ở cơ sở.
Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn còn những hạn chế chưa đáp ứng được yêu
cầu sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nông thôn. Một trong
những biểu hiện của hạn chế này là họ đã mắc phải tư duy kinh nghiệm, giáo
điều. Tư duy kinh nghiệm, giáo điều bên cạnh những yếu tố tích cực thì cũng
gây ra những tác hại rất lớn trong sự nghiệp đổi mới phát triển kinh tế - xã hội
ở nông thôn. Một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên cũng không tránh
khỏi căn bệnh này. Tư duy kinh nghiệm, giáo điều đang là trở lực đối với một
số cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở Hưng Yên. Nó làm cho hiệu quả
tổ chức thực tiễn của đội ngũ này bị hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu “về tư
duy kinh nghiêm, giáo điều và những biểu hiện của nó ở một số cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở của tỉnh Hưng Yên hiện nay” là một vấn đề cần thiết. Làm sáng
tỏ bản chất, biểu hiện đặc trưng, nguyên nhân chủ yếu về tư duy kinh nghiệm,
giáo điều ở một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, để từ đó tìm ra phương hướng và
giải pháp từng bước khắc phục nó, là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn



2
quan trọng và cấp bách đổi với sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay nói chung, Hưng Yên nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu về tư
duy kinh nghiệm, giáo điều. Thể hiện là đã có nhiều bài viết trên các tạp chí,
in trong sách báo. Nhiều tác giả ít nhiều đã đề cập tới những biểu hiện,
nguyên nhân, tác hại của bệnh kinh nghiệm, giáo điều và tư duy kinh nghiệm,
giáo điều ở nước ta, cũng như phương pháp khắc phục. Có thể kể tên một số
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này như:
- Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long: Kinh nghiệm và lý luận, Tạp chí
nghiên cứu lý luận, số 01/1984; và chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, khắc
phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều trong quá trình đổi mới tư duy lý luận.
Trong sách "Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận”, Học viện
Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội, 1988.
- Dương Phú Hiệp: Góp phần phân tích ngun nhân của sự lạc hậu về
nhận thức lý luận và sự yếu kém vận dụng các quy luật, Tạp chí nghiên cứu lý
luận, số 6/ 1987.
- Giáo sư, tiễn sĩ Lê Hữu Nghĩa: Một số căn bệnh trong phương pháp
tư duy của cán bộ ta, Tạp chí Triết học số 2/1998.
- Giáo sư, tiến sĩ Hồng Chí Bảo: Tư duy lý luận đến tư duy kinh
nghiệm,Thông tin lý luận, số 6/1998.
- Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Long: Chống bệnh kinh nghiệm giáo
điều đổi mới tư duy lý luận, Tạp chí cộng sản số 05/1988.
- Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Phịng: Giải pháp nâng cao năng lực tư
duy biện chứng, chống bệnh giáo điều, kinh nghiệm và chủ quan duy ý chí,
Tạp chí lý luận chính trị số 8/ 2007.
- Thạc sĩ Thiều Quang Đồng: Lơgíc học với việc nâng cao trình độ tư
duy lơgíc…, Triết học đổi mới và đổi mới nghiên cứu giảng dạy triết học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.



3
- Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Nga: Vấn đề khắc phục sự lạc hậu
của ý thức xã hội ở nước ta hiện nay, Triết học đổi mới và đổi mới nghiên cứu
giảng dạy triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
- Võ Thị Bích: Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
Long An, Luận văn thạc sĩ Triết học, 2001.
- Đỗ Thành Hiệp: Ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm đối với đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Cà Mau, Luận văn thạc sĩ Triết học, 2008.
Mặc dù đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về tư duy con
người, nhưng việc nghiên cứu tư duy đặc thù của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở Đồng bằng sơng Hồng nói chung và tỉnh Hưng n nói riêng thì hầu
như chưa có cơng trình nào đề cập một cách cụ thể. Do vậy, vấn đề nghiên
cứu tư duy trong quá trình nhận thức đối với cán bộ ta vẫn là vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu để góp phần cho các cấp lãnh đạo, quản lý nghiên cứu và
tổ chức thực tiễn đạt hiệu quả cao.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Làm rõ bản chất của tư duy kinh nghiệm, giáo điều và biểu hiện của
chúng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cơ sở, trên cơ sở đó
đề xuất một số giải pháp giải pháp cơ bản nhằm nâng cao trình độ tư duy lý
luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta nói chung và tỉnh Hưng
Yên nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích, làm rõ thực chất tư duy kinh nghiệm, giáo điều và những biểu
hiện của chúng trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay.
- Phân tích làm rõ những biểu hiện của tư duy kinh nghiệm, giáo điều
đối với một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tư duy kinh nghiệm,

giáo điều, nâng cao trình độ tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ nói chung
và một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hưng Yên nói riêng.


4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Nghiên cứu bản chất, biểu hiện và nguyên nhân chủ yếu mang tính
đặc thù của tư duy kinh nghiệm, giáo điều ở một số cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
ở tỉnh Hưng Yên hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn giới hạn nghiên cứu sự ảnh hưởng của tư duy kinh nghiệm,
giáo điều đối với cán bộ cấp cơ sở xã, phường, thị trấn(Cán bộ cấp xã gồm: Bí
thư, Phó bí thư đảng uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân và Hội đồng
nhân dân, Trưởng, Phó các ban ngành đồn thể). qua khảo sát thực tế tại tỉnh
Hưng Yên.
- Thời gian từ năm 2005 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những nguyên
lý nhận thức mác xít, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về tư tưởng, lý luận
nhận thức, các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (tỉnh, huyện, xã, phường,
thị trấn). Luận văn có kế thừa và sử dụng một số kết quả nghiên cứu khoa học
của các tác giả đã nghiên cứu và được cơng bố trên sách, báo, tạp chí có liên
quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, quy lạp, diễn
dịch; lịch sử - lơgíc, điều tra, khảo sát thực tế.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tế và đóng góp mới của luận văn
- Cung cấp luận cứ khoa học cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp

cơ sở nhằm khắc phục tư duy kinh nghiệm, giáo điều trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng
dạy ở các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện...


5
- Luận văn khái quát một số nét cơ bản của tư duy kinh nghiệm, giáo
điều và sự biểu hiện của nó đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Hưng Yên, chỉ ra tác hại của tư duy thiếu cơ sở khoa học này, đồng thời góp
phần nâng cao năng lực tư duy biện chứng trong quá trình lãnh đạo chỉ đạo
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.
- Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính
khả thi góp phần cùng Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nâng cao trình độ, năng lực
cho cán bộ ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ hội nhập,
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 5 tiết.


6
Chương 1
TƯ DUY KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ
ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. TƯ DUY KINH NGHIỆM, GIÁO ĐIỀU

1.1.1. Tư duy kinh nghiệm
Để hiểu được tư duy kinh nghiệm, giáo điều trước hết chúng ta phải

làm rõ được phạm trù tư duy.
a. Tư duy:
Khi nói tới tư duy là nói tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học. Mỗi ngành khoa học nghiên cứu tư duy ở những góc độ khác nhau. Từ
xa xưa trong quá trình lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của mình, con
người ln có nhu cầu hiểu biết về thế giới khách quan, nhu cầu trao đổi kinh
nghiệm, những hiểu biết của mình với người khác và chính trong q trình đó
đã dần dần tạo cho con người một cách suy nghĩ (lúc đầu còn tự nhiên, tự phát
và cùng với sự phát triển của lịch sử thì suy nghĩ, tư duy đã đạt tới sự chính
xác và khoa học hơn). Xét về thực chất thì tư duy là chức năng đặc biệt riêng
có của bộ óc con người. Đó là q trình ý thức con người tiếp cận và nắm bắt
hiện thực; Là hình thức cao của sự phản ánh tích cực, chủ động, có mục đích
về hiện thực khách quan và được biểu hiện ra là sự nhận thức có tính trung
gian, gián tiếp, khái qt về các mối liên hệ của sự vật và hiện tượng. Tư duy
là thuộc tính khơng thể thiếu trong hoạt động chủ quan của con người, được
thể hiện rõ nhất, tập trung nhất trong hoạt động sáng tạo và trong việc tiên
đoán về các sự kiện, hiện tượng của thế giới. Nó xuất hiện và hiện thực hố
trong q trình giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của con người.
Tư duy là sản phẩm đặc biệt của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ
óc con người. Q trình phản ánh tích cực thế giới khách quan của tư duy
được thực hiện thơng qua các hình thức: khái niệm, phán đốn, suy lý, chứng
minh...thơng qua các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng


7
hoá, khái quát hoá...Như vậy xét về thực chất, tư duy là sự hoạt động đặc biệt
của quá trình con người phản ánh thế giới, là quá trình phản ánh dựa trên hoạt
động của bộ não nhằm nhận thức bản chất, quy luật vận động của hiện thực
khách quan và định hướng đối với hoạt động khách quan đó. Quy luật của tư
duy chính là sự phản ánh các quy luật của hiện thực khách quan, từ những

hình ảnh nguyên vẹn của sự vật, hiện tượng trong thế giới do cảm giác đem
lại và được tư duy sàng lọc, loại bỏ những mặt, những yếu tố bên ngoài, ngẫu
nhiên trên cơ sở sáng tạo để tìm ra những mặt cơ bản, tất yếu, những quan hệ
bản chất, bên trong mang tính quy luật Từ đấy hình thành nên những khái
niệm, phạm trù tương ứng với các mặt, các quan hệ tất yếu của chúng; dựa
vào đó mà xây dựng nên hình ảnh mới, những quy luật khái quát xu hướng
vận động, phát triển của các sự vật. Như vậy, tư duy chỉ có ở con người, là
trình độ cao nhất của nhận thức trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Nhưng đó khơng phải là sự phản ánh thụ động, phụ thuộc của con người mà
là tác động và phản ánh thế giới một cách chủ động và sáng tạo.
Tư duy, về bản chất là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan, bởi
vì trong quá trình phản ánh, tư duy không sao chép nguyên xi sự vật mà biết
phân loại sự vật, chính bằng sức mạnh của tư duy trừu tượng trên cơ sở khái
quát hoá, trừu tượng hoá, đem đến cho con người những tri thức về bản chất,
quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan. Sự sáng tạo của tư duy còn thể
hiện ở chỗ sự phản ánh không rập khuôn, giáo điều, máy móc và càng xa lạ
với thái độ thụ động, ỷ lại, chủ quan duy ý chí, đó là khả năng nắm bắt bản
chất sự vật, biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát từ thực tế sinh động
của đời sống hiện thực để rút ra những kết luận khoa học. Như C.Mác, nói sự
sáng tạo của tư duy thể hiện ở chỗ: "cái vật chất di chuyển vào trong óc và cải
biến đi” hay như cách nói của V.I. Lênin “đó là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan”. Với bản chất phản ánh sáng tạo tư duy luôn vươn tới cái mới, cái
tiến bộ giúp con người nhận thức thế giới khách quan ngày càng đầy đủ, sâu sắc
hơn. Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao
của khoa học thì khơng thể khơng có tư duy lý luận” [34, tr.489].


8
Tư duy là hình thức phản ánh tích cực thực tại khách quan của con
người [62, tr.634]. Đó là hoạt động phản ánh ở giai đoạn cao nhất của nhận

thức. Nếu con người chỉ dừng lại ở các hình thức như cảm giác, tri giác, biểu
tượng thì nhận thức của con người rất hạn chế, bởi vì con người khơng chỉ
bằng các hình thức đó mà hiểu được các vấn đề sâu xa hơn trong tự nhiên
cũng như những hiện tượng phức tạp trong xã hội. Với tư cách là kết quả của sự
vận động, năng động của ý thức, tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh trung gian,
gián tiếp, khái quát tích cực về thế giới khách quan. Ở giai đoạn cao của nhận
thức, sự vật được phản ánh một cách gián tiếp, khái quát trong các khái niệm,
phán đốn thơng qua các thao tác trung gian, trừu tượng hố, khái qt hố. Và
chính nhờ các thao tác này mà tư duy thể hiện được sức mạnh của mình.
Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn của con người thì tư duy xuất
hiện, biến đổi và phát triển. Thực tiễn chính là cơ sở, động lực và tiêu chuẩn
để kiểm tra sự đúng, sai của tư duy. Mục đích của tư duy hướng tới là để phục
vụ cho hoạt động thực tiễn được tốt hơn; chính quá trình tư duy sẽ tìm ra
những biện pháp, cách thức để hiện thực hố mình thơng qua hoạt động thực
tiễn của con người. Để có tác động biến đổi hiện thực, trước hết con người
cần phải tìm cách nhận thức và hiểu biết về nó. Hoạt động nhằm biến đổi hiện
thực là cơ sở cho nhận thức, tư duy mang tính sáng tạo và phát triển khơng
ngừng. Vì thơng qua hoạt động tác động nhằm biến đổi hiện thực đó mà các
sự vật, hiện tượng bộc lộ các thuộc tính, tính chất của mình trên cơ sở đó con
người mới hiểu biết về các sự vật hiện tượng. Đây là q trình khơng có giới
hạn cuối cùng của hoạt động nhận thức. Hơn nữa hoạt động của tư duy còn là
hoạt động vận dụng và sử dụng, kết hợp các khái niệm để tạo ra khái niệm
mới, phản ánh các quan hệ tất yếu, các quy luật vận động, phát triển của thế
giới khách quan. Đồng thời, hoạt động của tư duy cũng là quá trình vận dụng
tri thức thu được vào hoạt động thực tiễn của con người, làm cho hoạt động
đó phát triển, từ đó mà tư duy lý luận cũng khơng ngừng phát triển. Chính vì
thế, sự phát triển của tư duy phụ thuộc vào thực tiễn lịch sử - xã hội, từ hoạt


9

động thực tiễn của con người. Trong đó hoạt động lao động sản xuất tạo ra
của cải vật chất là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là hoạt động
cơ bản nhất tạo ra tư duy. Hoạt động này càng phát triển thì tư duy, trí tuệ của
con người càng phát triển. Như Ph. Ăngghen đã nói: “Trí tuệ của con người
phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên” [34,
tr.720].
Như vậy, thơng qua hoạt động thực tiễn của mình, con người đã chủ
động nhận thức và cải tạo thế giới. Tư duy của con người do hiện thực khách
quan quy định; nhưng chính hoạt động thực tiễn của con người lại là cơ sở,
động lực cơ bản cho sự xuất hiện và phát triển của tư duy và cũng chính là cơ
sở để kiểm tra tính đúng đắn của tư duy, loại bỏ sai lầm, tạo ra sự phát triển
liên tục của tư duy con người.
Tư duy của con người ln có tính sáng tạo và vươn tới những giá trị
mới thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn. Hoạt động thực tiễn là cơ sở,
động lực của tư duy. Vì vậy, khi hoạt động thực tiễn cịn ở trình độ thấp thì
tương ứng với nó là cấp độ tư duy ở trình độ thấp. Hoạt động thực tiễn đạt tới
trình độ cao hơn thì phương pháp tư duy, trình độ tư duy cũng được nâng lên.
Thơng qua tư duy, sự vật được phản ánh khái quát trong các hình thức
khái niệm, phán đốn, suy luận. Tư duy luôn gắn liền với ngôn ngữ, ngôn ngữ
là vỏ vật chất của tư duy, tư duy phải được diễn đạt trực tiếp bằng ngơn ngữ vì
nó là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, là phương tiện diễn đạt kết quả của sự
nhận thức, để lưu giữ và tiếp tục phát triển kết quả của nhận thức đó. Thơng
qua đó mà con người mới sáng tạo ra những khái niệm, những phạm trù khoa
học, nêu lên những quy luật của các khoa học và vì vậy mà hiểu sâu sắc hơn
bản chất của các sự vật. Nếu khơng có ngơn ngữ thì tư duy và tư tưởng lồi
người sẽ khơng lưu giữ và kế thừa, phát triển được.
Thế giới khách quan là vơ cùng vơ tận, thực tiễn thì ln ln vận động
và phát triển. Vì Vậy, địi hỏi tư duy phải luôn luôn năng động và sáng tạo
phát hiện ra những cái mới, những tình huống có vấn đề trong nhận thức và



10
trong hoạt động thực tiễn, đưa ra các giải pháp đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống. Do đó, tư duy là một q trình vơ tận, vận động và phát triển không
ngừng phát triển từ thấp đến cao. Khi xét tư duy như một q trình, một bản
tính phát triển chung của con người thực tiễn xã hội, tư duy thể hiện khuynh
hướng phát triển tất yếu của nó. Như Ph. Ăngghen đã nói tư duy của con
người vừa tối cao, vừa không tối cao. Xét tư duy theo chủ thể cá biệt thì nó
khơng tối cao và có hạn. Xét tư duy theo bản tính, khả năng của con người thì
nó là tối cao và vơ hạn. Hay theo cách nói của chủ nghĩa duy vật biện chứng
khi nói về khả năng nhận thức của con người đã chỉ ra rằng chỉ có cái con
người chưa biết chứ khơng có cái mà con người khơng thể biết.
Tư duy là sản phẩm của lịch sử, nó xuất hiện trong lịch sử cùng với quá
trình hoạt động thực tiễn của con người. Tư duy không xuất hiện trên mảnh đất
trống không mà nó chính là sự kết hợp giữa sự kế thừa các lối tư duy truyền
thống với lối tư duy trong hồn cảnh của thực tại. Qua đó chúng ta có thể hiểu
rằng trong những thời đại khác nhau, với những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã
hội, khoa học…khác nhau, thì trình độ của tư duy cũng ở mức độ khác nhau
b. Tư duy kinh nghiệm:
- Khái niệm:
Từ sự phân tích về tư duy ở trên, trình độ của tư duy được xem xét ở
các cấp độ khác nhau như tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận. Tư duy kinh
nghiệm có phương pháp và chức năng khác với tư duy lý luận. Đối tượng
nghiên cứu của tư duy kinh nghiệm là những khách thể tồn tại trong không
gian và thời gian với sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái đặc thù và
cái phổ biến.
Trong suốt chiều dài của sự phát triển lịch sử triết học từ xưa cho đến
nay đã có rất nhiều nhà triết học xem xét tư duy kinh nghiệm ở nhiều góc độ
khác nhau như: Quan điểm của các nhà cảm giác, kinh nghiệm chủ nghĩa cho
rằng, kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức. Còn chủ nghĩa duy

vật cho rằng, nguồn gốc của kinh nghiệm là ở bên ngoài, tồn tại khách quan,


11
độc lập với ý thức con người. Tính trực quan của chủ nghĩa duy vật trước Mác
đã thể hiện quan điểm về vấn đề này là kinh nghiệm chỉ được coi như kết quả
của sự tiếp thu thụ động thế giới bên ngồi, như tự bản thân nó, kinh nghiệm
cảm tính khơng đem lại một tri thức phổ biến và cần thiết, mà chỉ nắm lấy mặt
bề ngoài của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Trên cơ sở kế
thừa các thành tựu của triết học trước, chủ nghĩa Mác đã khắc phục được tính
chất trực quan trong việc giải thích kinh nghiệm, thừa nhận kinh nghiệm là cái
có sau so với hiện thực khách quan, chủ nghĩa Mác coi kinh nghiệm không
phải là nội dung thụ động của ý thức mà là sự tác động thực tiễn của con
người tới thế giới bên ngoài. Trong quá trình tác động đó, con người phát hiện
ra những mối liên hệ cần thiết, những đặc tính, những quy luật của sự vật,
hiện tượng, con người tìm kiếm và thử nghiệm những phương pháp và
phương tiện hoạt động phù hợp với thực tiễn đặt ra. Trong Đại từ điển Tiếng
việt, khái niệm, "kinh nghiệm ” được dùng để chỉ sự hiểu biết có thể áp dụng
hữu hiệu cho cuộc sống có được nhờ sự tiếp xúc; từng trải thực tế [12, tr.948].
Điều này cũng có nghĩa, kinh nghiệm là một dạng tri thức phản ánh hiện thực
khách quan, cho nên xét về mặt nhận thức luận, kinh nghiệm là tính thứ hai,
thế giới khách quan là tính thứ nhất. Tức nội dung mà kinh nghiệm phản ánh
thuộc thế giới khách quan. Kinh nghiệm chỉ có ở con người, nhưng nội dung
của kinh nghiệm lại không phụ thuộc vào con người mà chỉ phụ thuộc vào sự
vật khách quan được kinh nghiệm đó phản ánh. Tuy nhiên, kinh nghiệm
khơng phải là sự thể hiện nội dung thụ động của nhận thức bởi con người là
kết quả của sự tác động tích cực của con người đối với thế giới khách quan.
Xét về mặt lịch sử, nội dung của kinh nghiệm luôn có tính lịch sử - cụ
thể. Kinh nghiệm là cái riêng nếu so với lý luận là cái chung. Kinh nghiệm
cũng phản ánh trình độ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ở một

giai đoạn, một thời điểm lịch sử nhất định. Thế hệ trước truyền lại cho thế hệ
sau những kinh nghiệm đã có. Thế hệ sau, khi kế thừa những kinh nghiệm đó,
thơng qua hoạt động thực tiễn sẽ làm đầy đủ, chính xác thêm những kinh


12
nghiệm cũ bằng hàng loạt những tư liệu mới và làm giàu thêm kho tàng kinh
nghiệm quý báu ấy bằng những kinh nghiệm mới. Tất nhiên kho tàng tri thức
nhân loại khơng chỉ có tri thức kinh nghiệm mà cịn có tri thức lý luận. Kinh
nghiệm xét về bản chất có những đặc trưng như là: một dạng tri thức được thu
nhận và tích luỹ qua hoạt động thực tiễn của con người cịn mang tính trực
quan cảm tính; một trình độ phản ánh hiện thực khách quan của con người; là
điểm xuất phát, cơ sở ban đầu vô cùng quan trọng của quá trình nhận thức. Về
mặt hình thức, kinh nghiệm là cái thuộc về chủ quan, là hình thức của ý thức,
của tư duy. Về nội dung kinh nghiệm mang nội dung khách quan, vì nó phản
ánh thế giới khách quan. Nhận thức của con người là quá trình phản ánh hiện
thực khách quan và quá trình hình thành tri thức về hiện thực khách quan
trong bộ não người nhờ có nhận thức. Vì vậy, tri thức là kết quả của q trình
nhận thức, khơng phải giản đơn, thụ động, máy móc mà là một q trình biện
chứng, chủ động, tích cực, sáng tạo để có thể rút ra những kết luận ngày càng
chính xác, tiếp cận ngày càng gần hơn chân lý khách quan. Kinh nghiệm được
tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người, nó được khái qt
hố, trừu tượng hóa thành lý luận. Lý luận là cấp độ phát triển cao của quá
trình nhận thức, là sự phản ánh hiện thực khách quan từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất nông đến bản chất sâu sắc hơn và cũng chính những kết quả
của quá trình nhận thức làm cho con người có những tri thức ở những trình độ
khác nhau.
Tư duy kinh nghiệm là một lối tư duy, một trình độ tư duy của con
người. Nó thể hiện năng lực trừu tượng hố của trí tuệ con người, nhưng ở
trình độ thấp. Bằng tư duy kinh nghiệm, xuất phát từ thực tiễn cuộc sống (sản

xuất và giao tiếp…), người ta có thể rút ra những kết luận có khi khá chính
xác về sự vật, hiện tượng riêng lẻ, nhưng chưa thể khái quát được những mối
liên hệ căn bản giữa các sự vật, hiện tượng và chưa giải quyết được một cách
khoa học những kết luận ấy.


13
Tư duy kinh nghiệm là lối tư duy cụ thể, thiết thực của những người ít
hoặc khơng am hiểu lý luận, khoa học; của các thế hệ trong các dân tộc chưa
trải qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa duy lý, phát triển tư duy lý luận khoa
học. Tư duy kinh nghiệm hướng vào những cái cụ thể, nhưng cái cụ thể ở đây là
cái cụ thể trực quan, cảm tính, vụn vặt, lẻ tẻ. Do đó, kết quả của sự nhận thức cái
cụ thể, nhưng là cái cụ thể chưa vươn cao hơn cái cụ thể cảm tính và chưa phải
là cái cụ thể trong tư duy theo đúng nghĩa khoa học và đầy đủ của nó.
Tư duy kinh nghiệm là lối tư duy, suy nghĩ chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm cả về nội dung lẫn phương pháp, những chất liệu được sử dụng trong
tư duy, lập luận chỉ là những tri thức kinh nghiệm rất hạn chế: hời hợt, giản
đơn, vụn vặt, đơn nhất, nhưng lại coi như là cái chung, cái phổ biến, cái bản
chất, cái quy luật, còn về phương pháp và thao tác của tư duy thì dựa trên
những nếp nghĩ quen thuộc, những lối mịn được hình thành một cách tự phát,
vừa cứng nhắc, vừa khơng khoa học, vừa khơng lơgíc. Tư duy dựng lại ở trình
độ đó khơng những khơng thể nói đến sự sáng tạo mà thậm chí cịn sai lầm.
C.Mác cho rằng: “những người kinh nghiệm chủ nghĩa là những người
vẫn cịn trừu tượng” [32, tr.278]. Từ đó có thể thấy rằng, những người kinh
nghiệm tưởng mình đã xuất phát từ thực tế khách quan, từ cuộc sống sinh
động nhưng cuối cùng lại rơi vào chủ nghĩa duy tâm trừu tượng, chính vì họ
chỉ mới dừng lại ở những kinh nghiệm vụn vặt về sự vật, hiện tượng riêng lẻ,
thiếu sự khái quát sâu sắc nên đã lấy cái cụ thể, cái đơn nhất, cái phiến diện
đem áp dụng cho cái phổ biến, cái tồn thể, cái đa dạng do đó khơng đủ trình
độ nắm bắt được bản chất, quy luật phổ biến, tất yếu của sự vật, hiện tượng

tồn tại vốn có của hiện thực khách quan. V.I. Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu
được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các
mối liên hệ và quan hệ giao tiếp của sự vật đó” [27, tr.346].
- So sánh tư duy kinh nghiệm và những trình độ khác nhau của tư duy
Tư duy kinh nghiệm là tri thức do con người thu được qua thực tiễn sản
xuất, đấu tranh xã hội, tiếp nhận trực tiếp từ quan sát sự vật, hiện tượng cụ


14
thể, khách quan nhưng cịn rời rạc, bề ngồi, riêng lẻ, cục bộ, chưa sâu sắc,
chưa khái quát được về bản chất, tất yếu bên trong vốn có của sự vật, hiện
tượng. Triết học duy vật biện chứng một mặt khẳng định, nhận thức là một
quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn. Trong q trình đó con người tích luỹ, rèn luyện dần dần phát
triển từ trình độ tư duy kinh nghiệm hay (tiền khoa học) tiền lý luận rồi được
nâng lên để đạt tới trình độ tư duy khoa học phản ánh chính xác hơn, sâu sắc
hơn bản chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong quá trình nhận thức của con
người nếu dừng lại ở trình độ kinh nghiệm thì khơng phục vụ tốt cho đời sống
hiện thực sinh động được. Ph. Ăngghen đã viết: "Sự quan sát dựa vào kinh
nghiệm tự nó khơng bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu”
[34, tr.718]. Do đó, nhận thức của con người khơng thể dừng lại ở những
kinh nghiệm thu nhận được trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý
luận. Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của quá trình nhận
thức, đồng thời lại thống nhất với nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức
lý luận cũng khơng đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính,
tuy chúng có quan hệ với nhau. Vì, trong nhận thức kinh nghiệm, ngồi hoạt
động trực quan cảm tính cịn có sự tham gia của yếu tố lý tính. Như vậy có thể
coi kinh nghiệm và lý luận là những bậc thang của lý tính nhưng khác nhau về
trình độ, đối tượng, tính chất phản ánh hiện thực, về chức năng cũng như về
trật tự lịch sử. Tuy nhiên, chúng thường diễn ra đan xen lẫn nhau trên thực tế

trong một quá trình nhận thức nhưng chúng có nhiệm vụ và chức năng khác
nhau. Nếu nhận thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, với sự tác động của
hiện thực khách quan cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý
tính nhờ có tính khái qt cao lại có thể hiểu được bản chất, quy luật của sự
vận động phát triển của sự vật, hiện tượng, giúp cho nhận thức cảm tính có
tính định hướng đúng và trở lên sâu sắc hơn.
Nếu chúng ta mới chỉ dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới
chỉ có được tri thức về đối tượng, cịn bản chất những tri thức ấy có chân


15
thực, có đúng đắn và đúng như thế nào thì con người chưa thể biết được.
Trong khi đó nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức ấy có chân
thực hay khơng thì nhất thiết nhận thức phải trở về với thực tiễn. Bởi vì, thực
tiễn là tiêu chuẩn, thước đo tính chân thực của tri thức đạt được trong q
trình nhận thức. Cũng chính trong q trình phát triển của thực tiễn và nhận
thức, những tri thức có từ trước và tri thức hiện nay vẫn thường xun chịu sự
kiểm sốt của thực tiễn tiếp theo. Vì, những tri thức được thực tiễn trước đây
chứng minh có thể là đúng đắn nhưng ở những giai đoạn tiếp theo có thể nó
khơng cịn phù hợp, khơng cịn đúng đắn vậy đòi hỏi phải được tiếp tục bổ
sung, điều chỉnh để tránh những sai lầm, cực đoan, giáo điều, bảo thủ, chủ
quan duy ý chí, trì trệ cản trở sự phát triển.
Như vậy, kinh nghiệm là một dạng tri thức phản ánh hiện thực khách
quan có tính trực quan cảm tính, nhưng khơng thể đồng nhất kinh nghiệm với
nhận thức cảm tính. Q trình hình thành tri thức kinh nghiệm là quá trình cải
tạo, cải biến những tài liệu cảm tính thơng qua sự phân tích, tổng hợp, phân
loại, hệ thống hoá và khái quát hoá những tài liệu do nhận thức cảm tính đem
lại. Mục tiêu của nó là tìm ra mối quan hệ bản chất, tính quy luật của sự vật,
hiện tượng được lặp đi, lặp lại trong hiện thực khách quan. Vì vậy, kinh
nghiệm và lý luận là những bậc thang của lý tính nhưng lại khác nhau về trình

độ phản ánh hiện thực cũng như trật tự xét về góc độ lịch sử. Nếu tư duy kinh
nghiệm chỉ mới dừng lại ở việc mô tả những đặc điểm, những mối liên hệ bên
ngoài của sự vật thì tư duy lý luận đi sâu phản ánh các thuộc tính, các mối liên
hệ của tính quy luật, bản chất của chúng. Với bản chất đó, tri thức lý luận
mang tính định hướng, dự báo khoa học về xu hướng vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng, chỉ đạo dẫn dắt hoạt động thực tiễn của con người vững
chắc hơn, chủ động hơn, tự giác hơn, tránh được sự mò mẫm, bế tắc, tự phát
trong nhận thức cũng như trong hành động.
Tri thức kinh nghiệm với tư cách là một dạng tri thức chưa hoàn thiện,
chưa đầy đủ, nó chỉ phản ánh được những thuộc tính bề ngoài riêng lẻ, giới


16
hạn ở lĩnh vực các sự kiện quan sát, miêu tả, thí nghiệm, chưa sâu sắc, chưa
chính xác, chưa phản ánh được cái bên trong, tất yếu của thế giới hiện thực.
Tuy nhiên tri thức kinh nghiệm là cơ sở là nguồn tài liệu trực tiếp, quan trọng
cho sự khái quát thành lý luận, dựa vào kinh nghiệm để con người bổ sung,
phát triển lý luận ngày càng hoàn thiện hơn, chính xác hơn, khoa học hơn.
Khơng có kinh nghiệm thì khoa học khơng phát triển được, kinh nghiệm càng
nhiều, càng phong phú thì càng tạo cơ sở cho sự phát triển lý luận. Vì vậy,
kinh nghiệm có vai trị quan trọng, thiếu kinh nghiệm, không xuất phát từ kinh
nghiệm, tách khỏi kinh nghiệm, lý luận sẽ trở thành ảo tưởng, hoang đường,
không phục vụ được cho hoạt động thực tiễn của con người và có thể dẫn đến
sai lầm nghiêm trọng trong đường lối, chủ trương, chính sách của một chế độ xã
hội. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Đem thực tế trong lịch sử, trong
kinh nghiệm các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh kỹ lưỡng, rõ ràng làm thành
kết luận. Rồi đem nó chứng minh trong thực tế” [39, tr. 233].
Nhưng, trong thực tế chúng ta thấy rằng, không phải mọi lý luận đều
được ra đời trực tiếp bằng kinh nghiệm, mà do tính độc lập tương đối của nó,
với sức mạnh nội tại của mình, lý luận có thể đi trước những dữ kiện kinh

nghiệm, vượt trước kinh nghiệm. Vì, ở mỗi giai đoạn lịch sử cả kinh nghiệm
và lý luận đều có những trình độ khác nhau, tức là có kinh nghiệm tiền khoa
học, kinh nghiệm khoa học cũng có lý luận trước khoa học và lý luận khoa
học. Tư duy khoa học (cả lý luận và kinh nghiệm) là bước phát triển cao của
nhận thức. Vì vậy, khi đánh giá vai trò của lý luận và kinh nghiệm trước khoa
học trong sự hình thành tri thức cũng như trong sự phát triển của khoa học
phải thấy được rằng, tri thức khoa học phát triển từ kinh nghiệm đồng thời
khắc phục những mặt hạn chế của kinh nghiệm. Nếu chỉ dừng lại ở tư duy
kinh nghiệm chúng ta sẽ bị bế tắc, cục bộ, lúng túng, mò mẫm và tự phát
trong hoạt động thực tiễn. Nhưng chúng ta không nên coi thường kinh nghiệm
cũng như không nên cường điệu kinh nghiệm, mà phải thấy rằng phải xuất
phát từ kinh nghiệm để nâng lên thành lý luận. Vì tri thức lý luận là tri thức


17
khách quan từ kinh nghiệm, nó tồn tại trong hệ thống các khái niệm, quy luật,
phạm trù của lý luận nói chung. Lý luận được hình thành từ kinh nghiệm, trên
cơ sở tổng kết kinh nghiệm, vì vậy phải coi trọng lý luận nhưng không cường
điệu lý luận coi thường thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn. Tri thức kinh
nghiệm và tri thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác nhau, nhưng chúng có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận thức kinh nghiệm
là cơ sở của nhận thức lý luận, nó cung cấp tài liệu phong phú, cụ thể tạo thành
cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cho lý luận. Nhưng nhận thức
kinh nghiệm mới chỉ dừng lại ở các sự kiện, dữ kiện được thu nhận từ trực quan
và thí nghiệm trực tiếp vì vậy nó mới chỉ phản ánh được cái riêng lẻ, bề ngoài
chứ chưa phản ánh được bản chất, các mối liên hệ có tính quy luật của sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan, do đó tự nó khơng thể trở thành nhận thức
khoa học. Muốn phát triển thành nhận thức khoa học thì tất yếu phải trải qua và
thơng qua khả năng tổng kết, trừu tượng hoá, khái quát hố nâng lên thành lý
luận và lý luận đó phải thâm nhập vào thực tiễn để kiểm nghiệm, chứng minh và

tiếp tục phát triển, bổ sung làm cho lý luận ngày càng hồn thiện hơn, chính xác
hơn, định hướng chỉ đạo hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn. Vì vậy trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn khơng được tuyệt đối hố một mặt nào
đó của q trình nhận thức hoặc đề cao lý luận hoặc đề cao kinh nghiệm. Khi nói
tới vấn đề này Hồ Chí Minh khẳng định: “có kinh nghiệm mà khơng có lý luận
cũng như một mắt sáng, một mắt mờ” [39, tr.234].Và như V.I.Lênin cũng đã
chỉ rõ: "Muốn hiểu biết thì phải bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu từ kinh nghiệm, từ
kinh nghiệm mà đi đến cái chung ” [25, tr.220].
Từ những vấn đề đã nói ở trên chúng ta thấy, bất cứ dạng thức nào của
tư duy kinh nghiệm cũng có chung một đặc tính là tính tiền đề và tính định đề.
Như Ph. Ăngghen đã chia ra thành hai loại kinh nghiệm: “Bên ngoài, vật chất
và bên trong - các quy luật và các hình thức của tư duy” [34, tr.829]. Kinh
nghiệm bên ngoài là kết quả của sự trải nghiệm của cuộc sống hàng ngày là
sự đúc kết từ lao động sản xuất, từ đấu tranh xã hội và hoạt động nghiên cứu


18
khoa học, còn kinh nghiệm bên trong là kinh nghiệm tư duy là sự đúc kết từ
các quy luật và hình thức tư duy.
Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức nhưng
chúng tác động bổ sung chuyển hố cho nhau thơng qua hoạt động thực tiễn
của con người. Kinh nghiệm là điểm xuất phát, tiền đề, cơ sở để hình thành
nên lý luận. Đến lượt mình lý luận định hướng, chỉ đạo, dẫn dắt cho hoạt động
thực tiễn. Trong hoạt động thực tiễn, trên cơ sở tổng kết thực tiễn cung cấp
cho lý luận những kinh nghiệm phong phú để hình thành lý luận mới. Vì vậy
kinh nghiệm cũng như lý luận đều là kết quả của hoạt động nhận thức và đều
phản ánh hiện thực khách quan, tư duy kinh nghiệm còn phản ánh hiện thực rời
rạc, riêng lẻ, chưa nắm được cái liên hệ, bản chất tất yếu của sự vật hiện tượng
nhưng nó lại chứa đựng nội dung khách quan trong q trình phản ánh. Phản ánh
đó là đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào chủ thể nhận thức.

Kinh nghiệm mà không được khái quát thành lý luận và lý luận không được
kiểm nghiệm hoặc kiểm nghiệm chưa đạt tới trình độ nhất định thì sẽ khơng có
được một lý luận thật sự khoa học. Kinh nghiệm có tính trực quan, có vai trị
khơng thể thiếu được trong hoạt động hàng ngày của con người, vì vậy chúng dễ
bị con người tuyệt đối hoá, cường điệu hoá trong việc giải quyết các vấn đề mà
thực tiễn cuộc sống đặt ra. Cho nên, chúng ta chỉ có thể lấy những mặt tích cực
của lý luận để khắc phục những hạn chế vốn có của kinh nghiệm, và lấy mặt tích
cực của kinh nghiệm để khắc phục khả năng xa rời thực tế của lý luận và có như
vậy mới làm cho lý luận ngày càng hoàn thiện, chính xác và kinh nghiệm ngày
càng phong phú đa dạng hơn. Như, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Thống nhất lý luận
với thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn
khơng có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không
liên hệ với thực tiễn là lý luận sng” [37, tr.72].Cịn theo V.I.Lênin: "Thực
tiễn cao hơn nhận thức vì nó có ưu điểm khơng những của tính phổ biến mà cả
của tính hiện thực trực tiếp” [25, tr.230]. Nó là quan điểm xun suốt trong
q trình hình thành và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Vì, chính


19
các Ơng đã lăn lộn trong phong trào cơng nhân, theo sát thực tiễn, tổng kết
thực tiễn để sửa đổi, bổ sung và phát triển lý luận.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể khẳng định, kinh nghiệm, tư
duy kinh nghiệm có vai trị quan trọng là điểm xuất phát, cơ sở, tiền đề của
quá trình nhận thức.
Con đường biện chứng của quá trình nhận thức, từ nhận thức cảm tính
lên nhận thức lý tính, từ nhận thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận là một
quá trình, nhưng q trình đó khơng làm mất đi tính liên hệ mật thiết giữa
chúng mà trong q trình đó, kinh nghiệm cung cấp những tài liệu thông tin
ban đầu về sự vật, hiện tượng. Quá trình hình thành tri thức lý luận là quá
trình cải biến các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại và thơng qua các thao

tác của tư duy mà nhận thức kinh nghiệm đã tách cái chung ra khỏi cái riêng,
cái tất nhiên ra khỏi cái ngẫu nhiên, cái bản chất ra khỏi cái khơng bản chất để
tìm ra quy luật vận động, biến đổi, phát triển của sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan. Như vậy, kinh nghiệm cũng như lý luận đều là kết quả của
quá trình hoạt động nhận thức của con người, được hình thành và phát triển
thơng qua hoạt động thực tiễn, đều phản ánh hiện thực khách quan, nhưng sự
phản ánh đó ở những cấp độ khác nhau, có vị trí, vai trị khác nhau và có
mối liên hệ, nương tựa, hỗ trợ nhau trong quá trình nhận thức. Khi nói đến
vấn đề này V.I.Lênin viết: “Dịng thác kinh nghiệm khơng có lý tính, khơng
có trật tự, khơng có tất cả cái gì phù hợp với quy luật: nhận thức của chúng
ta là đưa lý luận vào đó. Những thiên thể kể cả trái đất đều là những tượng
trưng của nhận thức của con người” [22, tr.199-200]. Cho nên, chúng ta
cần thấy rằng khi đề cập đến tư duy kinh nghiệm, không nên dừng lại ở
trạng thái tư duy thông thường (tiền khoa học) mà phải thấy những kinh
nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học. Trong sự
phát triển của xã hội, hai loại tri thức khoa học này thâm nhập vào nhau, q
trình thâm nhập đó là sự thâm nhập của trí tuệ con người vào thế giới khách
quan, đi từ cảm tính đến lý tính, từ nhận thức kinh nghiệm lên nhận thức lý


20
luận. Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Trong kinh nghiệm cái quan trọng chính là trí tuệ
mà người ta dùng để tiếp xúc với hiện thực. Một trí tuệ vĩ đại thực hiện được
những kinh nghiệm vĩ đại, và thấy được cái quan trọng trong sự vận động
muôn vẻ của các hiện tượng” [34, tr.687].
Xét cả về nguồn gốc lẫn nội dung, phản ánh của kinh nghiệm là phản
ánh hiện thực, là thực tiễn hoạt động sản xuất vật chất, đấu tranh xã hội, giao
tiếp…diễn ra trong đời sống hàng ngày của con người. Sở dĩ kinh nghiệm
đóng vai trị là cơ sở cho tư duy lý luận là do kinh nghiệm tích luỹ tự nó đã
địi hỏi phải có sự hệ thống hố và phải tìm ra mối liên hệ bên trong tất yếu

của nó. Thực hiện được việc đó cũng có nghĩa là tư duy đã chuyển từ kinh
nghiệm lên lý luận. Do đó, cũng cần thấy rằng sự phản ánh của kinh nghiệm
cũng có giới hạn của nó, tức là nó chỉ phản ánh ở những giới hạn, thời điểm
nhất định, cụ thể mà thơi. Khi gặp những tình huống mới xuất hiện thì nó trở
nên lúng túng, bất cập. Nếu so với nhận thức chủ quan duy ý chí hay giáo
điều thì nhận thức kinh nghiệm cũng từ một nguồn gốc sinh ra, chúng có quan
hệ đan xen, gắn bó, liên kết với nhau, quyện thành một khối rất chặt chẽ trong
tư duy, Hoạt động lãnh đạo, quản lý, xây dựng kinh tế - xã hội từ năm 1975
đến nay của nước ta đã chứng minh điều đó.
Bản thân tư duy kinh nghiệm không phải là một sai lầm trong nhận thức
mà sai lầm ở chỗ, coi kinh nghiệm cảm tính là nguồn gốc của mọi tri thức,
tuyệt đối hố vai trị của kinh nghiệm, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trị của lý
luận, khơng thấy giữa kinh nghiệm và lý luận thống nhất, chuyển hoá lẫn
nhau trong hoạt động nhận thức của con người. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về
tư duy kinh nghiệm ở đây là có ý đồ loại bỏ "Bệnh kinh nghiệm”, giáo điều,
máy móc, chủ quan duy ý chí chứ khơng phải phủ nhận một cách sạch trơn tri
thức kinh nghiệm. Bởi vì tri thức kinh nghiệm có vai trị quan trọng đối với
hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn, nó là cơ sở để khái quát
lên thành lý luận. Nếu chỉ dừng lại ở kinh nghiệm đơn thuần để xử lý cơng
việc thì sẽ khơng khoa học và kém hiệu quả. Khi giải quyết những công việc


21
trong thực tiễn đặt ra, đối với những vấn đề đơn giản, con người có thể dùng
kinh nghiệm để giải quyết được, nhưng tự nhiên, xã hội, tư duy không phải
lúc nào cũng vậy mà thực tế đã chứng minh có rất nhiều hiện tượng phức tạp
cịn ẩn giấu mà từ thời xa xưa đến nay con người chưa có đủ trình độ, năng
lực và điều kiện để có thể giải đáp, chứng minh được bằng lý luận khoa học.
c. Thực chất của tư duy kinh nghiệm
Trên cơ sở phân tích, so sánh, ta thấy thực chất của tư duy kinh nghiệm

được biểu hiện cụ thể như sau:
Một là: Tư duy kinh nghiệm là những tri thức được chủ thể nhận thức
thu nhận trực tiếp trong quá trình hoạt động thực tiễn (lao động sản xuất, đấu
tranh xã hội, thực nghiệm khoa học…) do đó, tri thức kinh nghiệm là hết sức
quan trọng trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực. Nó giúp
con người kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, từ đó quyết định nhanh
chóng và đáng tin cậy trong phạm vi, hồn cảnh nhất định và thường bị hạn
chế trong phạm vi hẹp.
Hai là: Tư duy kinh nghiệm là cơ sở, tiền đề cho tư duy lý luận. Khơng
có kinh nghiệm thì khơng có lý luận, khơng có khoa học. Nếu khơng xuất
phát từ kinh nghiệm thì lý luận sẽ trở thành ảo tưởng chủ quan và sẽ khơng có
giá trị thực tiễn.
Ba là: Tư duy kinh nghiệm là một trình độ phản ánh hiện thực khách
quan của con người nhưng còn rời rạc, cục bộ, riêng lẻ, bề ngoài, chưa đi sâu
vào bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng, chưa tạo thành một hệ thống tri
thức chặt chẽ, phạm vi áp dụng, tính hướng dẫn chỉ đạo bị hạn chế trong
phạm vi hẹp, chỉ dừng lại ở sự miêu tả các sự kiện thiên về phản ánh mặt các
hiện tượng.
Bốn là: Tư duy kinh nghiệm không phải thể hiện nội dung thụ động của
nhận thức, mà là kết quả của sự tác động tích cực của con người đối với thế
giới khách quan, là một bước phát triển của nhận thức, phản ánh trình độ hoạt
động thực tiễn và nhận thức ở một giai đoạn, một thời điểm lịch sử nhất định.


22
Năm là: Tư duy kinh nghiệm có chức năng, đối tượng và phương pháp
khác với tư duy lý luận, là một dạng tri thức được thu nhận và tích luỹ thơng
qua hoạt động thực tiễn của con người, cịn mang tính trực quan cảm tính.
Tuy nhiên nó cũng đạt tới trình độ khái qt, trừu tượng nhất định (tức có sự
tham gia của lý tính) chứ khơng phải chỉ dừng lại ở tập hợp tri giác, biểu

tượng của quá trình nhận thức cảm tính.
Từ trên, chúng ta thấy rằng, tư duy kinh nghiệm dù có quan trọng đến
đâu thì nó cũng chỉ mới phản ánh được cái bề ngoài chứ chưa phản ánh được
cái bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng, mới phản ánh được tổng số đơn
giản chứ chưa phản ánh được mối liên hệ tất yếu của sự vật, hiện tượng. Vì
vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng tư duy kinh nghiệm chưa phải là một
hình thức tư duy hồn chỉnh, khoa học bởi những hạn chế và khuyết tật của
nó, nên nhất thiết phải nâng nó nên thành tư duy khoa học để phục vụ cho lợi
ích của con người.
Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các cơng trình khoa học của các nhà
khoa học trong nước và thực tiễn của cuộc sống, ta thấy, những người chỉ
dựng lại ở tri thức kinh nghiệm sẽ phạm phải những sai lầm, khuyết điểm và
đó cũng là chứng bệnh mà chúng ta thường thấy: "Bệnh kinh nghiệm”. Căn
bệnh này muốn nói tới những sai lầm thực tiễn dẫn tới những hậu quả xấu
trong hoạt động thực tiễn, cũng như trong hoạt động lý luận. Những người
mắc “bệnh kinh nghiệm” thường tuyệt đối hố vai trị của tri thức kinh
nghiệm, hạ thấp vai trò của tri thức lý luận. Theo họ bằng kinh nghiệm có thể
giải quyết mọi vấn đề, hạ thấp vai trò của lý luận, nhân danh, đề cao thực tiễn
hạ thấp lý luận, lấy sự từng trải của bản thân làm tiêu chí cao nhất cho hành
động. Nhưng chúng ta thấy rằng, thực tiễn của họ là thực tiễn của những sự
kiện riêng lẻ trong đời thường, vụn vặt, không phản ánh được mối liên hệ mật
thiết giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, giữa thực tiễn và lý luận,
không đánh giá đúng mức vai trị của kinh nghiệm cảm tính và thực tiễn,
không biết phát triển lý luận bằng những luận điểm mới rút ra từ kinh nghiệm


23
đã có trước đó. Vì vậy, họ xem xét sự vật một cách chất phác, giản đơn, thuần
tuý, từ đó họ rơi vào những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mất
phương hướng, bế tắc trước những sự kiện, tình huống mới của cuộc sống đặt

ra cũng như sự phát triển của tri thức khoa học. Như vậy, họ rất rễ mắc phải
bệnh chủ quan duy ý chí trong hoạt động thực tiễn dẫn tới bệnh giáo điều, rập
khuôn, máy móc mà biểu hiện của nó là sự viện dẫn sách vở một cách miễn
cưỡng, lý luận suông, suy nghĩ thiếu cơ sở khoa học, lúc “hữu”, lúc "tả ”,
không kịp thời, thiếu dứt khoát khi những vấn đề mới nảy sinh, thụ động, xuôi
chiều, cực đoan…V.I. Lênin cho rằng: “Trước những phát minh mới có tính
cách mạng trong khoa học tự nhiên, nhất là trong vật lý học những do vẫn
bám lấy những quan niệm cũ mà các nhà khoa học đã đi đến những kết luận
duy tâm và bất khả tri về mặt nhận thức luận” [22, tr.318 - 319].
Từ việc phân tích trên chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng, việc phê phán
tư duy kinh nghiệm vạch ra những hạn chế khuyết tật của nó như vậy khơng có
nghĩa là thứ tư duy này hồn tồn vơ tích sự, khơng mảy may tác dụng gì đến
thực tế. Tư duy kinh nghiệm như là một trình độ tất yếu phải trải qua trong quá
trình phát triển tư duy con người, cũng có những giá trị thực tế của nó. Đó là sự
bám sát hiện thực, mơ tả những đặc điểm, những mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng; và trong phạm vi của những kinh nghiệm thì điều đó là đúng, có giá trị
nhất định. Mặt khác việc phê phán tư duy kinh nghiệm mặc nhiên không phải
coi thường kinh nghiệm (kể cả kinh nghiệm khoa học lẫn kinh nghiệm thông
thường). Vấn đề là phải nâng kinh nghiệm lên trình độ lý luận, khơng ngừng trau
dồi lý luận để có cách nhìn đúng đắn về các giá trị cũng như những hạn chế của
kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong hoạt động thực tiễn.
1.1.2. Tư duy giáo điều
Trong mục 1.1.1 trình bầy ở trên đã nói rõ về tư duy, Vậy tư duy giáo
điều là gì?. Để hiểu được nó trước hết chúng ta cần làm một số khái niệm:
a. Khái niệm giáo điều


24
Trong triết học, khái niệm "giáo điều” chỉ một nguyên lý hay một luận
điểm được tiếp nhận như là chân lý hiển nhiên, không thể phê phán, không

cần chứng minh, mà chỉ dựa trên lòng tin mù quáng.
Tư duy cũng như mọi hoạt động có ý thức của con người bao giờ cũng
có sự tham gia của các yếu tố tâm lý: lịng tin, ý chí… song chỉ có lịng tin
khoa học, lịng tin trên cơ sở lý trí nhận thức chân lý mới giúp cho con người
hành động đúng đắn. Dựa vào lịng tin mù qng (kiểu tơn giáo hoặc sùng bái
uy tín) vào một vấn đề nào đó thay cho nghiên cứu có phân tích, phê phán,
chứng minh khoa học và kiểm tra trong thực tiễn thì khơng thể khơng dẫn đến
sai lầm. Vì vậy, Lênin đã cho rằng: “Cứ tin theo và tiếp thu bất cứ một điều
gì…, làm như thế là mắc lỗi nghiêm trọng…” [20, tr.800].
b. Chủ nghĩa giáo điều
Chủ nghĩa giáo điều được hiểu như một khuynh hướng nhận thức luận
tuyệt đối hoá vai trò của lý luận, hạ thấp hoặc phủ nhận vai trị của kinh
nghiệm cảm tính, và coi tri thức lý luận đạt được ở một thời điểm lịch sử - cụ
thể (một luận điểm, quan điểm, học thuyết nào đó) như là chân lý tuyệt đối,
bất biến - tiền đề có tính ngun tắc cho tư duy.
Chủ nghĩa giáo điều thể hiện phương pháp tư duy khơng biện chứng,
khơng có quan điểm lịch sử - cụ thể đối với mọi sự vật, sự kiện, không chú ý
đến tài liệu mới của thực tiễn và của khoa học. Sai lầm cơ bản của chủ nghĩa
giáo điều là nó cường điệu một cách siêu hình, cực đoan tích tuyệt đối của
chân lý cũng như vai trị tích cực, tính độc lập tương đối của lý luận, khơng
đánh giá đúng mức vai trị của kinh nghiệm cảm tính và thực tiễn.
Xét về mặt lịch sử, chủ nghĩa giáo điều xuất hiện gắn liền với sự phát
triển của những quan niệm tôn giáo, của những u cầu tin vào những tín
điều tơn giáo được khẳng định với tính cách là chân lý bất di, bất dịch,
không được phê phán, và được phục tùng tuyệt đối ở mọi tín đồ. Ngày xưa
chủ nghĩa giáo điều được thể hiện điển hình trong triết học kinh viện, ngày
nay trong triết học hiện đại chủ nghĩa giáo điều gắn liền với những quan


25

niệm khơng biện chứng, phủ nhận tư tưởng về tính biến đổi và phát triển
của thế giới cũng như những hệ thống lý luận nhận thức và bảo vệ những
cái cũ, lỗi thời, lạc hậu.
c. Thực chất của tư duy giáo điều
Tư duy giáo điều được hiểu là lối tư duy có tính chất khn sáo, sao
chép máy móc, cứng nhắc, thiếu tính sáng tạo và khơng tính đến những điều
kiện lịch sử - cụ thể ở chủ thể nhận thức và hoạt động thực tiễn
Tư duy giáo điều được biểu hiện ở trạng thái tư duy không lành mạnh,
lối tư duy không đúng đắn trong hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức.
Người có tư duy giáo điều khơng biết áp dụng tri thức hiện có một cách sáng
tạo vào cuộc sống. Họ biến những luận điểm, quan niệm, học thuyết, lý luận
thành những “công thức” chết cứng, thứ “chìa khố vạn năng” cho tư duy và
hành động trong mọi trường hợp, bất chấp điều kiện, hoàn cảnh, tình hình cụ
thể. Họ cũng khơng biết phát triển những quan điểm, học thuyết, lý luận bằng
những luận điểm mới rút ra từ thực tiễn đồng thời thay đổi những định thức cũ
khơng cịn phù hợp với hiện thực đã biến đổi, làm cho lý luận luôn phản ánh
đúng những vấn đề của cuộc sống và là lời giải đáp chính xác các vấn đề đó.
Tư duy giáo điều xét về nhận thức và phương pháp là lối tư duy khơng
thấy được tính chất biện chứng, năng động, phức tạp của quá trình nhận thức
chân lý, đặc biệt là mối quan hệ giữa lý luận và kinh nghiệm, giữa lý luận và
thực tiễn. Vì vậy, những người có tư duy giáo điều thường không thấy được
những sự kiện của cuộc sống sinh động ln nằm ngồi tầm nhìn của họ.
Tư duy giáo điều làm cho tư duy lý luận không phát triển được, dần trở
thành lạc hậu và bị biến từ chỗ là công cụ của nhận thức và hành động thành
những tư tưởng chết cứng. Nó tước bỏ sức mạnh vốn có của tư duy lý luận.
Tư duy giáo điều khơng có khả năng bao qt hiện thực vốn sinh động, ngăn
trở việc phát hiện cái mới và phát triển tri thức mới về thế giới khách quan, do
đó, khơng đóng được vai trị thúc đẩy cuộc sống phát triển.



×