Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Vốn kích cầu không thể chia đều cho tất cả pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.98 KB, 4 trang )

Vốn kích cầu không thể chia đều
cho tất cả
Về các gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế mà Chính phủ công
bố, các chuyên gia kinh tế nhận định, đây là quyết sách điều hành vĩ mô
tích cực và nhạy bén. Song, theo tính toán của TS Lê Xuân Thành – Vụ
Kinh tế Văn phòng Trung ương Đảng, để kích cầu đúng và đạt mục tiêu thì
cần có sự sàng lọc đối tượng hỗ trợ.

Theo đó, những ngành được lựa chọn hỗ trợ có thể chia thành hai nhóm. Nhóm
thứ nhất là những doanh nghiệp tư nhân tạo ra sản phẩm
xuất khẩu và tiêu dùng
thuộc các lĩnh vực như nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản (cá tra, cá basa, tôm…),
ngành nông nghiệp như: Hạt tiêu (xuất khẩu đứng số 1 thế giới), cà phê (số 2
thế giới), gạo (xếp thứ 2 thế giới), cao su… sẽ chỉ nên lựa chọn hỗ trợ cho một
số doanh nghiệp chứ không chia đều cho mọi doanh nghiệp như một số đề xuất
hiện nay để nguồn lực không bị phân tán, mất tập trung. Sẽ có không ít doanh
nghiệp yếu kém, khó khăn là do trình độ quản lý không tốt, nếu hỗ trợ cho những
doanh nghiệp này thì hiệu quả không cao.

Vì thế TS Thành kiến nghị: “Chỉ hỗ trợ mỗi ngành khoảng 5 doanh nghiệp hàng
đầu theo những tiêu thức tuyển chọn rõ ràng”. Năm doanh nghiệp này phải có
kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng thuế nhiều nhất, sử dụng nhiều lao động,
chấp hành các chế độ chính sách tốt nhất… Theo PGS.TS Phạm Hồng Chương
(ĐH Kinh tế Quốc dân) thì nên bổ sung hỗ trợ những doanh nghiệp có “tiền sử”
tốt, đáp ứng đủ các tiêu chí như: Có thời gian hoạt động từ 5 năm trở lên, quy
mô không dưới 50 lao động, có mạng lưới khách hàng tốt, doanh số không dưới
2 triệu USD/năm, kết quả kinh doanh có lãi trong 3 năm (2005-2007), có kế
hoạch thay đổi hoặc phục hồi kinh doanh cho thời gian tới.

Nhóm thứ hai là những ngành ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và chiến lược
phát triển kinh tế như: Dầu khí, sắt thép, điện lực… Chính phủ nên khuyến khích


tạo điều kiện cho các dự án thăm dò tìm kiếm mỏ dầu khí, mua máy móc thiết bị
mới, xây dựng nhà máy điện… phát triển. Tương tự như sau khủng hoảng tài
chính năm 1997, lúc này giá dầu trên thế giới đang ở mức thấp (dao động từ 40-
60 USD/thùng), chúng ta không nên chi thêm nhiều tiền để xây dựng các kho dự
trữ, vì như thế rất tốn kém mà lại không thu lời nhiều. Song phải lưu ý rằng,
khoản hỗ trợ này không phải “tiền chùa” để các doanh nghiệp Nhà nước dùng
sao cũng được. Chính phủ cần đưa ra cơ chế kiểm soát chặt chẽ để mỗi đồng
hỗ trợ đều mang lại hiệu quả thực sự. Cũng theo TS Lê Xuân Thành, doanh
nghiệp và dự án được lựa chọn phải xây dựng và trình phương án vay, sử dụng
vốn đúng mục đích, làm rõ hiệu quả sử dụng là sau khi nhận được vốn hỗ trợ thì
kim ngạch sẽ tăng lên bao nhiêu phần trăm.

Lo ngại về tính hiệu quả của vốn hỗ trợ kích cầu tại các doanh nghiệp Nhà nước,
bà Nguyễn Thị Thu Phương – đại diện Ngân hàng Công Thương Việt Nam dẫn
ra con số 40% chỉ tình trạng thất thoát trong đầu tư công ở nước ta, trong khi tỷ
lệ này ở Mỹ chỉ có 20%. Với tỷ lệ thất thoát cao như vậy cộng với tính khả thi của
các dự án còn thấp thì sẽ gây lãng phí rất lớn. Nếu ngân sách Nhà nước không
đủ thì Chính phủ sẽ phải lo phát hành thêm tiền, gây ra nguy cơ lạm phát như đã
xảy ra vào năm 2008. Thêm nữa, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia
kinh tế, chỉ cần nâng chỉ số Icor – chỉ số cho biết hiệu quả đầu tư bằng 4 và duy
trì mức tiết kiệm 30% GDP thì đã có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng 7,5% mà không
cần vay nợ nước ngoài. Đây cũng luôn là đề tài nóng bỏng được các nhà tài trợ
cho Việt Nam đưa ra thảo luận tại hầu hết các diễn đàn trước mỗi kỳ hội nghị CG
được tổ chức.


Rõ ràng vấn đề cải cách thủ tục hành chính, cải tổ bộ máy hành chính luôn là
yêu cầu cấp bách. Nếu chỉ nói mà không hành động thì những căn bệnh cố hữu
hiện nay trong bộ máy nhà nước là tham nhũng, thiếu minh bạch, xung đột lợi
ích… có thể đưa gói kích cầu đến một kịch bản không thể lường trước.


×